1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Brainstorming Và Giáo Dục Phần Lan

16 350 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Brainstorming Và Giáo Dục Phần Lan

ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  BÀI TIỂU LUẬN BRAINSTORMING VÀ GIÁO DỤC PHẦN LAN 1 GVHD: Lê Ngọc Liêm 2 MỞ ĐẦU Trong môi trường ngày thay đổi không ngừng và khắc nghiệt hơn khiến con người cần phải nhạy cảm với các nguồn thông tin hơn. Nhận diên thông tin và tiếp thu thông tin là một quá trình mà con người chúng ta cần phải không ngừng rèn luyện hằng ngày. Giáo dục mang lại cho chúng ta một nền tảng tri thức để một phần nào đó nhận diện được vấn đề một cách có chủ thức và khoa học. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng của mỗi bản thân cá nhân con người chúng ta và cách thức giáo dục của nền văn hóa của mỗi quốc gia mang lại mà trong nền tri thức và cách sử dụng của chúng ta sẽ khác nhau. Trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay khiến con người cần phải có tư duy nhạy bén và tinh tế hơn. Cùng với sự phát triển này thì mỗi quốc cần phải nhận diện được vấn đề và đổi mới hệ thống giáo dục để phù hợp với môi trường và con người hơn. Làm sao trong mỗi nền giáo đào tạo ra những con người có khả năng tư duy linh hoạt và thích với mọi môi trường để có thể tồn tại tốt nhất. Vậy, Phần Lan một đất nước đã làm như thế nào để trở thành giáo dục hàng đầu thế giới. Nhưng không dừng ở đó Phần Lan không ngừng cải tiến nền giáo dục của đất để kích thích được sự phát triển toàn diện của con người đất nước họ. Với những lý do trên em đã chọn đề tài “Brainstorming và giáo dục Phân Lan” I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT I.1 Brainstorming a) Khái niêm: Do Alex F. Osborne nêu ra tại Mỹ năm 1939 “ Brainstorming là một trong những kỹ thuật để làm bật ra những suy nghĩ sáng tạo của mọi người, nhằm tạo ra và làm sáng tỏ một danh mục các ý kiến vấn đề” b) Tác dụng − Lựa chon chủ đề với sự tham gia và nhất trí của các thành viên − Xác định nguyên nhân có thể có của vấn đề − Xác định những giải pháp phù hợp cho vấn đề và các cơ hội tiềm tang để cải tiến chất lượng c) Nguyên tắc áp dụng − Đừng đánh giá ý tưởng 3 − Liệt kê tất cả những ý tưởng không có vấn đề làm thế nào bất thường họ − Mở rộng trên ý tưởng − Không liên kết mọi người với những ý tưởng − Giá trị tư tưởng khác thường d) 9 Bước bạn Brainstorming để tìm ý tưởng  Nuôi dưỡng trí não Trước khi bạn brainstorming, hãy phá vỡ cảm giác cô độc. Hãy ra ngoài. Nhìn xung quanh – quang cảnh nhỏ bé có thể cho bạn những ý tưởng lớn. Walt Disney đã có được ý tưởng lớn về Disneyland khi ông nhìn những cậu bé buồn phiền và những bậc cha mẹ mệt mỏi đang thơ thẩn ở một công viên xơ xác. Nói chuyện với những người khác. Hỏi. Lắng nghe. Ghi chép. Chụp ảnh. Và thậm chí ngay cả khi bạn đang trong trạng thái cô đơn hãy đọc sách báo, lướt web và blog, hay làm bất cứ thứ gì hay bất kỳ điều gì. “Nếu có thể bạn cứ hãy nhồi nhét cho mình thật nhiều những thơ ca, tiểu luận, truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện tranh hài hước, tạp chí, âm nhạc, phim ảnh hoặc những thú vui chơi khác”. Ray Bradbury, tác giả của hơn 500 tác phẩm đã xuất bản, đã nói “ Rồi bạn sẽ tự bùng nổ được những ý tưởng vào mỗi buổi sáng như mạch nước phun Old Faithful. Tôi chưa một lần cảm thấy khô hạn trong cuộc đời sáng tác vì tôi đã biết cách tự nuôi dưỡng mình tốt”.  