QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Từ xa xưa, hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét văn hóa đặc thù trong đời sống của người dân nông thôn Việt Nam. Theo thời gian, các hoạt động sản xuất đơn lẻ dần dần gắn kết với nhau, hình thành nên các làng nghề, xóm nghề, trong đó có nhiều làng mang tính truyền thống, tồn tại lâu đời, trở thành một hình thức kết cấu kinh tế xã hội của nông thôn. Bên cạnh sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
BÁO CÁO TIÊU LUẬN
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Ở VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GVHD: PGS.TS LÊ THANH HẢI
Trang 21 Lịch sử phát triển làng nghề ở Việt Nam 1
1.1 Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam 1
1.2 Sự phân bố của các làng nghề ở Việt Nam 1
1.3 Xu thế phát triển các loại hình làng nghề 2
1.4 Sự phát triển làng nghề và sức ép môi trường 3
1.4.1 Vai trò của các làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền và cả nước 3
1.4.1.1 Vai trò trong phát triển kinh tế và giải quyết lao động, việc làm 3
1.4.1.2 Các vấn đề xã hội 3
1.4.2 Các áp lực tới môi trường từ hoạt động của các làng nghề 4
CHƯƠNG 2 – QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 2.1 Công cụ chính sách 6
2.1.1 Việc đầu tư và sử dụng ngân sách cho công tác quản lý môi trường tại làng nghề 6
2.1.2 Xã hội hóa công tác quản lý môi trường đối với làng nghề 7
2.1.3 Công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BVMT đối với các làng nghề 7
2.2 Công cụ pháp luật 8
2.2.1 Ban hành các VBQPPL; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo thẩm quyền 8
2.2.1.1 Ban hành VBQPPL của cơ quan Trung ương và địa phương hướng dẫn thi hành Luật BVMT và pháp luật khác có liên quan đến môi trường tại các làng nghề 8
2.2.1.2 Ban hành tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan đến làng nghề 9
2.2.2 Tổ chức bộ máy, năng lực quản lý nhà nước về BVMT các cấp đối với làng nghề 10
2.2.3 Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật về BVMT tại các làng nghề 10
2.4 Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các làng nghề 11
2.4.1 Tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật về BVMT đối với các làng nghề 11
2.4.2 Hiện trạng chất lượng môi trường xung quanh và chất thải, nước thải, khí thải tại các làng nghề 12
2.4.2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước và nước thải của các làng nghề 12
2.4.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh và khí thải của các làng nghề 13
2.4.2.3 Chất thải rắn của các làng nghề 13
CHƯƠNG 3 – LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÀNG NGHỂ MỸ LỒNG 3.1Khái quát làng nghề Mỹ Lồng 15
3.1.1Vị trí địa lí 15
3.1.2 Hiện trạng sản xuất của làng nghề 15
3.1.2.1 Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho làng nghề 15
3.1.2.2 Công nghệ sản xuất 15
3.1.2.3Sản xuất tinh bột sắn và tinh bột dong 15
3.2 Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề 18
3.2.1 Hiện trạng môi trường nước 18
3.2.1.1 Hiện trạng cấp nước 18
3.2.1.2 Hiện trạng thoát nước 18
3.2.1.3 Thực trạng chất lượng môi trường nước 18
3.2.1.4 Tình trạng xử lý nước thải 18
3.2.2 Hiện trạng ô nhiễm rác thải rắn .19
3.2.2.1 Khối lượng rác thải 19
3.2.2.2 Thành phần rác thải 19
3.2.2.3 Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải 19
Trang 33.2.2.4 Về việc xử lý rác thải: 19
3.3 Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường đến tình trạng sức khỏe của cư dân khu vực 19
3.4.1.1 Đối với rác thải: 19
3.4 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm 19
3.4.1 Hướng giải quyết chung đối với thực trạng môi trường của làng nghề Mỹ Lồng 19
3.4.1.2 Đối với nước thải 19
3.4.2 Các giải pháp cụ thể 20
3.4.2.1 Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường 20
3.4.2.2 Giải pháp quản lý và phối hợp sự tham gia của cộng đồng 21
3.4.2.3 Một số giải pháp khác 23
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN
Trang 4Tài liệu tham khảoCHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG
1 Lịch sử phát triển làng nghề ở Việt Nam
1.1 Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam
Từ xa xưa, hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét văn hóa đặc thù trong đờisống của người dân nông thôn Việt Nam Theo thời gian, các hoạt động sản xuất đơn lẻ dần dần gắnkết với nhau, hình thành nên các làng nghề, xóm nghề, trong đó có nhiều làng mang tính truyền thống,tồn tại lâu đời, trở thành một hình thức kết cấu kinh tế - xã hội của nông thôn Bên cạnh sự đóng góp tolớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra nhữngtruyền thống, nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế trong nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làng nghề nước ta cũng đang có tốc độ phát triển mạnhthông qua sự tăng trưởng về số lượng và chủng loại ngành nghề sản xuất mới Một số làng nghề từng
bị mai một trong thời kỳ bao cấp thì nay cũng đang dần được khôi phục và phát triển Nhiều sản phẩmthủ công truyền thống của làng nghề có được vị thế trên thị trường, được khách hàng trong và ngoàinước ưa chuộng Tuy nhiên, có một thực tế là đã và đang có sự biến thái, pha tạp giữa làng nghề thực
sự mang tính chất thủ công, truyền thống và làng nghề mà thực chất là sự phát triển công nghiệp nhỏ ởkhu vực nông thôn, tạo nên một bức tranh hỗn độn của làng nghề Việt Nam
