TRINH VAN KIEU HOA
NGHIEN CUU CO SO KHOA HQC XAY DUNG MO HINH TRUONG HOC SINH THAI TAI MOT SO TRUONG TIEU HOC THUOC THI XA PHUC YEN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Trang 2TRINH VAN KIEU HOA
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG MƠ
HÌNH TRƯỜNG HỌC SINH THÁI TẠI MỘT SÓ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC THỊ XÃ PHÚC YÊN
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS TSKH Trần Đình Lý
Trang 3tơi cịn nhận được sự giúp đố, sự động viên ủng hộ của các thay cô, các anh
chị, gia đình, bạn bè và đông nghiệp Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc nhất đến:
GS TSKH Trần Đình Lý, người đã ln tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, chỉ bảo tôi không chỉ như một người thầy giáo đáng kính mà thực sự thầy như một người ông mà tôi vơ cùng kinh trọng
Phịng Sinh thái thực vật thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã nhiệt tình giúp đỡ tôi các dụng cụ thí nghiệm để thực hiện để tài này
Phòng GD&PT Phiic Yên, trường Tiểu học Ngọc Thanh A, Tiền Châu B,
Nam Viêm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình nghiên cứu Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học và Khoa Sinh học trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã đào tạo về kiến thức, phương pháp nghiên cứu và tạo điều
kiện để tôi được học tập, thực hiện nghiên cứu đề tài này
TS Hồng Nguyễn Bình và TS Hà Minh Tâm, người đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức cơ bản cho tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Phòng GD&ĐT Tam Đảo, trường THCS Tam
Đảo, bạn bè đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, động viên khích lệ tơi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, con xin được bày tỏ lịng thành kính, biết ơn sâu sắc đến Gia
đình đã ln tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con được học hành và luôn là điểm tựa vững chắc cho con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2013 Tác giả luận văn
Trang 4là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2013
Tác giả luận văn
Trang 5Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng Danh mục các hình
0000 1
1 Ly do chon d€ taic.c.ccccccccccsccsesssscsesssscsesessesesssesesessssesesasscsesessesesesseseseseeees 1
2 Muc dich nghién CU 0 2
3 Nhiém vu nghién CUU 4 3
4 Đối tượng và phạm vi nghién CUU cccccccccesesscsessssesesessesesesscsesesseseseeeeees 3
ban i9) 0 3) 0u 1 4
6 Những đóng góp mới của đề tài 2 5 5z S*2x2EE S232 E2EcEEEerrkererrree 4 Chương 1: TÔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 2525222+2+£+s+£+xezese2 5
1.1 Một số khái niệm cơ bản . -55222ccE+tttrtrrhtrrrrgrre rên 5
1.2 Tiêu chuẩn công nhận trường học sinh thái . 2 2 +cz<z=szszs+s 12
1.3 Những lợi ích của mơ hình trường học sinh thấi 14
1.4 Hiện trạng và xu thé phát triển trường học sinh thái - 16 1.5 Khái quát chung về khu vực nghiên cứu -5s+-zss+s+x+szzx+xez 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng nghiên cứu -++2+2+E+E+E2EEESEEEE2EE125212121212111212152 1E ceE 22
Trang 64500007901.0 405806 007 - 83 "0‹0n 9 a5 83 :9 40002 .I §5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ¿©2552 5++x+cvzzxsxerxses 86
Trang 7Kí hiệu, chữ cái viết tắt Nội dung
BĐKH Biến đồi khí hậu
BVMT Bảo vệ môi trường
dB Decibel
DIY Do It Yourself - Tu lam
HS Hoc sinh
GDBVMT Giáo dục bảo vệ môi trường
GV Giáo viên
PTBV Phát triển bền vững
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
THST Trường học sinh thái
Trang 8
STT Noi dung Trang
1 Bảng 3.1 Diện tích bình quân/1HS ở các trường tiểu học 25 2_ | Bảng 3.2 Hiện trạng số HS bình quân/ I lớp 26 3 | Bảng 3.3 Diện tích phịng học bình qn/HS 26
4 Bảng 3.4 Hiện trạng sân trường 27
Bảng 3.5 Hiện trạng tiếng ồn tại 3 trường tiểu học được khảo 28
5
sát
Bảng 3.6 Độ chiếu sáng trung bình trong phịng học tháng
6 31
12/2012
Bang 3.7 Độ chiếu sáng trung bình trong phịng hoc tháng 32 7
03/2013
Bảng 3.8 Độ chiếu sáng trung bình trong phịng học tháng
8 32
05/2013
Bang 3.9 Hiện trạng nhiệt độ phòng học ở các trưởng tiêu
9 34
học
10 | Bảng 3.10 Hiện trạng chiều cao bàn, ghế ở trường tiêu học 35 Bảng 3.11 Nguồn nước và các hoạt động sử dụng nước trong 3
11 7
nha truong
12_ | Bảng 3.12 Danh sách cây xanh tại các trường tiêu học 40
Trang 9
15 | Bảng 3.15 Đề xuất danh sách cây xanh nên trồng trên lan can 53 Bảng 3.16 Đề xuất danh sách cây xanh nên trồng trong lớp
16 58 học
17 | Bảng 3.17 Đề xuất danh sách cây trồng bố sung 61
18 | Bảng 3.18 Đề xuất dự án DIY theo từng lứa tuổi 66
Bảng 3.19 Đề xuất danh sách những kĩ năng sống nên được
19 , 69
day cho hoc sinh tiéu hoc
Bang 3.20 Đề xuất hoạt động ngoại khóa cho câu lạc bộ Môi 12
