1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Toàn cầu hóa và môi trường chính trị - luật pháp châu âu

36 420 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 657,77 KB

Nội dung

Toàn cầu hóa và môi trường chính trị - luật pháp châu âu

Trang 1

Trường Đại Học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh

Khoa: Thương Mại – Du Lịch – Marketing

Bộ Môn: Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế

Đề tài:

TOÀN CẦU HÓA

VÀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - LUẬT PHÁP

Trang 2

BẢN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

Họ tên thành viên Nhiêm vụ Mức độ

Nguyễn Huỳnh Thủy Trúc

Nguyễn Thụy Thiên Trang

Trang 3

MỤC LỤC

I Tác động của Toàn cầu hóa đến môi trường chính trị luật pháp tại Đức và Ukraine .6

1 Toàn cầu hóa là gì? 6

2 Tác động của Toàn cầu hóa đến môi trường chính trị luật pháp tại Đức .7

2.1 Chính phủ điện tử .7

2.2 Chính sách nhập cư .7

2.3 Luật Đầu tư .8

2.4 Điều chỉnh chính sách thuế .9

2.5 Tội phạm quốc tế và nạn buôn người 9

3 Tác động của Toàn cầu hóa đến môi trường chính trị luật pháp tại Ukraine 10

3.1 Tích cực 10

3.2 Tiêu cực 12

II Ảnh hưởng của sự khác biệt môi trường chính trị luật pháp giữa Đức và Ukraine đến hoạt động kinh đoanh quốc tế 13

1 Sự khác biệt tổng quan môi trường chính luật pháp giữa Đức và Ukraine 13

2 Những khác biệt cụ thể môi trường chính luật pháp tác động đến hoạt động kinh doanh quốc tế của Đức và Ukraine 16

3 Phân tích ngành Dệt may 22

4 Phân tích ngành Thủy sản 25

5 Tổng kết và lựa chọn thâm nhập thị trường 29

Trang 4

Lời mở đầu

Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững trên thị trường quốc tế thì phải đối mặt với rất nhiều những yếu tố khách quan bên ngoài không thể kiểm soát được Trong những yếu tố đó, chính trị và luật pháp là những vấn đề đáng quan tâm Do pháp luật đặt ra những tiêu chuẩn mà chúng ta phải tuân theo, còn chính trị sẽ làm ảnh hưởng đến những thay đổi trên thị trường Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào việc doanh nghiệp có

am hiểu về các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay không Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của nền văn hoá quốc gia và hệ thống luật pháp, các chính sách của chính phủ nước đó Vì vậy, ta phải có những hiểu biết rõ ràng về môi trường chính trị, pháp luật trong kinh doanh quốc tế trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm giảm bớt những rủi

ro sẽ gặp phải

Môi trường chính trị và luật pháp rất đa dạng và phức tạp Một công ty hoạt động trên quy mô quốc tế không những chịu tác động của hệ thống chính trị, luật pháp nước mình mà còn bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá, hệ thống chính trị và luật pháp của nước sở tại Vì thế việc tìm hiểu kĩ về môi trường chính trị, luật pháp trong kinh doanh quốc tế như những điều liên quan đến cạnh tranh, định giá, thủ tục hải quan, mẫu mã, phân phối, trách nhiệm sản phẩm, bằng sáng chế, nhãn hiệu và quảng cáo… nhằm tránh những rủi ro là rất cần thiết Ngoài ra các nhà kinh doanh quốc

tế còn cần phải biết đến những quy định có tính bắt buộc của các điều ước quốc tế hữu quan Có như vậy thì các nhà hoạt động kinh doanh quốc tế mới có cơ hội thành công trên thương trường quốc tế

Trong vài thập kỷ qua, châu Âu đã trở thành đối tác thương mại quan trọng đối với Việt Nam Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với nhiều nước châu Âu đã phát triển khá thuận lợi

và đạt được nhiều kết quả khả quan Trong đó Đức đang là bạn hàng lớn và có nhiều tiềm năng của nước ta.Với kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Đức là khá lớn và đa dạng

về loại sản phẩm Bên cạnh đó Ukraine cũng đang dần có mối quan hệ tốt đẹp với nước ta trong nhiều năm qua, khối lượng hàng hóa Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng, đồng thời Ukraine cũng là một đầu mối lưu thông quan trọng để ta tiếp cận với những nước khác ở Châu Âu Do đó

để xâm nhập và đánh mạnh vào thị trường của hai nước này hơn nữa, chúng ta cần hiểu rõ môi