Cho đến nay, đã có số liệu thống kê về số lượng, loại hình của các làng nghề, làng nghề truyềnthống và làng có nghề cũng như mật độ và phân bố trên quy mô toàn quốc nhưng chưa đầy đủ và toàndiện Nguyên nhân chủ yếu là do tuy đã có tiêu chí phân loại làng nghề và làng nghề truyền thống,nhưng còn chưa thống nhất về cách hiểu và cách thức phân loại giữa các địa phương, dẫn tới một sốđịa phương vẫn chưa công nhận làng nghề, trong khi đó, nhiều địa phương khác ngoài việc đã côngnhận rất nhiều làng nghề, còn thống kê được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn làng có nghề trên địa bàntỉnh Bên cạnh đó, thời điểm thống kê và phương pháp thống kê cũng ảnh hưởng rất lớn đến các thôngtin và số liệu về làng nghề do tính biến động liên tục theo nhu cầu thị trường, thay đổi theo mùa vụ sảnxuất hoặc theo nguồn nguyên liệu sản xuất 1
1.2 Sự phân bố của các làng nghề ở Việt Nam
Các làng nghề ở nước ta chủ yếu tập trung tại những vùng nông thôn, vì vậy, khái niệm làng nghềluôn được gắn với nông thôn Tuy nhiên, hiện nay do xu thế đô thị hóa, nhiều khu vực nông thôn đãtrở thành đô thị, nhưng vẫn duy trì nét sản xuất văn hóa truyền thống, chính điều này đã tạo ra “lỗhổng” trong chính sách phát triển và hành lang pháp lý về quản lý làng nghề
Trên bình diện cả nước, làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền Tính chất củalàng nghề theo vùng, miền cũng không giống nhau Làng nghề tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếmkhoảng 60%, trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 50%, chủ yếu tập trung tại các tỉnh BắcNinh, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định,…; ở miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung chủyếu tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế…; miền Nam chiếm khoảng 16,4%, tập trung chủ yếutại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ…
Về loại hình sản xuất cũng rất đa dạng, được phân thành 08 nhóm ngành nghề theo Biểu đồ dướiđây:
1 Theo kết quả Nghiên cứu Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ Công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam từ
năm 2002 đến năm 2004 trong khuôn khổ hợp tác với tổ chức JICA của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hiện
có khoảng 2.017 làng nghề Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Môi trường được tổng hợp từ báo cáo chính thức của UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính đến tháng 7 năm 2011 thì tổng
số làng nghề và làng có nghề trên toàn quốc là 3.355 làng, trong đó có 1.318 làng nghề đã được công nhận và 2.037 làng có nghề chưa được công nhận.
Trang 5Do đặc điểm phân bố nêu trên, tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, với đặc điểm diện tíchchật hẹp, mật độ dân cư cao, hoạt động sản xuất quy mô công nghiệp và bán công nghiệp gắn liền vớisinh hoạt, nên các hậu quả của ô nhiễm môi trường là rõ rệt nhất Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung
và miền Nam, do phân bố các làng có nghề khá thưa thớt, diện tích đất rộng, nên tuy vẫn nằm xen kẽtrong các khu dân cư nhưng hậu quả môi trường là chưa đáng báo động Hơn nữa, do đặc điểm pháttriển nên tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, làng nghề vẫn mang đậm nét thủ công truyền thống,tận dụng nhân công nhàn rỗi tại chỗ và nguyên vật liệu địa phương, phục vụ nhu cầu tiêu dùng củacộng đồng dân cư quanh vùng, nên thực chất, phát triển làng nghề một cách có định hướng tại các khuvực này là hết sức cần thiết
1.3 Xu thế phát triển các loại hình làng nghề
Số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ có ngành khai thác, sảnxuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của nhà nước cũng như hậu quả của ô nhiễm môitrường đến cộng đồng dân cư, và quan trọng hơn cả là chất lượng không cạnh tranh được với các sảnphẩm sản xuất công nghiệp Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lượng làngnghề lớn nhất trên cả nước thì số lượng vẫn tiếp tục tăng so với các khu vực khác nên khu vực nàyđược coi là đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam Trong khi đó, tạicác vùng Đông Bắc và Tây Bắc số lượng có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây
Dự báo cho xu thế phát triển làng nghề trong những năm tiếp theo được thể hiện trong bảng sau:
Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015
Vùng kinh tế
Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ
Tái chế phế liệu
Thủ công
mỹ nghệ
Sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá
Ghi chú: -1: suy thoái; 0: duy trì nhưng không phát triển; 1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam)
Loại hình dệt, nhuộm, thuộc da 5%
Loại hình sản xuất vật liệu xây dựng 3%
Loại hình khác 25%
Loại hình tái chế chất thải 1%
Loại hình thủ công,
mỹ nghệ 37%
Loại hình chăn nuôi, giết mổ gia súc 1%
Loại hình gia công
cơ kim khí 4%
Loại hình chế biến lương thực, thực phẩm 24%
Trang 61.4 Sự phát triển làng nghề và sức ép môi trường
1.4.1 Vai trò của các làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền và cả nước
1.4.1.1 Vai trò trong phát triển kinh tế và giải quyết lao động, việc làm
Sự phát triển sản xuất nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần quan trọng trongchuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn Tại các làng có nghề, đại bộ phận người dân tham gia làmnghề thủ công nhưng vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định Kết quả thống kê tạinhiều làng có nghề, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60-80%; nông nghiệp chiếm khoảng 20 -40% Số hộ sản xuất và cơ sở ngành nghề nông thôn đang ngày một tăng lên với tốc độ tăng bình quân
từ 8,8 - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề không ngừng gia tăng Mức thunhập của người lao động sản xuất nghề cao gấp 3 - 4 lần so với thu nhập của sản xuất thuần nông.Nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện năm 2004 chỉ ra rằng, tỷ lệ hộnghèo trong số hộ sản xuất thủ công nghiệp là 3,7%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước là10,4% Như vậy có thể thấy, làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, trựctiếp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần đáng kể trong việcnâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Bên cạnh đó, làng nghề còn có một ý nghĩagián tiếp đặc biệt quan trọng khác, đó là hạn chế việc di dân tự do từ khu vực nông thôn vào khu vựcthành thị trong thời kỳ nông nhàn, để tìm kiếm công ăn, việc làm và thu nhập
