ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc đƣợc sử dụng nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc sống con ngƣời thông qua những kết quả nhất định: phòng và chữa bệnh, làm giảm triệu chứng, làm chậm diễn biến bệnh, đồng thời mang lại nhiều lợi ích khác về mặt kinh tế, xã hội 35, 48. Tuy nhiên, tất cả thuốc đều có nguy cơ rủi ro, có khả năng gây ra phản ứng không mong muốn hoặc có hại 27, 28, 64. Suốt 40 năm qua, những tiến bộ trong liệu pháp dùng thuốc đã cải thiện khả năng chăm sóc bệnh nhân, nhƣng bên cạnh đó cũng làm tăng đáng kể các vấn đề liên quan đến thuốc 58. Mặc dù vậy, thuốc vẫn luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, và con ngƣời buộc phải chấp nhận những nguy cơ đi liền với lợi ích của thuốc 64. Bởi thế, việc đƣa ra các cảnh báo, khuyến cáo về nguy cơ có hại của thuốc là vô cùng cần thiết, góp phần đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, nhƣ Voltaire từng nói: “Không có thuốc nào an toàn, chỉ có cách sử dụng thuốc an toàn” 64. Hiện nay, một số vấn đề liên quan đến thuốc đã đƣợc giám sát bởi hệ thống quản lý và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ở Việt Nam là Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc). Nhƣng ngoài ra, số liệu từ các Trung tâm Chống độc (TTCĐ) cũng là nguồn thông tin rất giá trị để phát hiện biến cố khi dùng thuốc, các đối tƣợng có nguy cơ cao, các nguyên nhân thƣờng gặp, từ đó, giúp các nhà quản lý, bác sĩ, dƣợc sĩ, nhân viên y tế và nhân dân có những biện pháp phù hợp để ngăn ngừa rủi ro liên quan đến thuốc. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về ngộ độc 38, 39, nhƣng chƣa có nhiều nghiên cứu tập trung vào ngộ độc thuốc; các nghiên cứu về ngộ độc thuốc lại thiếu thông tin cập nhật đến thời điểm hiện tại 5, 7. Bởi vậy, đối với ngành y tế nói riêng và cả cộng đồng nói chung, vẫn còn thiếu những thông tin cần thiết để giám sát và giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thuốc.
BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI PHẠM HẢI YẾN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC THUỐC PHẢI NHẬP VIỆN TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN BẠCH MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ HÀ NỘI – 2014 BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI PHẠM HẢI YẾN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC THUỐC PHẢI NHẬP VIỆN TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN BẠCH MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn: 1. Ths. Hoàng Hà Phương 2. Ths. Nguyễn Đàm Chính Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Dược Hà Nội 2. Tổ lưu trữ hồ sơ, Bệnh viện Bạch Mai HÀ NỘI - 2014 Lời cảm ơn Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sỹ Hoàng Hà Phương – giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Dược Hà Nội, và Thạc sỹ Nguyễn Đàm Chính – bác sỹ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Hai thầy cô đã luôn hết lòng chỉ bảo, tận tình giúp đỡ và quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các bác sỹ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã dành cho tôi nhiều góp ý vô cùng hữu ích trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc tại Tổ lưu trữ hồ sơ, Bệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong khi thu thập dữ liệu. Tôi bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo Bộ môn Dược lâm sàng đã luôn theo sát, hỗ trợ và động viên tôi trong quá trình làm khóa luận. Tôi cũng vô cùng biết ơn tất cả thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ, dìu dắt tôi suốt 5 năm học tại trường. Cảm ơn bạn bè tôi, những người luôn luôn ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ việc gì, bất cứ khi nào. Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn cho gia đình mình, họ luôn là điểm tựa và là động lực cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày 11/05/2014 Sinh viên Phạm Hải Yến MỤC LỤC Lời cảm ơn Danh mục bảng Danh mục hình Danh mục chữ viết tắt ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về ngộ độc 3 1.1.1. Định nghĩa và các nguyên nhân gây ngộ độc 3 1.1.2. Chẩn đoán ngộ độc 3 1.1.3. Hậu quả của ngộ độc 6 1.1.4. Điều trị ngộ độc 6 1.2. Tổng quan về ngộ độc thuốc 10 1.2.1. Vị trí của ngộ độc thuốc trong ngộ độc. 10 1.2.2. Các nguyên nhân ngộ độc thuốc 10 1.2.3. Phòng tránh ngộ độc thuốc 11 1.3. Tình hình ngộ độc thuốc trên thế giới và tại Việt Nam 11 1.3.1. Tình hình ngộ độc thuốc trên thế giới 11 1.3.2. Tình hình ngộ độc thuốc tại Việt Nam 12 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 13 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 13 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 13 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu 13 2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 13 2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu 14 2.3.1. Đặc điểm chung về ngộ độc thuốc 14 2.3.2. Các thuốc gây ngộ độc nhiều nhất và các đặc điểm liên quan 16 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ 18 3.1. Đặc điểm chung về ngộ độc thuốc 18 3.1.1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân ngộ độc thuốc 18 3.1.2. Nguyên nhân ngộ độc thuốc 19 3.1.3. Tác nhân gây ngộ độc thuốc 21 3.1.4. Mức độ nặng của các ca ngộ độc thuốc 23 3.1.5. Xử trí ngộ độc thuốc 24 3.1.6. Kết quả điều trị ngộ độc thuốc 26 3.2. Các thuốc gây ngộ độc nhiều nhất và các đặc điểm liên quan 27 3.2.1. Đặc điểm dịch tễ và nguyên nhân ngộ độc 27 3.2.2. Các biệt dƣợc và thông tin về liều 28 3.2.3. Định tính, định lƣợng 34 3.2.4. Xử trí tại TTCĐ 36 3.2.5. Mức độ nặng và kết quả điều trị 37 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN 40 4.1. Đặc điểm chung về ngộ độc thuốc 40 4.1.1. Đặc điểm dịch tễ 40 4.1.2. Nguyên nhân ngộ độc thuốc 41 4.1.3. Tác nhân gây ngộ độc 42 4.1.4. Mức độ nặng của các ca ngộ độc thuốc 44 4.1.5. Xử trí ngộ độc thuốc 44 4.1.6. Kết quả điều trị 45 4.2. Các thuốc gây ngộ độc nhiều nhất và các đặc điểm liên quan 45 4.2.1. Rotundin 45 4.2.2. Paracetamol 47 4.2.3. Phenobarbital 49 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 51 5.1. Kết luận 51 5.1.1. Đặc điểm chung về ngộ độc thuốc 51 5.1.2. Các thuốc gây ngộ độc nhiều nhất và các đặc điểm liên quan 51 5.2. Đề xuất 52 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 3.1.Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân ngộ độc thuốc 18 Bảng 3.2. Các nguyên nhân ngộ độc thuốc 20 Bảng 3.3. Số thuốc đã uống trong các ca ngộ độc thuốc 22 Bảng 3.4. Các thuốc và nhóm thuốc liên quan đến các ca ngộ độc 22 Bảng 3.5. Nơi xử trí ban đầu 24 Bảng 3.6. Các biện pháp xử trí ban đầu 24 Bảng 3.7. Các biện pháp xử trí tại TTCĐ 25 Bảng 3.8. Phân bố các biện pháp xử trí tại TTCĐ theo mức độ nặng 26 Bảng 3.9. Kết quả điều trị của các bệnh nhân ngộ độc thuốc 26 Bảng 3.10. Biệt dƣợc và thông tin về liều rotundin trong các ca ngộ độc 29 Bảng 3.11. Liều đã uống trong các ca ngộ độc rotundin 29 Bảng 3.12. Biệt dƣợc và thông tin về liều paracetamol trong các ca ngộ độc 31 Bảng 3.13. Biệt dƣợc và thông tin về liều phenobarbital trong các ca ngộ độc 33 DANH MỤC HÌNH Tên hình Trang Hình 3.1. Phân bố các nguyên nhân ngộ độc theo nhóm tuổi 20 Hình 3.2. Phân bố các nguyên nhân tự tử theo giới tính 21 Hình 3.3. Mức độ nặng theo thang PSS của các ca ngộ độc thuốc 23 Hình 3.4. Các nhóm tuổi của bệnh nhân ngộ độc rotundin, paracetamol và phenobarbital 27 Hình 3.5. Nguyên nhân ngộ độc rotundin, paracetamol và phenobarbital 28 Hình 3.6. Liều đã uống trong các ca ngộ độc rotundin 30 Hình 3.7. Liều đã uống trong các ca ngộ độc paracetamol 32 Hình 3.8. Liều đã uống trong các ca ngộ độc phenobarbital 34 Hình 3.9. So sánh nồng độ paracetamol với toán đồ Rumack-Matthew 35 Hình 3.10. Nồng độ thuốc trong máu của bệnh nhân ngộ độc phenobarbital 36 Hình 3.11. Xử trí ngộ độc rotundin, paracetamol và phenobarbital tại