Trang 5

trường chính trị - luật pháp của hai nước này nhằm đưa ra những hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp Việt Nam giúp việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường Kinh doanh quốc tế của Thế giới

Vì vậy, mục đích của bài tiểu luận này là phân tích ảnh hường của Toàn cầu hóa lên môi trường chính trị luật pháp của hai nước Đức và Ukraine Bên cạnh đó là tìm hiểu sự khác biệt về môi trường chính trị luật pháp của hai nước để tìm ra sản phẩm mang tính cạnh tranh nhằm xâm nhập vào thị trường mà sản phẩm đó có tiềm năng phát triển

Nhóm xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Th.S Quách Thị Bửu Châu trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận Do một số hạn hẹp về thời gia và nguồn lực nên nhóm còn gặp nhiều sai sót cũng như chưa thể khai thác cặn kẽ nhất về đề tài này

Chúng em hy vọng nhận được sự góp ý từ cô để hoàn thiện hơn nữa đề tài

Trang 6

I Tác động của Toàn cầu hóa đến môi trường chính trị luật pháp tại Đức và Ukraine

1 Toàn cầu hóa là gì?

Theo các nhà chuyên môn “toàn cầu hóa” là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong

xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội,… trên quy mô toàn cầu” Trong lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hoá được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng Hiện nay nó trở thành xu thế chung và là vấn đề được quan tâm hàng đầu Vì toàn cầu hóa đồng nghĩa với việc mở cửa đất nước để hội nhập và nó cũng giúp cho mỗi cá nhân, tổ chức, mỗi quốc gia được tiếp cận với thế giới một cách nhanh hơn và ít tốn kém hơn

Toàn cầu hóa như là một website liên kết mọi người đến gần nhau hơn Nhưng muốn phát huy hết tác dụng của nó thì phải tuân thủ luật và quy định Vì vậy người ta xem đây như là quá trình dỡ bỏ những cản trở trong hoạt động thương mại, xóa bỏ sự phân biệt đối

xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng thông qua việc giảm bớt các hàng rào phi thuế quan

và các loại lệ phí để đất nước có nhiều cơ hội tham gia vào đầu tư, đồng thời trở thành thị trường đầu tư và đẩy mạnh tiềm năng xuất nhập khẩu Toàn cầu hóa kéo theo nhiều sự thay đổi về chính trị, pháp luật, văn hóa giáo dục đặc biệt có sự du nhập của các nền văn hóa nước bạn, lực lượng lao động dồi dào Hơn thế nữa, quốc gia còn tiếp nhận được trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, rút ngắn khoảng cách so với các quốc gia khác Nó là một quá trình không thể đảo ngược và gắn liền với sự phát triển của xã hội, không thể ngăn cản hay chống lại mà phải tập thích nghi

Bên cạnh mặt tích cưc, toàn cầu hóa cũng có mặt tiêu cực Xu hướng toàn cầu hóa càng phát triển thì nó dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt gây hậu quả phá sản, thất nghiệp Bên cạnh đó, mở cửa để đón các nguồn lực, các thành tựu khoa học công nghệ, thiết bị máy móc có thể tiềm ẩn nhiều bất lợi chẳng hạn như ô nhiễm môi trường, xâm nhập công nghệ lạc hậu, tệ nạn xã hội và sự du nhập của một số nền văn hóa xấu, không phù hợp với nét truyền thồng của quốc gia

Trang 7

2 Tác động của Toàn cầu hóa đến môi trường chính trị luật pháp tại Đức

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như tốc độ Toàn cầu hóa diễn ra chóng mặt đòi hỏi những cải tiến trong các thủ tục hành chính để không chỉ giảm thiểu những bất tiện cho người dân mà còn thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài Chính phủ điện tử dần được đưa vào công tác quản lý nhằm mục đích công khai và đơn giản hóa quá trình làm thủ tục giấy tờ, cũng như thống nhất cách làm việc theo những tiêu chuẩn chung tại nhiều quốc gia Tuy nhiên công cuộc điện tử hóa hệ thống chính quyền tại Đức được xem là chưa thành công vì tỷ lệ người dân sử dụng không cao,

và hiệu quả các dịch vụ đem lại còn thấp

Năm 2000, dự án BundOnline 2005 được phát động để điện tử hóa tất cả mọi dịch vụ hành chính có khả năng tiến hành online Mặc dù được đánh giá là chưa thành công, nhưng BundOnline 2005 đã bước đầu thống nhất cách truy cập và sử dụng các dịch vụ hành chính, tiện nghi cho người sử dụng, đẩy nhanh thời gian thực hiện thủ tục cũng như

