Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 90 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
90
Dung lượng
650,9 KB
Nội dung
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Chủ trương của Chính phủ phát triển bông trong nước nhằm thay thế một phần nguyên liệu bông xơ nhập khẩu cho công nghiệp dệt và tạo ra công ăn việc làm ở những vùng sản xuất cũng như góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhằm thực hiện chủ trương đó, Chính phủ đã có 02 quyết định nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp Dệt may nói chung và chương tình phát triển cây bông nói riêng cụ thể: - Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. - Quyết định 29/QĐ-TTg, ngày 08/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Việc phát triển ngành Bông là khả thi nếu có sự thống nhất cao từ Trung Ương tới địa phương, cũng như có sự tham gia tích cực của các Bộ ban ngành hữu quan trong việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các quyết định trên. Là nhân viên thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, với mong muốn phát triển diện tích cây bông vải nhằm tạo nguồn cung nguyên liệu bông xơ sản xuất tại Việt Nam đáp ứng được nguồn cầu và giảm nhập siêu bông xơ cho ngành dệt may tại Việt Nam, học viên xin chọn đề tài “GIẢI PHÁP MỞ RỘNG DIỆN TÍCH CÂY BÔNG VẢI TẠI CÔNG TY CP BÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020” làm đề tài luận văn bảo vệ nhận học vị Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với mục đích phát triển cây bông vải trong nước tăng nguồn cung nguyên liệu bông xơ nhằm thay thế một phần nguyên liệu bông xơ nhập khẩu cho ngành Dệt may, đề tài hướng tới 03 mục tiêu chính: Hiểu rõ hơn về ngành sản xuất bông tại Việt Nam. Xác định những trở ngại chính của ngành 2 Đề xuất những giải pháp nhằm mở rộng diện tích trồng cây bông vải đến năm 2020 tại Công ty CP Bông Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là thị trường bông xơ tại Việt Nam và họat động trồng bông tại Công ty cổ phần bông Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài đi sâu vào phác họa về tình hình trồng bông tại Công ty CP Bông Việt Nam trong những năm trước và đi sâu phân tích số liệu trong năm 2011. Đồng thời nghiên cứu về các vùng trồng bông của VCC gồm các tỉnh thành: Daklak, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Gia Lai, KomTum, Sơn La, Đồng Nai, Bình Phước, An Giang, Kiên Giang, nhằm từ đó rút ra đươc các vấn đề còn tồn tại. Phân tích các kiểu trồng bông và kết quả kinh tế kỹ thuật của chúng và so sánh chúng với các cây trồng cạnh tranh chính khác (bắp, đậu xanh, đậu phọng, khoai mỳ, khoai lang,…) nằm đưa ra được các giải pháp nhằm tăng diện tích trồng cây bông vải từ đó tăng nguồn cung bông xơ cho ngành Dệt may tại Việt Nam giảm nhập khẩu nguyên liệu bông xơ. Tham khảo về vấn đề phát triển ngành bông trên thế giới là một cơ sở cần thiết và hữu ích để xác định giải pháp mở rộng phát triển ngành bông Việt Nam. Có rất nhiều quốc gia trên thế giới có ngành bông phát triển, tác giả sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia về ngành bông Việt Nam thì ngành bông Trung Quốc là quốc gia có nhiều điểm tương đồng và cung cấp nhiều kinh nghiệm tương thích nhất cho ngành bông Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để phục vụ cho công trình nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp mô tả, thống kê nghiên cứu đồng thời kết hợp phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. 6. Bố cục luận văn. Luận văn dự kiến chia thành 2 Phần và 3 Chương với nội dung như sau: 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu. 6. Bố cục luận văn. Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1 Tổng quan về quản trị nguyên vật liệu 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.3 Vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 1.4 Các yếu tố môi trường vi mô & mô hình SWOT 1.5 Kinh nghiệm phát triển bông tại Trung Quốc Tóm tắt chương 1 Chương 2: Phân tích thực trạng vùng trồng cây bông vải tại Công ty CP Bông Việt Nam 2.1 Quá trình hình thành và phát triển ngành bông Việt Nam 2.2 Phân tích thực trạng phát triển Công ty cổ phần Bông Việt Nam 2.3 Nhận xét về mở rộng phát triển diện tích cây bông vải của VCC 2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra từ mô hình phát triển ngành Bông Trung Quốc Tóm tắt chương 2 Chương 3: Giải pháp mở rộng diện tích cây bông vải tại Công ty cổ phần bông Việt Nam đến năm 2020 3.1 Dự báo nhu cầu bông xơ tại Việt Nam đến năm 2020 3.2 Giải pháp mở rộng diện tích cây bông vải tại VCC đến năm 2020 3.3 Kiến nghị Tóm tắt chương 3 4 PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. 1 Tổng quan về quản trị nguyên vật liệu. 1.1.1 Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của quản trị nguyên vật liệu. 1.1.1.1 Khái niệm và mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu: - Các thuật ngữ khác nhau như quản trị nguyên vật liệu và cung ứng được sử dụng như là mác chung cho quy mô toàn cục của tất cả các hoạt động được yêu cầu để quản lý dòng nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp thông qua hoạt động của doanh nghiệp đến sử dụng vật liệu cuối cùng, hoặc đối với người tiêu dùng. Ta có khái niệm sau: - Quản trị nguyên vật liệu là các hoạt động liên quan tới việc quản lý dòng vật liệu vào, ra của doanh nghiệp. Đó là quá trình phân nhóm theo chức năng và quản lý theo chu kỳ hoàn thiện của dòng nguyên vật liệu, từ việc mua và kiểm soát bên trong các nguyên vật liệu sản xuất đến kế hoạch và kiểm soát công việc trong quá trình lưu chuyển của vật liệu đến công tác kho tàng vận chuyển và phân phối thành phẩm ( 1 ) . - Mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu là: + Quản trị nguyên vật liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất trên cơ sở có đúng chủng loại nơi nó cần và thời gian nó được yêu cầu. + Có tất cả chủng loại nguyên vật liệu khi doanh nghiệp cần tới. + Đảm bảo sự ăn khớp của dòng nguyên vật liệu để làm cho chúng có sẵn khi cần đến. + Mục tiêu chung là để có dòng nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng mà không có sự chậm trễ hoặc chi phía không được điều chỉnh. 1.1.1.2 Nhiệm vụ của quản trị nguyên vật liệu. - Tính toán số lượng mua sắm và dự trữ tối ưu (kế hoạch cần nguyên vật liệu). - Đưa ra các phương án và quyết định phương án mua sắm cũng như kho tàng. 1 PGS.PTS Nguyễn Kim Truy (Chủ biên), 1999, trang 120 6 - Đường vận chuyển và quyết định vận chuyển tối ưu. - Tổ chức công tác mua sắm bao gồm công tác từ khâu xác định bạn hàng, tổ chức nghiệp vụ đặt hàng, lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm kê, thanh toán. - Tổ chức hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu bao gồm từ khâu lựa chọn và quyết định phương án vận chuyển: Bạn hàng vận chuyển đến kho doanh nghiệp thuê ngoài hay tự tổ chức vận chuyển bằng phương tiện của doanh nghiệp, bố trí và tổ chức hệ thống kho tàng hợp lý (vận chuyển nội bộ). - Tổ chức cung ứng và tổ chức quản trị nguyên vật liệu và cấp phát kịp thời cho sản xuất. 1.1.2 Phân loại và vai trò nguyên vật liệu. 1.