20 trường
Trang 10
STT Nội dung Trang
1 Hình 1.1 Lợi ích của cơng trình xanh 10
2 | Hinh 1.2 Biểu tượng của THST 11
3 Hình 1.3 Bản đồ hành chính thị xã Phúc Yên 19
4 | Hình 3.1 Sơ đồ phòng học 27
5 | Hình 3.2 Hiện trạng tiếng ồn trong giờ học 29 6 Hình 3.3 Biểu đồ hiện trạng tiếng ồn trong gid ra chơi 29
Hình 3.4 Đồ thị độ sáng trung bình trong phịng học - Tháng
’ 12/2012 °°
Hinh 3.5 Dé thi d6 sang trung binh trong phong hoc - Thang
03/2013 °°
Hình 3.6 Đồ thị độ sáng trung bình trong phòng học - Tháng
° 05/2013 °°
10 | Hình 3.7 Chậu trồng hoa trên lan can 56
11 | Hình 3.8 Mơ hình vườn túi 60
12_ | Hình 3.9 Một số sản phẩm dành cho chương trình DIY 67 13 | Hình 3.10 Chương trình dạy kĩ năng sống cho trẻ em 68 14 | Hình 3.11 Những kĩ năng sống cơ bản 71
Trang 11
17 | Hình 3.14 Dấu chân sinh thái của Việt Nam 76 Hình 3.15 Đồ thị mô tả mối tương quan giữa dấu chân sinh
` thái và sức tải sinh học „
19_ | Hình 3.16 Mơ hình lớp hoc tai THST 83
Trang 12đã chỉ ra Việt Nam là một trong số năm nước chịu tác động nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu (BĐKH) trên toàn thế giới trong giai đoạn từ năm 1999 đến
2009 [43] Ngày nay, những hiểm họa suy thối mơi trường và BĐKH đang
ngày càng đe dọa đến sự tổn tại của loài người và các sinh vật trên khắp hành tỉnh xanh Trong Quyết định phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban
hành ngày 5/9/2012 đã nêu rõ bảo vệ môi trường (BVMT) là yêu cầu sống
còn của nhân loại, là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người
dân [26] Theo kinh nghiệm từ các nước tiên phong trong lĩnh vực BVMT cho
thấy rằng trong tất cả các biện pháp BVMT thì giáo dục BVMT có thê đạt đến hiệu quả cao nhất, kinh tế và bền vững nhất
Nhận thức rất rõ tính cấp thiết của việc giáo dục BVMT và giáo dục BĐKH, ngay từ năm 2001 Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nội dung giáo dục
BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân [5] Năm 2012, Việt Nam đã đăng kí
tham dự Năm mơi trường ASEAN 2012 Với chủ đề “Nâng cao nhận thức
môi trường thông qua trường học sinh thái”, Năm môi trường 2012 tập trung vào vai trò của trường học trong việc nâng cao nhận thức về môi trường cũng
như giáo dục thế hệ trẻ về tầm quan trọng của việc BVMT và bảo tồn thiên nhiên
Trang 13Van đề nâng cao nhận thức môi trường hiện nay cũng rất được nhân dân
thị xã Phúc Yên quan tâm Việc nâng cao nhận thức của học sinh đặc biệt ở
lửa tuổi học sinh tiểu học sẽ góp phần tích cực trong việc thay đôi hành vị, thái độ của học sinh, giáo viên trong nhà trường, định hướng đúng đắn tới những chủ nhân tương lai của đất nước, đồng thời góp phần lan tỏa rộng lớn tới ý thức của cộng đồng
Theo hướng tiếp cận giáo dục BVMT là “giáo dục về môi trường, giáo
dục trong môi trường, giáo dục vì mơi trường”, việc xây dựng trường học sinh
thái với môi trường xanh - sạch - đẹp, có nhiều hoạt động ngoại khóa thiết
thực chung tay BVMT là hoàn toàn phù hợp và cần thiết để thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu co sé
khoa học xây dựng mô hình trường học sinh thái tại một số trường tiểu học thuộc thị xã Phúc Yên” Nghiên cứu này cung cấp những dữ liệu để đề xuất xây dựng mơ hình trường học sinh thái, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục BVMT, thực hiện hiệu quả chủ trường đưa giáo dục BVMT vào các trường tiểu học tại thị xã Phúc Yên
2 Mục đích nghiên cứu
- Xác định cơ sở khoa học để xây dựng mơ hình trường học sinh thái
đảm bảo phát triển bền vững phù hợp với các điều kiện sinh thái môi trường
- Nâng cao nhận thức về BVMT cho giáo viên, nhân viên và học sinh
trong các trường tiêu học, góp phần thay đổi hành vi và thái độ của cộng đồng
Trang 14chỉ tiêu sau:
+ Qui mô trường học
+ Tiếng ồn, chiếu sáng, nhiệt độ trong phịng học + Kích thước của bàn ghế
+ Các cơng trình vệ sinh khác
- Khảo sát hiện trạng vườn trường và các cây được trồng trong trường
+ Thống kê thành phần cây xanh
+ Xác định các loài cây độc hại, cây không phù hợp trong trường học + Xác định tỉ lệ che phủ của cây xanh
- Đưa ra định hướng xây dựng trường học sinh thái; xác định được danh
sách các loại cây nên trồng trong phạm vi trường học và đề xuất được một số
hoạt động trong việc giáo dục BVMT
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: không gian và hiện trạng một số trường tiểu học tại thị xã Phúc Yên
- Phạm vi nghiên cứu: chúng tôi tiến hành điều tra mẫu gồm 3 trường
tiểu học đó là trường tiểu học Ngọc Thanh A, trường tiểu học Nam Viêm,
trường tiểu học Tiền Châu B
+ Không gian nghiên cứu: thị xã Phúc Yên
Trang 15+ Phương pháp chuyên gia
+ Phương pháp xử lí số liệu đã thu thập
+ Phương pháp mơ phỏng 6 Những đóng góp mới của đề tài:
