Toàn cầu hóa và môi trường kinh tế châu âu đức – hà lan
Trang 1GVHD : Quách Thị Bửu Châu SVTT : Nhóm 07
Lớp : Kinh Doanh Quốc tế 03
TOÀN CẦU HÓA
& MÔI TRƯỜNG KINH TẾ CHÂU ÂU
Đức – Hà Lan
ĐỀ TÀI:
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn cô Quách Thị Bửu Châu, người đã hướng dẫn tận tình để chúng em hoàn thành bài tiểu luận này Những bài giảng và tài liệu của cô chính là cơ sở để chúng em có thể hoàn thành tốt báo cáo của mình.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong nhóm tiểu luận Chính nhờ sự đoàn kết và hợp tác nhiệt tình của các bạn mà bài tiểu luận này được hoàn thành.
Hi vọng thông qua những nổ lực tìm hiểu của tất cả các thành viên, nhóm
sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn nền kinh tế của Đức & Hà Lan, thông qua đó có thể hiểu được toàn cầu hóa đã tác động đến hai quốc gia này như thế nào, và phản ứng của họ ra sao Tuy nhiên, với những giới hạn về kiến thức và thời gian, trong quá trình tìm hiểu, nhóm chúng em trong tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy và các bạn tận tình góp ý để nhóm chúng em hoàn thiện hơn nữa những kiến thức của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang lôi cuốn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhập cuộc trên cả hai cấp độ khu vực hóa và toàn cầu hóa Sự phát triển mạnh mẽ của các trào lưu này, nhất là từ những năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX, đã đòi hỏi các công ty phải có những chuyển biến rõ rệt trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, tài chính, quản trị nguồn nhân lực và R&D
Trong bối cảnh chung đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức thời hội nhập Hiện đất nước của chúng ta chưa có công ty đa quốc gia nào và những dự án mang tầm cỡ quốc tế đầu tư sang nước ngoài, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng và triển vọng.
Vì vậy, trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin bạo dạn đưa ra một số ý kiến trong việc thâm nhập vào thị trường Châu Âu- châu lục đã có nền công nghiệp hóa từ rất sớm, mà hai quốc gia mà chúng tôi nghiên cứu là Đức- quốc gia phát triển bậc nhất Châu Âu hiện nay, và đất nước của những cối xay gió, hoa Tulip, đôi giày gỗ- Hà Lan
Phạm vi nghiên cứu nền kinh tế là trong vòng 20 năm trở lại đây, mà chủ yếu là từ năm 2000 cho đến nay Và tại sao chúng tôi lại chọn Đức và Hà Lan mà không phải là 2 quốc gia khác? Đức là quốc gia đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong nền kinh
tế, sau thế chiến thứ 2 kinh tế vô cùng khó khăn do lạm phát cao ngất ngưỡng, tuy nhiên hiện nay là cường quốc thứ tư thế giới, là quê hương của những dòng xe sang bậc nhất Còn Hà Lan, có 1 điểm chung với Việt Nam là có lợi thế về nông nghiệp, nhưng ở đất nước này, nông nghiệp lại tiên tiến hơn rất nhiều, chuyên môn hóa cao Hơn nữa Đức và
Hà Lan là 1 trong những quốc gia Châu Âu có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, đã hỗ trợ
và có nhiều dự án đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển Đầu tư vào hai quốc gia này sẽ là cơ hội để Việt Nam nâng cao mối quan hệ hợp tác, học hỏi kinh nghiệm, công nghệ và khoa học kĩ thuật Hi vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin
bổ ích cho các bạn về nền kinh tế Đức và Hà Lan.
Trang 4MỤC LỤC
Trang
I Toàn cầu hóa tác động đến nền kinh tế Châu Âu: 6
1 Sơ lược về lịch sử toàn cầu hóa ở châu Âu 6
& tác động của nó lên các nước ở châu Âu 2 Các lĩnh vực toàn cầu hóa ở châu Âu 8
II Tác động của toàn cầu hóa đến nền kinh của Đức & Hà Lan: 11
1 Cơ hội 11
2 Thách thức 11
III Phân tích các yếu tố môi trường kinh tế của hai quốc gia Đức & Hà Lan: A Quốc gia Đức: 12
1 Các giai đoạn phát triển của thị trường 12
2 Phân phối thu nhập 20
3 Phân bổ dân số (population distribution) 25
4 Liên kết kinh tế (Economic Alliances) 29
5 Những yếu tố kinh tế xã hội khác 31
B Quốc gia Hà Lan: 1 Các giai đoạn phát triển của thị trường 36
2 Phân phối thu nhập 46
3 Phân bổ dân số 47
4 Liên kết kinh tế .49
5 Những yếu tố kinh tế xã hội khác 51
IV Phản ứng của ĐỨC & HÀ LAN trước những tác động do toàn cầu hóa đem lại: 1 Phản ứng của Đức đối với toàn cầu hóa 53
2 Phản ứng của Hà Lan đối với toàn cầu hóa 55
V Sự khác biệt giữa 2 quốc gia Đức và Hà Lan: 57
Trang 5VI Các nhà đầu tư việt nam nên lựa chọn như thế nào khi thực hiện hoạt động
kinh doanh quốc tế ở Đức:
1 Tình hình một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Đức 64
2 Cơ hội và thách thức chung đối với Việt Nam khi thực hiện kinh doanh quốc tế ở Đức 70
3 Một số lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất, nhập khẩu đối với thị trường Đức 71
4 Đề xuất 74
LỜI KẾT 74
Trang 6I Toàn cầu hóa tác động đến nền kinh tế châu Âu:
1 Sơ lược về lịch sử toàn cầu hóa ở châu Âu & tác động của nó lên các nước ở châu Âu:
Toàn cầu hóa là xu hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của hệ thốngkinh tế toàn cầu, là sự hội nhập quốc tế của hàng hóa, kỹ thuật, lao động và vốn, được tạo
ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cánhân ở góc độ văn hóa, kinh tế… trên quy mô toàn cầu Về bản chất, nó là sự mở rộng thịtrường ra ngoài biên giới quốc gia
Toàn cầu hóa ở châu Âu đã xuất hiện từ rất lâu, từ sự xuất hiện những thành thị
Hy Lạp cổ đại, con đường tơ lụa,… và cho tới khi Columbus khám phá ra châu Mỹ, lànsóng toàn cầu hóa thứ nhất (1492 – 1760) đã bùng nổ Đó là các cuộc chinh phạt thuộcđịa, nô lệ hóa của chủ nghĩa thực dân phương Tây như Anh, Pháp… Điều này để lại hệquả là có sự giao lưu về mặt tư tưởng giữa châu Âu và Trung Hoa, sự di dân ồ ạt của nô
lệ từ châu Phi sang châu Âu cũng như đem lại nguồn lợi về kinh tế
Làn sóng toàn cầu hóa thứ hai (1760 - 1914) được đánh dấu bằng cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ nhất khởi thủy từ nước Anh vào nửa cuối thế kỷ 18 và kéo dài chođến thế chiến thứ nhất Sự xuất hiện của máy hơi nước, và sau đó là đường sắt, điện tín
và cùng với nó là làn sóng toàn cầu hóa thứ hai đã đưa thế giới chuyển sang một quỹ đạomới Chứng kiến sự phát triển vượt bậc của nước Anh trong vòng vài chục năm kể từ khibắt đầu công nghiệp hóa, các nước châu Âu khác (và sau đó cả Nhật và Mỹ) ý thức đượcrằng cuộc đua về sức mạnh kinh tế và quyền thống trị thế giới đến bây giờ mới thực sựbắt đầu Trên thực tế, nếu như vào đầu thế kỷ 18, dưới tác động của làn sóng toàn cầuhóa thứ nhất, thu nhập bình quân của các nước tây Âu chỉ cao hơn các nước đông Âuchừng 20% thì đến năm 1890, khoảng cách này đã lên tới 80% Cũng như nước Anh, cácnước phương Tây khác lao như thiêu thân vào cuộc chiến giành thuộc địa vì thuộc địarộng lớn hơn đồng nghĩa với việc có nguồn nhân công và nguyên liệu rẻ mạt dồi dào hơn
để phục vụ công nghiệp hóa, là thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, là sức mạnh kinh tế và
Trang 7quân sự hùng mạnh hơn, là khả năng chinh phục và chiếm thêm được thuộc địa mới cũngnhư giành lại thuộc địa cũ từ tay kẻ khác Kết quả là nếu như vào năm 1800, châu Âu mớikiểm soát 35% lãnh thổ trên thếgiới, thì con số này tăng lên 67% vào năm 1878 và 85%vào năm 1914 – năm bắt đầu của thế chiến thứ nhất Thế giới dường như đã rơi vào ngõcụt khi một nước, để tránh thân phận thuộc địa, buộc phải thuộc địa hóa kẻ khác - và đâycũng là chiến lược thống trị của các quốc gia phương Tây, của Nhật và Mỹ trong làn sóngtoàn cầu hóa thứ hai
Từ 1914 cho đến 1945, toàn cầu hóa hoàn toàn dừng lại với chiến tranh thế giớithứ I, nhưng lại nổi lên sau khi chiến tranh thế giới thứ II Hội nghị Bretton Woods ra đờisau đó, một thỏa thuận chính trị gia hàng đầu thế giới để đặt khuôn khổ cho thương mạiquốc tế và tài chính, và thành lập một số tổ chức quốc tế nhằm mục đích để giám sát cácquá trình toàn cầu hóa như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Liênhiệp quốc (UN) Toàn cầu hóa cũng được thúc đẩy bởi việc mở rộng toàn cầu của các tậpđoàn đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ và Châu Âu, và trao đổi trên toàn thế giới pháttriển mới trong công nghệ, khoa học và các sản phẩm với phát minh quan trọng, cũngnhư nền văn hóa phương Tây thông qua các phương tiện thông tin đại chúng mới: phimảnh, phát thanh, truyền hình và âm nhạc ghi lại Phát triển và tăng trưởng của vận tảiquốc tế và viễn thông đóng một vai trò quyết định trong toàn cầu hóa hiện đại
Toàn cầu hóa châu Âu thuận lợi hơn nhờ những tiến bộ trong công nghệ, làm giảmchi phí thương mại, và các vòng đàm phán thương mại, ban đầu dưới sự bảo trợ của Hiệpđịnh chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), đã dẫn đến một loạt các thỏa thuận đểloại bỏ các hạn chế về thương mại tự do Kể từ khi chiến tranh thế giới thứ II, các rào cảnđối với thương mại quốc tế đã được giảm đáng kể thông qua các thỏa thuận quốc tế -GATT và người kế nhiệm của mình, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Xuất khẩuthế giới tăng từ 8.5% vào năm 1970, lên tới 16.2% tổng sản phẩm toàn thế giới vào năm2001
Làn sóng toàn cầu hóa thứ ba chỉ thực sự nổi lên vào những năm 1980 Giai đoạnnày được đánh dấu bởi sự gia tăng của côngtenơ hóa, sự phát triển vận tải hàng không,cước phí thông tin liên lạc giảm đi một cách nhanh chóng, sự phát triển ứng dụng rộng
Trang 8rãi của công nghệ sinh học và điện tử, và sự xuất hiện và phát triển như vũ bão củainternet Chính nhờ sự hòa mình vào toàn cầu hóa, hiện nay châu Âu đã trở thành trungtâm kinh tế quan trọng của thế giới.
