1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất quy hoạch quản lý môi trường cho khu công nghiệp Tân Hương Tỉnh Tiền Giang

158 464 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 15,79 MB

Nội dung

Trang 1

TOM TAT NOI DUNG

Với để tài luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu cơ sớ khoa học và đề xuất quy

hoạch quản lý môi trường dự án KCN Tân Hương” được xây dựng với các nội dung như sau:

Chương 1: Giới thiệu khái quát những đặc điểm khí hậu, thuỷ văn và điều

kiện kinh tế xã hội của khu vực dự định thực hiện xây dựng dự án KCN Tân Hương, qua đó đưa ra những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với dự án

Chương 2: Thực hiện đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng

dự án và dự báo những những tác động đến môi trường có thể xảy ra khi tiến hành

thưc hiện dự án

Chương 3: Giới thiệu những khái niệm cơ bản về quy hoạch môi trường, qua đó xây dựng và đưa ra những khái niệm cơ bản về guy hoạch môi trường cho

một khu công nghiệp

Chương 41: Thực hiện xây dựng quy hoạch môi trường cho dự án khu công nghiệp Tân Hương - tỉnh Tiên Giang Đồng thời xây dựng những giải pháp ngăn

ngừa khống chế ô nhiễm gây tác động đến môi trường từ các nhà máy hoạt động

trong khu công nghiệp

Chương 5: Tiến hành xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường cho qúa trình

thực hiện dự án KCN Tân Hương theo những khái niệm về “Kế hoạch quản lý môi

Trang 2

MUC LUC

Trang

DANH MUC BANG

DANH MUC HINH PHAN MO DAU 1 Đặt vấn để 1 _ Sự cần thiết của đề tài ._ Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ._ Phạm vi nghiên cứu ._Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 3 4 Nội dung của đề tài nghiên cứu 5 6 7 An F&F +®> FF W WN Phương pháp nghiền cứu PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC XÂY DUNG DU AN KCN TAN HUONG Ll Vitri dia ly 6

1.2 Đặc điểm khí tượng thuỷ văn 7

1.3 Địa hình — địa chất - thổ nhưỡng 8

1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 10

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN KCN

TÂN HƯƠNG

2.1 _ Hiện trạng môi trường tại khu vực thực hiện dự án 15

2.1.1 Hiện trạng môi trường không khí -~ ~-=~==============rr=rr===rrr 15

2.1.2 Hiện trạng môi trường HưỚc -~ ~-=========================~=r==r==~r 16

2.1.3 Hiện trạng môi trường đất -=~=-~~~=~=========rrr==rrrrr=rr=r=r=~r 18

Trang 3

2.3 Dự báo những tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án KCN

Tân Hương 19

2.3.1 Dự báo những tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản của KCN Tân Hương -~ ~-=================z===mrmrrrrrrrrrmrrmrmrmm=mmme 19 2.3.2 Dự báo những tác động đến môi trường trong giai đoạn hoạt động của KCN tân Hương ~ -~ -=-¬~-e-c~e+zecererrerrrzrrererrrrrrrrrrrrrrerererrrrererrrrereee 24 2.3.3 Các tác động khác đến môi trường -===============~==r=r 30 2.3.4 Tác động đến kinh tế và xã hội -=-================================~= 32 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CHO KHU CÔNG NGHIỆP 3.1 Những khái niệm chung về quy hoạch môi trường 33 3.1.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch môi trường trên thế giới và tại Việt Nam 33

3.1.2 Khái niệm về quy hoạch môi trường -~ -~~-==~==~==~===~============~= 34

3.1.3 Mục tiêu của quy hoạch môi trường -~=~-===ee====================rr 34 3.1.4 Mối quan hệ giữa quy hoạch môi trường (QHMT) và phát triển bền vững 7a Ô 35 3.1.5 Tiến trình của quy hoạch môi trường -~ -~-~=~~====e======~=rm==rr=rr=r~r 35 3.1.6 Các giải pháp thực hiện quy hoạch môi trường - 36

3.1.7 Phân vùng trong quy hoạch môi trường -~-~-~~~==~=================r===r 37 3.2 _ Nội dung và phương pháp lập quy hoạch môi trường KCN - 38

3.2.1 Khái niệm về quy hoạch môi trường KCN -~ ~-~~=~~=~~==~=~=~~ 38

3.2.2 Tâm quan trọng của quy hoạch mdi truéng KCN - 38

3.2.3 Nguyên tắc và yêu cầu trong lập quy hoạch môi trường KCN .- 39

3.2.4 Các bước quy hoạch môi trường phục vụ xây dựng KCN - 41

3.2.5 Thực hiện quy hoạch môi trường tổng thể cho KCN - 43

3.2.6 Thực hiện quy hoạch môi trường chi tiét — phan khu cho KCN - 44

3.3 Các công cụ sử dụng trong quy hoạch môi trường KCN -~=~ 46

3.3.1 Công cụ pháp luật và chính sách - 46

3.3.2 Cong cu kinh té - 47

Trang 4

ĐTUV: Nghiên 3.3.4 Đánh giá tác déng méi truéng (DTM) - 49 3.7.5 Công cụ giáo đục - 22 n 0 nnn nnn nnn nnn nn 49 CHUONG 4: NGHIEN CUU DE XUAT QUY HOACH MOI TRUONG CHO DU AN XAY DUNG KHU CONG NGHIEP TAN HUONG 4.1 Quy hoạch môi trường trong giai đoạn thành lập dự án và chuẩn bị đầu tư 50

4.1.1 Khảo sát, kiểm tra và đánh giá môi trường tổng thể khu vực xây dựng dự án KCN Tan Huong -~~ -~~=========~z~~~~======~~~~z=m====re 50 4.1.2 Xác định các dự án ưu tiên trong quá trình xây dựng phát triển và BVMT của KCN Tan Hương -~====~===========>=====x==>r~======~=~===x=rrrrmrme 51 4.1.3 Quy hoạch không gian phát triển chung, tổng thể cho KCN Tân Hương - 53

4.1.4, Xây dựng các kế hoạch, định hướng và chính sách phát triển cho KCN Tân 4.2 Quy hoạch môi trường trong bố trí mặt bằng tổng thể và xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án KCN Tân Hương 61 4.2.1 Quy hoạch xây dựng hệ thống giao thong - 61

4.2.2 Quy hoạch xây dựng hé théng cap dién - 64

4.2.3 Quy hoach xdy dựng hé théng cap nudc - 65

4.2.4 Quy hoạch xây dung hệ théng thodt nuéc - 69

4.2.5 Quy hoach phan khu — cum nha may - 72

4.2.6 Quy hoạch khoảng cách bố trí, chiều cao công trình các nha may - 73

4.2.7 Vị trí bố trí các nhà máy -~ -=-============~=====z===xrmmrrrrrr====e 75 4.2.8 Xây dựng các vùng cách lý hợp vệ sinh công nghiệp - 76

4.2.9 Quy hoạch và phân bố hệ thống cây xanh "5 .,ÔỎ 77 4.3 _ Quy hoạch môi trường trong quá trình hoạt động của dự án KCN Tân Hương 78 4.3.1 Quy hoạch loại hình sản xuất công nghiệp và dạng chất thải tương ứng trong khu công nghiỆp -=====================~z~z~z~z==~~===rrrrr=m=r==rrr=rrmrrrr===r 78 4.3.2 Thẩm định danh gid cdc du dn ddu tu vao KCN - 81

4.3.3 Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát môi trường chung cho KCN - 61

Trang 5

4.4 Xây dựng các giải pháp ngăn ngừa, khống chế ô nhiễm trong quá trình hoạt

động của KCN Tân Hương 85

4.4.1 Môi trường nưỚC -~ -==================~========z===============mee ổ5

4.4.2 Môi trường không khi -++ - 92 4.4.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại -=========================~r 97

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUAN LY MOI TRUONG CHO DỰ AN KHU CÔNG NGHIỆP TÂN HƯƠNG - TỈNH TIỀN GIANG

5.1 Khung pháp lý, thể chế, qui định điều chỉnh đối với công tác quản lý môi trường KCN Tân Hương 107 5.2 _ Tổ chức trực tiếp quản lý môi trường KCN Tân Hương và các tổ chức liên quan 111

5.3 Hoạt động giám sát môi trường cần thiết 114

5.4 Khái quát về các công cụ sẽ sử dụng trong QLMT KCN Tân Hương - 118 5.5 Các hình thức báo cáo trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý môi trường

(KHOLMT) 121

5.6 Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý môi trường 123

5.7 Yêu cầu về đào tạo và tăng cường nhân lực để thực hiện kế hoạch quản lý môi

trường 125

5.8 _ Vấn để điều chỉnh kế hoạch quản lý môi trường trong suốt quá trình hoạt động

của dự án 128

5.9 Khai toán kinh phí sơ bộ cho công tác thực hiện KHQLMT - 131

Trang 6

DANH MUC CAC TU VIET TAT BVMT : Bảo vệ môi trường

CNH : Công nghiệp hoá

CTR : Chất thải rắn CTNH : Chất thải nguy hại

EMP : Kế hoạch quản lý môi trường (Environmental Management Plan)

EMS : Hệ thống quản lý môi trường

ENTEC : Trung tâm công nghệ môi trường (Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam )

GTVT : Giao thông vận tải

HDH : Hiện đại hố

KCN : Khu cơng nghiệp KHKT : Khoa hoc ky thuat

KHQLMT : Kế họach quản lý môi trường KTXH : Kinh tế xã hội MT : Môi trường DT™™M : Đánh giá tác động môi trường PTBV : Phát triển bên vững QH : Quy hoạch

QHMT : Quy hoạch môi trường QHPT : Quy hoạch phát triển

QLMT : Quản lý môi trường

QTMT : Quan trắc môi trường

Trang 7

DANH MUC BANG

Bang 1 | Các loại đất tại khu vực thực hiện dự án và các vùng lân cận 10

Bảng2 | Hiện trạng sử dụng đất tại xã Tân Hương - Tỉnh Tiển Giang | 11 Bảng 3 | Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực thực hiện dựán | 14 Bang 4 | Két qua phan tích nước mặt tại khu vực thự hiện dự án 15

Bang 5 | Chất lượng nước ngầm tại khu vực thự hiện dự án 16

Bảng6_ | Tóm tắt các tác động đến môi trường trong quá trình thicông | 22 Bảng7 | Hệ số ô nhiễm ở các KCN và ước tính tải lượng ô nhiễm | 24

không khí KCN Tân Hương

Bảng8 |Ước tính tải lượng ô nhiễm trong nước thải của KCN Tân | 26

Hương

Bảng9 | Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của | 26

KCN Tân Hương

Bảng 10 | Tổng hợp kinh phí đến bù 53 Bảng 11 | Cân bằng đất đai khu tái định cư 54

Bảng 12 | Quy hoạch sử dụng đất trong KCN Tân Hương 55

Bang 13 Tổng hợp chỉ phí xây lắp và thiết bị 56 Bang 14 | Thống kê khối lượng xây dựng đường giao thong KCN 60 Bảng 15 | Tiêu chuẩn nước dùng cho nhu câu sản xuất 63

Bảng 16 | Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của công nhân tại các nhà máy 64

Bảng 17 | Phương pháp sử lý chất thải rắn và chất thải độc hại 99

Bảng 18 | Dự toán chi phi cho hoạt động quan trắc theo dõi thực hiện | 127

EMP

Trang 8

DANH MUC HINH

Hình 1: Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

Hình 2: Hiện trạng khu dân cư khu vực thực hiện dự án

Hình 3: Khu vực trồng lúa và vườn cây ăn trái

Hình 4 : Hệ thống đường trong khu vực dự án

Hình Š : Huong 16 18 cahy qua khu vực dự án

Hinh 6 : Hiện trạng rạch ông Đạo

Hình 7 : Hệ thống giao thông nội bộ KCN Biên Hoà (sưu tâm) Hình 8§ : Khu xử lý chất thải công nghiệp Giang Điển (sưu tầm) Hình 9 : Trạm xử lý nước cấp KCN Biên Hoà (sưu tầm)

Hình 10 : Khu vực xây dựng khu tái định cư

Hình 11 : Quốc lộ 1A đoạn chạy qua khu vực dự án

Hình 12 : Đài cấp nước cho KCN (sưu tâm)

Hình 13 : Sơ đồ xây dựng trạm cấp nước KCN Tân Hương

Hình 14 : Nhà máy điển hình trong KCN (KCN Biên Hoà)

Hình 15 : hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN biên hoà 2 (sưu tầm)

Hình 16 : Hệ thống xử lý chất thải công nghiệp và chôn lấp an toàn(sưu tầm) Hình 17 : Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTR - CTNH của KCN Tân Hương Hình 18 : Sơ đồ vạch tuyến thu gom, vận chuyển CTR — CTNH của KCN Tân

Hương

Trang 9

1ø m + WN ĐẶT VẤN ĐỀ

SU CAN THIET CA DE TÀI

MỤC TIÊU CA ĐỂ TÀI NGHIÊN Cứu NỘI DũNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN Cứu

PHẠM VI NGHIÊN Cứu |

Y NGHIA KHOA HOC VA THUC TIEN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu |

Trang 10

DILV: Nghién

PHAN MO BAU 1 DAT VAN DE

Ngày nay, trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đẩy

mạnh quá trình phát triển công nghiệp hố Vấn để cơng nghiệp hoá (CNH) - hiện

đại hố (HĐH) ln được quan tâm và thúc đẩy phát triển trong quá trình thúc đẩy

sự phát triển của xã hội loài người Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của các

ngành công nghiệp (CN) thì các nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) cũng bị

khai thác ngày một triệt để hơn nhằm đáp ứng cho nhu câu sản xuất phát triển của các ngành CN Chính điều này đã tạo nên sự đối nghịch giữa phát triển xã hội và

phá huỷ môi trường tự nhiên (MTTN) làm kiệt huệ các nguồn TNTN Các nguồn TNTN bị lạm dụng và khai thác quá mức sẽ tạo nên sự mất cân bằng giữa các môi trường sinh thái (MTST), các nhân tố trong MTTN làm suy kiệt nguồn tài

nguyên thiên nhiên và ô nhiễm nhiều thành phần môi trường Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên, đến con người và sự sống trên trái đất

Đối với Việt Nam, công cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hố (CNH), hiện đại

hoá (HĐH) đã góp phần to lớn và mang lại nhiều thành quả trong quá trình cải

thiện đời sống nhân dân và thúc đẩy kinh tế đất nước ngày một phát triển Đối mặt

với công cuộc CNH - HĐH là nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sản xuất và phát triển Lạm dụng khai thác và sử dụng không hợp lý các nguồn TNTN trong một khoảng thời gian dài; cùng với sự tàn phá thiên nhiên do chiến tranh đã làm cho MTTN của Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng và

đang trên bờ vực kiệt huệ

Trong những năm gần đây, vấn để môi trường và bảo vệ TNTN là những vấn đề được quan tâm trên phạm vi thế giới và ở Việt Nam Từng bước định hướng

sự phát triển xã hội, đẩy mạnh CNH - HĐH, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

phải gắn liễn với với công tác bảo vệ môi trường và bảo vệ TNTN Kết hợp việc khai thác TNTN với việc cải tạo phục hổi các nguồn TN, nghiên cứu và tiến hành các biện pháp sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn TN nhằm dam bảo yếu tố

bền vững cho TNTN và môi trường để phục vụ cho nhu cầu phát triển lâu dài của con người Từng bước xây dựng chiến lược phát triển mới cho xã hội loài người là

phát triển theo hướng bên vững; nghĩa là đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội đồng

thời luôn đảm bảo quá trình cải tạo, phục hổi TNTN và bảo vệ an toàn cho môi

trường

Để thực hiện được sự kết hợp giữa phát triển kinh tế (PTKT) và bảo vệ môi trường (BVMT) nhằm đạt được hiệu quả của định hướng phát triển bển vững

(PTBV) cần phải có những kế hoạch, chính sách, chiến lược phát triển về kinh tế

và khai thác — sử dụng hợp lý các nguồn TNTN trong qúa trình phát triển sản xuất

Trang 11

được tiến hành gui hoạch nhằm xác định và để ra chiến lược và kế hoạch thích

hợp trong hoạt động phát triển Quy hoạch cần được tiến hành trong xây dựng, trong chiến lược phát triển và qui hoạch môi trường nhằm đảm bảo đáp ứng day đủ các yếu tố phát triển sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường cho từng cụm, từng

khu vực Tại Việt Nam, vấn để lập quy hoạch môi trường (QHMT) đã được qui định tại Điều 3 —- Chương I của “Luật bảo vệ môi trường”, việc lập báo cáo

đánh gía tác động môi trường cũng được đặt ra đối với các dự án phát triển

Với hướng phát triển kinh tế chủ đạo của Việt Nam hiện nay là đẩy mạnh đầu tư xây dựng các khu công nghiệp — cụm công nghiệp trong phạm vi cả nước

Qua đó, cho thấy công tác lập QHMT cho các KCN là điều kiện cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển hiệu quả cho các KCN đồng thời luôn đảm bảo các điều

kiện vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm môi trường và sử dụng hợp lý các

nguồn TNTN Gắn liễn sự phát triển của các KCN về kinh tế với bảo vệ mơi

trường

Để cùng hồ nhịp vào xu hướng phát triển của cả nước cũng như thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang Uỷ ban nhân dân tỉnh

Tiên Giang có công văn số 791/CV UB (01/10/2002) trình Thủ Tướng Chính Phủ

về chủ trương xây dựng KCN Tân Hương Sau khi xem xét và thông qua ý kiến

của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (công văn số 6827/BKH - KCN ngày 25/10/2002) và

của Bộ Xây Dựng (công văn số 1583/BXD - KTQH ngày 8/10/2002 và công văn số 1612/BXD - KTQH ngày 14/10/2002 ) đã đồng ý cho chủ trương xây dựng KCN

Tân Hương bằng công văn số 1386/ CP - CN

Hiện nay chủ trương xây dựng dự án KCN Tân Hương đang trong giai đoạn lập dự án và lựa chọn đầu tư Vì vậy, với để tài luận văn “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất quy hoạch quản lý môi trường khu công nghiệp Tân Hương - tỉnh

Tiên Giang ” là cần thiết Qua đó nhằm dé xuất cơ sở khoa học quy hoạch môi

trường cho khu công nghiệp, đánh giá các tác động đến môi trường khu vực, dự

báo xu thế biến đổi và để xuất các biện pháp quản lý, khai thác hợp lý TNTN - bảo vệ môi trường tự nhiên của quá trình hoạt động và phát triển của KCN Tân Hương - tỉnh Tiền Giang