-Ý nghĩa khoa học:
+ Kết quả của đề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học để đề xuất xây
dựng mơ hình trường học sinh thái ở cấp tiêu học tại thị xã Phúc Yên
+ Đây là một hướng nghiên cứu mới về hệ sinh thái đô thị, khi chúng ta
thực hiện được mơ hình này, nó sẽ góp phần tác động lớn đến nhiều thế hệ đặc biệt ở lứa tuéi các em đang ngồi trên ghế nhà trường
+ Kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ đáng tin cậy góp phần định hướng về qui định cây xanh trong trường học đô thị
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ thiên nhiên, BVMT tại
khối trường tiểu học thuộc thị xã Phúc Yên
Trang 16Thuật ngữ “Sinh thái học” được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là Oikos
logos trong d6 oikos là nơi ở, logos là khoa học Khái niệm “sinh thái học” được Ernst Haekel - nhà bác học người Đức đưa ra vào năm 1869, là khoa
học về các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường xung quanh [19], [40]
Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về sinh thái học nhưng đều
có nội hàm tương đồng với định nghĩa của Ernst Haekel:
- Sinh thái học là ngành khoa học nghiên cứu sự tương tác giữa các sinh vật sống với nhau và với môi trường của chúng [29]
- Sinh thái học là ngành khoa học nghiên cứu mối tương tác giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường vật lí của chúng [37]
- Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành viên trong quần xã và giữa các quần xã với môi sinh của chúng [39]
- Sinh thái học - ngành khoa học nghiên cứu mối liên hệ giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường sống của chúng - là một lĩnh vực phức tạp và thú vị trong sinh học mà có những tác động quan trọng đối với mỗi chúng
ta [42]
1.1.2 Khái niệm hệ sinh thái
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ sinh thái:
- Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật với mơi trường
vật lí mà nó tồn tại, ở đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để
phát triển ổn định theo thời gian thông qua hoạt động của các chu trình sinh
Trang 17cấu trúc của tập hợp loài trong quần xã, chu trình tuần hồn vật chất giữa các sinh vật trong quần xã và các nhân tố vơ sinh
Trong đó, định nghĩa được nhiều nhà khoa học tán đồng là:
Hệ sinh thái là một hệ thống chức năng và cấu trúc cơ sở bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau và ở đó thực hiện vịng tuần hồn vật chất, dịng năng lượng và dịng thơng tin [22]
1.1.3 Khái niệm phát triển bền vững
Trong học thuyết Tam Tài (thiên - địa - nhân), Không Tử coi “Trời - Đất - Người” là tương đồng Thuyết này cho rằng con người phải hòa đồng với vũ trụ ngay cả trong những hành động nhỏ nhất Điều đó có nghĩa là con người
cần phải bảo vệ sự hòa điệu với vũ trụ để có thể phát triển bền vững (PTBV) Aristote coi môi trường là nơi các cá thể đấu tranh để tồn tại, tái tạo là để
nhằm PTBV Những ý tưởng về BVMT, PTBV đã sớm xuất hiện từ xưa
nhưng phải đến những năm của thế kỷ XX chúng mới chuyển hoá thành các phong trào, các khẩu hiệu lớn Năm 1915, Uỷ ban BVMT Canada được thành lập nhằm khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên và cho rằng mỗi thế hệ có quyền hưởng thụ lợi ích từ thiên nhiên và cần phải duy trì cho
thế hệ tương lai [16]
Vào năm 1962, với sự ra đời của cuốn sách “Mùa xuân câm lặng” của nữ
văn sĩ Rachel Carson, người dân Mỹ đã thay đổi mạnh mẽ nhận thức về môi trường Cuốn sách đã nêu ra những hiểm họa của thuốc trừ sâu DDT khiến khơng ít người tại thời điểm đó phải bất ngờ Thuốc trừ sâu DDT từng được
Trang 18phần thúc đây nhận thức và các chính sách về mơi trường của người dân Mỹ
Năm 1970, Chương trình Con người và Sinh quyền được UNESCO
thành lập với mục tiêu là phát triển cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lí và
bảo tồn các tài nguyên của sinh quyên và cái thiện quan hệ toàn cầu giữa lồi người và mơi trường Đến tháng 6/1972, trong Hội nghị của Liên Hợp quốc về Con người và Môi trường được tô chức tại Stockhom (Thụy Điền) với sự
tham gia của 113 quốc gia đã bước đầu đưa ra những nỗ lực chung của toàn
thê nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu
Năm 1980, Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế
giới (WWF) đã đưa ra “Chiến lược báo tồn thế giới” Trong chiến lược này, thuật ngữ PTBV lần đầu tiên được nhắc tới, tuy nhiên mới chỉ nhắn mạnh ở góc độ bền vững sinh thái
Năm 1987, khái niệm PTBV được thê hiện trong bản báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (Our Common Future, thường được gọi là Báo cáo Brundtlan) trong đó có néu “PTBV(sustainable development) 1a su phat triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng thỏa
mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai .”.[16], [44]
Năm 1996 Uỷ ban quốc tế giáo dục thế ký XXI công bố báo cáo “Giáo
duc: một kho báu tiềm ấn” nêu 4 mục tiêu học tập (biết, làm, chung sống, tồn tại) sau đối thành “Học để biết cách hoc, hoc dé lam, học để cùng chung sống
Trang 19Trong Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về PTBV Johannesburg - 2002: khái niệm PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ hợp lí và hài
hòa giữa ba mặt của sự phát triển Đó là phát triển kinh tế, công bằng xã hội và BVMT” Hội nghị cũng đã vạch ra những mục tiêu bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường, nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên
thiên nhiên Các đại diện của các quốc gia tham gia Hội nghị cũng cam kết
phát triển chiến lược về PTBV tại mỗi quốc gia trước năm 2005
Tại Việt Nam, trong quá trình phát triển, chúng ta cần thực hiện 8
nguyên tắc chủ yếu sau nhằm PTBV: [7]
- Con người là trung tâm của PTBV PTBV nhằm đáp ứng đầy đủ mọi
nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ và văn minh
- Phát triển kinh tế song hành với bảo đảm an ninh lương thực, năng
lượng để PTBV Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và môi trường lâu bền
- Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tổ
không thẻ tách rời của quá trình phát triển Xây dựng hệ thống pháp luật đồng
bộ và có hiệu lực về cơng tác BVMT Yêu cầu BVMT luôn được coi là một
tiêu chí quan trọng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và trong PTBV
- Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế
Trang 20và yêu quý thiên nhiên
- Khoa học và công nghệ là nền táng và động lực cho cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa Cơng nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được
ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất
- Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc
lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và BVMT
- Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế thế
giới để PTBV Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế gây ra
1.1.4 Khái niệm trường học sinh thái
Trong bối cảnh khí hậu tồn cầu đang có những diễn biến phức tạp, khó dự đốn như hiện nay thì xây dựng các cơng trình sinh thái là một xu hướng tất yếu của thế giới để đối phó kịp thời Việc xây dựng các công trình xanh
Trang 21
HU DAU TI KHACH HANG Tại sao tôi muốn Tại sao tôi muốn
xây dựng một cơng trình xanh? th một cơng trình xanh?
—
“ii —
“ZŠ giá bán
⁄ cao hơn các chỉ phí thiết kể
và thi công thấp hơn
{a thu nhanh hơn
CHỦ CƠNG TRÌNH
Tại sao tơi muốn sở hữu một công trình xanh?
Trích nguồn: WGBC (Hội đồng Cơng trình Xanh Thế giới) Hình 1.1 Lợi ích của cơng trình xanh
Lợi ích của cơng trình xanh trong kiến trúc đã được Hội đồng Cơng trình Xanh Thế giới công nhận Đối với trường học sinh thái (THST), những lợi ích của nó đem lại khơng chỉ đơi với kiên trúc nói riêng mà còn đem lại lợi ích
Trang 22Hiện nay, chúng ta có rất nhiều quan điểm khác nhau về trường học sinh thái Ở mỗi quan điểm, các tác giả lại sử dụng những tiêu chí khác nhau, nhưng trong đó đều có một số điểm thống nhất là hướng tới xây dựng một không gian trường học thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, đồng thời thúc đây các hoạt động giáo dục hướng tới bền vững, thích ứng với BĐKH
Theo KTS.TS Trần Thanh Bình - Viện trưởng Viện nghiên cứu Thiết kế trường học, khi nói tới THST có nghĩa là đề cập ở cả 3 mức: công trình sinh thái (Ngơi nhà, lớp học được thiết kế mang ý nghĩa sinh thái hay phỏng sinh học), tổ hợp sinh thái (khu lớp học giảng đường, cụm kí túc xá, .) và công
viên sinh thái (trường học tập trung có qui mơ diện tích lớn, có tỉ lệ cây xanh,
mặt nước cao, và giao thông chủ yếu là khơng khói) [4] Theo quan điểm sinh thái nhân ‘yy
văn của UNEP, THST là một chương xề vy
trình quản lí mơi trường mang tính ay vy & giáo dục cao về PTBV cho các
trường học với sự tham gia của toàn
bộ học sinh, giáo viên, nhân viên của
trường học liên kết với cộng đồng địa
phương cùng thực hiện một chương
trình hành động vì mơi trường rất lí
tưởng nhằm cải thiện môi trường, tạo
hiệu ứng lớn đến cuộc sống của các Ec0- Schools thành viên nhà trường, cộng đồng
Hình 1.2 Biểu tượng của THST [45]
Trang 23bền vững và mang đến các chính sách trường học thân thiện với môi trường, chương trình giảng dạy và thực hành vì lợi ích của nhà trường và cộng đồng địa phương [31]
Theo quan điểm của các nhà giáo dục Việt Nam, THST là trường học
xanh — sạch — đẹp có nghĩa là trường học thân thiện với môi trường, đảm bảo không gian an toàn, xanh và sạch, cảnh quan phù hợp, được phát động và tích hợp trong nghiên cứu chuyên sâu, và có các chương trình học tập liên quan
