- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ.. * Trong tâm: Phong trào đấu tranh chống TDA của ND Ấn Độ tiêu biểu khởi nghĩa Xipay.. Tư tưởng: Giúp HS thấy được sự t
Trang 1Bài 2: ẤN ĐỘ
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Những nét chính về KT, CT, XH Ấn Độ sau TK XIX nguyên nhân của tình hình đó
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ Tiêu biểu là khởi nghĩa Xipay
- Vai trò của giai cấp tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc
* Trong tâm: Phong trào đấu tranh chống TDA của ND Ấn Độ tiêu biểu khởi nghĩa Xipay.
Sự ra đời và hoạt động của ĐQ Đại.
2 Tư tưởng: Giúp HS thấy được sự thống trị dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và tinh thần
kiên cường đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc
3 Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ Ấn Độ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu
biểu
II THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC.
- Lược đồ phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Tranh ảnh về đất nước Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Các nhân vật lịch sử cận đại Ấn Độ - Nhà xuất bản giáo dục
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1 Kiểm tra bài cũ:
Câu 1 Tại sao trong hoàn cảnh lịch sử châu Á, NB thoát khỏi thân phận thuộc địa trở thành một nước đế quốc?
Câu 2 Những sự kiện nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX NB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
2 Dẫn dắt vào bài mới
- GV giới thiệu: Năm 1498 nhà hàng hải Vasco da Game đã vượt mũi Hảo Vọng tìm được con đường biển tới tiểu lục Ấn Độ Từ đó các nước phương Tây đã xâm nhập vào Ấn Độ Các nước phương Tây đã xâm lược Ấn Độ như thế nào? Thực dân Anh đã độc chiếm và thực hiện chính sách thống trị trên đất Ấn Độ ra sao? Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giải phóng dân tộc ở Ấn Độ diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 2 Ấn Độ để trả lời
3 Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV nêu vài nét về đất nước, con người Ấn độ
Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, giàu đẹp đa
dạng về điều kiện tự nhiên Trải qua nhiều thế
1 Tình hình Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
Trang 2kỉ những dòng người du mục, những thương
nhân, những tín đồ hành hương đã cố gắng
vượt qua khó khăn và mạo hiểm để xâm nhập
vào đất nước này sự du nhập này đã góp phần
làm nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa, dân
tộc, ngôn ngữ của Ấn Độ…
- GV khái quát quá trình các nước ĐQ xâm
lược Ấn Độ: Sau phát kiến địa lý tìm ra đường
biển đến Ấn Độ của Vaxcô da Gâm, thực dân
phương Tây đã tìm cách xâm nhập vào thị
trường Ấn Độ Đi đầu là Bồ Đào Nha rồi đến
Hà Lan, Anh, Pháp, Áo Đến đầu thế kỉ XVII
nhân lúc phong kiến Ấn Độ suy yếu các nước
phương Tây ra sức tranh giành Ấn Độ 2 thế
lực mạnh hơn cả là Anh Và Pháp ngay trên đất
Ấn Độ (từ 1746-1763) Nhờ có ưu thế về kinh
tế và hạm đội mạnh ở vùng biển Anh đã loại
các đối thủ để độc chiếm Ấn Độ và đặt ách cai
trị ở Ấn Độ vào giữa thế kỉ XVII
- GV hỏi: TDA đã dùng những chính sách gì
để thống trị ND Ấn Độ ?
- HS dựa SGK trả lời – GV chốt : …
- Hỏi: Chính sách cai trị của TDA đã dẫn đến
đến hậu quả gì?