Dành thời gian cho brainstorming “Mỗi buổi sáng từ 9h đến 12h, tôi vào phòng của mình và ngồi trước một mảnh giấy. Nếu trong 3 giờ đó có một ý tưởng nào được nghĩ ra, tôi sẽ sẵn sàng ngồi vào bàn để viết”. Nhà văn Flannery O’Connor nói. “Khi có áp lực thời gian cho việc brainstorming, hầu hết chúng ta sẽ không thể ngồi trầm ngâm đợi cho 3 giờ đồng hồ đó trôi qua. Các bạn có thể chia nhỏ thời gian cho việc brainstorming. Tự bắt mình phải động não. Và tạo cho khoảng thời gian đó trở nên ngắn, vui, náo nhiệt”.  Không xét đoán Mở đầu một buổi họp, Sam Goldwyn, một nhà làm phim thần thoại nói với nhân viên của mình, “Sáng nay tôi đã có một ý tưởng rất kỳ quái – nhưng tôi không thích nó”. Âm thanh nghe có vẻ quen thuộc ? Có thể. Bởi giống với Goldwyn, một lúc nào đó chúng ta cũng sẽ có những ý tưởng kỳ quái và ngay sau đó, chúng ta tự thuyết phục bản thân mình rằng chúng hoàn toàn vô nghĩa. Hãy tự nắm bắt sự xét đoán về những ý tưởng của mình và kiềm chế những lời phê bình. Quá trình brainstorming không phải 4 là lúc để đánh giá hay chỉnh sửa các ý tưởng. Nó đến sau. Tập trung vào số lượng, không phải chất lượng.  Say mê tìm tòi “Learn not to be careful”, là điều mà nhiếp ảnh gia Diane Arbus nói với học trò của cô. Hãy chú ý lời khuyên đó khi các bạn tự brainstorming. Đi xa hơn những ý tưởng an toàn. Hãy xua tan sự mệt mỏi và chào đón sự lập dị. Suy nghĩ hợp lý thường mang lại cho ta những câu trả lời có thể dự đoán trước. Những ý tưởng không hợp lý sẽ dẫn đến những giải pháp không hợp lý.  Sử dụng bản đồ tư duy Bản đồ tư duy, công cụ tuyệt vời cho việc brainstorming một mình. Lấy một mảnh giấy trắng. Viết chủ đề của bạn ngay chính giữa và khoanh tròn nó lại. Khi bộ não của bạn liên tưởng tự do, hãy lấy bút ghi lại, ghi nhanh các từ và nối chúng bằng những vòng tròn và đường kẻ. trong 20 phút, bạn sẽ có một trang giấy đầy những ý tưởng.  Ngắt công nghệ Não phải của bạn sẽ không thể suy nghĩ với các ý tưởng trong khi não trái đang sàng lọc qua các email, văn bản, nhận diện cuộc gọi, tin nhắn khẩn và các điều khiến bạn rối trí khác. Hãy ngắt kết nối với công nghệ trước khi bạn bắt đầu brainstorming.  Tập trung Khi bạn tự động não, bạn sẽ dễ bị đi lạc vào vùng gần đó. Một quyển sách quảng cáo nhỏ cho một khách hàng khác. Một sự cố với máy in của bạn. một sự lựa chọn giữa Sushi hay sandwich cho bữa trưa. Đừng để tâm trí đi quá xa. Hãy luôn tập trung vào mục tiêu ngay trước bạn.  Thay đổi những thứ xung quanh Nếu việc brainstorming của bạn không hiệu quả khi bạn ở văn phòng hoặc ở trên bàn bếp, hãy đứng yên. Nhưng khi các dây thần kinh đã về số không, hãy thay đổi. Hãy đến một quán cà phê nào đó hoặc một công viên gần đó. Đến sở thú hoặc hồ nước. Đổi chỗ ngồi. Đổi bút viết. Đổi quần áo. Thay đổi những công thức quen thuộc. Đổi vị cà phê. Einstein nói, “không có gì xảy ra cả cho đến khi có cái gì đó di chuyển”.  Tạm dừng trước khi chỉnh sửa ý tưởng Hãy khảo sát trước khi brainstorming và tạm dừng sau khi brainstorming. Cảm hứng thường xảy ra khi tiềm thức bị đốt cháy bởi quá trình động não, sau đó chúng được phóng thích bởi những gì theo sau. Hãy nghỉ ngơi và quan sát những gì xảy ra. Einstein nói ông đã làm việc hàng giờ với chiếc bảng của mình và sau đó tiềm thức 5 trong ông đã mang đến cho ông rất nhiều ý tưởng trong khi ông lướt qua chúng. Hãy để bộ não tỉnh táo của bạn được nghỉ ngơi và hãy để tiềm thức của bạn được làm nghĩa vụ của nó. Nguồn trích “rgb.vn” I.2 Giáo dục a) Khái niệm Giáo dục là khái niệm cơ bản, quan trọng nhất của giáo dục học. Về bản chất, giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người. Về hoạt động, giáo dục là quá trình tác động đến các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách. Về mặt phạm vi, khái niệm giáo dục bao hàm nhiều cấp độ khác nhau: + Ở cấp độ rộng nhất, giáo dục được hiểu đó là