đến môi trường [31]
Bên cạnh đó, theo quan điểm của Hội kiến trúc sư Việt Nam trong hội thảo “Hướng tới nền kiến trúc xanh Việt Nam”, các chuyên gia đã chia sẻ
quan điểm “Chúng ta đừng quá lo lắng về khái niệm ngôi nhà xanh và đừng
cho nó là điều xa vời thực tế, nhất là với điều kiện kinh tế cịn khó khăn hiện
nay Thực ra khái niệm kiến trúc xanh (green building) cũng rất gần với khái niệm kiến trúc sinh thái (ecological architecture) hay kiến trúc môi truong (environmental architecture), ndi gon là cơng trình kién tric duoc lam ra sao cho ít ảnh hưởng nhất đến môi trường và dựa vào môi trường, dựa vào thiên nhiên để hòa nhập với thiên nhiên một cách tối ưu Thiên nhiên có ánh sáng, gió, nước, khơng khí, cây xanh Vì vậy tại sao chúng ta không tận
dụng và khai thác chúng một cách tối đa vào kiến trúc?” Do đó, việc xây
dựng mơ hình THST dựa trên những công trình chúng ta có sẵn là hoàn toàn
kha thi
1.2 Tiêu chuẩn công nhận trường học sinh thái 1.2.1 Quản lí và chính sách trong trường học
- Thiết lập tầm nhìn và thực hiện các chương trình nhằm thay đổi môi
trường trong trường học
Trang 24- Thành lập một tổ chức giúp quản lí và giám sát các chương trình THST phát triển mơi trường bền vững
- Chuẩn bị ngân sách và báo cáo tài chính liên quan đến hoạt động môi trường trong và ngoài trường học
- Hệ thống báo cáo
1.2.2 Chương trình giảng dạy và hoạt động học tập
- Giáo dục môi trường được tuyên truyền trong các môn học khác nhau và quá trình này có sự liên kết hợp tác
- Phát triển năng lực đối với đội ngũ giảng đạy - Cần dựa trên bối cảnh từng địa phương
- Có sự hỗ trợ giảng dạy và nguồn tài nguyên (bao gồm cả các tài nguyên
sẵn có liên quan đến giảng dạy môi trường)
- Các câu lạc bộ môi trường hoạt động hiệu quả, sôi nổi
1.2.3 Cơ sở vật chất và hoạt động môi trường
- Cơ sở vật chất thân thiện với sinh thái môi trường - Sự thay đối tích cực tới môi trường
- Không gian xanh
- Sự hỗ trợ giảng đạy, nguồn tài nguyên (gồm cả các tài nguyên sẵn có liên quan đến giảng dạy mơi trường)
- Có các chương trình thực hành thân thiện với môi trường
1.2.4 Các đối tác và quan hệ cộng đồng
- Số lượng đối tác - Qui mô của các đối tác
Trang 25- Thực hiện các hoạt động tiếp cận cộng đồng [31]
1.3 Những lợi ích của mơ hình trường học sinh thai
THST là chương trình có sự tham gia tự nguyện, tạo điều kiện rất tốt cho học sinh trải nghiệm các hoạt động đặc biệt ở lứa tuổi cấp tiểu học với vai trò
là cơng dân tí hon trường học Chương trình khơng chỉ mang lại lợi ích cho
trường học mà còn đem lại lợi ích tới tồn cộng đồng
- Tăng cường nâng cao nhận thức môi trường: Học sinh, giáo viên và
nhân viên nhà trường được khuyến khích sử dụng những kiến thức mới về
môi trường trong cuộc sống hàng ngày tại trường học Điều này giúp những người tham gia thấy mối liên quan giữa kiến thức chúng ta tiếp thu và thực hành vận dụng trong cuộc sống
- Cải thiện môi trường học đường: Học sinh, giáo viên và nhân viên nhà trường có thể hợp tác với nhau trong các vấn đề như giảm thiểu rác thải
và vận hành trường học một cách có ý thức về mơi trường Nhờ vậy, hoạt động giáo dục BVMT có thể được thực hiện với hướng tiếp cận “Giáo dục về môi trường, giáo dục trong môi trường và giáo dục vì môi trường”
- Trao quyền chú động cho HS: Thông qua quá trình tham gia tự
nguyện, tích cực vào THST, học sinh có thể kiểm sốt mơi trường của chính mình, học hỏi và tự tin đưa ra quyết định về làm thế nào để cải thiện môi
trường học tập cũng như môi trường sống tại từng gia đình và môi trường cuộc sống trong tương lai Cùng với đó, khi học tập trong THST, học sinh có thể năng động hơn do có sự tham gia vào các chương trình DIY (Do it yourself) - tự làm các sản phẩm tái chế
Trang 26tác đưa ra các sáng kiến cho trường học sinh thái Điều đó giúp tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương trong BVMT
- Tiết kiệm tài chính: Q trình hành động trong suốt chương trình có
thể giảm tải được các chi phí tiêu thụ điện, nước, tăng quï trường học nhờ
việc thu thập vật liệu tái chế, đồng thời nhận được sự tài trợ để xây dựng cơ
sở vật chất một cách có hiệu quả cho trường học
- Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế: Hiện nay chương trình THST đã
được thực hiện thành công ở hơn 50 quốc gia Do đó, nếu THST được thực
hiện thành công sẽ là cơ sở cho sự hợp tác với các THST khác ở bắt kì quốc
gia nào trong chương trình của UNEP Đây không chỉ là cơ hội để được chia
sẻ cung cấp thông tin môi trường mà còn là một hướng giúp tăng cường trao đối văn hóa và cải thiện kĩ năng ngôn ngữ
THST là ngôi trường đáp ứng được hơn hết các yêu cầu để đạt hiệu quả
