Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 26 - 30)

1. Lịch sử phát triển làng nghề ở Việt Nam

3.4.2.3 Một số giải pháp khác

* Các giải pháp kỹ thuật:

Cần nghiên cứu những nét đặc thù về sản phẩm, nguồn thải trong điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của làng nghề để tìm ra những giải pháp kỹ thuật hỗ trợ hiệu quả cho quá trình sản xuất gắn với phát triển bền vững.

Giải pháp “sản xuất sạch hơn”

Đối với làng nghề CBNS như Mỹ Lồng, các sản phẩm không chỉ cần có chất lượng tốt mà còn phải đảm bảo về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Sản xuất sạch hơn đối với làng nghề này gồm một số nội dung chủ yếu như:

- Cải tiến, đổi mới, bảo dưỡng thiết bị định kỳ (máy rửa nguyên liệu, máy sản xuất tinh bột liên hoàn, đồng hồ đo điện…): Tiết kiệm điện nước, thu hồi vỏ nguyên liệu ở dạng khô, nâng cao hiệu xuất nguyên liệu, giảm lượng thải, giảm tiếng ồn…

- Tận thu lại bã thải (bã sắn, bã dong): Có thể tác sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm nguyên liệu bể biogas, làm phân bón, trồng nấm… Đối với Mỹ Lồng, có thể phát huy tốt hai mục đích là làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi hoặc trồng nấm do có thị trường tiêu thụ lớn. Như vậy có thể góp phần đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp.

- Tuần hoàn, tái sử dụng lại nước lọc tinh bột cho khâu rửa củ: Giúp tiết kiệm nước, giảm lượng nước thải phải xử lý, tiết kiệm điện.

Giải pháp sử dụng công nghệ xử lý chất thải:

- Nước thải:

Đối với Mỹ Lồng, nước thải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Bao gồm nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi.

+ Xử lý nước thải chăn nuôi: Đối với nước thải chăn nuôi, biện pháp hiệu quả nhất là nên sử dụng bể biogas. Xã cần động viên các hộ này thiết kế bể biogas qua việc phân tích chi phí, lợi ích của giải pháp này vì hiện nay mới chỉ có một vài hộ làm bể với lý do tốn kém, không có diện tích xây cố định.

+ Xử lý nước thải sản xuất: Tại khu quy hoạch sản xuất tập trung sẽ xây một hố gas chung có công suất tương ứng với lượng nước thải dự báo.

Trong toàn bộ làng nghề, sẽ đầu tư cải tạo, nâng cấp lại hệ thống cống rãnh thoát nước. Nước thải từ các hộ sản xuất phân tán sẽ theo mương dẫn nước thải chung của làng nghề vào hố gas chung.

Còn tại các hộ sản xuất, tùy theo đặc thù của mỗi nghề sẽ có những bước xử lý sơ bộ: trước hết với những hộ sản xuất tinh bột, nha với quy mô vừa sẽ bắt buộc phải xây một hố gas gia đình nhằm tách các tạp chất thô

Hộ sản xuất số 1 Hộ sản xuất số 2 Hộ sản xuất số 3 Nước thải sản Xuất Nước thải sản Xuất Nước thải sản Xuất Hố gas GĐ

tách các tập chất thô tách các tập chất thôHố gas GĐ tách các tập chất thôHố gas GĐ

Cống rãnh chung

Hố gas chung

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Bùn thải

Phân hữu cơ sinh học

Nước thải sau xử lý

Hình 3.2. Mô hình xử lý nước thải cho làng nghề CBNSTP

Một số chính sách của Nhà nước cũng như các cấp ngành có liên quan:

- Cho người dân vay vốn đầu tư công nghệ nhằm nâng cao năng suất và giảm thiểu chất thải cũng như sử dụng vốn để đầu tư các thiết bị xử lý chất thải sơ bộ.

- Có những chính sách hỗ trợ người sản xuất trong việc quảng bá, tạo thương hiệu sản phẩm trên thị trường.

- Có những bộ phận chuyên trách về kiểm định chất lượng sản phẩm cũng như kiểm định nguồn thải để có những căn cứ cho việc thực hiện các chính sách thưởng – phạt đối với những hộ có thành tích tốt hoặc vi phạm. Đó đồng thời là cơ sở giúp cho các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các chế tài của Luật bảo vệ môi trường.