quá trình xã hội hoá con người. Quá trình xã hội hoá con người là quá trình hình thành nhân cách dưới ảnh hưởng của tác động chủ quan và khách quan, có ý thức và không có ý thức của cuộc sống, của hoàn cảnh xã hội đối với các cá nhân. + Ở cấp độ thứ hai, giáo dục có thể hiểu là giáo dục xã hội. Đó là hoạt động có mục đích của xã hội, với nhiều lực lượng giáo dục, tác động có hệ thống, có kế hoạch đến con người để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách. + Ở cấp độ thứ ba, giáo dục được hiểu là quá trình sư phạm. Quá trình sư phạm là quá trình tác động có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong nhà trường tới học sinh nhằm giúp học sinh nhận thức, phát triển trí tuệ và hình thành những phẩm chất nhân cách. Ở cấp độ này, giáo dục bao gồm : Quá trình dạy học và quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp. + Ở cấp độ thứ tư, Giáo dục được hiểu là quá trình bồi dưỡng để hình thành những phẩm chất đạo đức cụ thể, thông qua việc tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu b) Mục đích của giáo dục  Ở cấp độ xã hội. Mục đích giáo dục là cái đích chung của toàn bộ sự nghiệp giáo dục. Mục đích giáo dục xã hội hướng tới phát triển tối đa năng lực của từng cá nhân, giúp họ hoà nhập 6 vào cuộc sống xã hội, đóng góp nhiều nhất sức lực và trí tuệ của mình thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thứ nhất, Đối với toàn xã hội, mục đích của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. + Về nâng cao dân trí : Giáo dục là quá trình truyền đạt kinh nghiệm và lịch sử xã hội của các thế hệ loài người. Quá trình này giúp cho mỗi cá nhân tích lũy kiến thức, mở mang trí tuệ, hiểu biết, hình thành văn hoá, đạo đức, giúp xã hội được bảo tồn và phát triển. Giáo dục thực hiện sứ mệnh lịch sử là chuyển giao văn hoá của thế hệ này cho thế hệ kia. Giáo dục là phương thức cơ bản để bảo tồn và phát triển văn hoá nhân loại. Giáo dục được thực hiện bằng nhiều con đường, trong đó con đường quan trọng nhất là tổ chức dạy học và đào tạo. Dạy học, cung cấp cho người học hệ thống kiến thức khoa học, bồi dưỡng phương pháp tư duy sáng tạo và kỹ năng hoạt động thực tiễn, nâng cao trình độ học vấn, hình thành lối sống văn hoá mà mục đích cuối cùng là làm cho mỗi người trở thành người lao động tự chủ, năng động sáng tạo. Ngày nay, trên thế giới, một quốc gia giàu mạnh phải là một quốc gia có nền kinh tế vững mạnh, khoa học công nghệ tiên tiến, chính trị bền vững và trình độ dân trí cao. Một quốc gia có trình độ dân trí cao là quốc gia trong đó đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đạt tới trình độ cao, thể hiện trong đời sống chính trị, lối sống văn hoá đạo đức, truyền thống xã hội, thể hiện trong ý thức và hành vi của mỗi cá nhân đối với các mối quan hệ xã hội, tổ quốc và trong cuộc sống lao động, sinh hoạt cá nhân. Mục tiêu chiến lược của Việt Nam là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một trong những giải pháp để đạt mục tiêu đó là nâng cao dân trí. Muốn vậy phải xây dựng một nền giáo dục mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi người dân. + Về đào tạo nhân lực : Một đất nước muốn phát triển phải có đủ nhân lực và nhân lực phải có trình độ kỹ thuật cao. Trong xã hội hiện đại, khi nền khoa học và công nghệ đạt tới trình độ cao, nhu cầu xã hội đa dạng, người lao động phải là những người có trình độ học vấn cao, kiến thức rộng, tay nghề vững, năng động sáng tạo, linh hoạt trong việc giải quyết các tình huống của thực tiễn. Nhân lực lao động trong xã hội như vậy phải được đào tạo một cách có hệ thống, chính quy ở trình độ cao. 7 Giáo dục tham gia vào