đa dạng hóa các dịch vụ online cung cấp

“DeutschlandOnline” và “MEDIA@Komm-Transfer” là thế hệ tiếp theo của chính phủ điện tử tại Đức, với nỗ lực thiết lập một hệ thống hành chính công online

Toàn cầu hóa diễn ra đồng nghĩa với việc các nước phát triển cao như Đức hàng năm phải gánh thêm một lượng lớn dân nhập cư bất hợp pháp từ những nước nghèo Chính vì thế pháp luật tại đây rất nghiêm ngặt với nhập cư bất hợp pháp Tại Đức, nhập cư bất hợp pháp được xem là một tội và có thể bị phạt tiền hoặc giam giữ đến 1 năm và bị buộc phải hồi hương

Phần lớn các quốc gia phát triển ở châu Âu có dân số già, tỷ lệ dân cư trong độ tuổi lao động ngày càng giảm xuống và Đức không là ngoại lệ Quá trình toàn cầu hóa mà cụ thể

là sự di cư của lực lượng lao động từ các nước đang phát triển chính là giải pháp đơn giản nhất cho vấn đề này

Trang 8

Tại Đức, chương trình “Thẻ xanh” (Green Card) được giới thiệu lần đầu vào năm 2000 nhằm mục đích thu hút lực lượng lao động có trình độ cao trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ thông tin Những lao động trình độ cao nước ngoài được cấp thẻ xanh có quyền sống và làm việc tại Đức trong một khoảng thời gian nhất định tùy từng trường hợp cụ thể và không quá 5 năm Thủ tục cấp thẻ xanh được đơn giản hóa tối đa (cấp trong

1 ngày) và thực hiện qua internet

Từ 01/01/2005, đạo luật về nhập cư mới thay thế cho chương trình Thẻ Xanh, theo đó người lao động có trình độ cao sẽ được cấp hộ khẩu thường trú (không thời hạn) và giấy phép làm việc ngay từ đầu, chứ không phải giấy phép làm việc 5 năm như trước đây Những thành viên gia đình vào nước Đức cùng với người lao động trên có thể có quyền làm việc tại đây, điều này khuyến khích các gia đình có ý định nhập cư vào Đức Giống như Thẻ xanh, đạo luật này cho phép sinh viên nước ngoài tốt nghiệp đại học tại Đức ở lại trong 1 năm để tìm kiếm việc làm, nếu họ có nguyện vọng tiếp tục làm việc ở đây

Ngày 17/7/2008, Nội các Đức đã thông qua một Chương trình hành động nhằm thu hút lao động tay nghề cao từ nước ngoài nhằm bù đắp sự thiếu hụt lao động trong nhiều ngành nghề ở Đức Theo kế hoạch, bắt đầu từ 1/1/2009, viện sĩ từ các nước EU mới sẽ dễ dàng tới làm việc ở Đức và họ sẽ không phải qua một kỳ kiểm tra đầu vào, khác với những viện sĩ từ các nước thứ ba Trong khi đó, những lao động tay nghề cao có thu nhập 63.600 euro (thay cho mức 84.000 euro như yêu cầu trước đó) sẽ được quyền lưu trú dài hạn ở Đức Ngoài ra, những lao động nộp đơn xin làm việc ở Đức sẽ được ưu tiên nếu đã tốt nghiệp các trường của Đức ở nước ngoài, chứng minh được khả năng về ngôn ngữ tiếng Đức và những hiểu biết về văn hóa Đức

Từ 1/5/2008, lao động thủ công và lao động tay nghề thấp từ các nước mới gia nhập EU (gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc, Xlôvakia, Xlôvênia, Hunggari, Extônia, Látvia và Lítva) sẽ

bị hạn chế vào Đức cho tới 30/4/2011 Riêng lao động tay nghề thấp từ Bungari và Rumani (gia nhập EU đầu năm 2007) sẽ bị hạn chế vào Đức cho tới đầu năm 2012

Trang 9

Để khuyến khích đầu tư, trước đây tại Đức không có một đạo luật nào hạn chế các quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài Nhìn chung, các công ty nước ngoài hoàn toàn bình đẳng với công ty địa phương và sở hữu 100% vốn nước ngoài được công nhận ở hầu hết các lĩnh vực Doanh nghiệp nước ngoài đều được hưởng các khoản trợ cấp, cho vay lãi suất thấp và giảm thuế như doanh nghiệp trong nước

Có thể nói đây là một nỗ lực của chính phủ Đức trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng và thu hút đầu tư nước ngoài, tuy nhiên chính sách này cũng tạo ra áp lực lớn cho các nhà sản xuất trong nước