2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Phát triển kinh tế đồng thời không gây nguy hại cho môi trường là một hướng phát triển đúng và là mục tiêu hướng đến của cả thế giới Đây là xu hướng phát triển bển vững (PTBV), một trong các yếu tố tạo nên sự thành công của xu

hướng PTBV là sự phát triển bền vững của các KCN với hướng phát triển chính là:

vita mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời luôn đẳm bảo an tồn khơng gây 6

nhiễm cho môi trường Đây là hướng phát triỂn mà hiện nay trên toàn thế giới

Trang 12

Việc tiến hành QHMT cho KCN Tân Hương nhằm đạt được hiệu quả cao

trong quá trình phát triển KCN Tan Huong ti giai đoạn xây dựng dự án đến giai

đoạn vận hành, hoạt động Thông qua nội dung luận văn này nhằm đưa ra những

ý nghĩa thiết thực về lợi ích kinh tế và ý nghĩa môi trường của công tác QHMT KCN QHMT sẽ mang lại cho dự án một cái nhìn tổng thể, những đánh giá khách

quan mà qua đó tạo cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển - chính sách quản lý KCN đúng đắn nhất và i dat hiệu quả về kinh tế - xã hội và ý nghĩa môi

trường

Dự án KCN Tân Hương sẽ là tiểm lực của tỉnh Tiển Giang trong quá trình

chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất hàng hoá và

tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp QHMT sẽ tạo nên một hướng đi đúng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển KCN Tân Hương về kinh tế và môi trường Đồng thời QHMT còn tạo nên mối quan hệ khắng khít và hổ trợ nhau giữa công tác quản lý môi trường KCN Tân Hương và công tác quản lý môi trường chung của vùng Thông qua QHMT các vấn để môi trường sẽ được lồng ghép và đưa vào ngay từ đầu quá trình xây dựng dự án để ta có thể có một kế hoạch phát -triển KCN Tân Hương phù hợp với xu hướng PTBV, phat triển sản xuất gắn liền

với công tác quản lý, sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT

3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Với để tài luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất quy hoạch quản lý môi trường KCN Tân Hương - tỉnh Tiền Giang” thì mục tiêu cơ

bản là:

> Đưa ra những cơ sở mang tính khoa học và thự tiễn cao nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch môi trường của dự án xây dung KCN Tan Hương — tỉnh Tiền Giang

Ngoài ra, quy hoạch môi trường KCN Tân Hương mà luận văn tốt nghiệp này xây dựng còn có các mục tiêu sau:

> Cung cấp điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hiệu quả của công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của KCN

> Tao diéu kiện tốt nhất cho công tác cải thiện phục hồi các nguồn TNTN và

công tác bảo vệ môi trường của KCN

» Góp phần ngăn ngừa những ảnh hưởng của hoạt động sản xuất trong KCN có thể gây hại đến sức khoẻ của người dân tại khu vực và các cùng lân cận, cũng như hạn chế những tác động của hoạt động KCN vào MTTN

Trang 13

4 NOIDUNG CUA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Để đạt được các mục tiêu dé ra, dé tài cần tập trung giải quyết các nội dung

sau:

> Phân tích tổng quan các nội dung nghiên cứu về xây dựng QHMT KCN, qua đó dựa vào điểu kiện sẩn có nhằm ứng dụng xây dựng QHMT cho KCN Tân Hương > Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo các tác động đến môi trường của vùng do quá trình xây dựng và hoạt động phát triển của KCN Tân Hương

> Thực hiện QHMT tổng thé va QHMT chi tiết cho KCN Tân Hương

> Xây dựng chương trình quản lý môi trường cho KCN Tân Hương 5 PHẠM VINGHIÊN CỨU

Đối tượng của để tài là thực hiện QHMT cho dự án xây dựng KCN Tân Hương - tỉnh Tiển Giang Đây là dự án xây dựng KCN vừa được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt, còn đang nằm trong giai đoạn lập dự án và lựa chọn đầu tư nên công tác QHMT được thực hiện dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội sẵn có tại khu vực kết hợp cùng các nguyên tắc, phương pháp chung trong QHMT tổng thể Từ đó đưa ra những QHMT cụ thể cho KCN Tân Hương nhằm tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho KCN Tân Hương về hiệu quả kinh tế và ý nghĩa môi

trường

Đề tài còn xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho KCN Tân Hương nhằm đảm bảo khả năng an tồn cho mơi trường đối với các tác động ảnh hưởng từ

hoạt động sản xuất của KCN Tân Hương đến môi trường xung quanh 6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIEN

QHMT KCN là một phần trong QH tổng thể dự án xây dựng KCN Tuy nhiên mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Thông qua QHMT KCN sẽ vạch rõ những hoạt động nào có khả năng gây tác động ô nhiễm môi trường và đưa ra được những giải pháp phòng ngừa cũng như khống chế những tác động đó của quá trình xây dựng, hoạt động và phát triển KCN

QHMT mang một ý nghĩa quan trọng khác là có khả năng ngăn ngừa và khống chế những tác động gay 6 nhiễm môi trường ngay từ đầu, xây dựng chương trình quản lý và bảo vệ môi trường từ khi bắt đầu xây dựng dự án Từ đó tạo điều kiện hạn chế tối đa những tác động có thể gây ô nhiễm môi trường do hoạt động

Trang 14

DILV: Nghién ctu CSKH »

7 PHUONG PHAP NGHIEN CUU

Để tài được tiến hành theo các phương pháp chính là:

> Thu thập và thừa kế chon lọc các cơ sở dữ liệu có liên quan đến để tài, các số

liệu về cơ sở khoa học trong QHMT và QHMT KCN từ các tài liệu như: sách vở,

tài liệu hội thảo, dowmload từ internet và các tài liệu về quy hoạch, quản lý môi trường của các KCN của Việt Nam Nghiên cứu các tài liệu về quản lý tổng hợp môi trường của khu vực, các tài liệu về quản lý môi trường các KCN, các chính sách, các qui định và các chương trình hành động ưu tiên BVMT quốc gia để áp dụng cho để tài

> Khảo sát thực địa: nhằm xác định các vấn để môi trừơng nghiêm trọng và các khu vực có thể bị tác động mạnh do ảnh hưởng của dự án nhằm có sự mô tả chỉ tiết hơn

> Tham khảo ý kiến chuyên gia: theo sát các chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn,

tham khảo ý kiến các chuyên gia môi trường đặt biệt trong việc xác định nội dung

QHMT va xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý môi trường cho KCN > Phương pháp phân tích hệ thống

> Các phương pháp ĐTM, chủ yếu là ĐTM của khu vực xây dựng dự án

> Phương pháp dự báo: dự báo trên cơ sở ý kiến chuyên gia, phân tích các số liệu sẵn có

> Phương pháp luận về QHMT của TS.Phùng Chí Sỹ, dé tai KC 08 — 03 cấp nhà nước

Trang 15

CHUONG 1:

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI củA KHú VựC XÂY DỰNG Dự ÁN KCN TÂN HưƠNG

==

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

1.2 ĐẶC ĐIỂM KHi TUGNG THUY VAN

1.3 DIA HINH - DIA CHAT - THO NHƯỠNG 1.4 DIEU KIEN KINH TE - XA HOI

Trang 16

CHUONG 1: DIEU KIEN TU NHIEN, KINH TE VA XA HOI CUA

KHU VUC XAY DUNG DU AN KCN TAN HUONG

11 VỊTRÍĐỊA LÝ

Vị trí được lựa chọn xây dựng KCN Tân Hương là khu vực nằm cạnh quốc

lộ 1A thuộc xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiển Giang; cách thành phố

Mỹ Tho 15km (về phía Nam) và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km (về

phía Đông Bắc) Diện tích xây dựng KCN Tân Hương khoảng 198 ha với giới hạn khu vực như sau:

> Cạnh Bắc - Đông Bắc dài 1480 m, cách mép đường hương lộ 18 là 150m > Cạnh Đông Nam dài 1345 m, cách mép đường quốc lộ 1A là 150m

> Cạnh phía Nam dài 1100 m giáp với lộ Liên Tân

> Cạnh Tây dài 1800 m, cách đường tỉnh lộ 866 là 1,5km và giáp với khu tái định cư 1.1.1 Thuận lợi Những thuận lợi đối với KCN Tân Hương được mang lợi từ vị trí xây dựng dự án là: - Dự án được xây dựng tại khu vực đất nông nghiệp có độ phì kém, thuận lợi phát triển KCN

- — Đây là khu vực dổi dào về nguồn lao động: lao động tại chỗ, lao động từ các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh

- KCN tương đối thuận lợi về giao thông đường bộ, tuy còn hạn chế về giao thông đường thuỷ

1.1.2 Khó khăn

Tuy nhiên khu vực xây dựng dự án cũng có những mặt hạn chế như:

- _ Cấu trúc hệ tầng cuả khu vực chủ yếu là trầm tích nên đất yếu, vì vậy sẽ tốn chỉ phí rất lớn cho việc gia cố xử lý nền móng trong xây dựng các công

trình với tải trọng lớn

- — Lao động chưa có chất lượng cao, nên đòi hỏi phải có kế hoạch đào tạo lâu

dài mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trong KCN

(nhất là đối với các doanh nghiệp sử dụng hệ thống trang thiết bị hiện đại)