giáo dục BVMT tốt nhất Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh trong đó có gần
7 triệu học sinh tiêu học, gan 1 triệu giáo viên, cán bộ quản lý và cán bộ giảng
dạy Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc
đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước GDBVMT nhằm làm
cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT, hình thành và phát triển ở các em
thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường
THST không đối lập với mơ hình trường học hiện này mà giúp hoàn thiện hơn các chương trình giáo dục Với hướng tiếp cận giáo dục về môi trường, giáo
dục trong môi trường, giáo dục vì mơi trường, các THST tạo ra một môi
trường hòa hợp với thiên nhiên, thân thiện với học sinh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục Nhờ vậy việc xây dựng THST có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với PTBV, giúp các thế hệ hơm nay có thể sử dụng hợp lí nguồn tài
Trang 271.4 Hiện trạng và xu thế phát triển trường học sinh thái 1.4.1 Hiện trạng và xu thế phát triển THST trên thế giới
Những ý tưởng đưa màu xanh vào trong kiến trúc của trường học thực chất đã xuất hiện từ rất sớm Nhiều trường đại học lớn trên thế giới như Cambridge, Oxford (Anh), Harvard (Mỹ) đều được xây dựng với hệ thống cây xanh, khuôn viên, bãi cỏ lớn Những trường đại học được xây dựng trong thời gian gần đây cũng đều chú trọng các thiết kế theo quan điểm kiến trúc trường học sinh thái Những trường học này góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu tối đa cacbon, tận dụng nguồn năng lượng hợp lí, sử dụng hệ thống
năng lượng tái tạo, tăng hiệu quả giáo dục môi trường đối với học sinh, sinh
viên
THST (Eco-schools) là một chương trình quốc tế của Tổ chức Giáo dục
Môi trường (FEE) được phát động tại châu Âu năm 1994 Năm 2005 có tổng
số 4.487.807 học sinh, 233.533 giáo viên, 12.640 truong hoc va 1.661 chinh
quyền địa phương đã tham gia với 16.040 buồi tập huấn, hội thảo được tổ
chức Năm 2007, chương trình đã thực hiện ở 22.000 trường học có sự tham gia của 5 triệu học sinh, sinh viên, hơn 400.000 giáo viên và hơn 4.000 nhà
chức trách địa phương Theo thống kê năm 2010 đã có hơn 32.000 trường học ở hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới tham gia chương trình này Dự án Trường
học sinh thái đã thu hút nguồn tài trợ, các tình nguyện viên, và sự hỗ trợ bằng
hiện vật ở cấp địa phương, quốc gia, và quốc tế, giúp cho chương trình thu được những thành công lớn Hầu như tất cả các đối tác đều giúp đỡ cho trường học trong dự án trong mọi khâu của quá trình đổi mới để trở thành một
Trang 281.4.2 Hiện trạng và xu thế phát triển THST ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam chưa có chương trình hành động xây dựng ngôi trường THST theo quan điểm kiến trúc hoặc nhân văn một cách bài bản nhưng hiện nay đã có nhiều chương trình rất gần gũi với các hoạt động của các THST Trong kiến trúc xây dựng trường học tại Việt Nam, hiện đã có một số kiến trúc xanh - có nghĩa là cơng trình xây dựng có sự thân thiện, hịa hợp
với mơi trường, có hiệu quả sử dụng cao như thiết kế trường học Bình Dương, Đại học Kiến trúc tp Hồ Chí Minh, nhà trẻ Đồng Nai, Viện Công nghệ Sinh
học và Công nghệ Môi trường - Đại học Nơng lâm tp Hồ Chí Minh
Trong quan điểm về giáo dục, Việt Nam cũng đã có nhiều hình thức
GDBVMTT trong trường học thông qua chương trình đưa GDBVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời tích hợp chương trình giáo dục biến đồi khí hậu vào các bộ môn liên quan Trong những năm học vừa qua, chương
trình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng đã thu được nhiều kết
quả khả quan Trong hệ thống các trường học, các tỉnh, thành phố hiện nay cũng đã có nhiều câu lạc bộ được thành lập hoạt động vì giáo dục BVMT và
PTBV Điều này đã có tác động rất lớn tới cộng đồng dân cư nói chung
Trong năm 2012, Việt Nam đã có hai trường được nhận giải THST của
ASEAN là trường trung học phố thông Chu Văn An và trường tiểu học Thực
nghiệm - Hà Nội
Đối với riêng địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong qui hoạch tổng thê phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Vĩnh Phúc đã
có định hướng trở thành đô thị cộng sinh với môi trường tự nhiên, đô thị
xanh
Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay Việt Nam chưa có chủ trương chính
Trang 29lượng giáo dục và nguồn nhân lực, chúng ta hồn tồn có thể thực hiện và xây
dựng các THST phù hợp với điều kiện từng địa phương Tại địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc nói chung và thị xã Phúc Yên nói riêng, dựa trên nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn có, quá trình xây dựng THST hồn tồn có thể thực hiện được và có