Vào năm 2004, Đức ban hành Mục 7 của Đạo luật về Ngoại thương và Thanh toán (the German Foreign Trade and Payments Act) quy định một số ngành và lĩnh vực hạn chế tự

do di chuyển vốn đầu tư nước ngoài vì mục đích bảo đảm an ninh quốc gia như công nghệ quân sự, vũ khí Sự điều chỉnh này được cho rằng xuất phát từ một sự kiện vào năm 2003, khi mà lượng lớn cổ phần của một nhà sản xuất tàu ngầm tại Đức bị mua bởi một công ty cổ phần tư nhân Mĩ Điều này cho thấy nguy cơ các công nghệ nhạy cảm có thể dễ dàng bị đem ra khỏi quốc gia bởi các nhà đầu tư nước ngoài

Gần đây nhất, vào năm 2008 chính phủ Đức đã ban hành cải cách các loại thuế doanh nghiệp Mục đích của cải cách này chính là thiết lập một hệ thống thuế doanh nghiệp mang tính chất cạnh tranh quốc tế hơn nữa cũng như thúc đẩy đầu tư vào Đức Theo như điều chỉnh này, thuế doanh nghiệp phải đóng tính chung giảm xuống khoảng 9% (từ 39% xuống dưới 30%) Sự cắt giảm thuế này đồng thời đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trước đó vào năm 2000, Đức cũng đã thực hiện đợt cải cách thuế, theo đó thuế thu nhập

và thuế doanh nghiệp được giảm đáng kể qua nhiều giai đoạn (từ năm 2000 đến 2007)

Toàn cầu hóa không những là nguồn gốc của sự cải tiến, phát triển trong môi trường chính trị luật pháp, mà còn gây nên gia tăng đột biến tệ nạn xã hội và tội phạm toàn cầu

Trang 10

Trong đó, đáng lưu tâm nhất là nạn buôn người qua biên giới gia tăng đột biến trong những năm gần đây

Đức được xem là một trong những điểm đến lớn nhất của tệ nạn buôn người Năm 2002, mại dâm được hợp pháp hóa tại Đức nhằm mục đích chính là giảm nạn buôn bán tình dục, loại bỏ sự kì thị và cung cấp các điều kiện an toàn hơn Tuy nhiên thực tế cho thấy mục tiêu này đã hoàn toàn thất bại Từ năm 2005 đến 2010, tỷ lệ tội phạm buôn người tại Đức tăng đến 70% Nạn nhân thường là phụ nữ và có cả trẻ vị thành niên từ Đông Âu, châu Phi bị bán vào Đức làm lao động cưỡng bức và gái mại dâm, và có khoảng 1/3 tội phạm buôn người tại đây có quốc tịch Đức, phần còn lại là tội phạm quốc tế Đức cấm tất

cả các hình thức buôn bán người trong Mục 232 và 233 của Bộ Luật Hình sự Chính phủ

đã cải tiến đáng kể trong việc kết án và trừng trị tội phạm buôn người, nhưng thực tế lại cho thấy phần lớn người bị kết án không cần thiết bị giam giữ (được tại ngoại hoặc nộp phạt)

3 Tác động của Toàn cầu hóa đến môi trường chính trị luật pháp tại Ukraine

Theo điều 16 luật doanh nghiệp Ukraine năm 2007, các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng mọi quyền lợi và chịu mọi trách nhiệm như một doanh nghiệp Ukraine Hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài được tiến hành theo pháp luật Ukraine hiện hành

Căn cứ vào bộ luật thuế của Ukraine tháng 11/2010, chính phủ Ukraine đã quyết định giảm thuế lợi nhuận theo sơ đồ: 2011 – 23%, 2012 – 21%, 2013 – 19% và từ năm 2014 – 16% (năm 2010 là 25%) Việc này mặc dù làm giảm thu ngân sách nhưng sẽ thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích doanh nghiệp công khai lợi nhuận

Từ ngày 1/1/2011, trong 28 luật mới được ban hành, bao gồm luật áp dụng loại lệ phí du lịch Khoản này sẽ nộp vào ngân sách địa phương, với mức từ 0.5% tới 1% tính từ giá thuê phòng tại nhà nghỉ, khách sạn

Trang 11

Bắt đầu từ năm 2011, Ukraine sẽ áp dụng luật mới là thuế lợi nhuận bằng 0% cho các doanh nghiệp có kim ngạch một năm dưới 3 triệu Hryvnia và các doanh nghiệp trả lương nhân viên không dưới 2 lần mức lương tối thiểu