Hoạt động sản xuất nghề nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng30% lực lượng lao động nông thôn, đặc biệt có những địa phương đã thu hút được hơn 60% nhân lựclao động của cả làng Mức thu nhập từ sản xuất nghề cao hơn nhiều so với nguồn thu từ nông nghiệp,đặc biệt là đối với vùng đất chật người đông như đồng bằng sông Hồng Tại các làng nghề quy mô lớn,trung bình mỗi cơ sở, doanh nghiệp tư nhân tạo việc làm ổn định cho khoảng 30 lao động thườngxuyên và 8-10 lao động thời vụ; các hộ cá thể tạo việc làm cho 4-6 lao động thường xuyên và 2-5 laođộng thời vụ Đặc biệt tại các làng nghề dệt, thêu ren, mây tre đan thì mỗi cơ sở, vào thời kỳ cao điểm,
có thể thu hút 200-250 lao động Bên cạnh những tích cực đã nêu ở trên, việc thu hút lao động ở nhữngđịa phương khác tập trung vào các làng có nghề sẽ kéo theo những tác động tiêu cực đến xã hội và môitrường khu vực nông thôn, các tác động này sẽ được phân tích ở những phần sau
Đặc biệt đối với các làng nghề mà nhất là các làng nghề truyền thống, hoạt động sản xuất còn cómột ý nghĩa xã hội tích cực khác là sử dụng được lao động là người cao tuổi, người khuyết tật, nhữngngười rất khó kiếm việc làm từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tập trung cũng nhưcác ngành kinh doanh, dịch vụ khác Sự phát triển của làng nghề đã và đang đóng góp đáng kể vàoGDP, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
Làng nghề truyền thống được xem như một nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và phi vậtthể đầy tiềm năng Nhiều tên tuổi sản phẩm đã gắn với thương hiệu của các làng nghề từ Nam đến Bắc,được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng như gốm sứ Bình Dương; gốm Bát Tràng,
Hà Nội; gốm Chu Đậu, Hải Dương; gốm Phù Lãng, Bắc Ninh; đồ gỗ Đồng Kỵ, Bắc Ninh; đồ gỗ GòCông, Tiền Giang; dệt Vạn Phúc, Hà Nội; cơ khí Ý Yên, Nam Định; mây tre đan Củ Chi, Thành phố
Hồ Chí Minh; mây tre đan Chương Mỹ, Hà Nội; chạm bạc Đồng Xâm, Thái Bình; đúc đồng Đại Bái,Bắc Ninh; đồ đá mỹ nghệ Non Nước, Đà Nẵng Nhiều địa phương đã phát triển hiệu quả mô hình kếthợp các tuyến du lịch với thăm quan làng nghề, từ gian trưng bày và bán sản phẩm, đến các khu vựcsản xuất, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước
1.4.1.2 Các vấn đề xã hội
Bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong công tác “bảo tồn các giá trị văn hóadân tộc” Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử văn hóa dân tộc Nhiềusản phẩm truyền thống mang vừa mang tính nghệ thuật cao, vừa đậm bản sắc đặc thù của mỗi địaphương Phát triển làng nghề đã tạo môi trường thuận lợi cho việc kế thừa và phát huy các tinh hoa vănhóa của dân tộc, bảo vệ giá trị “nghệ tinh” cao quý của các nghệ nhân có tài năng với bí quyết nghề giatruyền qua nhiều thế hệ, thông qua đó bảo tồn những giá trị đặc biệt của bản sắc văn hóa dân tộc ViệtNam
Trang 7Đối với đồng bào dân tộc ít người miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, việc bảo tồn và phát triểncác nghề thủ công, truyền thống có giá trị đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay Mộtmặt là duy trì tính ổn định, bền vững của đời sống tự cung, tự cấp của đồng bào vùng cao, mặc khác,giữ gìn được những kiến thức, kinh nghiệm bản địa vào duy trì việc tạo ra những sản phẩm có giá trịvăn hóa, tinh thần đáng tự hào cho dân tộc như hàng thổ cẩm của người Dao, Tày, Thái, H’Mông; đồtrang sức, mỹ nghệ của các đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc
Tại nhiều địa phương, việc giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động đã tạo điều kiện giảm các tệnạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút,… góp phần đảm bảo an sinh, xã hội cho khu vực nông thôn Đồngthời với sự quy tụ các tay nghề sản xuất giỏi, có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trìnhđộ; quy tụ các nguyên liệu sản xuất phong phú là một trong những yếu tố tạo sự đa dạng hóa của nềnvăn hóa và sản xuất tại nông thôn
Mặt khác, với việc hình thành các cơ sở sản xuất lớn với nhu cầu sử dụng lao động cao, nhiều làngnghề đã thu hút đông nhân công lao động từ các địa phương khác trong tỉnh, thậm chí từ các tỉnh khácđến ăn, ở, sinh hoạt và làm việc Trong điều kiện sinh hoạt và sản xuất đan xen, mật độ dân cư đôngđúc, lại tập trung có tính thời điểm, mùa vụ nên đã tạo ra nhiều bất cập giữa nhu cầu và đáp ứng, gâykhó khăn đối với đời sống xã hội của chính những người dân địa phương và những người đến laođộng Từ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt tăng vọt, đến các nhu cầu văn hóa, giải trí, nếp sống,… cũngthay đổi, đã làm cho diện mạo nông thôn bị thay đổi Cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, nước, hệthống giao thông, hệ thống thoát nước…do không đáp ứng được sức tăng đột ngột từ phát triển, nêncũng bị tác động, xuống cấp mạnh
Ngoài các doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty TNHH trong làng nghề, thì đa số các cơ sở sản xuấttrong làng nghề đều mang những nét đặc thù về mặt xã hội như sau: do quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn
ở quy mô hộ gia đình (chiếm 72 % tổng số cơ sở sản xuất), nên nếp sống, suy nghĩ còn mang đậm tínhchất tiểu nông của người chủ sản xuất; quan hệ sản xuất ảnh hưởng đậm nét của quan hệ gia đình,dòng tộc, làng xã, hoặc các mối quan hệ quen biết, nên hình thức giao việc chủ yếu là tự thỏa thuận,cam kết, hầu như không có hợp đồng lao động, bảo hiểm lao động và thực hiện các chính sách xã hộithỏa đáng đối với người lao động, nhất là trong những trường hợp rủi ro, tai nạn nghề nghiệp xảy ra;công nghệ, kỹ thuật, thiết bị sản xuất phần lớn lạc hậu, chắp vá, ít quan tâm đến phòng chống cháy nổ