thể thu được những thành công nhất định
1.5 Khái quát chung về khu vực nghiên cứu 1.5.1 Điều kiện tự nhiên
1.5.1.1 VỊ trí địa lí
- Diện tích: 120,295 km’, gồm 6 phường (Xuân Hòa, Đồng Xuân,Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Phúc Thắng ) và 4 xã (Cao Minh, Nam Viêm,
Tiền Châu, Ngọc Thanh) [27]
- Thị xã Phúc Yên nằm cạnh Quốc lộ 2, thuận lợi về giao thông, cách thủ
đô Hà Nội 30km, cách sân bay quốc tế Nội Bài § km, có đường sắt Hà Nội -
Trang 311.5.1.2 Khí hậu thời tiết
Thị xã Phúc Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu tương đối ơn hịa, ít khi có bão lụt Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
1.5.1.3 Địa hình
Địa hình thị xã tương đối đa dạng, có cả nông thôn và đô thị, vùng đồi
rừng, vùng đồng bằng Nhờ đó việc xây dựng các loại cơng trình trường học khác nhau rất thuận tiện và phong phú
1.5.2 Điều kiện xã hội
1.5.2.1 Dân số
- Dân số năm 2010: 92.815 người
- Mật độ dân số năm 2010: 772 người/ km” (tuy nhiên dân cư phân bố
không đồng đều, lớn nhất ở phường Trưng Trắc khoảng 8.528 người/km', trong khi ở xã Ngọc Thanh khoảng 151 người/ km’)
- T¡ lệ tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn 2005 - 2010 là 1,2 - 1,3 % 1.5.2.2 Lao động, thu nhập và đời sống dân cư
- Năm 2010, số lao động của thị xã khoảng 61.490 người chiếm 66,25%
- Tốc độ tăng trưởng GDP của thị xã giai đoạn 2009 - 2012 đạt trên 18%,
mức thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3,3 lần so với cả nước Phúc Yên đã và đang là trung tâm công nghiệp của toàn tỉnh (chiếm tới 77,7%) Thêm
nữa thị xã Phúc Yên là một trong hai trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh nên việc đầu tư cho giáo dục cũng rất được coi trọng Ngày 21-1-
2013, theo Quyết định số 93/QĐ-BXD, thị xã Phúc n chính thức được cơng
Trang 321.5.2.3 Hiện trạng giáo dục tiểu học thị xã Phúc Yên
Hiện trạng giáo dục: Theo thống kê năm học 2011 - 2012, hiện trạng
Trang 33Chương 2: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại không gian của một số trường tiểu
học thuộc thị xã Phúc Yên Dựa vào mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên,
yếu tố xã hội của địa bàn nghiên cứu đồng thời đối chiếu, so sánh với các mơ hình trường học sinh thái (Eco-school) trên thế giới, từ đó có thể đề xuất mơ
hình trường học sinh thái phù hợp với các trường tiểu học thuộc thị xã Phúc
Yên - tỉnh Vĩnh Phúc
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa
- Xác định địa điểm khảo sát: lựa chọn các trường nghiên cứu sao cho có sự đại diện cho I vùng đặc trưng của thị xã Cụ thé trong dé tai, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đối tượng là 3 trường tiểu học ở khu vực kinh tế cịn gặp
nhiều khó khăn của thị xã
- Tại mỗi địa điểm khảo sát tiến hành các công việc như sau:
+ Điều tra, định loại cây xanh: Tiến hành khảo sát tổng thể khu vực nghiên cứu, sử dụng phương pháp xác định tên cây dựa trên các khóa phân
loại của Phạm Hoàng Hộ (1999) Ngồi ra, cịn sử dụng một số tài liệu tra cứu
như: Phân loại thực vật - Hoàng Thị Sản (2002), Từ điển tranh về các loài hoa
- Lê Quang Long (2006), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt
kín ở Việt Nam - Nguyễn Tiến Bân (1997)
+ Xác định độ che phủ cây xanh: phương pháp tính độ che phủ: tính theo tiêu chuẩn Quốc gia về kĩ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn (2010)
Đối với thảm cỏ, cây bụi: lập ô tiêu chuẩn và đo điện tích bằng việc tính
Trang 34Đối với cây thân gỗ: đo diện tích tán cây vào thời điểm từ II giờ đến 13
giờ, từ gốc cây đo ra theo bốn chiều Đông, Tây, Nam, Bắc của vùng phủ bóng cây, tạo thành ơ vng, đơn vi lay tron dén 0,1 m [8][9]
+ Đo một số chỉ tiêu vệ sinh môi trường: nhiệt độ, tiếng ồn, chiếu sáng
phòng học, kích thước bàn ghế, đánh giá các cơng trình vệ sinh khác 2.2.2 Phương pháp đo đạc
- Ảnh sáng: sử dụng máy đo ánh sáng
+ Ảnh sáng tự nhiên: tắt hết đèn phòng học, dùng máy đo ánh sáng đo bốn góc phịng và chính giữa phịng, mỗi vị trí lặp lại 3 lần rồi lấy giá trị đo trung bình Đo các dãy phịng học khác nhau, mdi day chon các phòng học ở hai đầu dãy nhà và phòng ở chính giữa
Thời gian đo: buối sáng (7 giờ, 9 giờ và I1 giờ); buổi chiều (13 giờ, 15
gid va 17 gid)
+ Ánh sáng nhân tạo: Tương tự như đo ánh sáng tự nhiên nhưng mở tất cả các đèn phòng học
- Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế vào các khung giờ như trên
- Tiéng én: str dung may do tiéng ồn trong giờ học và lúc ra chơi
Phương pháp đo tiếng ồn được áp dụng tại 3 vị trí khác nhau bao gồm: + Vi tri 1: công trường học
+ Vị trí 2: chính giữa sân trường + VỊ trí 3: Trong phịng học
- Kích thước của bàn ghế: sử dụng thước dây 2.2.3 Phương pháp chuyên gia