việc đào tạo nhân lực chính là sự tái sản xuất sức lao động xã hội, là tạo ra lực lượng trực tiếp sản xuất và quản lý xã hội. Một con người được đào tạo, phát triển là sản phẩm có chất lượng của giáo dục, là con người mang đầy đủ ý nghĩa khoa học, triết học và mỹ học. Đó là tài sản quý nhất của quốc gia, của thời đại. Do đó, đào tạo nhân lực cũng chính là việc thực hiện chức năng kinh tế của giáo dục. + Về bồi dưỡng nhân tài : Nền giáo dục của bất cứ quốc gia nào, thời đại nào không những hướng vào việc nâng cao dân trí, mà còn hướng vào quá trình phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Nhân tài đó là những người có khả năng trực giác và suy luận cao, có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng phát hiện và giải quyết nhanh chóng các vấn đề mà họ gặp phải trong hoạt động sống của mình. Nhân tài được biểu hiện trong các lĩnh vực : văn hoá, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, chính trị, xã hội, quân sự… Nhân tài là kết tinh của thành quả tự nhiên và xã hội. Từ những mầm mống, tư chất, những tiềm năng trí tuệ, một nền giáo dục với phương châm hiện đại, phù hợp có thể làm bộc lộ, phát triển hết tài năng của con người. Nhân tài là tài sản quý của mỗi quốc gia, do đó mọi quốc gia đều quan tâm đến việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài và thường xuyên có chính sách trọng dụng nhân tài. Trong chiến lược bồi dưỡng nhân tài, giáo dục đóng một vai trò quan trọng. Nhà trường phát hiện và bồi dưỡng nhân tài bằng việc thường xuyên tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi ở các cấp, tổ chức xây dựng các trung tâm giáo dục mạnh, trường chuyên, lớp năng khiếu; bằng quá trình đào tạo công phu, khoa học, với những phương pháp giáo dục tiên tiến nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu trở thành người tài năng, cống hiến nhiều nhất cho đất nước. Nhân tài được trọng dụng, được tạo điều kiện thuận lợi, họ sẽ đem lại vẻ vang cho đất nước bằng những cống hiến, những thành công tuyệt vời của mình. Thứ hai, Đối với thế hệ trẻ. Đối với thế hệ trẻ, mục đích giáo dục là làm cho họ trở thành những nhân cách phát triển toàn diện. Đó là con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc và có tinh thần quốc tế chân chính. Đó là những con người – một thế hệ thanh niên có ý chí vươn lên vì sự thành đạt, tiến bộ của bản thân và sự phồn vinh của đất nước. 8  Ở cấp độ nhà trường. Mục đích giáo dục được cụ thể hoá bằng mục tiêu giáo dục cho một cấp học, một ngành học, một loại hình đào tạo. Mục tiêu giáo dục là hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh phải có được khi tốt nghiệp ra trường. Kiến thức là hệ thống những hiểu biết theo nội dung môn học cụ thể, được đo đạc đánh giá khách quan theo số lượng và chất lượng các tài liệu mà học sinh đã tiếp thu. Kỹ năng là khả năng hành động, khả năng thực hiện hữu hiệu các loại hình công việc trên cơ sở kiến thức đã có để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho phù hợp với điều kiện cho trước, trình độ, chất lượng, kỹ năng được đánh giá bằng chính sản phẩm học tập của học sinh làm ra. Thái độ là biểu hiện ý thức trong mối quan hệ với bản thân, đối với xã hội và đối với công việc được giao. Thái độ là phẩm chất nhân cách được đánh giá qua hành vi cuộc sống. Mục đích giáo dục phổ thông là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông vững chắc để giúp họ học tập ở bậc đại học, hay là bước vào cuộc sống lao động. Mục đích giáo dục đại học là đào tạo sinh viên trở thành những người có trình độ khoa học cao, những chuyên gia giỏi cho các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của quốc gia từ đó làm phát triển nền kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học của đất nước. Mục đích của các trường dạy nghề là đào tạo công nhân lành nghề cho các ngành sản xuất và dịch vụ… tức là đào tạo nhân lực lao động kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của xã hội.  