TTCĐ 37 Hình 3.12. Mức độ nặng của bệnh nhân ngộ độc rotundin, paracetamol và phenobarbital 38 Hình 3.13. Kết quả điều trị của bệnh nhân ngộ độc rotundin, paracetamol và phenobarbital 39 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên đầy đủ ATC : Mã phân loại thuốc theo giải phẫu-điều trị-hóa học (The anatomical therapeutic chemical code) BHYT : Bảo hiểm y tế CAVHD : Lọc máu liên tục động-tĩnh mạch (Continuous arterio-venous haemodialysis) CVVHD : Lọc máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch (Continuous veno-venous haemodialysis) FDA : Cục quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm Mỹ (Food and Drug Administration) NPDS : Hệ thống dữ liệu chất độc quốc gia (National Poison Data System) PSS : Thang điểm mức độ nặng ngộ độc (Poisoning Severity Score) TTCĐ : Trung tâm Chống độc WHO : Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc đƣợc sử dụng nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc sống con ngƣời thông qua những kết quả nhất định: phòng và chữa bệnh, làm giảm triệu chứng, làm chậm diễn biến bệnh, đồng thời mang lại nhiều lợi ích khác về mặt kinh tế, xã hội [35, 48]. Tuy nhiên, tất cả thuốc đều có nguy cơ rủi ro, có khả năng gây ra phản ứng không mong muốn hoặc có hại [27, 28, 64]. Suốt 40 năm qua, những tiến bộ trong liệu pháp dùng thuốc đã cải thiện khả năng chăm sóc bệnh nhân, nhƣng bên cạnh đó cũng làm tăng đáng kể các vấn đề liên quan đến thuốc [58]. Mặc dù vậy, thuốc vẫn luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, và con ngƣời buộc phải chấp nhận những nguy cơ đi liền với lợi ích của thuốc [64]. Bởi thế, việc đƣa ra các cảnh báo, khuyến cáo về nguy cơ có hại của thuốc là vô cùng cần thiết, góp phần đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, nhƣ Voltaire từng nói: “Không có thuốc nào an toàn, chỉ có cách sử dụng thuốc an toàn” [64]. Hiện nay, một số vấn đề liên quan đến thuốc đã đƣợc giám sát bởi hệ thống quản lý và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ở Việt Nam là Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc). Nhƣng ngoài ra, số liệu từ các Trung tâm Chống độc (TTCĐ) cũng là nguồn thông tin rất giá trị để phát hiện biến cố khi dùng thuốc, các đối tƣợng có nguy cơ cao, các nguyên nhân thƣờng gặp, từ đó, giúp các nhà quản lý, bác sĩ, dƣợc sĩ, nhân viên y tế và nhân dân có những biện pháp phù hợp để ngăn ngừa rủi ro liên quan đến thuốc. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về ngộ độc [38, 39], nhƣng chƣa có nhiều nghiên cứu tập trung vào ngộ độc thuốc; các nghiên cứu về ngộ độc thuốc lại thiếu thông tin cập nhật đến thời điểm hiện tại [5, 7]. Bởi vậy, đối với ngành y tế nói riêng và cả cộng đồng nói chung, vẫn còn thiếu những thông tin cần thiết để giám sát và giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thuốc. [...]... tiến hành nghiên cứu: Khảo sát tình hình ngộ độc thuốc phải nhập viện tại Trung tâmChống độc, Bệnh viện Bạch Mai với hai mục tiêu: 1 Khảo sát đặc điểm chung về ngộ độc thuốc tại Trung tâm Chống độc năm 2013 2 Xác định các thuốc gây ngộ độc nhiều nhất và khảo sát các đặc điểm liên quan 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về ngộ độc 1.1.1 Định nghĩa và các nguyên nhân gây ngộ độc Hiện nay có nhiều định... toàn bộ bệnh án của bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai năm 2013, đƣợc lƣu trữ tại Tổ lƣu trữ hồ sơ Tiêu chuẩn lựa chọn: các bệnh án đƣợc bác sĩ TTCĐ chẩn đoán là ngộ độc thuốc, và đƣợc Giám đốc TTCĐ ký xác nhận trƣớc khi trả về Tổ lƣu trữ hồ sơ Tiêu chuẩn loại trừ: tình trạng ngộ độc của bệnh nhân đồng thời có liên quan đến tác nhân khác không phải thuốc (hóa chất, thuốc. .. tử vong không phải do tự tử ở những bệnh nhân đã từng nhập viện vì ngộ độc thuốc [46] 1.3 Tình hình ngộ độc thuốc trên thế giới và tại Việt Nam 1.3.1 Tình hình ngộ độc thuốc trên thế giới Ngộ độc cấp đang là vấn đề về sức khỏe đáng lƣu ý trên toàn cầu, trong