Hạn ngạch xuất khẩu ngũ cốc qua các nước EU tăng từ 20,000 tấn lên 100,000 tấn theo khuôn khổ kí kết hiệp định về khu vực tư do thương mại với EU cuối tháng 8 vừa qua Bên cạnh đó để thúc đẩy lượng ngũ cốc xuất khẩu, vào ngày 26/8/2011,

Bộ chính sách nông nghiệp và thức phẩm Ukraine đề xuất Bộ phát triển kinh tế và thương mại thông qua một dự luật sửa đổi về thuế xuất khẩu nhằm dỡ bỏ thuế xuất khẩu ngũ cốc để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rất có lợi này qua các nước

EU

Ngày 16/05/2008, Ukraine chính thức trở thành thành viên thứ 152 của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) WTO mang lại cho Ukraine một số lợi ích như: Mang đến lợi thế giúp Ukraine có thể sử dụng quyền phủ quyết gây khó khăn cho Nga gia nhập WTO để trả thù vụ việc Ukraine bị cản trở thành thành viên của NATO

Theo thỏa thuận năm 2007 giữa Ukraine và EU, hạn ngạch xuất khẩu thép của Ukraine vào các nước EU được nâng lên 1,32 triệu tấn Ngay sau khi Ukraine trở thành thành viên của WTO, EU tự động gỡ bỏ hạn chế số lượng xuất khẩu thép Ukraine

Hơn nữa, Ukraine còn được WTO bảo vệ trong giao thương Điển hình là WTO can thiệp việc Armenia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt vào mặt hàng rượu và thuốc lá nhập khẩu của Ukraine Nước này đánh thuế 17,7 $ cho 1000 điếu thuốc nhập khẩu từ Ukraine, trong khi đó, đối với hàng nội thì chỉ có 12,9$ Đó được xem là hành động bảo hộ mậu dịch và vi phạm điểm 1, 2, 4, điều III Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 (GATT 1994) Sau đó Ukraine đã đề nghị hiệp thương và WTO đã yêu cầu Armenia trả lời yêu cầu hiệp thương của Ukraine trong vòng 30 ngày và bắt đầu hiệp thương không chậm quá 30 ngày sau Hơn nữa WTO có quyền yêu cầu

Trang 12

Armenia bãi bỏ thuế hoặc có thể phải bồi thường thiệt hại cho Ukraine Vì vấn

đề liên quan tới 5 - 10% hàng xuất khẩu của Ukraine qua nước này, trị giá 166 triệu đô năm 2009

Toàn cầu hóa diễn ra đồng nghĩa với nạn nhập cư tràn lan và trái phép vào lãnh thổ Ukraine đã gây ra nhiều bất lợi cho chính quyền nước này trong việc giải quyết chổ ở và nhiều vấn đề phát sinh Vì vậy vừa qua Quốc hội Ukraine đã đưa

ra một số sửa đổi vào luật di trú và các văn bản pháp quy liên quan đến quy chế của người nước ngoài tại lãnh thổ Ukraine Cụ thể như những người nhập cảnh vào Ukraine để đi học hay đi làm, nếu không đến trường hay cơ quan theo thời hạn quy định sẽ bị trục xuất Và thời hạn 5 ngày để người có lệnh trục xuất rời khỏi Ukraine thay vì 30 ngày như trước kia Hơn nữa nếu đưa người nhập cư trái phép vào sẽ bị phạt 3 - 8 năm tù thay cho 2 - 5 năm như trước kia và ai vi phạm quy định với thời hạn đăng kí hộ khẩu sẽ bị phạt 200 - 500 lần mức thu nhập tối thiểu được miễn thuế (3400 - 8500 hryvnia) thay vì 20 - 40 lần (340 - 680 hryvnia) như trước Bên cạnh đó, hiệp định kí kết Ukraine - EU về việc nhận lại những người xâm nhập trái phép vào EU qua lãnh thổ Ukraine (bất kể là người nước nào) đã kí vào 15/1/2008 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010

Xung đột chính trị giữa Nga – Ukraine đang trong thời kì căng thẳng Vấn đề nảy sinh khi Nga đã không giữ đúng lời cam kết hạ giá khí đốt xuống 30% so với giá năm 2009 (450USD/1000m3) mà quý III và IV năm 2011 sẽ tăng giá lên gần tới 20% (350 - 400USD/1000 m3) dù Ukraine đã gia hạn thêm 25 năm (2017 - 2042) cho hạm đội Biển Đen của Nga tại căn cứ Sevastopol ở bán đảo Crimea – Ukraine Nga quyết tâm tăng giá khí đốt cũng vì mục đích ép Ukraine gia nhập liên minh thuế quan Hiện nay, Nga đã chuyển sang hành động là hạn chế các mặt hàng xuất khẩu của Ukraine thâm nhập thị trường Nga và thị trường các quốc gia thuộc liên minh hải quan Bên cạnh đó, Liên minh Hải quan còn tăng thuế nhập khẩu đường, kiều mạch, khoai tây từ Ukraine, tiếp tục cuộc chiến, Nga áp thuế