Trang 17

1.2 ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

1.2.1 Các đặc điểm về khí tượng

Đây là khu vực có điểu kiện khí tượng mang nét đặc trưng chung của tỉnh Tiển Giang: khí hậu chia làm 2 mùa rỏ rệt là mùa khô và mùa mưa Mùa mưa

thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 12 Tổng số ngày mưa khoảng 115 ngày, với

lượng trung bình năm 1500 mm

Quá trình lan truyền phát tán và chuyển hố các chất ơ nhiễm trong môi trường phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Nhiệt độ không khí: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán và luân chuyển các chất ô nhiễm trong khí quyển, đồng thời ảnh hưởng đến vi khí hậu của khu vực sản xuất Nhiệt độ ở Tiển Giang tương đối điều hoà với biên độ chênh lệch -

không nhiều (nhiệt độ thấp nhất: 26,0°C — cao nhất 29,5°C; nhiệt độ trung bình

27,9°C)

+ Bức xạ mặt trời: do tỉnh Tiền Giang năm ở vĩ độ thấp, vị trí mặt trời luôn

cao và ít thay đổi nên chế độ nắng và bức xạ rất phong phú và ít thay đổi Số

giờ năng trung bình năm là 2709 giờ; tổng lượng bức xạ bình quân 1 năm là 162 cal/cm”

+ Độ ẩm không khí và độ bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình là 3,45 mm/ngay (thay đổi theo mùa: mùa nắng cao và mùa mưa thấp) Độ ẩm không khí trung

bình là 79,2% (với độ ẩm trung bình mùa mưa tháng là 76,7 - 82,5%; độ ẩm

trung bình mùa khô tháng 79,1 — 80%)

+ Gió và hướng gió: gió là nhân tố quyết định đến quá trình phát tán và lan truyền chất ô nhiễm trong không khí Khi vấn tốc gió càng lớn thì khả năng phát tán chất ô nhiễm càng tăng, chất ô nhiễm lan truyền càng xa và sự pha loãng tốt hơn Gió là yếu tố chuyển tải và pha loãng các chất ô nhiễm trong

không khí có ảnh hưởng rỏ rệt đến vi khí hậu trong khu vực theo hướng gió và

cường độ gió ( mùa khô gió thổi theo hướng Đông Bắc với tần suất là 49% và Đông — Đông Bắc là 11% với tốc độ là 3.8m/s; hướng gió chủ đạo từ tháng 6 — 11 là hướng Tây Nam với tần suất là 60 - 70% và vận tốc 2,4m/s, từ tháng 12 — tháng 3 năm sau là hướng Đông Bắc có tần suất 60% với tốc độ 1,18m)

+ Độ bền vững khí quyển

1.2.2 Các đặc điểm thuỷ văn

Dự án nằm trong khu vực có điều kiện thuỷ văn chịu sự chỉ phối của nhiều công trình thuỷ lợi, được khống chế từ những vùng bao ngoại vi xung quanh như hệ thống các đê bao, các cống, đập ngăn Đây là khu vực có địa hình tương đối

cao, nằm bên trong và giữa khu vực thuộc dự án thuỷ lợi đê ngăn mặn, chống lũ triệt để và đang phát huy hiệu quả

Trang 18

Khu vực chịu ảnh hưởng của rạch Ông Đạo nối với rạch Bảo Định và chịu sự chi phối của 2 con sông lớn là sông Tiển và sông Vàm Cỏ Nguồn nước thải của

tồn KCN sẽ được thốt ra rạch Ơng Đạo thơng qua một số kênh rạch nhỏ (trong

đó kênh Năm Thắm chịu một phần ảnh hưởng)

a Đặc điểm thủy văn rạch Ông Đạo và rạch Bảo Định:

Rạch Ông Đạo nối với rạch Bảo Định nằm ở phía Bắc của KCN có những thông số thuỷ văn được khảo sát từ thực tế như sau:

® Rạch Bảo Định có cống với các mức nước là: cao nhất +2,11m (tháng 11), thấp nhất —1,5 m (tháng 4)

® Rạch Ơng Đạo có chiều sâu 3 - 4 m, rộng 15m, tốc độ dòng chảy 1,5 m/s

Nước trong rạch thường có pH từ trung tính đến kiểm yếu Chỉ số pH thay đổi trong năm 7 - 8 Vào mùa kiệt nước có độ kiểm thấp và vào mữa lũ thì nước

trung tính Khi chảy vào kênh rạch nội đồng thì pH thay đổi, thường là giảm

xuống vào đầu mùa mưa do hoà tan phèn trong đất

b Đặc điểm thuỷ văn các sông rạch tại khu vực xây dựng dự án:

Những năm trước đây khi chưa có hệ thống đê bao chống lũ, vào những lúc

lũ cao và ngập trên diện rộng thì khu vực này thường bị ngập nông trong thời gian

ngắn Mực nước bất lợi cho tiểu khu vào đỉnh lũ là 1,75m

KCN Tân Hương được xây dựng dọc theo rạch Ông Đạo chảy nối với rạch

Bao Định rồi đổ vào sông Tiển Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thoát

nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp từ KCN Tân Hương sau khi đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn

Do khu vực xây dựng dự án KCN Tân Hương trực thuộc huyện Châu Thành

— tinh Tién Giang, đây là khu vực có mạng lưới sông ngòi kênh rạch tương đối dày

đặc và liên quan mật thiết với nhau, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều từ biển Đông Vì vậy nguôn nước thải từ KCN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mơi trường

nước trên tồn khu vực

1.3 DJA HINH- DIA CHAT - THO NHUGNG 1.3.1 Dia hinh

> Theo ban dé hién trang 1/2000, địa hình KCN nằm trên khu vực đất ruộng có độ cao 1,2 — 1,3 m và thoải dân về phía rạch Ông Đạo có cao độ 0,9 — 1,0 m Cao độ khu vực đường tỉnh lộ 866 từ 2,5 - 2,8 m Toàn bộ khu đất chủ yếu là đất nông nghiệp và một phần là đất thổ cư và đất vườn

> Hiện nay, tại khu vực xã Tân Hương nông dân đang có khuynh hướng chuyển

Trang 19

ĐTLY; Nghiên citi ‹

1.3.2 Địa chất

Tại khu vực xây dựng dự án KCN Tân Hương có đặc điểm địa chất như sau: là vùng tiếp giáp giữa vùng gò phù sa cổ với vùng trũng phèn, địa hình dốc nghiêng về hướng Đông - Tây cao trung bình từ 0,4 — 0,5 m

- _ Lớp 1: dày 0,9 — 1,0 m sét màu vàng xám, xám nâu, chặt vừa, dẻo mền

- _ Lớp 2: dày 3 —10 m bùn sét hữu cơ, màu xám đen, kém chặt, chảy

- _ Lớp 2a: dày 0,5 m thấu kính á cát nặng, màu xám xanh đen vàng nâu, bão hoà nước

-_ Lớp 3: dày 4,0 m sét màu loang lỗ, nâu đỏ đốm trắng vàng, chặt cứng

- _ Lớp 4a: dày sét màu loang lỗ nâu đỏ, chặt cứng 1.3.3 Thổ nhưỡng

Khu vực xây dựng dự án là đất trầm tích có nguồn gốc từ sông, biển Thành phần thạch học chủ yếu là sét, vật chất hữu cơ Hàm lượng sắt trong nước ngầm không cao Các loại đất tại khu vực xây dựng dự án và các khu vực kế cận được trình bày trong bảng sau:

Hình 1: Một số hình ảnh của khu vực dự tính xây dựng dự án

Trang 20

Dat cat (giéng phat trién) Cf I | Đất phù sa 39186 72 1 | Không bồi P 4920 9,0 2 | Được bồi Pb 426 04 3 | Loang lỗ vàng Pf 7145 13,1 4_ | Loang lỗ đổ, vàng ít PfMi 26695 49,0 HI | Đất phèn mặn 1206 2,2 1 | Phèn tiền tàng Sp2Mi 813 1,4 2_ | Mặn trung tính M 350 0,6 3_ | Mặn nhiều Mn 43 0,08 IV | Sông rạch 5954 10,9

Nguôn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tính Tiền Giang

Trang 21

Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2002 xã Tân Hương có dân số là 14795 nhân khẩu, với 3210 hộ Tỉ lệ nam / nữ là 7002/7793, số người trong độ tuổi lao động chiếm 65 - 70% dân số toàn xã Dân cư sống không tập trung, người dân chủ yếu sống dọc theo quốc lộ 1A và trong các vùng sâu dọc theo các con sông rạch Dân cư trong xã Tân Hương chủ yếu là người Kinh ( chiếm 99,83%), phần còn lại là người Hoa (0,17%) Sự phân bố dân cư không đồng đều đối với các thôn trong xã, tập trung yếu ở những khu vực trung tâm xã

1.4.2 Tình hình sử dụng đất

Đất tại khu vực xã Tân Hương được sử dụng dưới hai mục đích chính là

nông nghiệp và trồng cây lâu năm ( đất được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là chủ yếu) Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Tân Hương - tinh Tiên Giang 1 Đất tự nhiên m7 11.032.792 2 _ | Đất nông nghiệp m7 6.819.180 3 _ | Đất thổ cư mm 791.380 4 Đất nghĩa trang m? 143.299 5 Đất thuỷ lợi mĩ 729.341 6 | Đất trồng cây lâu năm mĩ 2.066.246 7 Đất ao hồ mĩ 62.140 8 _ | Đất giao thông tự nhiên m7 369.636