2 Các lĩnh vực toàn cầu hóa ở châu Âu:
a Toàn cầu hóa thị trường: Là sự hợp nhất các quốc gia riêng biệt, tạothành một thị trường chung
Liên minh châu Âu (EU) Năm 1957, các hiệp ước Roma về việc xây dựng một cộng đồng kinh tế châu Âu
là sự khởi đầu một trang sử thành công của quá trình hòa nhập châu Âu
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (European Union), viết tắt là EU, làmột liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đượcthành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồngchâu Âu (EC) Với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm 30% (18.4 tỉ đô la Mỹnăm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15.2 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức muatương đương của thế giới
Liên minh châu Âu (EU) là một thể chế đa phương, hội đủ sự cấu thành của mộtnhà nước theo kiểu liên bang rộng lớn, là một trong các trung tâm chính trị, kinh tế,thương mại tài chính lớn mạnh, và đang vươn lên phấn đấu trở thành khu vực phát triểnnhất hành tinh trong thế kỷ XXI
Ngay từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu đã đặt ra mục tiêu trọng tâm làthiết lập một thị trường kinh tế duy nhất ở châu Âu bao gồm lãnh thổ của tất cả các quốcgia thành viên Hiện tại, hệ thống tiền tệ chung đang được sử dụng ở 16 nước thuộc Liênminh châu Âu, thường biết đến với tên gọi khu vực đồng euro Vào năm 2009, sản lượngkinh tế của Liên minh châu Âu chiếm khoảng 21% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu, ướctính vào khoảng 14,8 nghìn tỉ USD, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới Liên minhchâu Âu cũng đạt được sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất thế giới, về hàng hóa
và dịch vụ, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất đối với các thị trường lớn trênthế giới như Ấn Độ và Trung Quốc
Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA)
Trang 9Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association- EFTA) đượcthành lập năm 1960 với 7 nước như một khối mậu dịch khác cho các nước châu Âu, dokhông đủ khả năng hoặc chọn không gia nhập Liên minh châu Âu (EU) Hiện nay chỉ còn
4 nước thành viên: Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Liechtenstein Hiệp ước này cho phép tự
do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên
Khu vực kinh tế châu Âu (EEA)
EEA (European Economic Area) được thành lập ngày 1/1/1994 là một thỏa ướcgiữa các nước hội viên của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) ( trừ Thụy Sĩ),Cộng đồng châu Âu (EC), và mọi nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) Nó chophép các nước hội viên của EFTA tham gia vào thị trường chung châu Âu mà không gianhập Liên minh châu Âu
Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
WTO (World Trade Organization) chính thức bắt đầu từ 1/1/1995 theo Hiệp địnhMarrakech, thay thế Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), có trụ sở ởGenève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thànhviên với nhau theo các quy tắc thương mại Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏhay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại Đến 2008, WTO có
153 thành viên Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viênkhác những ưu đãi nhất định trong thương mại Hiện nay tất cả các nước thành viên của
EU đều là thành viên của WTO
b Toàn cầu hóa sản xuất:
Để đạt lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, châu Âu đã toàn cầu hóa sản xuấtbằng bố trí mạng lưới sản xuất ở khắp các vùng, quốc gia khác nhau trên toàn cầu Đó làcác công ty đa quốc gia, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa Ví dụ:Cisco, Unilever (Anh), BMW AG (Đức), Metro AG (Đức), L'Oréal (Pháp)…
Unilever là tập đoàn của Anh và Hà Lan chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm Công ty này sở hữu nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, sản phẩm giặt tẩy, mỹ phẩm của thế giới Nó có các công ty và nhà máy hoạt động trên mọi châu lục (ngoại trừ Nam Cực) và phòng thí nghiệm nghiên cứu ở 5
Trang 10nước trên thế giới Unilever sử dụng khoảng 180.000 nhân công và có doanh
số gần 40 tỷ Euro hay hơn 62 tỷ Euro năm 2005.
Metro AG là tập đoàn bán buôn, bán lẻ quốc tế có trụ sở tại Đức Được thành lập năm 1964 bởi Otto Beisheim – tỷ phú, doanh nhân Đức, Metro AG là tập đoàn giữ thị phần lớn nhất ở Đức và là một trong những hãng bán lẻ hoạt động toàn cầu Theo thông tin trên trang Metro Việt Nam, Metro đứng thứ ba
ở Âu Châu và thứ tư trên thế giới Tính tới đầu năm 2007, Metro có cửa hàng
ở 26 nước châu Âu (phần lớn các nước Tây Âu và Bắc Âu), 8 nước châu Á (Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Thái Lan
và Việt Nam) và châu Phi (Maroc, Ai Cập).
Heineken quốc tế là công ty Rượu - Bia - Nước giải khát của Hà Lan, được thành lập vào năm 1864 bởi Gerard Adriaan Heineken ở Amsterda Đến năm
2007, Heineken sở hữu hơn 125 nhà máy bia tại hơn 70 quốc gia và sử dụng khoảng 54.000 người Heineken được xếp vào hàng các nhà sản xuất bia lớn thứ ba thế giới.
BMW là công ty ô tô, xe gắn máy và công ty sản xuất động cơ của Đức được thành lập vào năm 1916 Nó sở hữu và sản xuất nhãn hiệu Mini, và là công ty
mẹ của xe ô tô Rolls-Royce BMW sản xuất xe máy dưới thương hiệu BMW Motorrad và Husqvarna Trong năm 2010, BMW đã sản xuất 1.481.253 xe ô tô
và 112.271 xe gắn máy trên tất cả các thương hiệu của nó Các công ty con ở nước ngoài: Nam Phi, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Canada và Ai Cập.
Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa vẫn gặp trở ngại như: rào cản thương mại, chiphí vận chuyển, rủi ro kinh tế, chính trị…
Trang 11II Tác động của toàn cầu hóa đến nền kinh tế của Đức & Hà Lan:
1 Cơ hội:
- Toàn cầu hóa là một sự phát triển tích cực cho nền kinh tế thế giới, bao gồm cácnước công nghiệp như Đức, xu hướng mở cửa và hội nhập ngày càng tăng giữacác quốc gia đã mang lại sự thịnh vượng chưa từng có cho Đức và Hà Lan
- Thị trường vốn đang được mở cửa đầu tư qua nước ngoài Dòng vốn tư nhân này
đã không chỉ giúp tài chính gia tăng sản xuất trong nước tiếp nhận, nó cũng giúpduy trì nhu cầu đối với hàng hoá xuất khẩu quốc gia công nghiệp
- Người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ toàn cầu hóa thông qua sự đa dạng hóasản phẩm với chi phí thấp, chuyên môn thương mại và tự do hóa thương mại
- Toàn cầu hóa giúp các nhà đầu tư quốc tế có nhiều cơ hội, lợi nhuận cao hơn tiềngửi tiết kiệm và đa dạng hóa danh mục đầu tư
- Toàn cầu hóa thúc đẩy phân bổ hiệu quả nguồn tài nguyên trên toàn thế giới, do
đó, tăng trưởng thế giới cao hơn
- Việc tự do hóa thị trường thương mại và vốn đã cho phép chuyển đổi sản xuất đếncác địa điểm có chi phí tương đối thấp dễ dàng hơn
- Tăng việc làm phù hợp với tăng sư linh hoạt trong thị trường lao động và nhânviên Thúc đẩy tự do hóa của các thị trường vốn có đáng kể tạo điều kiện thuận lợitài chính hoạt động qua biên giới Kinh doanh và tổng số cổ phiếu của trái phiếuniêm yết tăng gần gấp bốn lần từ năm 1990 và 2005
- Đối với Đức, do nằm ngay trung tâm châu Âu nên có 1 lợi thế rất lớn: có thể dễdàng trao đổi thương mại với tất cả các nước ở châu Âu và Mỹ Ngoài ra, Đức còn
có cơ sở hạ tầng tuyệt vời cùng lao động có trình độ cao là điều kiện thuận lợi đểtoàn cầu hóa
2 Thách thức:
Là gia tăng sự cạnh tranh toàn cầu giữa các công ty, yêu cầu các công ty Đức và
Hà Lan phải đầu tư, tìm ra thế mạnh cạnh tranh nếu không sẽ bị tụt lùi và đào thải
Trang 12- Sự bất ổn tài chính các nền kinh tế toàn cầu đã làm Đức và Hà Lan hứng chịunhiều cuộc khủng hoảng tài chính tốn kém trong thập kỷ qua (ví dụ cuộc khủnghoảng tài chính năm 2008, cuộc khủng hoảng ở các thị trường mới nổi gây ra bởi
sự kiện ở Mexico, sự sụp đổ của một số tổ chức tài chính lớn hay khủng hoảng ở
Hy Lạp…)
- Việc mở rộng đã tạo ra những thành viên mới đã tiến hành cải cách sâu rộng tự
do, mang lại nhiều cạnh tranh hơn cho đầu tư và việc làm
- Toàn cầu hóa có xu hướng làm tăng tính đồng nhất văn hóa, vì vậy thách thứcđược đặt ra là bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống độc đáo và lâu đời của Đức và
Hà Lan, nhất là nền văn hóa tuyệt vời ở Bavaria của Đức
- Đối diện với sản phẩm kém chất lượng nhập từ các nước ( Đồ chơi độc hại và sữamelamine, các quỹ nhà nước không minh bạch và vi phạm nhân quyền là trongcon mắt của nhiều người như là một trở ngại chính trong quan hệ với TrungQuốc.)
- Về lao động: Một dân số già làm tăng chi phí an sinh xã hội
Cần phải di chuyển hướng tới một cách tiếp cận dựa trên vốn+ Cấu trúc cứng nhắc, đặc biệt là trong thị trường lao động và hấp thụ một sốlượng ngày càng tăng của người nhập cư nền kinh tế Đức và Hà Lan gặp không
ít khó khăn trong việc điều chỉnh các thay đổi ngành trong sản xuất và việc làmliên quan đến toàn cầu hóa
+ Nhân viên có tay nghề thấp bị sa thải
+ Ở Đức, nhiều công ty Đức có để tiết kiệm chi phí sản xuất và duy trì khả năng cạnhtranh trên thị trường quốc tế, sản xuất một phần hoặc hoàn toàn chuyển sang các nướcmức lương thấp Chính vì vậy, làm giảm thu nhập lao động người dân, tiền lương thực tế
và lương hưu giảm ít nhất 15% sau khi toàn cầu hóa
- Có một mối đe dọa từ các nước thành viên mới của EU, nằm phía đông nước Đức,nơi có nguồn lao động trình độ cao mà gần đó, lại có tiền lương thấp hơn nhiều lần
so với Đức Tuy nhiên ở Hà Lan đã khắc phục được tình trạng này, phân phối thunhập của người dân khá là đồng đều
Trang 13- Xu hướng toàn cầu hóa đã góp phần hình thành ở Hà Lan những nét trưng riêngnhư: là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng ma tuý công khai; côngnhận mại dâm như một nghề hợp pháp, đi tiên phong trong việc công nhận kết hônđồng giới Nhưng nếu Hà Lan không có những biện pháp quản lí khéo léo, thì sẽ
có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về đạo đức cũng như sự gia tăng của
tệ nạn xã hội Tại Hà Lan còn có một sự thiếu hiểu biết một nỗi sợ hãi lớn của toàncầu hóa và phát triển văn hoá của Liên minh châu Âu Các kiến thức và kinhnghiệm họ có được và tuyên truyền là không thể thiếu trong việc làm giảm nỗi sợchưa biết Trớ trêu thay đó là chính phủ lâm thời đã được chịu trách nhiệm về sựphát triển của nền văn hóa của sự sợ hãi và cố ý tránh các cuộc tranh luận về châu
Âu, trong khi tài trợ cho các dự án thanh niên quốc tế, hỗ trợ công cộng và cácchiến dịch đang nổi bật
- Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng
III Phân tích các yếu tố môi trường kinh tế của hai quốc gia Đức
Đức là thành viên của Liên hiệp quốc, NATO, G8, G20, OECD và WTO… NướcĐức là một cường quốc với nền kinh tế có GDP danh nghĩa đứng thứ tư và GDP sức muatương đương đứng thứ năm trên thế giới Đức là nước viện trợ phát triển hằng năm nhiềuthứ nhì, và ngân sách quốc phòng đứng thứ sáu trên thế giới Quốc gia này có một mức
Trang 14sống cao và hệ thống an sinh xã hội toàn diện Nước Đức giữ vị trí chính yếu trong quan
hệ ở châu Âu cũng như có nhiều liên kết chặt chẽ trên thế giới
Đo lường sự phát triển kinh tế bằng GDP:
Giai đoạn 2001-2005 được coi là giai đoạn đình trệ của kinh tế Đức với chỉ sốtăng trưởng trung bình 0.7% và tỉ lệ thất nghiệp khá cao, khoảng 8% vào cuối năm 2006.Tuy nhiên Đức đã vực dậy nền kinh tế của mình trong những năm về sau với tốc độ tăngGDP năm 2010 là 3.5%
Trang 15 Chăn nuôiGia súc và gia cầm: các mặt hàng quan trọng nhất bao gồm thịt và các sản phẩm từthịt Năm 2008, với sản lượng tên 5 triệu tấn Đức là nước sản xuất thịt lợn đứng đầu EU,đứng thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ Về thịt bò, Đức có 180.000 trang trại bòvới khoảng 13 triệu con Điều này đã giúp Đức trở thành nhà sản xuất lớn thứ hai tạiChâu Âu với hơn 40 giống bò Đức có tên trong danh sách các nước sản xuất sữa, sản
Trang 16phẩm bơ sữa và thịt nhiều nhất thế giới Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo chínhsách nông nghiệp của Liên minh châu Âu.