Trang 13

chống phá giá ở mức 26% với các sản phẩm thép cán và thép cuộn nhập khẩu từ Ukraine

Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc thuế nhập khẩu một số mặt hàng phải giảm

để đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp nước ngoài, tránh tình trạng đánh thuế cao bảo hộ doanh nghiệp trong nước Vì vậy, Ukraine đã phải bỏ thuế nhập khẩu cồn và các sản phẩm có cồn thay vì 10% như trước Và phải giảm giá nhập khẩu cá hun khói từ 8% xuống 5%

Tương tự như Đức, Ukraine là nơi xuất phát, quá cảnh và đồng thời là điểm đến của tệ nạn buôn người Đàn ông, phụ nữ và trẻ em Ukraine bị bán ra nước ngoài với mục đích bóc lột lao động trong nông nghiệp, công nghiệp, khai thác tình dục

và bị buộc đi ăn xin Có dấu hiệu Ukraine là điểm đến cho tội phạm buôn người

từ nhiều nơi khác đến Tuy nhiên chính phủ Ukraine chưa thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu để loại bỏ nạn buôn bán đang gia tăng đáng báo động Trong năm 2006, Ukraine đã đạt được tiến bộ trong việc truy tố và trừng phạt tội phạm buôn người Chính phủ cấm tất cả các hình thức buôn bán thông qua Điều 149 của

Bộ luật hình sự, trong đó quy định những hình phạt đủ nghiêm ngặt và tương xứng với những quy định đối với tội phạm nghiêm trọng khác Ukraine đã hợp tác cùng chính phủ các nước khác trong ngăn chặn tệ nạn buôn người, tuy nhiên vẫn chưa có sự tiết giảm các thủ tục để đẩy mạnh sự trợ giúp pháp lý giữa các quốc gia

II Ảnh hưởng của sự khác biệt môi trường chính trị luật pháp giữa Đức và Ukraine đến hoạt động kinh đoanh quốc tế

1 Sự khác biệt tổng quan môi trường chính luật pháp giữa Đức và Ukraine

Trang 14

Mỗi bang có Hiến pháp riêng Hiến pháp chung cho toàn nước

Theo thể chế Dân chủ nghị viện

Quốc hội gồm Hội đồng Liên bang và Nghị

viện

Nghị viện là đại diện cho dân, mỗi khóa

kéo dài 4 năm

Theo thể chế Nghị viên – Tổng thống Quốc hội gồm Nghị viện

Nghị viện là đại diện cho dân, mỗi khóa kéo dài 5 năm

Hệ

thống

pháp

luật

Hành pháp cấp Liên bang được hình thành

bởi Chính phủ Liên bang do Thủ tướng

Liên bang lãnh đạo

Tòa án là cơ quan giám sát việc thực hiện

Hiến Pháp

Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan Hành pháp cao nhất với thành phần gồm Thủ tướng, Phó thủ tướng thứ nhất, các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng

Tòa án là cơ quan giám sát việc thực hiện Hiến Pháp

Tăng cường hợp tác với Nga, Đông Âu

Coi trọng mối hợp tác với các nước châu Á

– Thái Bình Dương

Thành viên Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) Ngày 16/5/2008, chính thức là thành viên WTO sau 14 năm đàm phán Ukraine đang trên đường đàm phán để giai nhập EU

Quan hệ chính trị với Nga không mấy tốt đẹp do vấn đề giá dầu khí Ukraine nhập

Thiết lập quan hệ ngoại giao ngày

23/9/1975 Từ đó mối quan hệ hợp tác giữa

hai nước ngày càng tích cưc, sâu rộng, hiệu

quả và toàn diện

Nhiều hiệp định được kí kết giữa hai nước

tạo cơ sở pháp lý cho sự hợp tác kinh tế

như hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp

Thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/1/1992

20 hiệp định về hợp tác kinh tế - thương mại trong đó có nhiều lĩnh vực quan trọng như vận tải biển, khuyến khích và bảo hộ