và an toàn lao động; khả năng đầu tư của các hộ sản xuất làng nghề rất hạn chế, nên khó có điều kiệnphát triển hoặc đổi mới công nghệ theo hướng tiên tiến, ít chất thải, thân thiện với môi trường; lựclượng lao động chủ yếu là lao động thủ công, trình độ người lao động thấp, thậm chí nhân lực mangtính thời vụ, không ổn định nên hiểu biết, kiến thức, nhận thức của chủ cơ sở nói chung và người laođộng nói riêng về khoa học, công nghệ, luật pháp và các quy định về BVMT là rất hạn chế
1.4.2 Các áp lực tới môi trường từ hoạt động của các làng nghề
Với sự phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch của làng nghề tại nông thôn, cùng với sự mất cân bằnggiữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng, và sự lỏng lẻo trong quản lýnói chung và quản lý môi trường nói riêng, hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực rất lớnđến chất lượng môi trường tại các khu vực làng nghề, đặc biệt là các làng nghề thuộc Đồng bằng sôngHồng, quan trọng phải kể đến như sau:
- Kết cấu hạ tầng nông thôn như hệ thống đường sá, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nướcthải, điểm tập kết chất thải… rất yếu kém hoặc không đáp ứng được nhu cầu của phát triển sản xuất,chất thải không được thu gom và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan
Trang 8học kỹ thuật vào sản xuất, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môitrường;
- Công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiết bị cũ và chắp vá, bên cạnh ảnh hưởng đến chất lượngsản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, điện, nước, còn kéo dài thời gian sản xuất và phát sinh ô nhiễm, đặc biệt
là tiếng ồn, bụi, nhiệt, ;
- Vốn đầu tư cho sản xuất hạn hẹp, nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm là hầu như không có Ngay cảtrong những trường hợp, nhiều cơ sở sản xuất liên doanh theo hướng hình thành các doanh nghiệp/hợptác xã lớn, có doanh thu không nhỏ, nhưng vẫn không đầu tư cho xử lý chất thải và BVMT;
- Trình độ sản xuất thấp, và do lợi nhuận trước mắt nên chỉ quan tâm đến sản xuất, còn nhận thức
về tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe và ý thức trách nhiệm BVMT rất hạn chế Hầu hết các cơ sở sảnxuất coi trách nhiệm xử lý ô nhiễm không phải là trách nhiệm của mình, mà là trách nhiệm của chínhquyền địa phương Ngay bản thân chính quyền địa phương ở nhiều nơi cũng coi đây là trách nhiệm củaNhà nước phải đầu tư xử lý ô nhiễm, mà không bám sát nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải khắcphục, xử lý ô nhiễm” Đây chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới ô nhiễm môi trường mà sảnxuất nghề gây ra;
- Nếp sống tiểu nông, tư duy sản xuất nhỏ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, nên các cơ sởsản xuất tại làng nghề thường lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu, tận dụng nhiều sức lao độngtrình độ thấp, nhân công rẻ Hơn nữa, để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sảnxuất còn sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ và mức độ ô nhiễm của làngnghề, tác động tiêu cực tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và chính bản thân người lao động
Trang 9CHƯƠNG 2 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG2.1 Công cụ chính sách
2.1.1 Việc đầu tư và sử dụng ngân sách cho công tác quản lý môi trường tại làng nghề
Cho đến nay, kinh phí từ Trung ương hoặc địa phương dành chi trực tiếp cho hoạt động BVMTlàng nghề rất hạn chế Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổng hợp trong Báo cáo hiệntrạng môi trường quốc gia năm 2008 về làng nghề, tính đến năm 2007, tổng đầu tư từ ngân sách nhànước cho làng nghề vào khoảng 550 tỷ đồng, kinh phí này được sử dụng chủ yếu cho đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn, tỷ lệ kinh phí dành cho các công trình xử lý ô nhiễm và BVMT là rất nhỏhoặc không có Tại các bộ/ngành, địa phương, trong khoản chi 1% tổng chi ngân sách nhà nước choBVMT hàng năm cũng chỉ dành một phần nhỏ kinh phí để triển khai các hoạt động BVMT làng nghề,tuy nhiên, có rất ít báo cáo từ các Bộ, ngành và địa phương đề cập chính xác đến con số này, vì vậykhông thể tổng hợp được con số thực chi từ ngân sách nhà nước cho hoạt động BVMT làng nghề,những số liệu được nêu tại Phụ lục V chỉ mang tính chất đại diện
Bên cạnh đó, việc đầu tư và sử dụng các nguồn kinh phí cho hoạt động xử lý chất thải và BVMTlàng nghề còn dàn trải, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả Từ nguồn ngân sách nhà nước và hỗ trợ củacác dự án quốc tế, tại một số Bộ, ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Khoa học vàCông nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Liên hiệp các Hội Khoahọc và Kỹ thuật Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam….) và địa phương, các mô hình thử nghiệm về xử
lý chất thải, quản lý môi trường, huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác BVMT, đãđược triển khai và một số mô hình đạt kết quả tốt, được cộng đồng và chính quyền địa phương hoannghênh, đánh giá cao, nhưng việc duy trì tính bền vững và nhân rộng mô hình lại rất khó khăn và bấtcập Nguyên nhân chủ yếu là do khi xây dựng Dự án chưa tính đầy đủ các yếu tố bền vững: nhiều dự
án không bền vững hoặc không thể nhân rộng do không xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan;một số dự án không thành công vì công nghệ chưa phù hợp; một số dự án không hiệu quả do làng nghềthay đổi công nghệ hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất; còn phổ biến là do ý thức của người dânthấp, nên không vận hành hoặc không đóng góp chi phí cho vận hành dự án