9 | Dat xay dung mỸ 51.570

Nguôn: LCKTKT “Dự án xây dựng KD CSHT KCN Tân Hương Tiên Giang”

1.4.3 Hiện trạng kinh tế tại khu vực xây dựng KCN TÂN HƯƠNG

Hiện nay, về hiện trạng phát triển kinh tế tại huyện Châu Thành chủ yếu là phát triển về nông nghiệp và chăn nuôi, chỉ có vài cơ sở sản xuất công ngiệp nhỏ

Trang 22

a Nong nghiép:

Ngành nông nghiệp của xã tương đối ổn định và phát triển Nhờ vào công tác thuỷ lợi nội đồng tốt và áp dụng các biện pháp gieo trồng đồng bộ nên vẫn đạt năng suất theo yêu cầu mặc dù thời tiết khô hạn bất lợi cho sản xuất nông nghiệp

vào những tháng đầu năm

œ Đối với cây lúa: năng suất bình quân là 5,56 tấn/ha (tổng diện tích gieo trồng 1975 ha) Tổng sản lượng cả năm là 10998 tấn

œ Cây lương thực: Tổng diện tích trồng khoai lang là 116 ha, tổng sản lượng 2320 tấn @ Rau mau: téng diện tích rau màu các loại là 272 ha Đạt tổng sản lượng cả năm là 3264 tấn Hình 3: Khu vực trồng lúa và vườn cây ăn trái (ảnh chụp lúc 13h - 02/12/2004) b._ Chăn nuôi:

Hiện nay, các hộ đang tự đầu tư phát triển các đàn gia súc, gia cẩm và cá

Tổng đàn gia súc, gia cầm khoảng 137.000 con (heo là 4500 con, gia cầm là 132.410 con, gia súc là 590 con) Với diện tích ao đìa nuôi cá là 16,5 ha phong trào nuôi cá đang được đẩy mạnh trong người dân

1.4.4 Cơ sở hạ tầng

> Điện: Toàn bộ khu vực xây dựng dự án đã được phủ lưới điện quốc gia có khả năng phục vụ cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của người dân trong vùng Với hệ thống điện như: điện cao thế / hạ thế là 12 km/21 km; trạm công suất 110/

Trang 23

brig oe

> Nước: Hiện nay nguồn nước cung cấp cho người dân tại khu vực gồm 2 nguồn chính là nước cấp tập trung và giếng khoan Với nguồn cung cấp này cũng có khả

năng cung cấp cho KCN nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung

> Giao thông vận tải — thông tin liên lạc: Dự án KCN Tân Hương được xây dựng

nằm cạnh quốc lộ 1A do đó có điểu kiện thuận lợi về giao thông đường bộ trong việc vận chuyển trao đổi nguyên nhiên vật liệu và hàng hoá sản phẩm với các vùng khác Thông tin liên lạc được kết nối với trạm bưu chính viễn thông huyện

Chau Thanh, tinh Tién Giang

Hình 4: Một con đường hiện hữu trong khu vực thực hiện dự án (ảnh chụp lúc 13h — 02/12/2004)

1.4.5 Y tế, giáo dục và điều kiện vệ sinh môi trường a Yté:

Tại trung tâm xã có một bệnh xá (6 giường), trung tânm y tế kết hợp với

UBND xã thành lập Ban phòng chống bệnh hiểm nghèo

b Giáo dục:

Số liệu thống kê đầu năm 2001 — 2002 cho thấy: 100% tốt nghiệp tiểu học, 94,05% tốt nghiệp phổ thông cơ sở

c Điều kiện vệ sinh môi trường:

ø Kết hợp với UBND xã, các ấp đã điều tra và lên danh sách các hộ sản xuất kinh doanh không đảm bảo vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường để có biện pháp xử lý, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm

Trang 24

Mức độ ô nhiễm không khí của xã không nghiêm trọng Về môi trường nước ở một số khu vực bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối do toàn bộ phân và nước thải

trong sinh hoạt và chăn nuôi đều bị thải trực tiếp vào kênh rạch

1.4.6 Sự đông tình ủng hộ của người dân đối với việc xây dựng dự án KCN

Tan Huong

Đối với dự án xây dựng KCN Tân Hương được sự ủng hộ và đồng tình của người dân tại địa phương vì các lý do sau:

> Chính sách thu hồi đất: thực hiện bổi thường thoả đáng để những hộ bị thu hồi

đất có khả năng xây dựng lại nhà ở, đi đời, tái sản xuất hay chuyển từ sản xuất

nông nghiệp sang dịch vụ

> Bố trí khu tái định cư: khu tái định cư được phân lô và cấp cho từng hộ gia đình

theo mức đất thổ cư nông thôn, có chính sách hổ trợ đất cho gia đình chính sách, hộ dân nghèo, hộ không có hoặc ít đất nông nghiệp Bố trí ổn định khu tái định cư khi tiến hành giải toả Tiên đất trong khu tái định cư được thu thành nhiều đợt

> Hổ trợ đào tạo nghề và ưu tiên việc làm: ban quản lý KCN có những chính

sách ưu tiên tạo việc làm mới cho những hộ bị thu hồi đất trắng và các hộ có thu

nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiêp

> Thanh lap khu nghĩa trang nhân dân, di dời đối với các ngôi mộ nằm trong khu vực đất bị thu hồi

Trang 25

CHUGNG 2:

DANH GIA HIEN TRANG MOI TRUONG VA Dd

BAO NHGNG TAC DONG DEN MOI TRUONG

TRONG QUA TRINH THUC HIEN DU AN KCN

TAN HUONG

mm

2.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KH VỰC THỰC HIỆN Dự ÁN 2.2 TAI NGUYEN SINH HỌC

2.3 Dự BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRINH THUC HIỆN Dự ÁN

Trang 26

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRANG MOI TRUONG VA DU BAO

NHUNG TAC DONG DEN MOI TRUONG TRONG QUA TRINH

THUC HIEN DU AN KCN TAN HUONG

2.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRUONG TAI KHU VUC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1.1 Hiện trạng môi trường không khí

2.1.1.1

Khu vực xây dựng dự án KCN Tân Hương là khu vực hoạt động nông nghiệp là chính, và chưa có một nhà máy san xuất công nghiệp nào được xây dựng và hoạt động tại đây Do đó chất lượng môi trường không khí tương đối không bị ô nhiễm, chỉ một vài khu vực nhỏ bị ảnh hưởng về mùi hôi thối do việc thải bỏ chất thải - nước thải sinh hoạt và chăn nuôi trực tiếp vào môi trường Chất lượng môi trường không khí được đánh giá bởi Trung tâm công nghệ Môi Trường ENTEC

(với 4 mẫu không khí được lấy tại khu vực xây dựng dự án) với kết quả như sau: Chất lượng không khí Bảng 3: Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực thực hiện dự án 1 MI | 38-42] 0,42 0,1 0,01 0,8 1,7 2 M2 | 30-34] 0,26 Vết KPH KPH 0,5 3 M3 |36-40| 0,32 0,08 0,02 0,5 1,5 4 M4 | 38-40] 0,53 0,08 0,01 KPH 1,1 TCVN 609 | 03% | 05° | 04° ] 40%? {5,007

Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi Trường ENTEC, 3/2003

Nhân xét: thông qua phân tích mẫu cho thấy môi trường tại khu vực hầu như

không bị ô nhiễm, một vài khu vực có nông độ các chất gây ô nhiễm thấp hơn ngưỡng cho phép trừ nồng độ bụi hơi cao do nằm gần trục giao thông chính (quốc lộ 1A) Vì vậy cho thấy môi trường tại khu vực xây dựng dự án tương đối tốt

2.1.1.2 Tiếng ôn

Mức độ ồn tại khu vực xây dựng dự án hầu như không đáng kể chỉ trừ

Trang 27

thông gây ổn và rung Các vị trí còn lại của khu vực thì độ én thấp hơn TC cho phép Hình 5: Hương lộ 18 chạy qua khu vực thực hiện dự án (ảnh chụp lúc 13 h 30 — 02/12/2004) 2.1.2 Hiện trạng môi trường nước 2.1.2.1 Nước mặt

Khu vực xây dựng dự án KCN Tân Hương trực thuộc xã Tân Hương, huyện Châu Thành Đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hai con sông lớn là sông Tiền và sông Vàm Cỏ nên chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều Nguồn nước cấp cho khu vực trong hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu từ hai con sông này thông qua hệ thống kênh rạch dẫn vào nội đồng

Đối với dự án KCN Tân Hương thì nguồn nước thải từ sản xuất và sinh hoạt được thải trực tiếp vào hệ thống kênh rạch và dẫn ra sông lớn Do vậy trong quá trình lập qui hoạch cần qui hoạch xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tốt nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước mặt cả hệ thống sông rạch, tránh gây hại đến môi trường nước và sức khoẻ của người dân trong vùng và các vùng lân cận

