Tác nhân gây ngộ độc

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình ngộ độc thuốc phải nhập viện tại trung tâm chống độc, bệnh viện bạch mai (Trang 51)

Về các tác nhân gây ngộ độc thuốc, đƣờng dùng trong tất cả các ca ngộ độc thuốc trong nghiên cứu này là đƣờng uống. Bởi uống là đƣờng dùng thƣờng gặp

nhất ở hầu hết các loại thuốc. Bên cạnh đó, do đa số bệnh nhân ngộ độc thuốc là do ý định tự tử, nên các thuốc đƣờng uống sẽ đƣợc ƣu tiên lựa chọn hơn cho mục đích này, do việc dùng đƣờng uống dễ dàng hơn so với các đƣờng đƣa thuốc khác. Tại Mỹ, theo số liệu về tình hình ngộ độc nói chung năm 2011, đƣờng uống cũng là đƣờng dùng chiếm tỉ lệ cao nhất, tuy nhiên, vẫn có một tỉ lệ nhất định của các đƣờng khác; đó là do có nhiều tác nhân khác ngoài thuốc mà đƣờng tiếp xúc chính với cơ thể ngƣời lại không phải đƣờng uống, ví dụ nhƣ các chất tẩy rửa tiếp xúc theo đƣờng ngoài da [17].

Về số lƣợng thuốc mà bệnh nhân đã uống, đa số bệnh nhân chỉ có liên quan tới 1 loại thuốc (81,8%). Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp liên quan tới nhiều thuốc một lúc. Cá biệt có 1 bệnh nhân uống cùng lúc 7 thuốc khác nhau, gồm có: Ideal (estrogen + progesteron), domperidon, omeprazol, drotaverin, paracetamol và clazythromycin. Trƣờng hợp này là bệnh nhân muốn tự tử, và có thể do trong nhà đang có sẵn các loại thuốc đó, nên đã uống rất nhiều thuốc cùng một lúc. Bởi vậy, đối với các gia đình có sẵn nhiều loại thuốc trong nhà, thì việc quản lý các thuốc này là vô cùng quan trọng, đặc biệt nếu trong gia đình có ngƣời có nguy cơ tự tử.

Hai nhóm thuốc có liên quan nhiều nhất đến các ca ngộ độc là an thần, gây ngủ và giảm đau, hạ sốt. Đây cũng là 2 nhóm có tỉ lệ gặp cao trong các ca ngộ độc ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, không phải lúc nào 2 nhóm này cũng đứng ở vị trí nhƣ vậy. Tại Mỹ, nhóm an thần, gây ngủ chỉ là tác nhân xếp hàng thứ 2 [17]. Còn tại Thái Lan, nhóm an thần, gây ngủ đứng hàng thứ 6 trong số các tác nhân gây ngộ độc thuốc [68].

Cụ thể về các thuốc liên quan đến ngộ độc nhiều nhất, đứng đầu là rotundin, liên quan tới 31,3% trong tổng số 425 bệnh nhân ngộ độc thuốc; tiếp theo là paracetamol (23,1%) và phenobarbital (13,6%). Trên thế giới, thuốc thƣờng gặp gây ngộ độc nhất là paracetamol [17, 20, 32, 52, 62, 68], và ít tìm thấy ngộ độc rotundin, bởi thuốc này chủ yếu đƣợc dùng ở một số nƣớc châu Á, nhƣ Việt Nam, Lào, Campuchia, Ấn Độ… [24].

4.1.4. Mức độ nặng của các ca ngộ độc thuốc

Khi khảo sát mức độ nặng của các ca ngộ độc thuốc, chúng tôi nhận thấy một tỉ lệ lớn các ca ngộ độc ở mức không và nhẹ. Đó là vì bệnh nhân thƣờng đƣợc phát hiện và xử trí sớm (xử trí ban đầu hoặc đƣa thẳng đến TTCĐ). Có tới 1/3 số bệnh nhân (33,2%) đƣợc xử trí ban đầu. Tuy vậy, tỉ lệ mức độ nặng và trung bình vẫn rất đáng lƣu ý (lần lƣợt là 13,9% và 14,8%).