Một ví dụ điển hình là “Mô hình xử lý nước thải cho một cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm kếthợp chăn nuôi” tại thôn Xuân Lôi, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Trong quá trình xâydựng dự án, cơ quan chủ trì (Tổng cục Môi trường) đã khảo sát rất kỹ, làm việc với người dân và chínhquyền địa phương, xây dựng các cam kết, thỏa thuận về tiếp nhận, vận hành, bảo quản công trình Môhình sau khi thử nghiệm có hiệu quả đã được tổ chức bàn giao cho chủ hộ sản xuất có sự chứng kiếncủa người dân và chính quyền địa phương, được tuyên truyền trên website của Bộ Tài nguyên và Môitrường để các địa phương cùng tham khảo, học tập Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn sau khi bàngiao, mô hình đã ngừng hoạt động Nguyên nhân là do chủ cơ sở không muốn chi phí cho việc vậnhành mô hình (mặc dù đã cam kết trước đó) Đây cũng là một bài học khá phổ biến không chỉ đối vớilàng nghề mà cả đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện nay ở Việt Nam; qua đó, để quản lý môitrường hiệu quả, đòi hỏi phải triển khai áp dụng đồng bộ các công cụ quản lý: bên cạnh truyền thông,giáo dục nâng cao nhận thức; các chính sách hỗ trợ, ưu đãi; áp dụng đúng mức các công cụ kinh tế;…cần phải áp dụng công cụ hành chính “mạnh mẽ” hơn, mang tính cưỡng chế cao hơn
Bộ Tài nguyên và Môi trường, với trách nhiệm là cơ quan chủ trì thực hiện “Dự án kiểm soát ônhiễm môi trường làng nghề” (giai đoạn 2009-2012) theo Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ, hiện đang tập trung xây dựng hành lang pháp lý cần thiết cho công tác BVMT làngnghề, trong đó quan trọng nhất là xây dựng và ban hành được một văn bản riêng, quy định cụ thể tráchnhiệm của các tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương các cấp trong công tác BVMT làng nghề; xâydựng lộ trình và hệ số áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cho các hộ sản xuất tronglàng nghề; xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật quản lý và xử lý chất thải làng nghề; đào tạo, tập huấn,tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT làng nghề Việc triển khai thực hiện các văn bản, quy địnhnêu trên cũng như triển khai xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề là nhiệm vụ rất to lớn, lâu
Trang 10dài; đòi hỏi phải có sự đầu tư tương xứng và sự tham gia tích cực, chủ động của nhiều Bộ, ngành vàcác địa phương có liên quan
Ngoài ra, Quỹ BVMT Việt Nam đã triển khai cho vay với lãi suất ưu đãi đối với một số dự án về
xử lý chất thải làng nghề, nghiên cứu và triển khai các công nghệ thân thiện môi trường (như dự ánchuyển đổi từ lò nung gốm sử dụng than sang lò nung bằng gas tại làng nghề Bát Tràng, huyện GiaLâm, TP.Hà Nội) Tuy nhiên, do nguồn vốn rất hạn hẹp, nên sự hỗ trợ và đầu tư của Qũy cho công tácBVMT làng nghề cũng rất hạn chế
Các khoản thu phí BVMT đối với nước thải, chất thải rắn theo quy định tại các Nghị định số67/2003/NĐ-CP, 04/2007/NĐ-CP, 26/2010/NĐ-CP và Nghị định số 174/2007/NĐ-CP đã tạo thêmnguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần chi đầu tư giải quyết các vấn đề môi trường đồng thờigiúp người dân có trách nhiệm hơn trong việc xả thải của mình
2.1.2 Xã hội hóa công tác quản lý môi trường đối với làng nghề
Nhà nước cũng đã có chủ trương triển khai mạnh mẽ công tác xã hội hoá hoạt động BVMT, trong
đó có BVMT làng nghề, nhằm huy động sự tham gia tích cực của chính bản thân người dân, hộ sảnxuất cũng như các thành phần xã hội Tuy nhiên, cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút sự tham gia cònchưa thật sự cụ thể, hấp dẫn và rõ ràng
Theo Luật BVMT, “Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư thành lập tổ chức tự quản vềBVMT” Quyết định số 129/2009/QĐ-TTG ngày 29/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án “Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường”; Nghị định số04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT, trong đó có hoạtđộng “xây dựng hệ thống xử lý chất thải” và “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng BVMT các KCN,CCN làng nghề”
Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như chưa có tổ chức, cá nhân nào “mạnh dạn” đầu tư cho làng nghề,nguyên nhân là do khả năng thu hồi vốn, khả năng duy trì, vận hành các công trình đầu tư là khó khăn,
kể cả những dự án đã được hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước Mặt khác, các thủ tục hành chính đểnhận được sự ưu đãi trong nhiều trường hợp còn phức tạp, khó khăn
Tại nhiều địa phương, các Hợp tác xã, Tổ vệ sinh môi trường,… đã được thành lập với nhiệm vụchủ yếu là thu gom chất thải rắn để vận chuyển ra các điểm lưu giữ tạm thời, hoặc các bãi chôn lấp.Kinh phí hoạt động của tổ chức này do người dân đóng góp, trung bình mỗi hộ sản xuất đóng gópkhoảng 7.000-15.000 đồng/tháng để thu gom rác thải, còn các hoạt động làm sạch đường làng ngõxóm, dọp dẹp kênh mương cống rãnh, ao hồ hay nhắc nhở người dân các quy định về vệ sinh môitrường thì chưa được thực hiện Trong thời gian tới, cần có các quy định hoặc hướng dẫn cụ thể, chitiết về vai trò, trách nhiệm cũng như quyền lợi của các tổ chức này, để khuyến khích địa phương hìnhthành và phát triển các Tổ chức tự quản về BVMT một cách đúng quy định
Tại một số nơi, hương ước của làng nghề đã ra đời, trong đó có các thỏa thuận về trách nhiệm đốivới giữ gìn vệ sinh môi trường, trách nhiệm nộp các khoản kinh phí chung, và đây là một hình thức tựcam kết của cộng đồng thực sự có hiệu quả Tuy nhiên, tại một số địa phương đã xây dựng và ký kếthương ước, nhưng không được tổ chức thực hiện, không có sự theo dõi, giám sát việc thực hiện Mộttrong các nguyên nhân chính ở đây là do thiếu sự quan tâm thường xuyên và đúng mức của cấp ủy,chính quyền địa phương Bên cạnh đó, một quy định về thủ tục hành chính hiện hành là hương ướcphải được UBND cấp huyện phê duyệt cũng cần được nghiên cứu, xem xét lại Bản thân hươngước/quy ước có tính chất tự nguyện, không bị điều chỉnh bởi các quyết định hành chính Nó gắn liềnvới đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng dân cư làng, xóm, nhưng lại yêu cầu được pháp lý hóakèm theo những thủ tục hành chính; đã gây tâm lý ngại xây dựng hương ước/quy ước hoặc xây dựngmang tính hình thức ở rất nhiều địa phương
