1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết KNTC trên địa bàn xã cẩm bình, huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa

24 578 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 134,5 KB

Nội dung

Giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết KNTC trên địa bàn xã cẩm bình, huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa Bài Tiểu luận A. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo (KNTC) là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, nhiệm vụ công tác thường xuyên của các cấp các ngành, các cơ quan, đơn vị. KNTC là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Khiếu nại của Quốc hội ngày 02/11/2011 và Luật Tố cáo ngày 03/11/2011 đã cụ thể hóa các quyền KNTC của công dân thành những chế độ được thực thi trên thực tế, quyền này cũng được quy định trong Luật Tiếp công dân của Quốc hội ban hành ngày 25/11/2013 và có hiệu lực ngày 01/7/2014 và Nghị định số: 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật tiếp công dân. Đây chính là cở sở pháp lý quan trọng để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại đồng thời là biểu hiện tính dân chủ trong hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa. Trong hoạt động thực tiễn, trong mối quan hện giữa công dân với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; giữa công dân với công dân, khi phát hiện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân, thì công dân có quyền khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước, với người có thẩm quyền xem xét giải quyết. Đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức tiếp dân, giải quyết KNTC theo thẩm quyền quy định của Pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân chính là chính quyền xã, phường, thị trấn. Giải quyết KNTC đúng quy định của pháp luật thể hiện bản chất tốt đẹp của nhà nước ta. Những quyết định hành vi trái pháp luật của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước hoặc công dân bị xử lý nghiêm minh thì quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước được củng cố ngày một vững chắc, dân chủ được phát huy, tính tích cực sáng tạo của nhân dân được nâng cao. Trong những năm qua thông qua công tác tiếp dân, nỗ lực giải quyết KNTC của các cấp, các ngành nói chung, xã Cẩm Bình nói riêng đã phát huy được tính dân chủ trong Lớp A – K41 Trung cấp LL-HC 1 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa Bài Tiểu luận đời sống xã hội, phát hiện ra nhiều tiêu cực, những bất cập, kẽ hở trong cơ chế, chính sách của Nhà nước. Các hoạt động này đã góp phần khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát về cho Nhà nước, tập thể và công dân bị chiếm đoạt trái phép, xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm, nghiêm khắc với những kẻ lợi dụng dân chủ trong KNTC để trục lợi, kiến nghị các giải pháp, bổ sung sửa đổi cơ chế chính sách cho Nhà nước, địa phương, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những việc đã làm được trong công tác tiếp dân, giải quyết KNTC thì trong công tác này ở địa phương xã Cẩm Bình vẫn còn bộc lộ những bất cập, hạn chế đó là: Việc tổ chức tiếp dân còn chạy theo hình thức chưa tuân thủ các quy trình tiếp công dân, giải quyết KNTC còn chưa đúng pháp luật hoặc giải quyết qua loa đại khái, kéo dài thời hạn giải quyết và né tránh, đùn đẩy giải quyết đơn thư gây ra những búc xúc cho người dân trong giải quyết KNTC. Xuất phát từ tình hình đó, cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, và những kiến thức tiếp thu được, em đã chọn đề tài: “Giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết KNTC trên địa bàn xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa”. Do thời gian nghiên cứu đề tài cũng như hiểu biết và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa và sự góp ý chân thành của các đồng chí học viên để em hoàn thành bài tiểu luận này! Em xin chân thành cảm ơn! Lớp A – K41 Trung cấp LL-HC 2 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa Bài Tiểu luận B. NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ CẨM BÌNH Cẩm Bình là xã nằm phía Tây huyện Miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm huyện 5km có đường quốc lộ 217 chạy qua, phía Tây giáp xã Cẩm Thạch, phía Đông là thị trấn Cẩm Thủy, phía Bắc là dòng Sông Mã và Phía Nam là dãy núi Hạc Sơn giáp với xã Cẩm Châu, địa hình đồi núi đan xen nhau và bị chia cắt bởi nhiều suối nhỏ. Tổng diện tích tự nhiên là 3086,50ha, trong đó đất Nông nghiêp là 924,72 ha, đất Lâm nghiệp là 1446,7ha. Là nơi sinh sống của 3 dân