Trang 28

COD(mg/) 23,5 12,8 18,6 24,1 < 35 Pb(mg/l) 0,009 | 0,032 | 0,021 | 0,014 0,1 Mn(mgi)) 0,04 0,06 0,07 0,05 0,8 NH*,(mg/l) 0,06 0,04 0,07 0,03 1 NO,(mg/l) 0 - - - 0,05 NOs(mg/) 4,73 6,82 5,21 4,98 15 F(mg/) 0,28 0,12 0,19 0,24 - Xyanua.CN(mg/) 0,004 | 0,002 | 0,005 | 0,004 0,05 Dau md(mg/1) 0,05 0,12 0,08 | 0,011 0,3 Chất tẩy rửa(mg/) 0,18 0,27 0,15 0,24 0,5 Colifom MPN/100ml 1800 | 2600 | 2300 | 2000 10000

Nguôn: Trung tâm công nghệ môi trường ENTEC, 3/2003

Các vị trí lấy mẫu nước cho phân tích là: điểm 1:

rạch ông Đạo; điểm 2: lấy nước sông tại cầu Tân Hương; điểm 3: lấy nước ở giữa rạch ông Đạo; điểm 4: lấy nước kênh Năm Thắm

lấy nước thượng nguồn

Hình 6: Hiện trạng rạch ông Dao (ảnh chụp lúc 13h — 02/12/2004)

Nhận xét: so sánh kết quả phân tích các mẫu nước với TC chất lượng nước

Trang 29

mặt tiêu chuẩn tốt Tốc độ dòng chảy của rạch Ông Dao 1a 0,6 m/s, tốc độ chảy hơi yếu nhưng cũng đắm bảo khả năng pha loãng và tự làm sạch chất thải

2.1.2.2

Nước ngầm

Đối với hệ thống nước ngầm tại khu vực dự án sau khi phân tích chất lượng nước ngầm ta thấy tất cả các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép, ngoại trừ hàm lượng colifom vượt chuẩn cho phép 2 —3 lần Các thông số phân tích chất lượng

nước ngầm được phân tích trên 3 mẩu nước và được thể hiện trên bảng sau

Trang 30

2.1.3 Hiện trạng môi trường đất

Môi trường đất tại khu vực xây dựng dự án tương đối bình thường, hầu như không bị ô nhiễm Đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích nông nghiệp và chăn

nuôi nên có những khu vực hàm lượng thuốc trừ sâu cao do việc sử dụng không

hợp lý thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật Ngoài ra, môi trường đất có thể bị

ảnh hưởng do chất thải sinh hoạt của người dân trong khu vực bị vứt bỏ trực tiếp vào môi trường

2.2 TÀI NGUYÊN SINH HỌC 2.2.1 Hệ sinh thái trên cạn

a Thực vật:

Qua kết quả khảo sát cho thấy tài nguyên sinh vật trên cạn tại khu vực dự

án có 86 loài thực vật thuộc 65 chi va nằm trong 32 họ thực vật bậc cao hạt kín lớp

2 lá mâm và 1 lá mầm Các họ thực vật trên phân bố theo các kiểu sinh thái như:

HST cây rừng ngập nước ven sông; HST cây rừng ngập mặn; HST cây trồng tập trung và phân tán trong vùng dan cu; HST cay ngập nước trong các thuỷ vực ao

hồ

b Động vật hoang đã;

Khu vực tương đối nghèo về động vật hoang dã, chủ yếu là các loài chim sống trong vùng ngập nước, các loài ếch nhái và một số loài động vật có vú thuộc họ ngậm nhấm

2.2.2 Hệ sinh thái dưới nước

Kết quả phân tích thuỷ sinh cho thấy trong vùng có khoảng 38 loài thực vật phù du, động vật đáy có số lượng ít (khoảng 13 loài sinh vật đáy) Các loài cá và

sinh vật nước rất nhạy cảm với những biến đổi môi trường sống thông qua sự biến

động của điều kiện tự nhiên Hiện tại trên kênh Ông Đạo không có hoạt động nuôi

trồng thuỷ sản nên nước thải sau xử lý đưa thoát ra kênh không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác kinh tế này

2.3 DU BAO NHUNG TAC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.3.1 Dự báo những tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản của KCN

2.3.1.1 Các tác động chính trong giai đoạn xây dựng

Giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng cho dự án KCN Tân Hương được dự kiến thực hiện trong 5 năm bao gồm: giải toả đền bù; san lấp mặt bằng; xây dựng hệ

Trang 31

a Gidi tod dén bu:

Qúa trình giải toả để thành lập dự án KCN Tân Hương buộc di dời 860 hộ với 3962 nhân khẩu đến khu tái định cư có diện tích 40,44 ha nằm về phía Tây Bắc KCN Đơn giá được ước tính đến bù là 50.000 déng/m? , với tổng kinh phí khoảng 98 tỷ 770 triệu đồng

b San lấp mặt bằng:

Tổng diện tích gần 198 ha để xây dựng dự án KCN cần phải dọn sạch để san nên, chiều cao bình quân của nền mặt bằng KCN Tân Hương cần san lấp là + 1,80m, khối lượng cát dùng để san lấp tổng mặt bằng của KCN được dự tính khoảng 2.051 130mẺ Toàn bộ khối lượng cát được mua từ các đơn vị khai thác cát trên toàn tỉnh và các vùng lân cận, đối với những tác động đến môi trường do việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cát sẽ do đơn vị khai thác cát thực hiện đánh giá

c Xây dựng hệ thống giao thông nội bộ:

Hệ thống giao thông nội bộ trong toàn KCN được thiết kế xây dựng nhằm đảm bảo nhu cầu vận chuyển nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm cho từng đơn vị đầu tư sản xuất trong KCN Với tổng chiều dài hệ thống giao thông nội bộ là l4 km, tổng diện tích mặt đường và lễ đường cần xây dựng trong KCN là 188 821 m? Z 1 „+ Hình 7: Hệ thống giao thông nội bộ KCN Biên Hoà (sưu tầm) d Hệ thống điện:

Nguồn cung cấp điện cho KCN Tân Hương là nguồn điện từ đường dây 110KV dọc quốc lộ 1A do công ty điện lực Tiền Giang cung cấp Nhằm đảm bảo nguồn cung cấp cho KCN và khu dân cư xung quanh thì cần xây dựng một trạm

biến áp 110/22KV tại khu vực xây dựng dự án

e Hệ thống cấp - thoát nước:

Trang 32

® Hệ thống cấp nước: hệ thống cấp nước cho KCN được xây dựng đảm bảo các nhu cầu như: cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và hệ thống cứu hoả

® Hệ thống thoát nước: xây dựng hệ thống kênh hở nhằm thu gom toàn bộ nước mưa trên toàn KCN sau đó đổ vào giếng hàm ếch dọc theo các vĩa hè đường

giao thông nội bộ và khu tái định cư (khoảng cách 40 — 50 m một giếng) Sau đó nươc mưa được đổ vào tuyến thoát nước chính và cho thoát ra rạch Ông Đạo, rạch Bảo Định và sông Vàm Cỏ Đối với nguồn nước thải bẩn (nước thải sản xuất và sinh hoạt của từng nhà máy), KCN sẽ xây dựng hệ thống dẫn nước thải bẩn về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN (đặt ở phía Tây Bắc của KCN) sau khi xử lý đạt TCVN sẽ cho thoát ra rạch Ông Đạo

ƒ_ Nhà máy xử lý nước thải:

Nhà máy xử lý nước thải của KCN Tân Hương có công xuất khoảng

10.000m/ngày, thiết kế theo công nghệ hiện đại nhằm xử lý nước thải đạt hiệu

quả và phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam Nước thải được xử lý từng bước theo thứ tự: tách rác, trung hoà, xử lý bằng công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt tính, lắng, khử trùng và xả vào kênh Năm Thắm, đổ ra rạch ông Đạo - rạch Bảo Định và thoát ra sông Vàm Cỏ

ø Xây dựng các công trình công cộng và công viên cây xanh:

Theo dự kiến quy hoạch thì diện tích đất dùng trồng cây xanh là 20,30 ha và diện tích mặt nước, làm công viên là 1,63 ha (chiếm 11,08% tổng diện tích KCN) Ngoài ra, diện tích cây xanh sẽ được trồng trong khuôn viên từng nhà máy nhằm đạt chỉ tiêu diện tích cây xanh chiếm 15% tổng diện tích KCN

Diện tích khu vực điều hành quản lý KCN va dịch vụ công cộng chiếm 6,22 ha (3,2% diện tích KCN) Diện tích dùng xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật là 5,63 ha (2,9% diện tích KCN)

2.3.1.2 Nguôn gây ra ô nhiễm

Trong giai đoạn xây dựng hạ tâng kỹ thuật cho dự 4n KCN Tan Huong có thể gây ra những tác động đến môi trường khu vực như sau:

> O nhiễm khí thải từ các phương tiện giao thông và các may móc động cơ phục vụ quá trình xây dựng (Khí thải CO; , NO,, S từ xăng; dầu DO; dầu FO ) Nguồn ô nhiễm này thường không lớn và do hoạt động trong môi trường rộng,

thoáng nên dễ phát tán

> O nhiém bui do bụi đất, đá trong quá trình vận chuyển, thi công có thể gây tác

động lên công nhân đang làm việc và môi trường Xung quanh (dân cư, động thực vật)

