III. Phân tích các yếu tố môi trường kinh tế của hai quốc gia Đức & Hà Lan:
4. Liên kết kinh tế (Economic Alliances)
Liên kết/ hội nhập kinh tế là việc thiết lập những luật lệ và nguyên tắc vượt phạm vi 1 QG để cải thiện thương mại và sự hợp tác giữa các nước.
• Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Đức: đặc điểm của chính sách đối ngoại của Đức là tính kế thừa và sự tin cậy. Chính sách này thể hiện trong quan hệ hợp tác đối
tác và sự cân bằng lợi ích. Có thể tóm gọn những định hướng của chính sách đối ngoại của Đức trong những khẩu hiệu “Không bao giờ lặp lại” và “Không bao giờ một mình”. Dựa trên nguyên nhân sâu xa trong lịch sử nước Đức, khẩu hiệu “Không bao giờ lặp lại” thể hiện việc quay lưng lại với chính sách độc tài và bành trướng, cũng như nghi ngờ một cách sâu sắc những phương tiện quyền lực quân sự. “Không bao giờ một mình” có nghĩa là gắn kết chặt chẽ vào cộng đồng các nền dân chủ phương Tây. Sự hòa nhập của Đức vào một châu Âu ngày càng kết nối với nhau chặt chẽ hơn và sự gắn kết chặt chẽ của Đức vào Liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây Dương là những trụ cột trong định hướng đối ngoại. Nước Đức tích cực hoạt động trong các tổ chức hợp tác đa phương. Đức là thành viên của các tổ chức quan trọng của châu Âu và quốc tế.
• Liên minh châu Âu
Từ năm 1957 Đức là một trong 6 nước sáng lập EU ngày nay. Từ năm 2007 EU gồm 27 nước thành viên, tại 16 nước đồng Euro là đồng tiền chính thức. Trong tổng ngân sách 141 tỉ Euro của EU (2010) Đức đóng góp 26,6 tỉ Euro. Nằm giữa trung tâm của Liên minh châu Âu (EU) nên Đức hưởng lợi từ mối quan hệ láng giềng hòa bình và tốt đẹp. Cộng hòa Liên bang Đức là thành viên sáng lập Liên minh châu Âu (EU). Đức đóng góp 26,6 tỉ Euro, khoảng 20% ngân sách EU và như vậy là nước đóng góp nhiều nhất.
Đức đóng một vai trò trụ cột trong việc đưa ra các chính sách trong quá trình phát triển của EU. Đức là nước đồng sáng kiến về phương sách phát triển một Liên minh châu Âu hướng tới thống nhất kinh tế, tiền tệ và hướng tới một liên minh chính trị sâu sắc và có khả năng hành động.
Chính vì thế đồng tiền chung Euro được tạo ra nhằm mục đích xây dựng một thị trường duy nhất. Ý nghĩa của hành động này bao gồm việc thúc đẩy các quyền tự do di chuyển, xóa bỏ vấn đề trao đổi ngoại tệ, cải thiện sự minh bạch về giá cả hàng hóa và dịch vụ, thiết lập một thị trường tài chính thống nhất, ổn định giá cả và lãi suất thấp và nhất là hạn chế những tác động tiêu cực do khối lượng giao dịch thương mại nội đại khổng lồ trong phạm vi Liên minh châu Âu. Đồng tiền chung euro cũng chính là biểu tượng chính trị cho sự hòa hợp và phát triển kinh tế liên tục.
Liên hiệp quốc (UNO) là nền tảng cơ bản và then chốt của hệ thống quốc tế. Từ 1973 Đức là thành viên Liên hiệp quốc (UNO). Từ năm 1996 Đức, nước đóng góp tài chính lớn thứ ba- hơn 8% ngân sách thường kỳ của UNO, Đức là một trong số những nước có trụ sở các cơ quan của UNO, ví dụ như văn phòng Ban thư ký khí hậu của UNFCCC đóng ở thành phố Bonn.
Cộng hòa liên bang Đức ứng cử vào ghế ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2011/2012. Với việc ra ứng cử này, Đức muốn tiếp nối những nỗ lực từ trước đến nay của mình và sẵn sàng là một đối tác tin cậy và cởi mở trong khi vượt qua mọi thách thức toàn cầu.
• NATO
Liên minh Bắc đại tây dương được thành lập năm 1949. Đến nay liên minh phòng thủ này đã có 28 nước thành viên. Từ năm 1955 Đức là thành viên của NATO.
• OSCE
Với 56 nước thành viên, Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) là một diễn đàn toàn diện cho quan hệ hợp tác trên toàn châu Âu. Các hoạt động của OSCE trước hết nhằm phòng ngừa và giải quyết tranh chấp. Đức tham gia đóng góp một cách đáng kể tài chính và nhân sự vào tổ chức này. Trụ sở cơ quan tổng thư ký của tổ chức OSCE đặt tại Viên thủ đô nước Áo.
• WTO
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập năm 1955 phục vụ cho việc thực hiện các hiệp định thương mại quốc tế đã ký kết và là một diễn đàn đàm phán nhằm tự do hóa thương mại thế giới. Trong khuôn khổ các vòng đàm phán thương mại thế giới, Đức nỗ lực đấu tranh cho các nước đang phát triển hội nhập mạnh mẽ hơn nữa vào nền thương mại thế giới. Trụ sở của WTO đặt tại Giơnevơ (Thụy Sĩ).
Nhiệm vụ trọng tâm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) có trụ sở tại Washington là hỗ trợ sự ổn định kinh tế vĩ mô của 186 nước thành viên. Với tỉ lệ góp vốn khoảng 6 % Đức là một trong số những nước góp vốn quan trọng nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế và Đức tham gia mạnh mẽ vào quá trình đưa ra các quyết định của tổ chức này thông qua một ủy viên hội đồng quản trị của Quỹ là người Đức.
• Bộ Ngoại giao
Bộ Ngoại giao có trụ sở ở Berlin và một mạng lưới 229 cơ quan đại diện ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao đại diện cho nước Đức trên khắp thế giới. Hiện nay Đức có quan hệ ngoại giao với hơn 190 nước.