Công nghệ tiên tiến và các tiêu chuẩn vệ sinh hàng đầu, nhiều năm kinh nghiệm,truyền thống lâu đời và đổi mới không ngừng - đó chính là những gì mà ngành côngnghiệp về sản phẩm từ thịt ở Đức đại diện Ngành công nghiệp về sản phẩm từ thịt vớimức doanh thu cao 16 tỉ Euro là một trong những ngành dẫn đầu của lĩnh vực thực phẩm
Nước Đức phải nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu và năng lượng, mặc dù cónhững mỏ than nâu và nhựa đường ở vùng Ruhr và thung lũng Saar nên ngành côngnghiệp thép của nước Đức tập trung tại những vùng này Nước Đức cũng có một trữlượng không nhiều quặng sắt, dầu mỏ và khí đốt nên những trung tâm kinh tế quan trọngnhất Đức là vùng Ruhr (khu công nghiệp đang trong thời kỳ chuyển đổi thành trung tâmcông nghệ cao và dịch vụ), vùng München và Stuttgart (công nghệ cao, chế tạo ô tô),vùng Rhein-Neckar (hóa chất), Frankfurt bên sông Main (tài chính), Köln, Hamburg(cảng biển, chế tạo máy bay Airbus, truyền thông) Đến nay tại các bang mới đã hìnhthành một khu vực kinh tế tuy còn nhỏ bé, nhưng rất có năng lực tại những trung tâmcông nghệ cao còn gọi là “những ngọn hải đăng”, ví dụ như Dresden, Jena, Leipzig,Leuna và Berlin-Brandenburg
Công nghiệp xe hơi của nước ĐứcNgành công nghiệp xe hơi của Đức là ngành có quy mô lớn nhất ở châu Âu.Thành công lớn nhất của nước Đức là trong ngành sản xuất xe hơi chất lượng cao,khoảng 30% tổng đầu tư của các doanh nghiệp Đức vào nghiên cứu, phát triển đến từ
Trang 17ngành này Có lẽ các nhãn mác xe hơi sang trọng nhất thế giới ngày nay hầu như đều cónguồn gốc từ Đức: Bayerische Motoren Werke AG (BMW), DaimlerChrysler AG(Mercedes-Benz), Porsche, Audi, Volkswagen, Bugatti, Lamborghini, Mini, Rolls-Royce,Bentley
o Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng nhưng ngành công nghiệp
sản xuất ôtô Đức vẫn tạo ra lợi nhuận kỷ lục và thu về doanh số bán hàng đáng mơước trong nửa đầu năm 2011 Doanh số bán ô tô Đức năm 2011 dự kiến đạt 3,4triệu chiếc, tăng 10% so với năm 2010 và là một trong những thị trường thànhcông nhất trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu Hiện nay Đức có tới 5hãng ô tô, tức chiếm tới gần 50% trong số 12 “Thương hiệu ô tô nổi tiếng nhất thếgiới”
- Tập đoàn Volkswagen AG bán được 59.389 xe trong tháng 7, tăng 32.2% so vớicùng kỳ năm 2010, và chính thức trở thành nhãn hiệu Đức bán chạy nhất Nhưvậy, trong 6 tháng đầu năm, đã có tổng cộng 413.426 xe Volkswagen được bán ra
- Nhãn hiệu Opel thuộc quyền sở hữu của General Motors có doanh số tăng 11.1%với 20.579 xe bán ra
- Mercedes là nhãn hiệu cao cấp của Đức trong tháng 7 bán được 26.275, tăng 7.7%
so với cùng kỳ năm ngoái
- KBA cũng cho biết thêm minivan là dòng xe được tiêu thụ mạnh nhất khi sốlượng xe loại này bán ra đã tăng gấp đôi so với tháng 6 Ba mẫu minivan của Đức
là VW Touran, VW Sharan, Opel Zafira là những mẫu bán chạy nhất, chiếm đến60% thị phần
Ngành chế tạo máy với gần 6.000 công ty đóng góp 13% tổng doanh sốcông nghiệp và chiếm vị trí thứ hai sau ngành chế tạo ô tô Là ngành công nghiệp tạonhiều việc làm nhất (965.000 chỗ làm) và là ngành xuất khẩu hàng đầu, nên ngành chếtạo máy giữ một vị trí then chốt trong nền kinh tế Đức
Ngành công nghiệp điện thuộc những ngành tăng trưởng mạnh nhất và đặcbiệt đổi mới Hơn 20% số dự án được giới công nghiệp đầu tư ở Đức cho nghiên cứu vàphát triển được ngành công nghiệp điện thực hiện
Trang 18 Ngành công nghiệp hóa chất là một trong những ngành công nghiệp quantrọng nhất của nước Đức, một phần nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài vì các tậpđoàn, công ty bị mua, sát nhập, chủ yếu sản xuất những sản phẩm dưới dạng nguyên liệu.
Có những công ty như Bayer, BASF và Hoechst, trong đó tập đoàn BASF của Đức ởLudwigshafen là tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới
Chế tạo máy móc và máy xây dựng là những ngành công nghiệp quan trọngkhác của nước Đức, bao gồm các ngành chế tạo máy bay, đóng tàu, máy móc côngnghiệp, và cả ngành chế tạo ô tô nữa Ngành máy phát điện, điện tử và các thiết bị vănphòng cũng là những khu vực công nghiệp phát triển Mặc dù có nhiều ngành côngnghiệp cực kỳ thành công, nhưng những ngành công nghiệp nặng truyền thống nhưngành luyện thép và ngành đóng tàu lại đang sa sút nghiêm trọng, giống như ở các nướcphương Tây khác Sự cạnh tranh từ Nhật Bản và công nghệ mới đã làm giảm sút lợinhuận của nước Đức Dù vậy công nghiệp vẫn là trụ cột của nến kinh tế Đức
Dịch vụ:
Lĩnh vực dịch vụ đã tăng đều đặn trong những năm gần đây và hiện đóng gópnhiều nhất vào tổng sản phẩm quốc nội Lĩnh vực này bao gồm cả du lịch Năm 2006tổng GDP là 2.585 tỷ USD, dịch vụ 70% Năm 2010 đã có một số thay đổi về tổng GDP
là 2.951 tỷ USD, dịch vụ 71.3%
- Ngành dịch vụ: 29 triệu người
- Công ty dịch vụ công và tư nhân: 12 triệu người
- Lĩnh vực thương mại, khách sạn, nhà hàng và giao thông: 10 triệu người
Một trụ cột của ngành dịch vụ là các công ty ngân hàng và bảo hiểm Các công tynày tập trung ở Frankfurt bên sông Main, môi trường ngân hàng hàng đầu của châu Âu,trong khu vực trung tâm Frankfurt là trụ sở chính của các ngân hàng lớn nhất Đức:Deutsche Bank AG, Commerzbank AG và Dresdner Bank AG Thêm vào đó là nhiềungân hàng tư nhân quan trọng cũng có trụ sở tại Frankfurt như Bankhaus Metzler, Hauck
& Aufhäuser Privatbankiers, Delbrück-Bethmann-Maffei, BHF Bank, DZ BANK, Deka,Frankfurter Sparkasse von 1822 và Ngân hàng bang Hessen-Thüringen Đây là nơi có trụ
sở Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng liên bang
Trang 19Frankfurt là một trung tâm tài chính và chứng khoán được biết đến trên toàn thếgiới Frankfurt là thị trường cổ phiếu lớn thứ nhì châu Âu với thị trường chứng khoánFrankfurt và hệ thống giao dịch điện tử XETRA do Deutsche Börse AG sở hữu và điềuhành Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt chiếm 90% tổng doanh số của thị trường Đức
và một tỷ lệ lớn của thị trường châu Âu Ngày nay, Sở giao dịch chứng khoán Frankfurtlớn thứ 12 thế giới về giá trị vốn hóa thị trường
Dự báo trong tương lai:
Các nhà kinh tế hàng đầu đã cảnh báo rằng nước Đức sẽ dần rơi vào tình trạng suy thoái vào năm 2012 Họ đã kêu gọi sự phối hợp giữa các quốc gia cùng hành động
để đổi phó với các cuộc khủng hoảng nợ đang leo thang ở châu Âu và ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Đức bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm mua các trái phiểu của chính phủ Hy Lạp sẽ có những thiệt hại khá lớn Các chuyên gia dự đoán sự suy giảm kinh tế trong năm 2012 Đánh giá cho rằng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức sẽ giảm từ 2.9% dự kiến trong năm nay xuống còn 0.8% vào năm 2012 Ban đầu họ đánh giá năm 2012, kinh tế Đức sẽ tăng trưởng khoảng 2% khi tốc độ tăng trưởng ở Đức tăng mạnh vào những tháng đầu năm 2011, tuy nhiên những tháng sau đó đã bị đình trệ Bên cạnh đó cũng có những dự báo lạc quan hơn khi các chuyên gia cho rằng tỷ lệ thất nghiệp tại Đức sẽ giảm từ 7% trong năm nay xuống cón 6.7% vào năm 2012.