Kết quả xã hội hóa công tác quản lý môi trường đối với làng nghề còn rất hạn chế, mang nặng tínhchất tự phát, phụ thuộc rất nhiều vào mức độ quan tâm của chính quyền cơ sở
2.1.3 Công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BVMT đối với các làng nghề
Trang 11Trong thời gian qua, công cụ “giáo dục, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức đối với chínhsách, pháp luật, kiến thức về BVMT đối với các đối tượng có liên quan đến làng nghề” đã được quantâm và đầu tư nhiều nhất so với các công cụ khác Nguyên nhân là do các cơ quan nhà nước, các tổchức có liên quan đều xác định đây là đối tượng sản xuất nhỏ, trình độ thấp, hiểu biết hạn chế vàkhông thể áp dụng ngay các công cụ quản lý hành chính nghiêm ngặt trong một thời gian ngắn Tạimột số địa phương, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT nói chung và BVMT làngnghề đã được xây dựng thành chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã được đưa vàocuộc họp thường kỳ của Chi bộ, Đảng bộ và chính quyền địa phương các cấp; đã huy động được sựtham gia của nhiều tổ chức, đoàn thể Tuy nhiên, hoạt động này chưa thực sự có hiệu quả: hình thứctuyên truyền còn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo, chưa hấp dẫn; nội dung còn chưa sát và phù hợp vớitừng nhóm đối tượng; hoạt động tuyên truyền chưa được tiến hành một cách hệ thống, thường xuyên,liên tục trên diện rộng, bao phủ khắp các nhóm đối tượng khác nhau Vai trò của các đoàn thể, tổ chứcchính trị - xã hội chưa được đề cao đúng mức trong công tác vận động, tuyên truyền Công tác tuyêntruyền, động viên, khuyến khích chưa mang lại hiệu quả thực sự
Trong công tác BVMT nói chung và BVMT làng nghề nói riêng, vai trò của các tổ chức đoàn thể,chính trị xã hội cực kỳ quan trọng Thực tế triển khai một số mô hình/dự án BVMT làng nghề đã chothấy, một số đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên,… khi được giao cácnhiệm vụ như nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện các quy định về chất thảirắn trên địa bàn nông thôn đã mang lại kết quả rất tốt
2.2 Công cụ pháp luật
2.2.1 Ban hành các VBQPPL; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo thẩm quyền
2.2.1.1 Ban hành VBQPPL của cơ quan Trung ương và địa phương hướng dẫn thi hành Luật BVMT
và pháp luật khác có liên quan đến môi trường tại các làng nghề
Điều 38, Luật BVMT năm 2005 đã quy định về BVMT làng nghề như sau: “ Việc quy hoạch, xâydựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với BVMT; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổchức thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tìnhtrạng ô nhiễm môi trường của làng nghề; Cơ sở sản xuất trong các KCN, CCN và làng nghề phải thựchiện các yêu cầu về BVMT: xử lý nước thải; thu gom và vận chuyển chất thải rắn; quản lý chất thải nguyhại và đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về BVMT, nộp đầy đủ các phí BVMT”
- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVM
Từ sau khi có Luật BVMT năm 1993 và nhất là từ sau khi Luật BVMT năm 2005 ra đời, hàng loạtcác văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã được xây dựng và ban hành
Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BVMT đã được xây dựng để áp dụng cho mọiđối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không phân biệt nằm trong khu vực nông thôn, làng nghề, khu
đô thị, công nghiệp hay các khu vực khác Do chưa tính tới những yếu tố đặc thù và khách quan củalàng nghề, nhiều văn bản khi áp dụng vào khu vực sản xuất làng nghề không khả thi, hiệu lực triểnkhai rất thấp
- Các văn bản có liên quan:
+ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một sốchính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó quy định các đối tượng, loại hìnhngành nghề nông thôn được khuyến khích, hình thức khuyến khích (ưu tiên, ưu đãi về đất đai; đầu tư,tín dụng; thuế, phí; thông tin thị trường; khoa học, công nghệ và môi trường ), cũng như giao tráchnhiệm cho các ngành, các cấp chính quyền địa phương và cơ sở sản xuất về xử lý chất thải, bảo đảm vệsinh môi trường, thực hiện việc di chuyển cơ sở gây ô nhiễm môi trường đến địa điểm thích hợp.+ Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 về Phát triển ngành nghềnông thôn, trong đó quy định một số nội dung liên quan đến BVMT như: quy hoạch tổng thể phát triểnngành nghề nông thôn gắn với BVMT; các dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môitrường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới thì được ưu tiên giao đất có thu tiền sử
Trang 12dụng đất hoặc thuê đất tại các KCN, CCN tập trung; các cơ sở, ngành nghề nông thôn di dời ra khỏikhu dân cư đến địa điểm quy hoạch được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và
hỗ trợ kinh phí để di dời Về đầu tư, tín dụng có quy định: “ngân sách địa phương hỗ trợ một phần kinhphí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nôngthôn”
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT- BNN ngày18/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợphát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủtrong đó có quy định một trong các nội dung được hưởng hỗ trợ bao gồm “Đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn”, với các quy định
cụ thể về định mức hỗ trợ, nguồn tài chính hỗ trợ để triển khai thực hiện