Trang 15

định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các

Hiệp định hàng hải và hàng không

Tính đến tháng 11/2010, Đức có 153 dự án

đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng kí

là 801 triệu USD

Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt

Nam trong các nước EU và toàn Châu Âu

Kim ngạch xuất khẩu qua Đức 9 tháng đầu

năm 2011 đạt 2.399 triệu USD tăng so với

năm 2010 (1.618 triệu USD) Kim ngạch

nhập khẩu cũng tăng mạnh từ 1.284 triệu

USD lên 1.648 triệu USD

Hàng may mặc của Việt Nam dẫn đầu về

kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Đức,

theo số liệu của Cục Hải Quan, 9 tháng đầu

năm 2011 đạt 448 triệu USD tăng mạnh so

với cùng kì năm ngoái là 314 triệu USD

Cà phê là mặt hàng thứ hai có sản lượng

xuất khẩu qua Đức rất cao – đứng thứ hai

sau may mặc – 217 triệu USD tính tới

tháng 9/2011

đầu tư, tránh đánh thuế hai lần

Tính đến tháng 12/2010, Ukraine có 9 dự

án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn là

23 triệu USD Còn Việt Nam có tổng vốn đầu tư vào Ukraine là 4 dự án với tổng vốn là 3.357 USD

Ukraine và Việt Nam là hai nền kinh tế không phải cạnh tranh nhau mà là hỗ trợ

bổ sung cho nhau

Kim ngạch xuất khẩu qua Ukraine 9 tháng đầu năm 2011 đạt 134,493 triệu USD tăng so với năm 9 tháng đầu năm

2010 là 82,627 triệu USD Kim ngạch nhập khẩu thì giảm từ 6,050 triệu USD xuống 1,732 triệu USD

Thủy sản là măt hàng xuất khẩu chính qua Ukraine Theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan, tính đến tháng 9/2011, Việt Nam xuất khẩu thủy sản qua Ukraine đạt 36 triệu USD tăng so với tháng 7 (25 triệu USD) và so với cùng kì năm ngoái thì lại giảm (38 triệu USD)

May mặc - mặt hàng thứ hai sau thủy sản

- là mặt hàng được xuất khẩu chính qua Ukraine 12 triệu USD tính tới tháng 9/2011

Trang 16

2 Những khác biệt cụ thể môi trường chính luật pháp tác động đến hoạt động kinh doanh quốc tế của Đức và Ukraine

CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của

Việt Nam trong khối EU Kim ngạch ngoại

thương Việt - Đức đóng góp 28% kim ngạch

ngoại thương Việt Nam – EU Theo số liệu

thống kê chính thức của Tổng Cục Hải Quan,

7 tháng đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu

hàng hóa của Việt Nam sang Đức đạt 1,7 tỷ

USD, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2010

Quan hệ chính trị Đức và Việt Nam vẫn được

duy trì tốt đẹp từ trước đến nay Gần đây nhất,

vào tháng 10 vừa qua trong chuyến thăm của

hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa

Liên bang Đứ ết lập quan hệ

đối tác chiến lược, tăng cường hợp tác chặt

chẽ hơn nữa trong thời gian tới trên các

phương diện về chính trị và pháp luật, thương

mại và đầu tư, phát triển bảo vệ môi trường,

cũng như về văn hóa, khoa học, giáo dục

Vì CHLB Đức là một thành viên của Liên

minh châu Âu (EU), nên ngoài các chính sách

mà luật pháp Đức quy định, các hoạt động

kinh doanh quốc tế còn phải tuân theo những

chính sách cũng như quy định của EU EU áp

dụng nhiều biện pháp tác động đến nhập khẩu

Tình hình chính trị bất ổn kéo dài tại Ukraine gây mệt mỏi cho các nhà đầu tư, cũng như tác động tiêu cực đến kinh doanh quốc tế Sau khi căng thẳng giữa các vị lãnh đạo đất nước – Tổng thống đương nhiệm Viktor Yushchenko và Cựu Thủ tướng Yulia Timoshenko – kết thúc, vấn đề khí đốt giữa Nga và Ukraine lại liên tục nóng lên Bên cạnh đó, sự kiện Cựu Thủ tướng Yulia Timoshenko bị kết án 7 năm tù do lạm dụng quyền lực khiến quan hệ giữa Ukraine và

EU trở nên căng thẳng vì bất đồng quan điểm Điều này khiến việc gia nhập Liên minh châu Âu của Ukraine trở nên khó khăn hơn