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu. - Nguyên vật liệu chính: là những thứ mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm (kể cả bán thành phẩm mua vào). - Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức (dầu nhớt, hồ keo, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc chống rỉ, hương liệu, xà phòng ) - Nhiên liệu: Là những thứ để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh như than, củi, xăng, hơi đốt, khí đốt - Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần lắp, không cần lắp, vật cấu kết, công cụ, khí cụ ) mà doanh nghiệp nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ bản. - Phế liệu: Là các loại thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch, sắt ). 7 - Vật liệu khác: Bao gồm các vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng ( 2 ) . 1.1.2.2 Vai trò nguyên vật liệu. - Nguyên vật liệu là một bộ phận của đối tượng lao động, là một bộ phận trọng yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ nguyên vật liệu được chuyển hết vào chi phí kinh doanh. - Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất (sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động) trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. - Trong quá trình sản xuất không thể thiếu nhân tố nguyên vật liệu vì thiếu nó quá trình sản xuất sẽ không thể thực hiện được hoặc sản xuất bị gián đoạn. - Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản xuất, chúng ta không thể có một sản phẩm tốt khi nguyên vật liệu làm ra sản phẩm đó lại kém chất lượng. Do vậy cần có một kế hoạch đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục, cung cấp đúng, đủ số lượng, quy cách, chủng loại nguyên vật liệu chỉ trên cơ sở đó mới nâng cao được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, sản xuất kinh doanh mới có lãi và doanh nghiệp mới có thể tồn tại được trên thương trường. - Xét cả về thực tiễn ta thấy rằng, nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, nếu thiếu nguyên vật liệu hoặc sản xuất cung cấp không đầy đủ, đồng bộ theo quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ không có hiệu quả cao. - Xét về mặt vật chất thuần tuý thì nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu tạo nên sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Do đó công tác quản trị nguyên vật liệu là một biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng sản phẩm. 2 PTS Nguyễn Văn Công (Chủ biên), 1998, trang 45,46 8 1.1.2.3 Vai trò quản trị nguyên vật liệu. - Quản trị nguyên vật liệu tốt sẽ điều kiện tiền đề cho hoạt động sản xuất có thể tiến hành và tiến hành có hiệu quả cao. - Quản trị nguyên vật liệu tốt sẽ tạo cho điều kiện cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách liên tục, không bị gián đoạn góp phần đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. - Là một trong những khâu rất quan trọng, không thể tách rời với các khâu khác trong quản trị doanh nghiệp. - Nó quyết định tới chất lượng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe, khó tính của khách hàng. - Một vai trò rất quan trọng nữa của quản trị nguyên vật liệu đó là nó góp phần làm giảm chi phí kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm do đó tạo điều kiện nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. 1.1.3 Sự luân chuyển của dòng nguyên vật liệu. - Nắm bắt được sự luân chuyển của dòng vật liệu sẽ giúp cho nhà quản trị nhận biết được xu hướng vận động, các giai đoạn di chuyển của dòng nguyên vật liệu để có biện pháp quản lý một cách tốt nhất. - Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của các doanh nghiệp lớn đó là sự vận động. Với một số lượng lớn nhân lực và sự phức tạp của thiết bị có thể kéo theo việc quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Các vật liệu dịch chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác khi các yếu tố đầu vào được chuyển thành các đầu ra thông qua quá trình chế biến. Ta có sơ đồ sau: 9 Qua sơ đồ trên ta thấy, phần đầu vào của dòng vật liệu kéo theo những hoạt động như mua, kiểm soát, vận chuyển và nhận. Các hoạt động liên quan tới nguyên vật liệu và cung ứng nguyên vật liệu trong phạm vi doanh nghiệp có thể bao gồm kiểm tra quá trình sản xuất, kiểm soát tồn kho và quản lý vật liệu. Các hoạt động liên quan đến đầu ra có thể bao gồm đóng gói, vận chuyển và kho tàng. 1.1.4 Các đơn vị cung ứng và một số hoạt động liên quan tới quản trị nguyên vật liệu. Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp và trách nhiệm được giao cho từng đơn vị phụ thuộc vào khả năng của người lao động và nhu cầu của doanh nghiệp khi các nhà ra quyết định của nó quan sát được điều đó. Tương ứng với mỗi cách mà doanh nghiệp được tổ chức, một số chức năng liên quan tới quản trị nguyên vật liệu có thể được thực hiện trong một số bộ phận của doanh nghiệp. Ta có một số hoạt động liên quan tới quản trị nguyên vật liệu: - Mua. - Vận chuyển nội bộ. - Kiểm soát tồn kho. - Kiểm soát sản xuất. - Tập kết tại phân xưởng. - Quản lý vật liệu. - Đóng gói và vận chuyển. Bên bán Bên Nhận hàng Nhận hàng Vận chuyển Đầu ra Hình 1.1: Sơ đồ luân chuyển nguyên vật liệu 10 - Kho tàng bên ngoài và phân phối. Những người có trách nhiệm đối với các chức năng trên báo cáo cho nhà quản lý vật liệu, nhà cung ứng hoặc nhà quản lý điều hành. Các chức năng được thực hiện và cộng tác để đảm bảo điều hành một cách có hiệu quả. Từ chỗ các doanh nghiệp tổ chức theo các cách thức rất đa dạng nó có thể đặt tên các loại phòng cụ thể và có trách nhiệm chính xác như tên của nó. Sau đây ta cần phân tích một số hoạt động trên. Bốn chức năng đầu hầu như chỉ diễn ra trong hoạt động sản xuất vật chất. Hoạt động mua bán và kiểm tra hàng hoá trong khi xảy ra trong sản xuất vật chất và phi vật chất. Hoạt động kiểm soát sản xuất: Thực hiện các chức năng sau: - Xây dựng lịch điều hành sản xuất cho phù hợp với khả năng sẵn có của nguyên vật liệu thưo công việc và tiến độ tồn đọng trước đó, xác định cho nhu cầu sản phẩm và thời gian cho sản xuất. - Giải quyết nhanh gọn hoặc hướng dẫn các phân xưởng sản xuất nhằm thực hiện các tác nghiệp cần thiết để đáp ứng tiến độ sản xuất. - Xuất vật liệu cho các phân xưởng hoạt động khi chức năng này không được thực hiện bởi bộ phận kiểm tra vật liệu. - Quản lý quá trình làm việc trong các bộ phận tác nghiệp xúc tiến công việc của các bộ phận này sao cho nó có thể bám sát tiến độ và tháo gỡ những công việc của một số phòng khi tiến độ thay đổi. Hoạt động vận chuyển: Chi phí vận tải và thời gian mà nó thực hiện để nhận được các sản phẩm đầu vào hoặc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Việc lựa chọn địa điểm cho các phương tiện của doanh nghiệp có mối quan hệ cố hữu với chi phí và thời gian từ sản xuất đến giao nhận. Sau khi địa bàn cho các phương tiện được lựa chọn, thì chi phí và thời gian vận chuyển cho các hàng hoá bên trong và bên ngoài đều có thể được kiểm soát đối với một số khu vực thông qua bộ phận vận tải của doanh nghiệp. Bộ phận vận tải của doanh nghiệp có trách nhiệm hợp đồng . 3: Giải pháp mở rộng diện tích cây bông vải tại Công ty cổ phần bông Việt Nam đến năm 2020 3.1 Dự báo nhu cầu bông xơ tại Việt Nam đến năm 2020 3.2 Giải pháp mở rộng diện tích cây bông vải tại. ngành sản xuất bông tại Việt Nam. Xác định những trở ngại chính của ngành 2 Đề xuất những giải pháp nhằm mở rộng diện tích trồng cây bông vải đến năm 2020 tại Công ty CP Bông Việt Nam. 3. Đối. trường bông xơ tại Việt Nam và họat động trồng bông tại Công ty cổ phần bông Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài đi sâu vào phác họa về tình hình trồng bông tại Công ty CP Bông Việt Nam trong