> Ô nhiễm do bức xạ NHÀ na hát d thi cong có gia nhiệt (như các quá

Trang 33

công nhân đang thi công trên công trường Vì vậy trong quá trình thi công cần thực hiện các công tác giảm thiểu ô nhiễm và các tác động như: tưới nước làm ẩm và phun nước thích hợp trong điều kiện khí hậu khô và gió để tránh bụi bốc lên không khí, hạn chế vận tốc và bố trí mật độ xe lưu thông hợp lý, sử dụng đồ bảo hộ lao động Nhằm giảm thiểu những tác động này lên con người và môi trường trong thời gian thi cơng

>_Ơ nhiễm bởi tiếng ôn và độ rung do các phương tiện máy móc thi công tại công

trường gây nên

> Ơ nhiễm mơi trường do nước mưa và nước thải tôn động trên công trường trong qúa trình thi công xây dựng

> Trong giai đoạn xây dựng ước tính có khoảng 1000 công nhân làm việc thường xuyên trên khu vực xây dựng dự án, nguồn nước thải sinh hoạt của các công nhân này cũng có khả năng gây ô nhiễm nhưng không lớn Theo ước tính thì nguồn thải bao gồm: 80m” nước thải /trên ngày đêm với tải lượng đưa vào môi trường các chất thải là 4kg BOD/ ngày; 10kg SS/ngày; 0,8 kg tổng N/ngày; 0,2 kg tổng P/ngày Vì vậy cần xây dựng hệ thống nhà vệ sinh tạm thời cho các các công nhân để tránh những ảnh hưởng gây hại cho mồi trường

> O nhiễm chất thải rắn do: nguyên vật liệu xây dựng, xà bần, sắt vụn, gỗ cốp pha, bao bì, rác sinh hoạt Khối lượng chất thải rắn ước tính khoảng 0,5

tấn/ngày tuy không nhiều nhưng cũng gây tác động đến môi trường nếu không

có biện pháp xử lý Lượng chất thải rắn này cần được thu gom, tận dụng làm

chất đốt, bán phế liệu, san lấp mặt bằng và chôn lấp hợp vệ sinh nhằm tránh gây tác hại cho môi trường

Những tác động này chỉ là những tác động cục bộ đối với môi trường khu vực xây dựng dự án, chỉ xảy ra trong thời gian xây dựng Tuy nhiên vẫn cần có những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu nhằm hạn chế những tác động đến môi trường khu vực ngay từ đầu quá trình xây dựng dự án

2.3.1.3 Tác động đến môi trường vật lý, kinh tế và xã hội

a Môi trường vật lý

Trong quá trình xây dựng KCN Tân Hương sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nội vi và xung quanh, sức khoẻ công nhân và người dân trong khu vực bởi những tác động chủ yếu là bụi và tiếng ồn

Quá trình san lấp mặt bằng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát nước nếu có mưa lớn hoặc khi lũ về dẫn đến ngập úng cục bộ tại khu vực xây dựng dự án và một số khu vực lân cận Tuy nhiên với hệ thống kênh rạch tương đối nhiều, vấn dé này sẽ

được giải quyết nếu bố trí hợp lý hệ thống thoát nước phù hợp trong quá trình xây

Trang 34

Đối việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối lớn của dự án sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng tiếng ổn, các chất phát thải vào không khí, mật độ giao

thông tăng cao nên cần có biện pháp quản lý, phân luồng và điều động thích hợp cho các loại phương tiện lưu thông trong khu vực

Những nhà máy hoạt động trong KCN sẽ được xây dựng trong từng thời gian khác nhau nên sẽ có những ảnh hưởng của công trình này đến công trình khác như: bụi làm vàng ố các tường mới quét vôi, nứt lún các công trình đã có sẵn Vì vậy đối với những công trình xây dựng sau cần có những đánh giá, kế hoạch và phương pháp xây dựng hợp lý nhằm tránh gây ảnh hưởng đến những công trình xây dựng trước và tránh làm ảnh hưởng đến toàn thể cục diện KCN

b Tác động về kinh tế xã hội:

Việc di dời, phân bố tái định cư đối với người dân trong khu vực xây dựng

dự án tuy có những chính sách đền bù hổ trợ nhưng vẫn gây ra những tác động ảnh hưởng đến kinh tế xã hội như:

® Điều kiện sinh sống thay đổi, giải toả và tái định cư tại các khu vực khác nhau $ Năng suất sản phẩm nơng nghiệp trên tồn xã Tân Hương sẽ bị giảm do việc

thu hôi đất canh tác nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu nguồn đất xây dựng

dự án

$ Đời sống người dân trong vùng sẽ gặp khó khăn khi chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ hay lao động công nghiệp

% Tinh hình an ninh trật tự tại địa phương sẽ thay đổi do có nhiều người di cư từ

nơi khác đến hoặc dân địa phương di cư do điểu kiện kinh tế thay đổi ® Cần có chính sách hổ trợ đào tạo nghề cho dân cư trong vùng

% Kha năng xảy ra tai nạn giao thông và tai nạn lao động do gia tăng về mật độ

xe lưu thông (vận chuyển và xây dựng), tiến độ xây dựng cao, tập trung đông

dân cư

Ngoài ra còn những tác động gây ảnh hưởng chung đến khu vực như:

% Tác động tới công trình thuỷ lợi: vị trí xây dựng KCN bao gồm cả diện tích xây dựng cống Bảo Định (được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt đầu tư xây dựng vào cuối năm 2002 nhằm ngăn mặn và giữ nước ngọt) do đó bị thay đổi KCN còn nằm trong ô đê bao ngăn lũ số 111 của dự án Bảo Định và cống thoát nước ngăn mặn Tân An

% Gia tăng nguy cơ cháy nổ: trong quá trình tiến hành xây dựng tổn tại các kho

Trang 35

gây ra cháy nổ gây thiệt hại về người và kinh tế nếu không có biện pháp

phòng ngừa hiệu quả 2.3.1.4 Tác động tổng hợp Bảng 6: Tóm tắt các tác động đến môi trường trong quá trình thi công Giải toả + + ++ - e+

San lap mat bang ++ ++ +++ +++ -

Xây dung HT giao + + +++ + + thông nội bộ KCN Xây dựng hệ thống - - ++ - + cấp điện Xây dựng hệ thống + + + - - cấp nước Xây dựng hệ thống + + + - - thông tin liên lạc Xây dựng HT thoát + ++ ++ - - và xử lý nước thải

Nguồn: trung tâm công nghệ môi trường ENTEC (3/2003)

Những tác động chính đến môi trường trong quá trình xây dựng KCN Tân Hương được tóm tắt theo bảng trên với các ghi chú sau: + ++ +++ : ít tác động : tác động ở mức trung bình : tác động mạnh : không tác động 2.3.2 Dự báo những tác động đến môi trường trong giai đoạn hoạt động của KCN

2.3.2.1 Tác động đến môi trường không khí

Trang 36

Giai đoạn hoạt động của nhà máy được tính từ khi nhà máy đầu tiên của KCN đi vào hoạt động Hiện nay chưa có các chủ đầu tư đăng ký thuê đất, theo dự kiến thì KCN Tân Hương có thể thu hút từ 60 — 90 doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thiết lập nhà máy với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 1000 tỷ đồng Dự tính KCN có khả năng bố trí khoảng 210 nhà máy với trên diện tích đất cho thuê là

119,04 ha (chiếm 60,3%)

b Đánh giá tác động của khí thải tới mơi trường:

® Nguồn gốc ô nhiễm không khí:

Khi KCN Tân Hương ởi vào hoạt động và thu hút được các chủ đầu tư xây

dựng các nhà máy sản xuất thì trong quá trình hoạt động sản xuất sẽ phát sinh các loại khí thải tác động đến môi trường như sau:

> Khói thải từ nguồn đốt nhiên liệu: trong quá trình hoạt động sản xuất các loại máy móc phương tiện sử dụng nhiên liệu xăng, dầu DO, dầu FO phát sinh ra khí thải với thành phần chủ yếu là: SO,, NO,, CO, THC »> Các loại khí phát sinh từ dây chuyền công nghệ: thành phần khí thải

dạng này rất khác nhau và phụ thuộc vào từng công nghệ sản xuất Ví dụ

như sản xuất cao su, kim loại có chứa: SO;, SOa, HạS, CO, CO) khi thai sản xuất kim loại, kim loại màu, nhựa có chứa bụi kim loại, NO, NO;

Khí thải từ quá trình mạ kim, chất dẻo có chứa SO,, HCI Khí thải trong sản xuất gốm sứ có chứa SO;, SO›, CO, CO¿, HE Công nghệ sản xuất chất kết dính, sơn và các loại dung môi có chứa các hợp chất hữu cơ như hydrocacbon và dẫn xuất

> Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải có thành phần gồm: SO,, NO,, CO,, THC tai lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng,

tình trạng kỹ thuật xe qua lại và tình trạng đường giao thông

> Khí thải từ các hoạt động khác: quá trình xử lý nước (bể aeroten, sân phơi bùn) khu vực tổn trữ chất thải rắn, đốt rác cũng sinh ra các loại khí gây ô nhiễm như: NHạ, HạS, CH¡

® Những tác động do khí thải gây ra: tải lượng Ô nhiễm từ hoạt động sản xuất của KCN Tân Hương có thể ước tính dựa trên hệ số ô nhiễm (kg chất ô nhiễm/ha/ngày đêm) được xây dựng dựa trên kết quả điều tra khảo sát tại các KCN được xây dựng trước từ đó và suy ra kết quả ước tính tải lượng ô nhiễm cho KCN Tân Hương