tộc: Kinh, Mường, Dao với tổng số dân là 10942 người, thu nhập bình quân theo đầu người năm 2013 là 11 triệu đồng, là xã điểm của tỉnh Thanh Hóa trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đến 6 tháng đầu năm 2014 xã đã hoàn thành 14/19 tiêu chí. Cẩm Bình là xã có nền kinh tế thuần nông với tập quán canh tác trồng lúa nước lâu đời, hệ thống giao thông thuận lợi. Nhờ có điều kiện địa lý, đặc biệt là sông có lưu vực cao nên trên con sông Mã được quy hoạch xây dựng Thủy điện Cẩm Thủy 1 tại thôn Chợ và đã hoàn thành song công tác đền bù giải phóng mặt bằng, những lợi ích tích cực của việc xây dựng hệ thống thủy điện cùng với thế mạnh các sản phẩm từ cây trồng nông nghiệp, công nghiệp hứa hẹn kinh tế xã có sự chuyển biến mạnh mẽ, các nguồn thu được đa dạng từ kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ. Cùng với sự phát triển kinh tế, việc đầu xây dựng xã điểm về xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa và đầu tư xây dựng thủy điện làm cho diện mạo nông thôn Cẩm Bình ngày càng được đổi mới, có cơ sợ hạ tầng thủy điện, đường giao thông nông thôn, trường học, trạm xá và các công trình phúc lợi được đầu tư xây dựng góp phần nâng cao cuộc sống cho nhân dân. Tuy nhiên mặt trái của quá trình phát triển, ảnh hưởng không tốt như việc xây dựng thủy điện đã thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, các vấn đề nảy sinh từ việc mở rộng tuyến quốc lộ đã làm phát sinh những tiêu cực, bất cập của cơ chế, chính sách trong giải phóng mặt bằng, cấp đất, mua bán đất đai trái phép, không đúng thẩm quyền, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản,…Từ các vấn đề Lớp A – K41 Trung cấp LL-HC 3 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa Bài Tiểu luận này phát sinh khiếu nại, tố cáo. Nếu giải quyết không tốt dễ trở thành điểm nóng, ảnh hưởng đến các chương trình, công trình quốc gia, huyện, tỉnh. Từ đặc điểm trên Đảng ủy, HĐND, UBND xã thường xuyên quan tâm chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể đặc biệt là bộ phận tiếp dân trong công tác tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, triệt để trên địa bàn không để phát sinh điểm “nóng” về KNTC làm ảnh hưởng đến tình hình chung của xã, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế – xã hội, không ngừng nâng cao mọi mặt đời sống cho nhân dân. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CẨM BÌNH. 1.Công tác tiếp công dân: 1.1. Một số nội dung của công tác tiếp công dân. * Khái niệm công tác tiếp dân: Theo Điều 2 Luật Tiếp công dân thì: Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất. * Đặc điểm công tác tiếp công dân. Một là, về phía nhà nước: tiếp công dân là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, bắt buộc các cơ quan nhà nước phải thực hiện. Hai là, về phía công dân : công dân đến cơ quan nhà nước để phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân. Đây là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013. * Quyền và nghĩa vụ của người tiếp công dân: Người được giao nhiệm vụ tiếp công dân là người thay mặt cho cơ quan nhà nước thực hiện trách nhiệm đối với công dân đến để khiếu nại, tố cáo. Trách nhiệm của người tiếp công dân được quy định tại điều 8 Luật Tiếp công dân là: Lớp A – K41 Trung cấp LL-HC 4 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa Bài Tiểu luận - Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định. - Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc. - Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày. - Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết. - Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân. - Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. 1.2. Thực trạng công tác tiếp công dân ở xã Cẩm Bình: * Những kết quả đạt được: Một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết có hiệu quả, chất lượng các khiếu nại tố cáo của nhân dân đó là thực hiện tốt công tác tiếp công dân để tiếp nhận, xử lý đơn thư KNTC. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, những năm gần đây, các ngành và chính quyền địa phương xã Cẩm Bình đã quan tâm chú trọng đến công tác tiếp dân, giải quyết KNTC đồng thời với việc đa dạng hóa hình thức và tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nên tình hình khiếu nại tố cáo trên địa bàn xã Cẩm Bình đã được giải quyết Lớp A – K41 Trung cấp LL-HC 5 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa Bài Tiểu luận tương đối triệt để, kịp thời ngăn chặn tình trạng điểm nóng đơn thư. Đạt được một số kết quả trên là do UBND xã đã tổ chức tốt công tác tiếp dân và coi đây là việc làm cụ thể thể hiện quan điểm “Dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta, nơi tiếp dân là nơi mà cán bộ, thủ trưởng cơ quan nhận được các thông tin phản hồi về công việc, chính sách đã triển khai đến dân hiệu quả và những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của nó, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của nhân dân thông qua đó để có những chính sách, cơ chế quản lý phù hợp và hiệu quả hơn. Việc tiếp công dân là một khâu quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, đóng vai trò không nhỏ vào hiệu quả giải quyết KNTC. Do vậy làm tốt khâu này tức là đã làm tốt một bước quan trọng trong giải quyết đơn thư. Với ý nghĩa quan trọng đó nên HĐND – UBNDxã, đã bố trí 01 phòng tiếp công dân thuận tiện ngay tại trụ sở UBND, phòng tiếp công dân được bố trí khang trang, trong phòng tiếp công dân có đầy đủ các tài liệu pháp luật, văn bản chính sách của Nhà nước, các chủ trương lớn của địa phương và các trang thiết bị văn phòng đầy đủ để có thể tiếp dân chu đáo, đồng thời có điều kiện lồng ghép công tác tuyên truyền pháp luật. Phòng tiếp công dân còn có nội quy tiếp dân, trong nội quy ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo và các hành vi nghiêm cấm thực hiên tại nơi tiếp dân, UBND niêm yết công khai bảng phân công tiếp dân của lãnh đạo HĐND – UBND, theo lịch phân công thì trong tuần chủ tịch UBND xã và người được ủy quyền (các phó chủ tịch khi chủ tịch đi vắng) tiếp công dân vào ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Các ngày còn lại do Chủ tịch UBND phân công người tiếp dân, người được phân công tiếp dân là những cán bộ, công chức có kinh nghiệm, am hiểu đời sống xã hội, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Cán bộ, công chức được phân công tiếp dân phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như: Mặc trang phục nghiêm túc, hòa nhã, tôn trọng người đến khiếu nại, tố cáo, trong giao tiếp dung ngôn ngữ rõ rang, mạch lạc, không quát nạt, hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn phiền hà cho công dân. Lớp A – K41 Trung cấp LL-HC 6 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa Bài Tiểu luận Kết quả cụ thể trong năm 2013, và 9 tháng đầu năm 2014 xã Cẩm Bình đã tiếp 587 lượt công dân, trong đó lãnh đạo tiếp 126 lượt người, cán bộ tiếp 432 lượt người . Nội dung công dân đến kiến nghị, đề nghị, khiếu nại, tố cáo tập trung trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng, chính sách xã hội, tranh chấp đất đai. Như vậy phòng tiếp dân đã làm tốt được vai trò tiếp nhận những ý kiến phản ánh, đơn thư KNTC, tuyên truyền giáo dục pháp luật và quan trọng hơn nữa là lãnh đạo xã gần dân hơn và lắng nghe những kiến nghị, phản ánh những nội dung có thể trả lời ngay cho dân rút ngắn thời gian chờ đợi kết quả giải quyết. Những nội dung phức tạp có thể trao trực tiếp cho các ban, bộ phận xác minh báo cáo để có thể trả lời thỏa đáng tình hình. Cán bộ tiếp dân vừa thực hiện trách nhiệm tiếp dân vừa thực hiện công việc giải thích cho dân hiểu chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, đã hạn chế những bức xúc của công dân tại nơi tiếp dân và hạn chế được đơn thư vượt cấp. * Tồn tại, hạn chế của công tác tiếp công dân tại chính quyền xã: Bên cạnh những việc đã làm được thì công tác tiếp dân, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được uốn nắn, khắc phục đó là: Thứ nhất: Do đặc điểm là một xã miền núi, dân số đông nhất huyện lại có đồng bào dân tộc sinh sống nên trình độ nhận thức và hiểu biết về các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước còn hạn chế nên dẫn đến người đến khiếu nại, tố cáo đông vì vậy ảnh hưởng đến công tác tiếp dân của địa phương. Thứ hai: Việc xác định phân loại xử lý nội dung nào là khiếu nại, nội dung nào là tố cáo còn yếu của cán bộ tiếp dân, còn có hiện tượng nhầm lẫn giải quyết quyết định hành chính, hành vi hành chính với giải quyết dân sự, giải quyết khiếu nại với tố cáo dẫn đến quyết định giải quyết chưa đúng với quy định của pháp luật. Thứ ba: Nhiều vụ việc sau tiếp dân lãnh đạo giao trách nhiệm cho các ban ngành xem xét giải quyết theo thẩm quyền nhưng không được giải quyết kịp thời, còn dây dưa, kéo dài vi phạm thời hạn giải quyết, dẫn đến việc công dân đến khiếu nại ở nơi tiếp dân nhiều lần. Lớp A – K41 Trung cấp LL-HC 7 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa Bài Tiểu luận Thứ tư: Ý thức pháp luật, sự hiểu biết và tiếp nhận các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với một số công