- HS suy nghĩ trả lời – GV chốt và chuyển ý
=> TDA >< ND Ấn Độ ngày càng sâu sắc ->
Phong trào đấu tranh …
* Hoạt động 2: cả lớp, cá nhân
- GV giải thích khái niệm “Xi-pay”: tên gọi
những đơn vị binh lính người Ấn Độ trong
quân đội thực dân Anh (nằm trong âm mưu
dùng người bản xứ đánh người bản xứ của thực
dân Anh)
HS nghe, nhớ có thể liên hệ với Việt Nam thời
thuộc Pháp
- Hỏi: tại sao binh lính Ấn Độ trong quân đội
- Giữa thế kỉ XIX thực dân Anh đã hoàn thành xâm lược và đặt ách thống trị Ấn Độ Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc
- Về chính trị - xã hội: Chính phủ Anh cai trị
trực tiếp Ấn Độ,thực hiện nhiều chính sách để củng cố ách thống trị của mình như: chia để trị, khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội
2 Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859)
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa: Do chính sách thống
trị hà khắc của TDA đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa ND Ấn Độ với thực dân Anh
- Duyên c : Do Binh lính Xi-pay bị thực dân
Anh đối xử tàn tệ, tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm nổi dậy khởi nghĩa
* Diễn biến:
+ 10/5/1857, hàng vạn lính Xipay nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống TDAnh Được
sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và miền Trung
Ấn Độ
+ Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn Khởi nghĩa kéo dài 2 năm (1857 – 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu
* Ý nghĩa lịch sử: có ý nghĩa lịch sử to lớn,
tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của
Trang 3Anh lại đứng lên khởi nghĩa chống thực dân
Anh?
- HS theo dõi SGK trả lời.- GV chốt ý …
- GV gọi một HS tóm tắt diễn biến khởi nghĩa
và bổ sung kết luận
- GV hỏi: Qua diễn biến của khởi nghĩa em
cho biết tính chất của phong trào đấu tranh
của binh lính và nhân dân?
- HS suy nghĩ trả lời.- GV bổ sung: ( tự phát ,
mang tính dân tộc )
- GV hỏi: Cuộc khởi nghĩa Xi-Pay tuy thất bại
nhưng vẫn còn ý nghĩa lịch sử to lớn Em
hãy rút ra ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi
nghĩa này?
- HS suy nghĩ trả lời – GV chốt : …
*Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK về sự thành lập
và hoạt động của Đảng Quốc đại
- GV hỏi: Chủ trương của Đảng quốc đại đem
lại kết quả gì?
- GV yêu cầu HS theo dõi đoạn chữ nhỏ trong
SGK giới thiệu về Ti - lắc để thấy được thái độ
đấu tranh cương quyết và vai trò của Ti-lắc
- HS theo dõi SGK và trả lời về vai trò của
Ti-lắc
- HS tìm hiểu về phong trào dân tộc ở Ấn Độ
1905-1908
- GV : Em hãy so sánh phong trào cách mạng
1885-1908 với khởi nghĩa Xi-pay? (lực lượng
tham gia, lãnh đạo, đường lối, mục tiêu, kết quả
của phong trào)
- HS thảo luận theo nhóm 2 em để trả lời
- HS khác bổ sung
- GV bổ sung, kết luận:
+ Lực lượng tham gia: Công nhân, nông
nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc
III Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908)
- Từ giữa TK XIX, phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp TS và tầng lớp trí thức Ấn Độ
Họ bắt đầu vươn lên đòi tự do phát triển kinh
tế và được tham gia chính quyền, nhưng lại bị
TD Anh kìm hãm
- Cuối 1885, Đảng Quốc đại – chính đảng đầu tiên của G/ctư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào GPDT, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị
- Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại bị
phân hóa thành 2 phái: phái “Ôn hòa” chủ
trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ Anh
tiến hành cải cách, phái “Cấp tiến” kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu.
- 7/1905, Chính quyền Anh thi hành chính sách chia đôi xứ Ben-gan nhân dân Ấn Độ càng căm phẫn, biểu tình rầm rộ
- 6/1908, thực dân Anh bắt Ti - Lắc, kết án 6 năm tù thổi bùng lên đợt đấu tranh mới
- 7/1908, Công nhân Bom-bay bãi công vũ trang, được giai cấp tư sản lãnh đạo đậm ý thức dân tộc, thể hiện sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ
Trang 4dân, tư sản, trong đó có vai trò của công nhân.
+ Phong trào do giai cấp tư sản lãnh đạo
mang đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức
tỉnh tinh thần độc lập của nhân dân Ấn Độ
4 Củng cố:
Cuối thế kỉ XIX đầu XX phong trào đấu tranh ở Ấn Độ phát triển mạnh, ý thức độc lập dân tộc ngày càng rõ nét nhất là trong cao trào cách mạng 1905-1908, chứng tỏ sự trưởng thành của cách mạng Ấn Độ Mặc dù thất bại nhưng sẽ là sự chuẩn bị cho cuộc đấu tranh về sau
5 Dặn dò:
HS học bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm tư liệu hình ảnh về Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu XX