Những căng thẳng chính trị này cũng là nguyên nhân khiến cho đồng Hryvnia của Ukraine tuột giá nhanh chóng đầu năm 2009

và chỉ số lạm phát tăng cao, cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài giảm mạnh trong những năm gần đây Mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Ukraine vẫn được duy trì tốt đẹp từ trước đến nay Chính vì thế có đến 38 văn bản song phương được ký kết, tạo tiền đề

Trang 17

như thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế

quan, thuế gián tiếp, giấy phép biện pháp tự

vệ, quy tắc và tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa,

chống bán phá giá Điều nay đem đến một số

cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp

Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Đức

thúc đẩy phát triển mậu dịch giữa hai quốc gia Tuy nhiên, chưa thực sự có một văn bản

đã ký nào có thể mở ra một hành lang pháp

lý vững chắc và thông thoáng hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ukraine

Trong chuyến viếng thăm chính thức Ukraine của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 5/10/2011 vừa qua, hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp tác song phương nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại, tích cực hỗ trợ xuất nhập khẩu, xóa bỏ rào cản thương mại nhằm tăng nhanh kim ngạch giữa hai nước Đồng thời, Thủ tướng Ukraine cũng khẳng định quyết tâm trong đẩy mạnh tiến trình đàm phán để sớm ký kết Hiệp định thương mại tự

do Việt Nam - Ukraine

Việt Nam là quốc gia đang phát triển và thuộc

vào diện được hưởng thuế quan ưu đãi GSP

(Generalized System of Preferences) khi xuất

khẩu vào Đức nói riêng và cộng đồng EU nói

chung Theo đó hàng hóa từ Việt Nam sẽ

được miễn thuế hoặc đánh thuế thấp khi vào

thị trường EU Để đổi lấy ưu đãi thuế, EU yêu

cầu các nước đang phát triển phải thực hiện

một số cam kết như đảm bảo quyền lợi cho

người lao động, bảo vệ môi trường, chống

buôn bán và sử dụng ma tuý Đây là lợi thế

Thuế quan: thuế nhập khẩu và các loại thuế

khác tai Ukraine khá cao Tuy nhiên việc Ukraine gia nhập WTO vào năm 2008 và Việt Nam là thành viên WTO từ 2007 đem lại lợi thế cho hàng xuất khẩu của chúng ta sang Ukraine Khi giao thương với Ukraine,

doanh nghiệp Việt Nam được hưởng ưu đãi theo nguyên tắc Tối huệ quốc MFN (Most favoured nation) Theo nguyên tắc MFN,

các quốc gia thành viên WTO phải dành cho nhau những “đối xử ưu đãi nhất” nhằm

Trang 18

lớn về thương mại mà Việt Nam cần tận dụng

Tuy nhiên mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã

trình Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu

xem xét dự thảo Quy định mới về cho hưởng

ưu đãi thuế quan chung (GSP) của EU Theo

đó, EU đã đưa ra nhiều thay đổi, nâng tiêu chí

được hưởng GSP và có thể có một vài thay

đổi lớn về ưu đãi GSP Do đó một số ngành

hàng nhập khẩu từ những nước đang phát

triển nhanh như Việt Nam, sẽ không còn được

hưởng ưu đãi như trước nữa Đến năm 2014,

Việt Nam vẫn nằm trong danh sách được

hưởng ưu đãi GSP của EU Tuy nhiên, EU sẽ

tiếp tục áp dụng cơ chế “trưởng thành”:

không cho hưởng ưu đãi GSP đối với một

“Mục” của Biểu thuế trong trường hợp nhập

khẩu được ưu đãi của GSP từ một nước có thị

phần trong tổng nhập khẩu được hưởng GSP

đạt tới 17,5% (riêng dệt may là 14,5%) Thay

đổi này gia tăng thách thức cho Việt Nam bởi

lẽ khi nhiều nước không còn được hưởng GSP

nữa, thị phần hàng nhập khẩu từ Việt Nam sẽ

tăng nhanh chóng và sớm đạt đến ngưỡng

“trưởng thành” Như vậy từ 2014, nguy cơ

nhiều ngành hàng Việt Nam không còn được

ưu đãi thuế là rất cao

hướng đến mục tiêu bình đẳng hóa và chống bảo hộ mậu dịch trong nước

Hạn ngạch nhập khẩu: tại Ukraine hạn

ngạch mới là biện pháp hạn chế kinh doanh quốc tế hiệu quả hơn so với thuế quan Ukraine áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với rượu, cây mía nguyên liệu, vàng, bạc… Tuy nhiên trong danh mục hàng xuất khẩu

từ Việt Nam sang, không có ngành hàng nào

bị áp dụng hạn ngạch

Ngày đăng: 29/01/2016, 17:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w