dân còn hạn chế, thông tin không đầy đủ và không kịp thời. Bởi vậy công dân và người tiếp công dân gặp không ít khó khăn trong khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Thứ năm: Trình độ của cán bộ tiếp dân, chưa đều, chưa sâu và chưa nắm chắc quy trình giải quyết vòng vo kéo dài, hiệu quả thấp * Nguyên nhân tồn tại, hạn chế: - Cơ chế, chính sách của Nhà nước khi triển khai xuông cơ sở còn thiếu đồng bộ và chưa sát với thực tế. Ví dụ với 45 triệu đồng cộng với ngày công của người dân có thể làm được 1 Km đường giao thông nông thôn loại B (mặt đường rộng 4 m gồm cả rãnh dọc) đối với những xã đồng bằng, trung du, nhưng với điều kiện đó thì ở xã Miền núi như Cẩm Bình thì chỉ có thể làm được 1/4 km do ta luy cao, khối lượng đất đá lớn không có khả năng làm thủ công, do vậy chính sách cơ chế cần sát với thực tế sẽ không gây búc súc trong nhân dân. - Trình độ quản lý của xã, trong một số lĩnh vực như : đất đai, tài chính, xây dựng cơ bản,…còn yếu và buông lỏng dẫn đến những sai phạm: cấp đất trái thẩm quyền, chiếm đoạt tiền đền bù giải phóng mặt bằng công trình thủy điện, thất thoát trong xây dựng cơ bản, thu các khoản thu ngoài quy định,…gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. - Cán bộ chuyên môn còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tiếp dân, trong tham mưu giải quyết đơn thư của công dân nên chất lượng chưa cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển tải các chủ trương, chính sách, công khai các hoat động quản lý nhà nước chưa được quan tâm. - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên ảnh hưởng đến công tác tiếp công dân. 2. Công tác tiếp nhận giải quyết đơn thư KNTC. Khiếu nại và tố cáo rất khác nhau, việc phân biệt giữa khiếu nại với tố cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo của mình đúng thủ tục và đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời giúp cho cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố Lớp A – K41 Trung cấp LL-HC 8 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa Bài Tiểu luận cáo nhanh chóng, kịp thời, chính xác, tránh nhầm lẫn, sai sót trong khi giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do đó, ngày 11 tháng 11 năm 2011, Quốc hội Khóa 13 đã ban hành Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo, 02 Luật này đều có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012 và thay thế Luật Khiếu nại, tố cáo. Đây là lần đầu tiên khiếu nại, tố cáo được tách thành 02 Luật và quy định cụ thể 2.1. Một số nội dung cơ bản của công tác giải quyết khiếu nại của công dân. * Khái niệm khiếu nại. Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (Khoản 1 Điều 2). Trong đó, quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được định nghĩa như sau: - Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể (Khoản 8 Điều 2 Luật Khiếu nại); - Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (Khoản 9 Điều 2 Luật Khiếu nại); - Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức (Khoản 10 Điều 2 Luật Khiếu nại). * Đặc điểm khiếu nại. Lớp A – K41 Trung cấp LL-HC 9 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa Bài Tiểu luận - Chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức. - Chủ thể bị khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại. - Đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính,, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức liên quan đến chủ thể khiếu nại. - Thủ tục, thẩm quyền khiếu nại do pháp luật quy định chặt chẽ. - Căn cứ khiếu nại là khi chủ thể khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu nại. - Mục đích khiếu nại là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu nại. * Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại. - Theo quy định tại Điều 14 Luật Khiếu nại năm 2011 thì người giải quyết khiếu nại lần đầu có các quyền và nghĩa vụ như sau: 1) Các quyền của người giải quyết khiếu nại lần đầu: a, Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để làm cơ sở giải quyết khiếu nại; b, Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 35 của Luật Khiếu nại: Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó. 2) Các nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu: a, Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra Lớp A – K41 Trung cấp LL-HC 10 [...]