Tri thức - tư bản:
Đức là một đất nước của ý tưởng, đào tạo, khoa học, nghiên cứu và phát minh cómột ý nghĩa trung tâm Trong thế giới của thị trường toàn cầu hóa, giáo dục, đào tạo đượctrang bị để tận dụng được cơ hội của những đường biên giới mở và những mạng lưới trithức toàn cầu
Hiện nay Đức chi khoảng 2,6% GDP cho nghiên cứu và phát triển (F&E),cao hơn hẳn mức chi trung bình 1,9% (năm 2008) trong EU Đến năm 2015 chính phủliên bang muốn cùng với các bang và giới kinh tế tăng mức chi cho nghiên cứu và pháttriển lên 3% GDP Với mức chi là 49 tỉ USD Đức cũng là nước dẫn đầu về chi phí củadoanh nghiệp cho nghiên cứu, phát triển
Trang 20Tinh thần phát minh, sáng chế cũng không bị chững lại Năm 2009 các nhà đầu tư
và doanh nghiệp Đức đã đăng ký 11% tổng số bản quyền trên toàn thế giới – giữ vị trí thứ
3 trên thế giới Vì thế trong nhiều lĩnh vực công nghệ tương lai Đức thuộc số những quốcgia dẫn đầu, trong đó có các ngành:
- Ngành công nghệ sinh học và công nghệ gien: Đức giữ vị trí dẫn đầu châu Âu từnhiều năm nay
- Công nghệ nano: Đức có một tiềm năng trí thức to lớn trong lĩnh vực này
- Ngành công nghệ môi trường của Đức có một vị trí rất tốt trên thị trường quốc tế(năng lượng gió, quang hóa, sinh khối), trong đó các nhà sản xuất thiết bị cung cấpnăng lượng gió chiếm gần 28% thị phần thế giới
- Ngành chế tạo máy và ô tô, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và truyềnthông thuộc những ngành kinh tế lớn nhất, tăng trưởng mạnh hơn hẳn toàn bộ nềnkinh tế
- Ngoài ra có các ngành công nghệ cao như sinh trắc học, hàng không, vũ trụ, kỹthuật điện, cung ứng
Trung tâm hàng không vũ trụ Đức, Viện nghiên cứu cơ học và robot mớiđây đã nghiên cứu và phát triển một loại robot có bánh xe Đây là một trong những robottiên tiến nhất thế giới
Toàn cầu hóa cũng đặt nền khoa học và giáo dục đại học Đức trước những tháchthức mới Giáo dục của Đức được xem là nền giáo dục mang tính cách thực tiễn, lý thuyết vàthực hành luôn được xem quan trọng như nhau Tại Đức, ngành giáo dục không mang tính cáchtập trung, tức mỗi tiểu bang có quyền quyết định về mô hình hệ thống giáo dục do quyền hànhchính tự lập và truyền thống văn hoá của từng vùng Hệ thống đào tạo phổ thông và đại học Đứcđang trong một quá trình đổi mới sâu sắc và nay đã có những thành công đầu tiên, hơn ba phần
tư người trưởng thành đã được đào tạo nghề nghiệp, 13% đã tốt nghiệp đại học tổng hợp hoặcđại học khoa học chuyên ngành Các nhà đầu tư cũng đánh giá cao chất lượng sống ở Đức.Tuy nhiên, hệ thống giáo dục Đức đang loại trừ học sinh thuộc gia đình nghèo và con cái các giađình nhập cư khỏi cơ hội nhận được một nền giáo dục tốt khi mà gạt chúng sang bên lề từ quásớm và việc phân hạng như hiện nay bỏ sót nhân tài và gây lãng phí chất xám rất lớn như
Trang 21việc tách học sinh dựa theo học lực từ quá sớm khi mà trẻ chưa thể hiện được đầy đủ tiềm năngcủa mình
Đức hiện nay thuộc nhóm nước HDC’s ( Post-industrialized countries ), với cácđặc điểm: khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ quan trọng 70% (2010), nhiều thách thức do trình độcạnh tranh tăng, nền kinh tế tri thức, tư bản là chủ yếu
2 Phân phối thu nhập:
Các nền kinh tế Đức đã dần dần nổi lên từ những tác động của cuộc khủng hoảngtài chính toàn cầu, trong đó có một tác động tiêu cực đáng kể về tài chính công và tăngtrưởng kinh tế Việc kích thích chi tiêu đã đẩy thâm hụt ngân sách hơn 3% của GDP Mộtchương trình thắt lưng buộc bụng được thực hiện để kiềm chế thâm hụt tài chính gia tăngcủa nó
Trong những năm gần đây nhất, tổng chi tiêu chính phủ, bao gồm cả các khoảnthanh toán tiêu thụ và chuyển giao, tổ chức ổn định ở mức 43,7% của GDP
a Thu nhập cá nhân :
Khoảng cách thu nhập giữa hai miền Đông - Tây ngày càng lớn: so với năm
2008, mức tăng trưởng về thu nhập bình quân đầu người ở Tây Đức là 2,9% còn ở ĐôngĐức chỉ là 2,5%
- Vùng Tây Đức : 19 838 €/người/năm.
- Vùng Đông Đức : 15 484 €/người /năm.
- Thành phố mà người dân có thu nhập bình quân cao nhất: Hamburg.
- Thành phố mà người dân có thu nhập bình quân thấp nhất:
Mecklenburg-Vorpommern
Có rất nhiều lý do dẫn đến sự chênh lệch tiền lương giữa hai miền nước Đức trong
đó có thể kể đến là do giá các dịch vụ tại Đông Đức được trả ít hơn so với Tây Đức vànguồn vốn đổ vào đầu tư tại Đông Đức cũng thấp hơn đáng kể so với Tây Đức
Thu nhập bất bình đẳng của Đức (2007):
- Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở Đức đang mở rộng, trong khinhóm của những người thu nhập giữa thu hẹp lại Người nghèo trở nên nghèo hơn, trongkhi những người giàu trở nên giàu có hơn Theo nghiên cứu, năm 2000 có 66% người Đứctrong khung lớp trung lưu với thu nhập ròng hàng tháng của €860 - €1.844 (hộ gia đình duy
Trang 22nhất) Năm 2007, con số này giảm còn 60% Số lượng người thu nhập thấp tăng mạnh, từ18% năm 2000 lên gần 22% trong năm 2009
Mười bốn phần trăm dân số Đức sống trong nghèo đói, có ít hơn 60% của thu nhậptrung bình Trong khi đó về phía tây Đức (13%) tỷ lệ hộ nghèo cao hơn ở Đông Đức (19%)chủ yếu là do tỷ lệ thất nghiệp cao liên tục được tìm thấy ở đó
Kết luận:
- Có thể đầu tư vào Đức với nhiều sản phẩm từ cao cấp nhất như trang sức, giacông các sản phẩm cao cấp (đồ mỹ nghệ, dệt may)… phục vụ cho nhóm thu nhập cao đanggia tăng đến các sản phẩm với giá cả vừa phải, chất lương ổn định các loại thực phẩm tráicây, café, mật ong….phù hợp với nhóm thu nhập trung bình
- Đầu tư các ngành dịch vụ nhiều hơn (du lịch, nghỉ dưỡng…) vào Tây Đức vì
ở nơi này có gía dịch vụ cao hơn, yêu cầu cao hơn
- Các sản phẩm cần phải tiết kiệm năng lượng & hữu dụng Người Đức có yêucầu cao khi sử dụng sản phẩm bao gồm cả về giá trị sử dụng, tiết kiệm năng lượng, độ
chính xác cao đáp ứng đúng nhu cầu Chẳng hạn: Nếu nhà có máy rửa bát thì nên dùng
máy rửa bát thay cho rửa bằng tay, vì máy rửa bát tiêu tốn không nhiều năng lượng điện
và nước bằng rửa trực tiếp bằng tay Người Đức không tráng bát lại sau khi rửa vì nước rửa bát của họ không có hoá chất độc
b Đầu tư trong nước ở Đức: (2007 )
Hoạt động kinh tế và giá cả
(Thay đổi theo phần trăm, trừ
khi có ghi chú khác) 2003 2004 2005 2006 2007Tiêu dùng cá nhân 0.1 0.2 -0.1 1 -0.3Tổng đầu tư cố định -0.3 -0.2 1 6.1 5.5Đầu tư xây dựng -1.6 -3.8 -3.1 4.3 2.8Tổng quốc gia tiết kiệm (%
Trang 23 Đầu tư trong nước gia tăng qua các năm, tuy nhiên vào năm 2009 tỉ lệ này lạigiảm vì lúc này chính phủ Đức đang thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng để vượt quacuộc khủng hoảng năm 2008.
Tỉ lệ đầu tư trong nước không cao, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư xâm nhập vào thịtrường Đức
c Chi tiêu của chính phủ :
Đức dành phần lớn cho trợ cấp xã hội và giáo dục, y tế, các dịch vụ công cộngchung Không đầu tư nhiều vào các lĩnh vực giải trí, văn hóa và tôn giáo
Thu chi ngân sách:
- Tổng thu nhập đạt 1.277 tỷ USD, tiêu dùng chiếm 1.344 tỷ USD
- Ngân sách (2009):
+ Thu Ngân sách : 1.398tỉ USD
+ Chi Ngân sách : 1.54 tỉ USD
Các nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội đầu tư vào giáo dục ở Đức, học hỏi cách quản
lí dịch vụ, các hoạt động bảo trợ xã hội
- Chi phí lao động của Đức tăng, tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm (Theo cơ quan Laođộng Liên bang Đức) (3/2010)
So sánh các chi phí lao động với các nước châu Âu và Đức:
- Chi phí lao động ở Đức đã tăng mạnh hơn trong năm 2008 hơn so với các năm
trước, nhưng lại tăng ít rõ rệt hơn so với các nước châu Âu khác
- Về chi phí đơn vị lao động - một chỉ số về khả năng cạnh tranh giá - Đức đã một lầnnữa được cải thiện vị trí của nó so với hầu hết các nước trong EU Sự gia tăng gần
Trang 24đây nhất trong chi phí lao động đơn vị là kết quả của sự sụt giảm mạnh trong tăngtrưởng kết hợp với xu hướng việc làm tương đối ổn định Điều này thúc đẩy hơnnữa khả năng cạnh tranh quốc tế của Đức và góp phần vào thặng dư tài khoản hiệntại của đất nước Tuy nhiên, hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suythoái kinh tế đã ảnh hưởng nền kinh tế của Đức mặc dù Đức có khả năng cạnh tranhmạnh mẽ về giá cả của tiền lương.