Điều tra và lấy ý kiến từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực
Trang 35Phòng Giáo dục và các ban ngành Nhờ vậy nhận được sự tư vấn về phương thức quản lí giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, và cách thức tiếp cận thân thiện với môi trường Từ đó có những định hướng điều chỉnh thích hợp với dé tài nghiên cứu
2.2.4 Phương pháp xứ lí số liệu đã thu thập
Xác định tên các loài cây trong trường học dựa vào một số khóa định loại và từ điền thực vật học
Sử dụng phương pháp thống kê trong nghiên cứu để xử lí số liệu điều tra thực tế bằng phần mềm Excel
2.2.5 Phương pháp mô phỏng
Trang 36Chương 3: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng chất lượng môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường 3.1.1 Thực trạng chất lượng môi trường
3.1.1.1 Qui mô trường học
* Diện tích bình quân cho mỗi học sinh
Bang 3.1 Diện tích bình quân/1HS ở các trường tiểu học
Diện tích bình qn/ HS
Diện tích | Tổng số 3
Tên trường tiêu học 2 (m/HS)
trường (m') | học sinh Thực trạng TCVN Nam Viêm 10388 541 19,2 >10 Ngoc Thanh A 12315 357 34,5 >10 Tién Chau B 10000 215 46,5 >10
Khi diện tích bình qn cho mỗi học sinh lớn sẽ góp phần tạo khơng gian
thoải mái, thân thiện cho việc học tập và vui chơi của các em Qua bảng 3.I
cho thấy: 100% số trường được khảo sát đạt chuẩn về diện tích bình quân/ I
học sinh, trong đó trường tiểu học Tiền Châu B đạt diện tích trung bình cao
nhất (46,5m”/HS) Kháo sát thực tế cho thấy, nhà trường mới được xây dựng
lai, déng thời nhà trường có vị trí tọa tại khu dân cư thưa thớt nên diện tích
bình qn của mỗi học sinh đạt được khá cao * Hiện trạng sĩ số/ lớp học
Số lượng học sinh bình quân trong lớp trong phạm vi tiêu chuẩn sẽ giúp
giáo viên quản lí lớp học tốt hơn, đồng thời học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu kiến
Trang 37Bảng 3.2 Hiện trạng số HS bình quân/ I lớp Số HS bình quân/ lớp
Tên trường tiểu học
Thực trạng TCVN
Nam Viêm 24-34 <35
Ngọc Thanh A 17 - 23 < 35
Tién Chau B 21-30 < 35
Qua bang 3.2, kết quả điều tra cho thấy, 100% số trường đạt chuẩn về số
học sinh bình quân/ lớp Trong khi rất nhiều trường hiện nay lâm vào tình
trạng quá tải số học sinh trong lớp học thì việc giữ vững và duy trì Ổn định số học sinh theo tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiện giúp nhà trường dần nâng cao chất
lượng dạy và học
* Diện tích phòng học cho mỗi học sinh
Bảng 3.3 Diện tích phịng học bình quân/HS Diên tích/ I Diện tích phịng học bình - , Số HS/ 5 2
Tên trường tiêu học |_ phòng học quân/H§ (m)
lớp 2 (m) Thực trạng TCVN Nam Viêm 56,7 24 - 34 1,67 - 2,36 1,1 - 1,25 Ngoc Thanh A 54 17 - 23 2,34 - 3,17 1,1 - 1,25 Tién Chau B 54 21 - 30 1,8 - 2,57 1,1 - 1,25
Bảng 3.3 cho thấy: 100 % các trường tiêu học đạt chuẩn về diện tích cho
mỗi học sinh Do đó, các em sẽ được học tập trong không gian rộng rãi, tạo
Trang 38ngồi của học sinh, các dụng cụ và phương tiện học tập tại các trường tiểu học hiện nay
Project: dass (500x300 cm), created: 23 5.2013
* Diện tích sân chơi
Hình 3.1 Sơ đồ phòng học
Bảng 3.4 Hiện trạng sân trường
Diện tích Diện tích Tỉ lệ diện tích sân
trường/ S toàn trường
Tên trường tiểu học | toàn trường | sân trường
Trang 39Theo số liệu tại bảng 3.4 cho thấy diện tích sân trường ở cả 3 địa điểm
khảo sát đều cao hơn so với tiêu chuẩn qui định Đây là điều kiện thuận lợi
cho việc xây dựng mơ hình THST giúp các em có mơi trường học tập tốt, gần gũi và thân thiện với thiên nhiên
3.1.1.2 Tiếng ồn
Tiếng ồn là tất cả những âm thanh khơng thích nghi, gây khó chịu cho con người Theo D Rhor (1969), tiếng ồn cịn có tác hại về mặt tâm lí, gây
khó chịu, lo lắng, bực bội, cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, lam mat tập trung, mat
ngủ, làm dé nham lẫn Tiếng ồn còn gây mệt mỏi toàn thân, gầy yếu, thiếu
máu Rối loạn thần kinh thực vật, hô hấp tăng huyết áp thay đôi [1]
Theo quyết định 1221/2000/ QÐ - BYT về tiếng ồn tại trường học do Bộ
Y tế ban hành (2000) thì phòng học cần phải được yên tĩnh Theo đó, tiếng ồn cho phép ở khu vực trường học theo TCVN là <50dB (decibel) Qua khảo sát
tiếng ồn ở cụm 3 trường tiêu học, chúng tôi thu được kết quả tại bảng 3.5 như
Sau:
Bảng 3.5 Hiện trạng tiếng én tại 3 trường tiểu học được khảo sát
P1: vi tri cổng trường
P2: vị trí chính giữa sân trường P3: vị trí trong lớp học
Tiếng ồn (đB)
Tên trường tiểu học Giờ học Giờ ra chơi
Trang 40Ngọc Thanh A 52,6 |40,8 |54 | 60,5 | 63,9 |60,7 | < 50 Tiền Châu B 57,8 |46,3 | 55,2 | 64,4 | 63,1 | 57,3 | < 50 70 ø Cẳng trường Sản trưởng s Lớp học
Nam Viêm Ngoc Thanh A Tién Chau B
Cổng trường 8 Sân trường Lớp học
Nam Viêm Ngoc Thanh A Tiền Châu B