Ở cấp độ chuyên biệt. Mục đích giáo dục chuyên biệt thể hiện cụ thể cho từng môn học, từng bài dạy (bài học). Mục đích môn học là cung cấp khối lượng tri thức và kỹ năng cụ thể của một lĩnh vực khoa học. Mục đích bài học xác định rõ ràng những kiến thức, kỹ năng cụ thể học sinh sẽ nắm được và thái độ sẽ hình thành sau bài dạy. c) Lịch sử hình thành các nền giáo dục  Thời kỳ công xã nguyên thủy: giáo dục nguyên thủy hay giáo dục tự nhiên  Thời kỳ cổ đại hay thời kỳ chiếm hữu nô lệ: − Xô-cơ-rat (469-339 TCN) 9 − Platon (429-347TCN) − Khổng tử (551 -479 TCN)  Thời kỳ phong kiến: − Phương tây: trường tu viện, trường của nhà thờ và trường dòng − Phương đông: giáo dục phong kiến Trung Hoa  Thời kỳ văn hóa Phục Hưng  Thế kỷ XVII-XIX − Giai đoạn trước cách mạng tư sản pháp 1789 − Giai đoạn từ 1789 đến những năm đầu thế kỷ XIX: giáo dục đấu tranh vì một giáo dục tiến bộ như cách mạng tư sản pháp. − Vào những năm 40 của thế kỷ XIX: Giáo dục học phát triển tiếp tục với cơ sở phương pháp luận khoa học (cùng vói chủ nghĩa Mác- Lê nin)  Thế kỷ XX Cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội, giáo dục ở thế kỷ XX nổi lên những nền giáo dục tiêu biểu sau đây: − Nền giáo dục nước Nga Xô viết từ Cách mạng tháng Mười 1917 đến những năm 90 thế kỷ XX (trước khi Liên Xô tan rã). − Nền giáo dục Nhật Bản. − Nền giáo dục Hoa Kỳ. − Nền giáo dục của các nước phát triển ở châu Âu: Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ, Italia. − Nền giáo dục của một số nước ở khu vực Châu Á: Singapo, Trung quốc, Hàn quốc, Malaixia, Hồng kông, Ấn độ, Thái Lan… II. CƠ SỞ THỰC TIỄN II.1 Giới thiệu giáo dục phần lan a) Giáo dục phần lan Phần lan được mệnh danh là một đất nước có nền phát triển giáo dục thành công nhất trên thế giới và để đạt được thành công này đất nước này đã xây dựng một hệ thông giáo dục khác biệt rất nhiều so với các quốc gia trên thế giới. Ngưỡng mộ hệ thống giáo dục “không giống ai” của Phần Lan, GS Toner Wagner của ĐH Harvard (Mỹ) đã đặt chân đến đây, thâm nhập vào các trường học để giải mã nền giáo dục của đất nước này. Dưới đây là nội dung ông gửi đến truyền thông Mỹ sau chuyến đi.  Không cần thi cử, không cần nhà giáo dục 10 [...]... thời trung cổ Giáo viên làm việc cả ngày một mình 12 Sự cô lập chính là kẻ thù của cải tiến và sáng tạo, đó là những gì người Phần Lan tìm ra nhiều năm trước đây b) Những cải tiến trong giáo dục Phần Lan hiện nay Không ngủ quên trên thành công mà các nhà giáo dục phần lan đã không ngừng suy nghĩ và đưa ra các phương án giáo dục mới nhằm ngày càng hoàn thiện hệ thống giáo dục của đất nước và phù hợp con... vực mà theo lộ trìn đến năm 2020 phương pháp giáo dục này sẽ được áp dụng trên toàn đất nước theo lời Marjo Kyllonen - nhà quản lý giáo dục của Helsinki II.2 Brainstorming ở giáo dục Phần Lan • Về phía các nhà giáo dục Phần Lan: Phương pháp giáo dục này không thực sư mới mẻ bởi vì mô hình học tập kiểu tích hợp, với trường học hoạt động như một xã hội thu nhỏ và trẻ em tham gia các hoạt động thực tế của... trong nghề giáo để họ có thể hoàn toàn tin tưởng vào các giáo viên của mình Khẩu hiệu ở đây là: “Niềm tin thông qua sự chuyên nghiệp” Phần Lan được xếp hạng cao nhất trên thế giới về cải tiến, khởi nghiệp và sáng tạo trong giáo dục Chính David Kearns của Xerox và Lou Gerstner của IBM đã kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh quốc gia về giáo dục và họ đã không hề mời bất kỳ một nhà hoạt động giáo dục nào cả... là làm việc tập thể hơn Họ dành cho giáo viên thời gian trong trường học hàng ngày và hàng tuần để làm việc cùng nhau, để nâng cấp chương trình học và các bài giảng  Ngoài ra sự khác biệt còn năm ở chỗ Hệ thống giáo dục Phần Lan còn có một đặc điểm nổi bật trong công tác thanh tra học đường Ông Reijo Laukkanen, một thành viên của Hội đồng Giáo dục Quốc gia Phần lan cho biết: Khi chúng tôi đánh giá...Không thi cử, không cần nhà giáo dục Bắt đầu từ những năm 1970, người Phần Lan đã tiến hành đổi mới việc tuyển chọn và đào tạo những giáo viên tương lai của họ Đây là một bước căn bản trong quá trình cải cách giáo dục Tất cả giáo viên đều phải có bằng thạc sĩ và tất cả phải được đào tạo trong cùng một chương trình đào tạo chất lượng cao Kể từ... nào cả Họ chỉ mời các CEO, thống đốc, thượng nghị sĩ và những người trong quốc hội Về nguyên tắc, giáo dục Phần Lan dành cho mọi người nên không thu học phí  Không có chuyện học thuộc lòng Người ta có thể nói rằng hệ thống giáo dục ở một nước không thể một mình giải quyết đói nghèo và trong nhiều trường hợp nó sẽ tự nhiên phản ánh sự đói nghèo Phần Lan là một xã hội có ít bất bình đẳng về mặt kinh tế... toàn cầu Đây chính là điểm mấu chốt mà Phần Lan đã làm khác đi Họ đã định nghĩa giáo dục chất lượng cao là gì và không chỉ là giáo dục ở mức độ trung bình Họ có tiêu chuẩn cho nó Thứ hai, họ định nghĩa những gì cần thiết phải học Đó không phải là chương trình dựa trên việc học thuộc lòng mà là dựa trên sự suy nghĩ Làm thế nào mà Phần Lan đã nâng tầm vai trò của giáo viên trong con mắt dân chúng tới... khả năng tư duy và liên kết các thông tin nhận được một cách nhanh chóng phản hồi một cách hiệu qua thông qua giao tiếp thông qua phương pháp mới này đã đẩy nền giáo dục Phần Lan lên một vị trí mới không chỉ học để hiểu mà học còn sự rèn luyện kỹ năng, tư duy, giao tiếp… • Về phía các cá nhân tiếp nhận  Giáo viên trực tiếp giảng dạy: + Phương pháp giáo dục mới này không chỉ đòi hỏi các giáo viên không... huống và rèn luyện tính chủ động trong học tập kích thích tư duy và động não + Ngoài việc học tập phương pháp này còn mang đến cho học sinh những thế giới thu nhỏ về cuộc sống, những bài học về thế giớ mà không một sách vở tri thức nào III có thể dạy chúng ta BÀI HỌC KINH NGHIỆM Khi làm đề tài em nhận thức được Brainstorming rất rất quan trọng Việc các nhà giáo dục phần lan đã không ngừng nổ lực và cố... được những gì sau mỗi tiết học đó Marjo Kyllonen - nhà quản lý giáo dục của Helsinki - đã trình bày kế hoạch cải cách chi tiết trước hội đồng vào cuối tháng Ba vừa qua, theo đó, đến năm 2012, tất cả các trường học cho trẻ 7-16 tuổi ở Phần Lan bắt buộc phải có một số tiết học tích hợp Bà tuyên bố, không chỉ Helsinki mà toàn thể đất nước Phần Lan sẽ ủng hộ thay đổi này Hiện nay, phương này này không chỉ . độ, Thái Lan II. CƠ SỞ THỰC TIỄN II.1 Giới thiệu giáo dục phần lan a) Giáo dục phần lan Phần lan được mệnh danh là một đất nước có nền phát triển giáo dục thành công nhất trên thế giới và để đạt. theo lời Marjo Kyllonen - nhà quản lý giáo dục của Helsinki. II.2 Brainstorming ở giáo dục Phần Lan • Về phía các nhà giáo dục Phần Lan: Phương pháp giáo dục này không thực sư mới mẻ bởi vì mô. trên thành công mà các nhà giáo dục phần lan đã không ngừng suy nghĩ và đưa ra các phương án giáo dục mới nhằm ngày càng hoàn thiện hệ thống giáo dục của đất nước và phù hợp con người hơn. Một

Ngày đăng: 31/07/2015, 00:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w