4.1.5. Xử trí ngộ độc thuốc

Việc xử trí ban đầu góp phần rất lớn vào kết quả điều trị ngộ độc thuốc. Tuy nhiên, theo dữ liệu chúng tôi thu thập đƣợc, chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân đƣợc xử trí ban đầu. Sở dĩ nhƣ vậy là vì đa số bệnh nhân sống ở Hà Nội, việc đƣa thẳng vào TTCĐ có thể không tốn quá nhiều thời gian. Hơn nữa, khi xem xét trong mối tƣơng quan với độ nặng của các ca ngộ độc, thì có thể do khi đƣợc phát hiện ngộ độc, tình trạng của đa số bệnh nhân chƣa quá nguy cấp, nên không đƣợc xử trí ban đầu.

Biện pháp xử trí ban đầu đƣợc áp dụng nhiều nhất là hạn chế hấp thu (63,1%). Đó là do tất cả các trƣờng hợp ngộ độc đều dùng thuốc theo đƣờng uống, nên hạn chế hấp thu là một biện pháp hiệu quả làm giảm ảnh hƣởng của chất độc lên cơ thể.

Về các biện pháp xử trí tại TTCĐ, 3 biện pháp đƣợc áp dụng nhiều nhất gồm bài niệu tích cực, uống than hoạt và rửa dạ dày (tỉ lệ trên tổng số bệnh nhân lần lƣợt là 96,9%; 60,2% và 41,6%). Tuy vậy đây không phải là những biện pháp “vạn năng”, phải tùy vào đặc điểm ngộ độc của bệnh nhân mà lựa chọn biện pháp tối ƣu nhất. Thứ nhất là bài niệu tích cực. Mục đích của biện pháp này là tăng thải trừ thuốc qua thận thông qua việc làm tăng tốc độ lọc cầu thận. Ƣu điểm là dễ thực hiện, hiệu quả cao. Tuy nhiên hiệu quả chỉ thực sự phát huy đối với các thuốc thải trừ chủ yếu qua thận và có bản chất acid yếu. Nếu thuốc có bản chất kiềm, thì việc dùng biện pháp này có thể dẫn đến nguy cơ gặp một số biến chứng, nhƣ phù phổi hoặc phù não [50, 74]. Thứ hai là uống than hoạt. Biện pháp này khá dễ áp dụng, rẻ tiền, có tác dụng giảm sự hấp thu của chất độc ở đƣờng tiêu hóa. Tuy nhiên hiệu quả

của nó vẫn chƣa đƣợc chứng minh rõ ràng. Và việc uống than hoạt cũng có một số tác dụng phụ nhƣ gây táo bón, tắc ruột, phù phổi [50, 74]. Thứ ba là rửa dạ dày. Rửa dạ dày cũng có hiệu quả trong việc hạn chế hấp thu chất độc, tuy nhiên không cần thiết phải áp dụng nếu bệnh nhân ở độc ở mức không hoặc nhẹ, nhất là khi có thể cho uống than hoạt kịp thời, vì nó có một số nguy cơ rủi ro nghiêm trọng nhƣ thủng thực quản hoặc dạ dày, chảy máu cam do chấn thƣơng mũi trong quá trình luồn ống rửa [50]. Qua đây lại có thể khẳng định rằng việc xác định mức độ nặng của bệnh nhân ngộ độc có vai trò quan trọng trong việc quyết định các biện pháp xử trí phù hợp cho bệnh nhân đó.

Ngoài ra, sử dụng thuốc giải độc đặc hiệu cũng là biện pháp quan trọng trong điều trị ngộ độc. Bởi biện pháp này có thể giúp bảo vệ tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên, theo ghi nhận từ nghiên cứu của chúng tôi, biện pháp này không đƣợc áp dụng nhiều, chủ yếu trong một số ca ngộ độc mức độ trung bình và nặng. Nguyên nhân đầu tiên là do chỉ có một số ít thuốc có thuốc giải độc đặc hiệu. Nguyên nhân thứ hai là do biện pháp này đi kèm nhiều nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn nghiêm trọng [26, 49].

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình ngộ độc thuốc phải nhập viện tại trung tâm chống độc, bệnh viện bạch mai (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)