- Thị trường sẵn sàng lao động
o Có tay nghề lực lượng lao động cao: Hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới của Đức
đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất Hơn 80% lực lượng lao động của Đức đã nhận được chínhthức đào tạo nghề hoặc là sở hữu của bằng cấp ĐH
o Kỹ thuật xuất sắc: Những nhân viên lành nghề và chuyên ngành là một tính năng
quan trọng của thị trường lao động Đức ở hiện tại và tương lai
o Hệ thống giáo dục: Đức cung cấp lực lượng lao động có trình độ cao và linh hoạt.
Hiện nay có khoảng 350 ngành nghề được công nhận bởi hệ thống
Đầu tư bằng cách đưa các sinh viên trẻ sang tu nghiệp tại Đức để có thể tiếpcận trình độ công nghệ, trình độ quản lí
o Các nhân viên có động lực và tin cậy: việc động viên và cách làm việc linh hoạt ở
Đức là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực Một hệquả trực tiếp của việc này là thực tế rằng người Đức làm việc nhiều hơn so với đồngnghiệp quốc tế của họ (41,2 giờ mỗi tuần)
Giá lao động ổn định, không cao tạo ra một lợi thế cho Đức so với các thànhviên khác trong EU Quan trọng hơn, lao động được đào tạo, lành nghề chiếm tỉ trọng caotrong nước Đức Cơ sở hạ tầng được xếp hạng hàng đầu thế giới, máy móc thiết bị, côngnghệ tiên tiến, vị trí địa lí thuận lợi, biết cách tạo động lực cho nhân viên (lương, thưởng,trợ cấp)…là một trong những nguyên nhân thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư kinh doanh ởĐức
e Cán cân thanh toán :
- Kim ngạch xuất-nhập khẩu :
Ngoại thương là một trong những nhân tố chủ yếu trong sự thành công của kinh tếĐức Đức thuộc top 3 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa Năm 2009 Đức là
Trang 25nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc Đức đóng góp khoảng 9% vào tổngtrao đổi thương mại toàn cầu Các mặt hàng xuất khẩu chính của Đức gồm máy móc, hàngđiện tử, ô tô, các sản phẩm hoá chất, thực phẩm, hàng dệt may, dụng cụ quang học và điệnnăng
Xuất khẩu:
o Các mặt hàng xuất khẩu gồm: máy móc, hóa chất, kim loại, chế biến, thực phẩm
và dệt may Các đối tác xuất khẩu lớn là: Pháp (10,2%), Hoa Kỳ (8,8%), Anh(7,9%), Italia (6,9%)…)
o Đức đẩy mạnh được xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng máy móc thiết bị và
công nghiệp chế tạo có khả năng cạnh tranh cao
Nhập khẩu:
- Là một nước phụ thuộc nhiều vào ngoại thương nên Đức đồng thời cũng nhập nhiềuloại hàng hoá và là nước nhập khẩu nhiều thứ hai thế giới Các mặt hàng nhập khẩu chủyếu là máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá chất, thuốc lá, lương thực, đồ uống, kim loại
và các sản phẩm dầu mỏ Đức cũng nổi tiếng với các sản phẩm thủ công như lính chì và đồlưu niệm
- Các đối tác nhập khẩu lớn là: Pháp (8,7%) Hà Lan (8.5%), Hoa Kỳ (6.6%), TrungQuốc (6,4%)…
Cán cân thanh toán (hàng tỷ Euro)
2003 2004 2005 2006 2007Xuất khẩu 770 846.5 915.9 1000 1.137Nhập khẩu 685.7 736.8 805.1 921.2 990.8Cán cân thương mại
(% của GDP) 5.5 6.3 6.2 6.2 6.9Cán cân thanh toán 40.9 94.9 103.1 117.2 135
Kim ngạch xuất khẩu của Đức lớn hơn kim ngạch nhập khẩu Đức là nước xuất
siêu
Trang 26Bên cạnh đó để cạnh tranh để vào được thị trường Đức thật sự gặp khó khăn rất lớn.Không những phải đáp ứng đúng yêu cầu của Đức mà còn phải cạnh tranh với các đối thủkhác như Trung Quốc, các thành viên trong khối EU.
3 Phân bổ dân số (population distribution):
Suy giảm dân số dẫn đến những vấn đề tài chính nghiêm trọng Luôn luôn có một
"hợp đồng giữa các thế hệ" theo đó mà người lao động ngày nay nộp thuế, đóng bảo hiểm
và đóng góp vào các quỹ phúc lợi xã hội để chi trả cho dịch vụ y tế và tiền lương củanhững người đã về hưu Đồ thị thống kê dân số nước Đức hiện nay có khuynh hướngthiên về số dân cao tuổi đến mức là hiện tại và sắp tới đang và sẽ còn sự thiếu hụt trongcác nguồn thu của chính phủ để dành cho các quỹ trợ cấp xã hội "Thuế sinh thái" (Thuế
Trang 27phụ thu đánh vào nhiên liệu xe hơi và các loại dầu khác) mặc dù ban đầu không phảinhằm phục vụ mục tiêu này, bây giờ cũng được sử dụng để bù đắp cho sự thiếu hụt.
- Từ bảng trên ta thấy tốc độ gia tăng dân số giảm liên tục qua các năm, đếnnăm 2010 tỷ lệ giảm là 0,06% Trong khi đó GNP cùng năm 2010 tăng lên 1.82% so vớinăm trước và xu hướng tăng trong những năm tiếp theo Từ đó ta có thể thấy quy mô thịtrường đang được mở rộng, mức sống của người dân ngày càng nâng cao
b Tỉ lệ sinh, tử:
Tổng tỷ suất sinh :Total fertility rate (children born/woman)Country 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011Germany 1.38 1.38 1.39 1.37 1.38 1.39 1.39 1.4 1.41 1.41 1.42 1.41
- Nhận xét: tỉ lệ sinh có xu hướng giảm
- Nguyên nhân tỉ lệ sinh giảm do:
+ Đa số người Đức không thích kết hôn
+ Lập gia đình muộn, ít con
Tỷ lệ tử deaths/1000 population ít biến động qua các năm, cụ thể: 10.9
(năm 2009), 11 (năm 2010), dự đoán năm 2011 là 10,92
- Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh: Infant mortality rate (deaths/1,000 live births)
Trang 28Country 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011Germany 4.77 4.71 4.65 4.23 4.2 4.16 4.12 4.08 4.03 3.99 3.95 3.54
c Tỉ lệ phụ nữ đi làm:
Tỉ lệ phụ nữ đi làm: Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia cuộc sống nghề nghiệp
Từ khi luật nuôi dưỡng có hiệu lực từ năm 2008 trong trường hợp ly hôn thì việc phụ nữphải đi làm càng trở nên quan trọng hơn và gần 70 % phụ nữ hiện đang đi làm
gia tăng số lượng phụ nữ đi làm
Thu nhập gia đình tăng lên
Nhu cầu một số sản phẩm thay đổi
d Mật độ dân và phân bổ dân:
Population density (Number of people per square kilometer)(mật độ dân số)
Country 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Germany 230.79 230.87 230.89 230.86 230.8 230.71 230.6 230.47 228.2
mật độ dân số tương đối lớn -> nguồn cung của thị trường cao Đây là yếu tố hấp
dẫn các nhà cung cấp trong và ngoài nước
Đô thị hóa:
Nước Đức có các thành phố lớn như: Berlin, Hamburg, München, Cologne,Frankfurt, và Stuttgart Khu vực đô thị lớn nhất là vùng Rhine-Ruhr (12 triệu người), baogồm Düsseldorf (thủ phủ của North Rhine-Westphalia), Berlin(3,439,100),Hamburg(1,769,117), Munich(1,330,440), Cologne, Essen, Dortmund, Duisburg vàBochum
Dân cư phần lớn tập trung ở các thành phố lớn -> có sự chênh lệch về phân
bố dân cư giữa nông thôn và thành thị
- Phân bổ dân cư (population distribution): xu huớng di dân: nông thôn rathành thị, hoặc đến những thành phố có lương cao, tiện nghi…
e Cơ cấu dân số: nhân khẩu, địa lí, tuổi, giới tính….
- Cơ cấu tuổi:
Trang 29 0-14 tuổi : 13,7% (nam 5.768.366 / nữ 5.470.516).