Bảng 7: Hệ số ô nhiễm ở các KCN và ước tính tải lượng ô nhiễm không khí KCN Tân Hương

Trang 37

KCN Bién Hoa 1 9,91 | 250 | 3,49} 4,19 2,18 | 1,53 KCN Bién Hoa 2 5,30 | 27,7 {0,16 | 11,3 1,98 - KCN Hòn Khô 411] 0,86 | 0,02} 0,17 1,75 | 0,32 KCN Suối Hiệp 13,4 | 34,5 | 0,42 | 4,79 3,77 | 0,12 Trung binh ; , 0,66 KCN Tân Hương - Tiền Giang

Nguôn: Trung tâm công nghệ môi trường ENTEC (3/2003)

Ngoài ra tải lượng khí thải từ hoạt động giao thông sẽ làm tăng tổng tải

lượng khí thải ô nhiễm của tồn khu cơng nghiệp c Những nguy hiểm do ô nhiễm không khí:

Những chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí sẽ gây nên những tác động đến con người và môi trường như sau:

$ Tác động của bụi: bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hoá phổi gây nên những bệnh hô hấp (tuy theo từng loại bụi sẽ gây những bệnh về phổi khác nhau) Bụi than là chất ô nhiễm có độc tính cao vì có khả năng gây bệnh ung thư Bụi sắt gây bệnh bụi phổi siderose, bụi đất có trên 2% silic tự do sẽ gây bệnh bụi phổi siHc Ngoài ra bụi còn gây ra các tổn thương cho da, giác mạc và gây bệnh về đường tiêu hoá

Trang 38

% Tác hại cuả oxyt cacbon (CO) và khí cacbonic (CO;): CO dễ gây độc do kết hợp bền vững với hemoglobin trong máu tạo thành cacboxy hemoglobin làm

giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến tế bào CO; gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm mất chỗ của oxy Ngoài ra CO; còn là nguyên nhân

chính của hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ trái đất làm cho trái đất nóng

dân lên dẫn đến mực nước biển dâng cao và ảnh hưởng đến toàn thể hệ sinh

thái và con người

% Tac hai cia hydrocacbon (HC): thường it gay nhiễm độc mãn tính mà chi

gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, say, cO giật, ngạt, viêm

phổi Khi hít thở HC ở nồng độ 60000mg/m” sẽ xuất hiện co giật, rối loạn nhịp tim và hô hấp và có thể dẫn đến tử vong

2.3.2.2 Tác động đến môi trường nước

a Nguôn gốc gây ô nhiễm môi trường nước:

Trong quá trình hoạt động KCN Tân Hương sẽ phát thải ra môi trường hai loại nguồn thải chính là nước thải sinh hoạt (bao gồm cả nước mưa chảy tràn) và

nước thải sản xuất Đối với từng lọai ngành nghề sản xuất khác nhau mà thành

phần nước thải cũng khác nhau Thành phần chung của nước thải từ KCN bao

gồm: BOD, COD, SS, pH, hợp chất hữu cơ với nước thải của ngành dệt nhuộm

và sản xuất linh kiện điện tử sẽ mang hàm lượng kim loại nặng lớn Ngoài ra nước mưa chảy tràn còn có thể rửa trôi các ván dầu mỡ rơi vải trên bể mặt do hoạt động

giao thông hay sản xuất và rác trên bề mặt của toan KCN

b Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải:

Nước thải từ KCN Tân Hương được tập trung và sẽ được xử lý tại nhà máy

xử lý nước thải của KCN có lưu lượng 10.000 m”/ngày Sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ cho thốt ra rạch ơng Đạo, rạch Bảo Định và chảy ra sơng Vàm Cỏ

® Nước thải sản xuất: Dựa vào số liệu điều tra khảo sát của các KCN khác đang hoạt động có thể đưa ra nồng độ trung bình các chất thải trong nước thải sản

xuất của các KCN Với ước tính lưu lượng nước thải của KCN Tân Hương khi

được lấp kín là 10.000 m”/ngày, ta có thể ước tính tải lượng ô nhiễm trong nước thải của KCN Tân Hương khi được đầu tư lấp đầy (đầu tư kín)

Trang 39

COD 319 3190

Nguôn: trung tâm công nghệ môi trường ENTEC (3/2003)

Như vậy, khi được đầu tư kín thì KCN Tân Hương có thể sẽ phát thải vào

môi trường nguồn nước thải có tải lượng ô nhiễm như sau: 2220kg TSS; 1370kg

BOD;; 3190kg COD

@ Nuéc thai sinh hoat: theo dy dodn thi KCN Tan Huong sé c6 khoảng 12000

người làm việc trực tiếp trong KCN Dựa vào hệ số tính toán lượng chất ô nhiễm phát thải mỗi ngày vào môi trường của từng người, ta có thể ước tính được lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phát thải vào môi trường

của toàn KCN Thể hiện dưới bản sau:

Bang 9: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của KCN Tân Hương: Chất rắn lơ lửng 840 — 1740 BOD; 540 — 648 COD 864 — 1224 N - NH, (Nito amonia) 29 — 58 TổngN 72 - 144 Tổng P 10 — 48 Dâu mỡ gốc động thực vật 120 - 360 Nguôn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC (3/2003) 2.3.2.3 Tác động đến môi trường đất a _ Nguồn gốc gây ô nhiễm:

Quá trình xây dựng và hoạt động của KCN sẽ phát thải vào môi trường một lượng nước thải lớn với hàm lượng các chất ô nhiễm cao, nguồn nước thải này nếu không có hệ thống thu gom và xử lý hiệu quả sẽ thấm vào đất qua các mao mạch, các chất ô nhiễm sẽ làm biến đổi thành phần và gây tác hại cho môi trường đất tại khu vực dự án Ngoài ra các chất ô nhiễm trong nguồn khí thải từ hoạt động sản xuất của KCN cũng có thể theo nước mưa rơi xuống đất, thấm vào môi trường đất tích tụ lâu dẫn sẽ gây ô nhiễm và gây tác hại đến hệ sinh thái đất tại khu vực và

các vùng lân cận

b Tác hại của ô nhiễm môi trường đất:

Trang 40

iin ghia CSR

@ Gay anh huGng dén hé sinh thai đất và tác động đến sản xuất nông nghiệp

của khu vực xung quanh KCN

œ _ Đất bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và hệ thống nước ngầm trong vùng từ đó trực tiếp gây hại đến con người, động thực vật

trong vùng và các vùng lân cận

A

Môi tường đất bị ô nhiễm sẽ dẫn đến những tác động liên quan và gay 6 nhiễm đến các môi trường xung quanh như môi trường nước, không khí 2.3.2.4 Ảnh hửơng của chất thải rắn, chất thải nguy hại va chất thải sinh hoạt

a _ Nguồn gốc ô nhiễn chất thải rắn:

® Chất thải rắn công nghiệp: đây là nguồn phát thải từ các hoạt động sản xuất

của các nhà máy trong KCN Tuỳ theo thành phần nguyên vật liệu, công nghệ

và ngành nghề sản xuất của từng nhà máy sẽ phát thải vào môi trường các loại chất thải rắn có thành phần và khối lượng khác nhau:

% Chat thải rắn vô cơ: chất thải rắn có tính axit và kiểm sinh ra từ quá trình xử lý nước tẩy bể mặt kim loại bằng hoá chất, đây là nhóm chất thải độc hại

do tính ăn mòn cao Bùn có chứa kim loại nặng (As, Cd, Pb, Ni, Hg, Zn,

Cu ) từ các ngành công nghiệp xi ma, thuộc da, đệt nhuộm Các nhà máy

sản xuất vật liệu xây dựng sẽ phát thải ra chất amiăng có thể gây ung thư đường hô hấp Và các loại xỉ kim loại từ các nhà máy luyện kim, cán thép

® Chất thải rấn có chứa dầu: sinh ra từ các hoạt động tỉnh chế dầu mỡ gốc khoáng và cặn bã dầu, dầu rơi vãi từ các kho dự trữ dầu và quá trình sử

dụng

t> Chất thải rắn có gốc hữu cơ: các chất thải chứa sơn keo từ nhà máy sản xuất

sơn, và các hoạt động có sử dụng sơn, keo, dung môi Chất thải của ngành

sản xuất thuốc bảo vệ thực vật chất thải từ các cơ sở hoá dầu, sản xuất

màu nhuộm, dược phẩm, nhựa cao su .(thành phần của nguồn thải này là

chất có khả năng ngưng tụ vào vật liệu lọc)

% Chat thải rắn hữu cơ có gốc từ động thực vật: nguồn thải này phát sinh từ các cơ sở thuộc da, sản xuất dầu thực vật và chế biến thực phẩm, nguồn

thải từ quá trình xử lý nước thải không chứa độc tính cao

% Chat thải rắn có khả năng truyền nhiễm: bao gồm rác y tế, thực phẩm thối TỬa

® Chất thải rấn sinh hoạt: nguồn thải này từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân và nhân viên làm việc trong KCN bao gồm: ni long, giấy vụn, thuỷ tính,

nhựa, vỏ lon, thực phẩm, chất hữu cơ

Ngày đăng: 19/07/2014, 20:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w