... công tác này, đặc biêt chính quyền xã đã không ngừng cố gắng, nâng cao chất lượng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cao trên địa bàn Qua đó bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng trong xã hội , góp phần ổn định an ninh chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn xã. .. tố cáo trên địa bàn xã Cẩm Bình vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục Qua quá trình học tập lý luận và nghiên cứu thực tiễn công tác tiếp công dân, KNTC ở địa phương, em đã đưa ra một số đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC trong thời gian tới Với mong muốn được đóng góp công sức mình cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương ngày một tốt... Bài Tiểu luận - Công tác xử lý sai kết quả giải quyết chưa triệt để, hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm trong tiếp dân và giải quyết KNTC còn nhẹ và thiếu tính răn đe và chưa thực sự đi vào nề nếp - Chưa có sự gắn kết giữa công tác tiếp công dân với giải quyết KNTC; giữa giả quyết KNTC với việc phát hiện, khắc phuc thiếu sót, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý nhà nước... nhân dân được nâng cao Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC là sự thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước với nhân dân, sẽ tác động tích cực đến thái độ, tình cảm của nhân dân, xây dựng niềm tin của nhân dân vào cơ quan Nhà nước Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, từ trước tới nay, Đảng và Nhà nước ta nói chung và chính quyền xã Cẩm Bình nói... Chính trị tỉnh Thanh Hóa Bài Tiểu luận có sự hiểu biết và khả năng tuyên truyền tham gia và công tác tiếp dân, giải quyết KNTC Từ đó nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng cũng như những kiến nghị, phản ánh của đoàn viên hội viên Nhằm phục vụ tốt cho công tác giải quyết KNTC - Cần có nhứng chính sách hỗ trợ chế độ phụ cấp cho cán bộ tiếp dân, cán bộ tham gia giải quyết KNTC để cán bộ gắn bó với công việc... lý và giải quyết từ cơ sở, tỷ lệ thành công từ hòa giải đạt cao *Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những việc đã làm được thì công tác giải quyết KNTC vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được uốn nắn, khắc phục đó là: Thứ nhất: Một số cán bộ, công chức có nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm trong công việc tiếp dân và coi nhẹ việc giải quyết KNTC Trong công tác giải quyết KNTC thì: Đối thoại với công. .. trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo; đ, Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra 2.3 Thực trạng công tác giải quyết KNTC của UBND xã Cẩm Bình * Những kết quả đạt được Trong những năm qua xã đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, qua đó đã khôi phục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, cơ quan, tổ... tỉnh Thanh Hóa Bài Tiểu luận chính sách đãi ngộ, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhận có nhiều thành tích trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nai, tố cáo 2 Đối với công tác tiếp dân: - Công tác tiếp dân của phòng tiếp dân, cách thức và phương pháp cần có sự đổi mới hơn nữa theo tinh thần: kịp thời, khách quan, dân chủ, đúng luật và cởi mở Thực hiện triệt để trách nhiệm tiếp dân và giải. .. về công tác tiếp công dân, giả quyết KNTC Hai là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết KNTC, đối với nội dung và hình thức chỉ đạo, giữ nguyên tắc Đảng không làm thay vai trò quản lý nhà nước nhưng giữ định hướng dân chủ tập Lớp A – K41 Trung cấp LL-HC 17 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa Bài Tiểu luận trung Do vậy duy trì sự chỉ đạo của Đảng trong công tác giải quyết KNTC. .. ra để nâng cao chất lượng đòi hỏi những nhận thức đầy đủ pháp luật về giải quyết KNTC cả nhưng người đứng đầu chính quyền, đơn vị và từ người đó khiếu kiện hạn chế tình trạng đơn thư tồn đọng, giải quyết đơn thư khi mới phát sinh tại cơ sở làm cho tình hình an ninh chính trị ổn định Từ thực tiễn công tác tiếp dân giải quyết KNTC trên địa bàn xã Cẩm Bình trong thời gian qua, cần tăng cường một số giải . được, em đã chọn đề tài: Giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết KNTC trên địa bàn xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa . Do thời gian nghiên cứu đề tài cũng như hiểu. nâng cao mọi mặt đời sống cho nhân dân. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CẨM BÌNH. 1 .Công tác tiếp công dân: 1.1. Một số nội dung của công tác tiếp. giữa công tác tiếp công dân với giải quyết KNTC; giữa giả quyết KNTC với việc phát hiện, khắc phuc thiếu sót, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý nhà nước. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM

Ngày đăng: 29/07/2015, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w