15-64 tuổi: 66.1% (nam 27.707.761 / nữ 26.676.759)
65 tuổi trở lên: 20.3% (nam 7.004.805 / nữ 9.701.551) (2010est)
-> Dân số già ->yếu tố thâm dụng lao động không được đánh giá cao
- Tỷ số giới tính
dưới 15 tuổi: 1,05 nam (s) / nữ
15-64 tuổi: 1,04 nam (s) / nữ
65 tuổi trở lên: 0,72 nam (s) / nữ
->Cơ cấu tuổi khác nhau -> thay đổi cơ cấu, số luợng sản phẩm cho từng độtuổi
- Tuổi thọCountry 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011Germany 77.44 77.61 77.78 78.42 78.54 78.65 78.8 78.95 79.1 79.26 79.41 80.07->Tuổi thọ cao và tăng tương đối qua các năm Điều này cho thấy chất lượng cuộcsống đã rất được xem trọng và đánh giá cao
- Nhân khẩu học của Đức ngày càng tăng về số lượng
o Dân tộc : Đức 91.5%, Thổ Nhĩ Kỳ 2.4%, khác 6.1%
o Tôn giáo: Đạo tin lành 34%, Thiên chúa giáo La Mã 34%, Hồi giáo 3.7%,khác và không tôn giáo 28.3%
o Ngôn ngữ nói ở Đức bao gồm: Đức, Đan Mạch, Sorbian và Frisian
4 Liên kết kinh tế (Economic Alliances):
Liên kết/ hội nhập kinh tế là việc thiết lập những luật lệ và nguyên tắc vượt phạm
vi 1 QG để cải thiện thương mại và sự hợp tác giữa các nước
Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Đức: đặc điểm của chínhsách đối ngoại của Đức là tính kế thừa và sự tin cậy Chính sách này thể hiện trong quan
hệ hợp tác đối tác và sự cân bằng lợi ích Có thể tóm gọn những định hướng của chính
Trang 30sách đối ngoại của Đức trong những khẩu hiệu “Không bao giờ lặp lại” và “Không baogiờ một mình” Dựa trên nguyên nhân sâu xa trong lịch sử nước Đức, khẩu hiệu “Khôngbao giờ lặp lại” thể hiện việc quay lưng lại với chính sách độc tài và bành trướng, cũngnhư nghi ngờ một cách sâu sắc những phương tiện quyền lực quân sự “Không bao giờmột mình” có nghĩa là gắn kết chặt chẽ vào cộng đồng các nền dân chủ phương Tây Sựhòa nhập của Đức vào một châu Âu ngày càng kết nối với nhau chặt chẽ hơn và sự gắnkết chặt chẽ của Đức vào Liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây Dương là những trụ cộttrong định hướng đối ngoại Nước Đức tích cực hoạt động trong các tổ chức hợp tác đaphương Đức là thành viên của các tổ chức quan trọng của châu Âu và quốc tế.
Liên minh châu Âu
Từ năm 1957 Đức là một trong 6 nước sáng lập EU ngày nay Từ năm 2007 EUgồm 27 nước thành viên, tại 16 nước đồng Euro là đồng tiền chính thức Trong tổng ngânsách 141 tỉ Euro của EU (2010) Đức đóng góp 26,6 tỉ Euro Nằm giữa trung tâm của Liênminh châu Âu (EU) nên Đức hưởng lợi từ mối quan hệ láng giềng hòa bình và tốt đẹp.Cộng hòa Liên bang Đức là thành viên sáng lập Liên minh châu Âu (EU) Đức đóng góp26,6 tỉ Euro, khoảng 20% ngân sách EU và như vậy là nước đóng góp nhiều nhất
Đức đóng một vai trò trụ cột trong việc đưa ra các chính sách trong quá trình pháttriển của EU Đức là nước đồng sáng kiến về phương sách phát triển một Liên minh châu
Âu hướng tới thống nhất kinh tế, tiền tệ và hướng tới một liên minh chính trị sâu sắc và
Liên Hiệp quốc
Trang 31Liên hiệp quốc (UNO) là nền tảng cơ bản và then chốt của hệ thống quốc tế Từ
1973 Đức là thành viên Liên hiệp quốc (UNO) Từ năm 1996 Đức, nước đóng góp tàichính lớn thứ ba- hơn 8% ngân sách thường kỳ của UNO, Đức là một trong số nhữngnước có trụ sở các cơ quan của UNO, ví dụ như văn phòng Ban thư ký khí hậu củaUNFCCC đóng ở thành phố Bonn
Cộng hòa liên bang Đức ứng cử vào ghế ủy viên không thường trực Hội đồng bảo
an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2011/2012 Với việc ra ứng cử này, Đức muốn tiếp nốinhững nỗ lực từ trước đến nay của mình và sẵn sàng là một đối tác tin cậy và cởi mởtrong khi vượt qua mọi thách thức toàn cầu
NATOLiên minh Bắc đại tây dương được thành lập năm 1949 Đến nay liên minh phòngthủ này đã có 28 nước thành viên Từ năm 1955 Đức là thành viên của NATO
OSCEVới 56 nước thành viên, Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) là một diễnđàn toàn diện cho quan hệ hợp tác trên toàn châu Âu Các hoạt động của OSCE trước hếtnhằm phòng ngừa và giải quyết tranh chấp Đức tham gia đóng góp một cách đáng kể tàichính và nhân sự vào tổ chức này Trụ sở cơ quan tổng thư ký của tổ chức OSCE đặt tạiViên thủ đô nước Áo
IMFNhiệm vụ trọng tâm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) có trụ sở tại Washington là hỗtrợ sự ổn định kinh tế vĩ mô của 186 nước thành viên Với tỉ lệ góp vốn khoảng 6 % Đức
Trang 32là một trong số những nước góp vốn quan trọng nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế và Đứctham gia mạnh mẽ vào quá trình đưa ra các quyết định của tổ chức này thông qua một ủyviên hội đồng quản trị của Quỹ là người Đức
Bộ Ngoại giao
Bộ Ngoại giao có trụ sở ở Berlin và một mạng lưới 229 cơ quan đại diện ở nướcngoài Bộ Ngoại giao đại diện cho nước Đức trên khắp thế giới Hiện nay Đức có quan hệngoại giao với hơn 190 nước
5 Những yếu tố kinh tế xã hội khác
- Lạm phát
- Tỉ giá
- Đầu tư nước ngoài
- Cơ sở hạ tầng : thông tin ,vận chuyển
- Môi trường làm việc
- Chăm sóc sức khỏe
Lạm phát:
Trong bối cảnh xuất khẩu tăng, thất nghiệp giảm đang thúc đẩy đà tăng trưởng tại
nền kinh tế lớn nhất châu Âu, chi phí năng lượng tăng cao đã thổi bùng lên lạm phát: Giá
dầu sưởi tăng 32,8%; chi phí nhiên liệu tăng 11,2% ; giá thực phẩm tăng 2,2% (2011)
Tính đến tháng 4/2011, lãi suất cơ bản tăng từ 0,25% 1,25%
Lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến sức mua của người dân Đức dẫn đến sức muagiảm trong những năm gần đây
Tỉ giá(2011):
Đồng Euro: Lợi thế của nước Đức.
Kể từ khi đồng tiền chung Euro được đưa vào sử dụng vào đầu năm 1999, theo tínhtoán của Ngân hàng Trung ương châu Âu, tính cạnh tranh của hàng hóa sản xuất tại Đức đãtăng lên, không chỉ so với các nền kinh tế công nghiệp phát triển khác mà còn so với chínhcác thành viên các của khu vực Euro
Trang 33Chính sách tăng lãi suất của ECB sẽ khiến đồng Euro suy yếu Đồng Euro gầnchạm ngưỡng cao nhất trong 16 tháng so với đồng Đôla.