- Nhà nước và các cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu, sâu sát thực tế để ngày càng hoàn thiện hơn bộ Luật BVMT và bộ máy quản lý môi trường từ tất cả các cấp. Các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm cũng cần được thắt chặt, nghiêm minh hơn, có tính chất răn đe triệt để hơn.

- Ngay tại địa phương, các cơ quan, các ban - hội cũng cần có những người nhiệt huyết hơn, trách nhiệm hơn đối với công tác bảo vệ môi trường của chính làng nghề thông qua các chương trình hoạt động cụ thể, thường xuyên, vì hơn ai hết họ hiểu tường tận các hoạt động diễn ra hàng ngày tại làng nghề và những gì còn tồn đọng. Hoạt động muốn có hiệu quả thì phải tiến hành đồng bộ và có sự phối

hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, và hơn nữa là phải kiên trì, bền bỉ thì mới phát huy được tác dụng.

CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới theo hướng công nghiệp - hiện đại hóa, đồng thời xóa đói giàm nghèo, giải quyết việc làm cho nông dân, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, sự phát triển tự phát của các làng nghề truyền thống đã gây sức ép đáng kể lên môi trường sống của chính những người dân trong làng. Với các công cụ, thiết bị thô sơ, công nghệ lạc hậu và nhận thức về bảo vệ môi trường cỏn yếu, hàng trăm loại hình làng nghề như tái chế kim loại, dệt nhuộm, tái chế giấy…đã thải vô số những chất độc ra môi trường không khí, nước và đất.

Ý thức được điều này, các cơ quan quản lý nhà nước đã ngày càng quan tâm và ban hành những văn bản pháp luật, các chính sách khuyến khích,…nhằm thắt chặt hệ thống quản lý - bảo vệ môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển và giữ nét văn hóa đặc thù của từng làng nghề.

Vừa qua, Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt theo Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 04 năm 2013 với mục tiêu xử lý triệt để ô nhiễm tại 47 làng nghề ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng theo Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 – 2015, đến năm 2020, di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất thuộc nhóm tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa, nhuộm, giết mổ gia súc và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoạt động trong khu dân cư vào khu, cụm công nghiệp làng nghề. Bên cạnh đó, tiếp tục xử lý ô nhiễm tại 57 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Danh mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định. Áp dụng thử nghiệm 6 mô hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch (2 mô hình làng nghề thủ công mỹ nghệ, 2 mô hình làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và 2 mô hình làng nghề sản xuất đồ gốm sứ) để đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi phổ biến, nhân rộng ra các địa phương có các loại hình làng nghề tương tự. Bên cạnh đó, cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng BVMT làng nghề như hệ thống tiêu thoát nước; các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn (lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn).

Việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề truyền thống còn nhiều khó khăn và bất cập do tính cố hữu của người dân gây trở ngại cho việc quy hoạch lại các khu làng nghể, xây dựng hệ thống xử lý chất thải và đặc biệt là công tác quản lý. Tuy vậy, nếu kết hợp được sự quan tâm của các cơ quan chức năng, điều động nhân lực và vật lực hợp lý, giáo dục tuyên truyền ý thức của người dân thì việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường làng nghề và các chương trình liên quan tuy chậm nhưng sẽ từng bước hướng sự phát triển của làng nghề truyền thống đến sự phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chính Phủ, Báo cáo môi trường quốc gia 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội 2008 [2] Chính phủ, Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề, Hà Nội 9/2011

[3] Quyết định phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 số 577/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 4 năm 2013

[4] Thông tư 46/2011/TT-BTNMT Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề ngày 26 tháng 12 năm 2011

[5]Hà Đức Hồ, 2001, Chế biến tinh bột sắn, dong riềng qui mô hộ gia đình, NXB Nông nghiệp.

[6]Đặng Kim Chi, 2005, Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật. [7]UBND xã Mỹ Lồng, 2007, 2008, 2009, Báo cáo đầy đủ làng nghề Mỹ Lồng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w