đó thuốc là tác nhân gây ngộ độc nổi trội [29, 68] Số lƣợng bệnh nhân tử vong vì ngộ độc thuốc ở các quốc gia nhìn chung khá cao Số lƣợng này ở... Dạng thuốc chủ yếu gây ngộ độc là dạng viên Nghiên cứu này cũng đƣa ra nhóm thuốc gây ngộ độc nhiều nhất là an thần, gây ngủ (76,3%) Về kết quả điều trị, hầu hết bệnh nhân đều khỏi (96,8%) [7] Theo báo cáo “Tổng quan tình hình ngộ độc tại Bệnh viện Chợ Rẫy” của Phạm Thị Ngọc Thảo tại Hội nghị chống độc quốc tế 2013: trong năm 2012, có 348 bệnh nhân ngộ độc thuốc tân dƣợc, thuốc kháng lao và một số thuốc. .. về ngộ độc thuốc a Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân ngộ độc thuốc Tổng số bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc thuốc trong năm 2013 Tỉ lệ bệnh nhân ngộ độc thuốc theo lứa tuổi Nhóm tuổi của bệnh nhân đƣợc phân loại dựa theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) [75] và Ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Committee on Hamonization) [40] (Phụ lục 2) Tỉ lệ bệnh nhân ngộ độc thuốc theo giới tính Tỉ lệ bệnh. .. lệ lần lƣợt là 3,1% và 0,5% 3.1.2 Nguyên nhân ngộ độc thuốc a Nguyên nhân ngộ độc thuốc trên toàn nhóm bệnh nhân nghiên cứu Để hiểu sâu về tình hình ngộ độc thuốc, sau khi khảo sát các đặc điểm dịch tễ, nghiên cứu tiến hành điều tra các nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc của tất cả 425 bệnh nhân Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 3.2 Ngộ độc thuốc chủ yếu do bệnh nhân cố ý (89,4%), những trƣờng hợp không... tổng số bệnh nhân ngộ độc ở từng mức độ nặng 2 Nặng (n=59) 23 (39,0) 58 (98,3) 18 (30,5) 53 (89,8) 0 (0,0) Gia đình không đồng ý cho điều trị 3.1.6 Kết quả điều trị ngộ độc thuốc Nghiên cứu còn khảo sát 1 đặc điểm nữa của tình hình ngộ độc thuốc nói chung, đó là kết quả điều trị của các bệnh nhân ngộ độc thuốc (bảng 3.9) Bảng 3.9 Kết quả điều trị của các bệnh nhân ngộ độc thuốc Kết quả điều trị Số bệnh. .. ngƣời tử vong do ngộ độc thuốc [17, 34, 66, 70] 12 Về phân bố tình hình ngộ độc theo giới tính, tỉ lệ ngộ độc nói chung ở phụ nữ thƣờng cao hơn ở nam [17, 19, 32] Nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thuốc là do tự tử [37, 56, 62] Về các tác nhân gây ngộ độc thuốc, các nhóm thuốc thƣờng gây ngộ độc gồm có: giảm đau, an thần, chống trầm cảm, thuốc tim mạch, kháng histamin Trong đó thuốc nổi bật nhất... 3,0% tổng số bệnh nhân ngộ độc tại Hồng Kông giai đoạn 2000-2008, và chiếm tới 5,5% tổng số bệnh nhân ngộ độc tại Thái Lan giai đoạn 2001-2004; cũng tại Hồng Kông giai đoạn 2000-2008, số ngày nằm viện của bệnh nhân ngộ độc có thể lên tới 3 ngày [45, 68] Tại Malaysia, giai đoạn 2000-2002, tỉ lệ nhập viện vì ngộ độc là 26,2 ngƣời/ 100000 cƣ dân [29] Còn tại Ấn Độ, giai đoạn 1997-2001, ngộ độc cấp là nguyên... dùng thuốc nhƣng không rõ lý do Khác: các nguyên nhân khác dẫn đến ngộ độc thuốc Tỉ lệ các nguyên nhân ngộ độc thuốc phân bố theo giới tính và lứa tuổi c Tác nhân gây ngộ độc thuốc Tỉ lệ các đƣờng dùng thuốc khác nhau trong các ca ngộ độc Phân loại các đƣờng dùng thuốc: + Uống + Tiêm + Bôi da + Khác Số lƣợng thuốc bệnh nhân đã dùng trong các ca ngộ độc Xác định các nhóm thuốc và các thuốc . cứu: Khảo sát tình hình ngộ độc thuốc phải nhập viện tại Trung tâmChống độc, Bệnh viện Bạch Mai với hai mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm chung về ngộ độc thuốc tại Trung tâm Chống độc năm. TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI PHẠM HẢI YẾN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC THUỐC PHẢI NHẬP VIỆN TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN BẠCH MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Ngƣời hƣớng. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI PHẠM HẢI YẾN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC THUỐC PHẢI NHẬP VIỆN TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN BẠCH MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ HÀ NỘI – 2014