Cũng trong khoảng thời gian này, cán cân thanh toán của nước Đức đã chuyển từmức thâm hụt nhẹ sang thặng dư lớn, nhưng khu vực đồng euro nói chung lại có cán cânthanh toán lại đi xuống chút ít Cán cân thương mại chiếm phần lớn nhất trong cán cânthanh toán, nhưng trong đó cũng có một số giao dịch khác, tuy không bao gồm đầu tư quốc
tế và lợi nhuận từ những khoản đầu tư này
Nước Đức có khả năng cạnh tranh lớn hơn so với phần còn lại của thế giới có thể là
do các nước thành viên của khu vực sử dụng đồng euro khác đã hoạt động tương đối yếu vànhư vậy giữ cho đồng euro không tăng giá mạnh so với với các đồng tiền khác
Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu đi vào giai đoạn tồi tệ nhất vào giữanăm 2008, tất cả các nước này, bao gồm cả nước Đức, đều đã có sức cạnh tranh toàn cầuđược cải thiện
Đầu tư nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007: 630 tỉ USD
Trước khi thống nhất đất nước, nhiều nhà công nghiệp Đức và các nhà đầu tư đãđược di chuyển cơ sở sản xuất của Đức sang các nước khác đặc biệt là Tây Ban Nha và BồĐào Nha hoặc Hoa Kỳ hoặc các nước khác nơi có chi phí lao động thấp
Công ty đầu tư ở nước ngoài ở Đức là lớn nhất thế giới sau Hoa Kỳ, vượt xa cácnước như Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp
Một số nhà đầu tư nước ngoài lớn của Đức: công ty truyền thông DeutscheTelekom, nhà sản xuất ô tô Volkswagen và công ty hậu cần Deutsche Post Phần lớn đầu tư
là tập trung vào châu Á, vì Châu Á có chi phí sản xuất rất rẻ, làm cho nó một điểm đến hấpdẫn đối với đầu tư vào sản xuất
Cơ sở hạ tầng: hàng đầu thế giới
Chất lượng đường giao thông và sân bay, đường sắt và cơ sở hạ tầng cảng, và cácthông tin liên lạc của quốc gia xuất sắc và cơ sở hạ tầng năng lượng đứng thứ hai thế giớisau Hồng Kông (2010)
Trung tâm Logistics toàn cầu của châu Âu
Trang 34Với hệ thống giao thông vận tải hiện đại bằng đường không, đường sắt, đường thủyhoặc Autobahn, Đức cung cấp truy cập nhanh vào các thị trường trong nước và quốc tế.Đức là một trung tâm hậu cần toàn cầu với doanh thu 200 tỷ EUR trong năm 2009 Cổphần chi phối của các thị trường hậu cần châu Âu làm cho các cầu thủ quan trọng nhấttrong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của châu Âu Hàng hóa đi qua Đức hơn là thôngqua bất kỳ quốc gia châu Âu khác
Ở phía Bắc, các cảng biển của Đức (Berlin, Bonn, Bremen) là một cơ quan quantrọng đối với thương mại với Anh, Scandinavia và các quốc gia Baltic Ở phía tây, mộtmạng lưới rộng lớn của đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa nguồn cấp dữ liệu vàoPháp và các nước Benelux Hệ thống đường sắt liên bang của Đức bao gồm khoảng 44.000
km (27.341 dặm) theo dõi hoạt động thuộc sở hữu của chính phủ Hệ thống theo dõi điệnước tính khoảng 20.300 km (12.614 dặm) Về phía nam, Đức có quan hệ thương mại vớiThụy Sĩ và Áo và đường trực tiếp, đường sắt và nước liên kết với các quốc gia BalkanChuyển về phía đông, đường biên giới của Đức với Ba Lan và Cộng hòa Séc cũng mang lạiSlovenia, Cộng hòa Slovak và Hungary trong tầm tay dễ dàng và làm cho thị trường xa hơn
ở Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Nga dễ dàng tiếp cận
Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần lớn nhất thế giới là công ty Deutsche Post (DHL)
Sân bay:
Có 625 sân bay tại Đức Khoảng một nửa có đường băng trải nhựa Hãng hàngkhông hàng đầu của Đức, Lufthansa, là một trong số các nhà lãnh đạo thế giới trong ngànhcông nghiệp hàng không
Vận tải biển: các cảng chính trên biển Baltic, trong đó có Kiel, Rostock,Luebeck, và trên biển Bắc, bao gồm cả Emden, Hamburg, Bremen, và Bremerhaven; kênhKiel cung cấp một kết nối quan trọng giữa biển Baltic và Biển Bắc Hamburg là thành phốcảng lớn nhất ở Đức, chiếm khoảng 33% của tất cả các vận chuyển hàng hóa Nhiên liệuvận chuyển bằng đường ống dẫn dầu ở Đức đã tăng từ 74,1 triệu tấn năm 1990 lên 90,7triệu tấn trong năm 1998
Động cơ:
Trang 35Hơn 45 triệu xe có động cơ trên đường gây ra việc sử dụng đường cao và ùn tắc giaothông thường xuyên Tuy nhiên, nhiều người Đức ưa thích để sử dụng hệ thống giao thôngcông cộng rộng lớn, hoặc xe đạp, thay vì xe có động cơ
Truyền thanh, truyền hình: ZDF là hãng lớn nhất châu Âu Đài phát thanh,truyền hình đối ngoại là Deutsche Welle (DW-TV, DW-Radio, DW-world.de)
Viễn thông :Đức có một trong các hệ thống viễn thông công nghệ tiên tiến nhất của thế giới Vớithị phần 28%, Đức là thị trường viễn thông lớn nhất duy nhất ở châu Âu và hoàn toàn tự dohóa (tháng 1/1998)
Dịch vụ điện thoại di động là phổ biến rộng rãi và bao gồm các dịch vụ chuyển vùngvới nhiều quốc gia nước ngoài
Thông tin di động là một trong những khu vực đang phát triển nhanh nhất trong nềnkinh tế Đức Sử dụng điện thoại di động ở Đức không được coi là "hợp thời trang", hay làngười sử dụng được coi là "quan trọng” Tại Đức, lý do cho việc sử dụng các thiết bị viễnthông di động chủ yếu là thực dụng
Chăm sóc sức khỏe Bệnh viện thuộc sở hữu đa dạng, trong đó tiếp tục khuyến khích cạnh tranh và nỗlực không ngừng để nâng cao tiêu chuẩn
Chi tiêu thuốc tại Đức đã tăng lên hai phần ba trong thập kỷ qua
Tuy nhiên, với một dân số lão hóa và tăng trưởng tiền lương trì trệ từ suy thoái kinh
tế, trả tiền cho chi phí chăm sóc y tế ngày càng tăng đang trở thành một gánh nặng
tăng chi phí y tế và dân số lão hóa là những thách thức nghiêm trọng mà tất cảcác nước phát triển phải đối mặt
Giáo dục:
Hiện nay, tại Đức có khoảng 312 trường Đại học và rất nhiều trường dạy nghề Hệthống giáo dục của Đức nổi tiếng với sự sàng lọc rất khe khắt Từ giai đoạn phổ thôngtrung học, học sinh đã được định hướng nghề nghiệp và chỉ có những học sinh khá giỏi saukhi hoàn thành tốt 13 năm học trung học, học sinh mới được tiếp tục theo học tại cáctrường Đại học
Trang 36Hệ thống giáo dục của Đức là một hệ thống đào tạo chất lượng cao hiện đại gắn vớithực tiễn Với nguyên tắc cơ bản là khuyến khích tiềm lực từ người học, các trường Đạihọc ở Đức luôn hướng tới mở rộng quan hệ hợp tác, tăng các chương trình học trao đổi,chương trình đào tạo Quốc tế nhằm tạo danh tiếng và nâng giá trị văn bằng tốt nghiệp Nhờ
đó các chương trình đào tạo ở Đức rất phong phú, đa dạng và rất cởi mở Bao gồm hệthống các trường đại học tổng hợp và các trường đại học khoa học ứng dụng
B Quốc gia Hà Lan:
Vương quốc Hà Lan là một nước Tây Âu, có bờ biển dài 1075km, diện tích tựnhiên 41.526 km2, trong đó diện tích lục địa 33.873 km2 Là một nước nhỏ, nghèo tàinguyên thiên nhiên nhưng Hà Lan là một trong những quốc gia Châu Âu thu hút vốn đầu
tư nước ngoài nhất Là một nhà đầu tư Việt Nam, nền kinh tế quốc gia còn đang pháttriển, vị thế trên trường quốc tế chưa cao, việc đầu tư sang một quốc gia giàu có như HàLan đầy mạo hiểm và thử thách Vì vậy, chúng ta cần phải thật thận trọng và thông minh
để có thể thành công Người xưa có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, chonên, việc phân tích môi trường kinh tế là vô cùng cần thiết
1 Giai đoạn phát triển của thị trường:
Từ thế kỷ 16, Hà Lan đã theo kinh tế thị trường, tự do hóa nền kinh thương mại, có đội thương thuyền mạnh nhất thế giới, xâm chiếm Mỹ (còn nhiều địadanh do người Hà Lan đặt tên như phố Wall, khu Harlem, New York vốn tên là NewAmsterdam ), châu Phi, Indonesia Thế kỷ 17, Hà Lan là trung tâm tài chính lớn nhấtthế giới với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán đầu tiên trên thếgiới với những con tàu chuyên chở 90% hàng hóa của Châu Âu Công ty tàu biển Đông
tế-Ấn VOC được coi là tập đoàn xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới Do vậy, thế kỷ 17được coi là “thế kỷ Hà Lan”, sau đó bị Anh, Đức, Mỹ vượt lên
Ngày nay, Hà Lan đứng thứ hạng 16 trên thế giới, đứng thứ 5 trong danh sách sứccạnh tranh quốc tế của IMF, theo nhà chức trách EIV, trong vòng 5 năm tới, Hà Lan sẽ là
sự lựa chọn tốt nhất trong thế giới kinh doanh và đầu tư, là một trong những quốc gia