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật tuy không quy định cụ thể đối với làng nghề nhưng phạm viđiều chỉnh bao gồm cả đối tượng làng nghề, trong đó quan trọng phải kể đến là:
+ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải;Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải; Thông tư liên tịch
số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môitrường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phíBVMT đối với nước thải; Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06/09/2007;+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn; Thông tư số13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số59/2007/NĐ-CP; Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đốivới chất thải rắn; Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn;
+ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
về quản lý chất thải nguy hại, trong đó quy định chi tiết: điều kiện hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêuhuỷ chất thải nguy hại; thủ tục lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép hành nghề quản lý chất thảinguy hại, mã số quản lý chất thải nguy hại; nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ nguồn thải, chủ vận chuyển,chủ xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại;
+ Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướngdẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý
2.2.1.2 Ban hành tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan đến làng nghề
Tương tự như đối với KKT, theo quy định của pháp luật, việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩnquốc gia về môi trường do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường (chất lượng môi trường xung quanh và chất thải) do Bộ Tài nguyên vàMôi trường chịu trách nhiệm
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu, xây dựng chuyển đổi hoặc ban hành nhiềuQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó có các quy chuẩn thải và quy chuẩn chất lượngmôi trường xung quanh
Bảng tổng hợp các Tiêu chuẩn/Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được thể hiện tại Phụlục III
Tuy nhiên, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành và áp dụng cho mọi đốitượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; không phân biệt đối tượng có nằm trong làng nghề hay không.Khi xây dựng các quy chuẩn này, mục tiêu là tập trung vào các đối tượng là cơ sở sản xuất côngnghiệp Vì vậy, trên thực tế khi áp dụng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các cơ
sở tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đã gặp nhiều khó khăn do năng lực xử lý chất thải của các cơ
Trang 13sở này rất hạn chế Nếu căn cứ theo quy chuẩn thải hiện hành để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạmhành chính đối với các cơ sở trong làng nghề thì tất cả các cơ sở đều bị xử phạt, thậm chí không íttrường hợp, mức xử phạt còn vượt quá năng lực thi hành của các cơ sở sản xuất Hơn nữa, dù có viphạm và bị xử phạt, các cơ sở đang vi phạm do những điều kiện chủ quan và khách quan cũng khôngthể khắc phục ngay được tình trạng xả thải vượt quy chuẩn trong một thời gian ngắn Chính điều này
đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi và hiệu lực pháp lý của các quy định hiện hành
Trong thời gian tới, cần nghiên cứu và ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trườngphù hợp với thực trạng năng lực sản xuất và khả năng đầu tư, xử lý chất thải của làng nghề (thông quacác hệ số và lộ trình áp dụng Quy chuẩn)
2.2.2 Tổ chức bộ máy, năng lực quản lý nhà nước về BVMT các cấp đối với làng nghề
Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về BVMT nói chung và môi trường làng nghề nói riêng hiệnnay còn quá mỏng về số lượng và hạn chế về trình độ
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Môi trường tiến hành năm 2010, số lượng cán bộtham gia vào công tác quản lý môi trường trên phạm vi toàn quốc ở địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) là2.601 cán bộ
Trên đây là con số thống kê về nhân lực tham gia vào công tác quản lý môi trường, lực lượng cán
bộ này phải triển khai đồng thời rất nhiều nội dung, công việc như: thanh tra, kiểm tra; thẩm định phêduyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT, đề án BVMT; kiểm soát ô nhiễm vàquản lý chất thải; thẩm định phí BVMT; quan trắc môi trường và xây dựng báo cáo hiện trạng,…Cóthể nói số lượng cán bộ tham gia và thời gian đầu tư trực tiếp cho công tác BVMT làng nghề còn rấtkhiêm tốn và cũng chưa có số liệu thống kê chi tiết cho tới nay
Số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng, khoảng 95% cán bộ quản lý môi trường cấp huyện không cóbằng cấp chuyên môn trực tiếp về môi trường 2 Chưa kể hầu hết cán bộ mới được phân công, tuyểndụng, điều chuyển thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường trong một vài năm gần đây, nên trình độnăng lực và kinh nghiệm quản lý còn rất hạn chế Các cán bộ này lại không được tập huấn, nâng caotrình độ thường xuyên trong lĩnh vực BVMT nên việc nắm bắt và hiểu các văn bản quy phạm pháp luậtcòn chưa đúng và đầy đủ, gây khó khăn trong thi hành, áp dụng hoặc không nhất quán trong hướngdẫn, giải quyết
Đối với cấp xã, phường và thị trấn (là cấp liên quan trực tiếp đến công tác BVMT làng nghề): cán
bộ môi trường thường là cán bộ địa chính kiêm nhiệm, do đó trình độ chuyên môn về môi trường rấthạn chế; công việc chính là quản lý đất đai, việc thực hiện trách nhiệm về BVMT chưa được chú trọng.Tại cấp thôn, mọi trách nhiệm trong đó có trách nhiệm về môi trường đều được giao cho trưởng thôn,với trình độ hạn chế, với quan hệ dòng tộc, làng xã ở địa phương thì hiệu quả thực thi các hoạt độngBVMT còn rất thấp Cho đến nay, chưa có một làng nghề nào (kể cả đã được công nhận và chưa đượccông nhận) có cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị (dụng cụ lấy, bảo quản, phân tích mẫu môi trường; phòng thínghiệm, ) phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi trường: hiện nay, chỉ có cấp tỉnh mới đượctrang bị các thiết bị tối thiểu, cần thiết nhưng cũng chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với yêu cầu củacông tác quản lý môi trường trên một địa bàn rộng, đa dạng và quá nhiều trọng tâm ưu tiên
2.2.3 Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật về BVMT tại các làng nghề
Như trên đã phân tích, chức năng thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật nóichung và pháp luật về BVMT nói riêng đối với các đối tượng sản xuất trong làng nghề được giao chonhiều ngành, nhưng việc triển khai thực hiện lại rất hạn chế Nguyên nhân do đây là các đối tượng sảnxuất nhỏ, trong khi nguồn nhân lực và kinh phí được phân bổ cho công tác thanh kiểm tra trong thờigian qua còn hạn hẹp, nên công tác này trước mắt chủ yếu tập trung vào các KCN, các cơ sở côngnghiệp lớn, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông, các cơ sở khai thác khoáng sản và các cơ
sở xử lý chất thải, chất thải nguy hại Đối với làng nghề, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực
2 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam
Trang 14hiện thường xuyên, triệt để Hình thức xử lý chủ yếu là nhắc nhở, chưa xử lý hành chính cũng như ápdụng các hình thức xử phạt bổ sung khác Chính điều đó đã tạo điều kiện để một số cơ sở công nghiệp
“chui” vào làng nghề
Từ kết quả kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như chính quyền địaphương các cấp cho thấy, hầu hết các làng nghề không có cơ sở hạ tầng phù hợp để thu gom, xử lýchất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường Các cơ sở trong làng nghề khôngthực hiện các hồ sơ, thủ tục về môi trường; không phân loại, xử lý chất thải Nhận thức của người dân,chủ cơ sở đối với các quy định về BVMT còn hạn chế Việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành
để xử lý vi phạm hành chính đối với các đối tượng sản xuất trong làng nghề thực sự gặp nhiều khókhăn, bất cập Nếu áp dụng theo quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm phápluật trong lĩnh vực BVMT thì tất cả các hộ, cơ sở sản xuất đều thuộc đối tượng bị xử lý, thậm chí phảiđóng cửa hoặc tạm thời dừng hoạt động để khắc phục hậu quả; số tiền phải nộp phạt được tính trêntổng mức các hành vi vi phạm nên rất cao dẫn đến cơ sở không có khả năng nộp phạt cũng như đầu tưkinh phí để xây dựng hệ thống, công trình xử lý chất thải
Đối với một số làng nghề thuộc Danh mục kèm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ônhiễm môi trường nghiêm trọng, hiện đang phải áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường, hoặc dầnthu hẹp quy mô hoạt động tiến tới chuyển đổi hoàn toàn ngành nghề sản xuất, điển hình như Làngnghề tái chế chì Đông Mai, tỉnh Hưng Yên
Bên cạnh đó, do tâm lý họ hàng, dòng tộc, làng xã nên các hộ dân (kể cả có sản xuất nghề vàkhông sản xuất nghề) mang nặng tâm lý e ngại, nể nang, quen chịu đựng và sợ va chạm, nên không tốgiác các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, và vi phạm pháp luật về BVMT nói riêng Tại một sốđịa phương, người dân còn liên kết chống đối lại các cơ quan chức năng khi bị kiểm tra (như ràođường, đóng cổng,…) và che dấu các hành vi vi phạm của các hộ sản xuất
Nhìn chung, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật các cơ sở trong làng nghề gầnnhư bị “bỏ trống” trong khi các hành vi vi phạm lại rất phổ biến
2.4 Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các làng nghề
2.4.1 Tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật về BVMT đối với các làng nghề
Như trên đã phân tích, do năng lực, nguồn lực hạn chế, nên hầu hết các địa phương còn chậmtrong việc quán triệt và triển khai các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về BVMT tới chínhquyền địa phương cấp huyện, cấp xã và đặc biệt là các hộ, cơ sở sản xuất tại làng nghề Nhiều hộ, cơ
sở sản xuất cũng như chính quyền địa phương cấp xã, huyện không hiểu hoặc hiểu chưa đúng vềquyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mình trong công tác BVMT; trách nhiệm xử lý chấtthải sản xuất phát sinh từ hoạt động của cơ sở và trách nhiệm đóng góp các khoản kinh phí cho côngtác BVMT
Chính vì vậy, ngoài rất ít số vụ vi phạm pháp luật về BVMT tại làng nghề đã được xử lý, nhữngcông cụ quản lý khác cũng triển khai rất khó khăn Kết quả kiểm tra, điều tra cho thấy, hầu như không
có hộ sản xuất trong làng nghề có các hồ sơ, thủ tục về môi trường (như Đánh giá tác động môitrường; Cam kết BVMT; Đề án BVMT); không có các hạng mục công trình xử lý nước thải, khí thảiđạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; không nộp các khoản phí, lệ phí về BVMT và khaithác tài nguyên (trừ phí thu gom chất thải rắn); không đủ năng lực tài chính để nộp phạt vi phạm hànhchính cũng như chây ỳ trong thi hành quyết định xử lý vi phạm; một số trường hợp cá biệt sẵn sàngdựa vào số đông để chống đối, thậm chí hành hung các đoàn kiểm tra, thanh tra, báo chí đến làm việc;nhiều hộ sản xuất không tiếp nhận hoặc tiếp nhận nhưng không vận hành các hạng mục công trình xử
lý ô nhiễm môi trường khi được nhà nước đầu tư, do không chịu chi trả các khoản chi phí vận hành,bảo dưỡng
Nhà nước đã ban hành các quy định, chính sách di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏikhu dân cư, đã chỉ đạo tăng cường quy hoạch, xây dựng CCN làng nghề hoặc khu sản xuất tập trung.Trên thực tế, nhiều địa phương đã tổ chức thực hiện, nhưng không triệt để Một ví dụ tại phường ĐìnhBảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đến 02 CCN để di dời các cơ sở sản xuất nhưng không cụm nào