BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI LÊ VĂN QUANG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC PHẨM TW1 GIAI ĐOẠN 2010-2012 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Ngư
Trang 1BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LÊ VĂN QUANG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC PHẨM TW1
GIAI ĐOẠN 2010-2012
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI – 2013
Trang 2BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LÊ VĂN QUANG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC PHẨM TW1
GIAI ĐOẠN 2010-2012 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1 ThS Trần Thị Lan Anh
2 ThS Nguyễn Nhật Hải
Nơi thực hiện:
1 Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
2 Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV DP TW1
HÀ NỘI – 2013
Trang 3Th.s Nguyễn Nhật Hải, Giám đốc Chi nhánh Bắc Giang Công ty TNHH Một thành viên Dược phẩm TW1 đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình làm khóa luận
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giảng viên Trường Đại Học Dược Hà Nội đã giảng dạy, chỉ bảo và dìu dắt tôi 5 năm vừa qua trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn, các anh chị, em học cùng mái trường Dược thân yêu đã đồng hành, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi luôn là chỗ dựa vững chắc, nguồn động viên to lớn cho tôi trong quãng đường học tập cũng như cuộc sống và sự nghiệp sau này
Trang 4MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM 3
1.1.1 Phân phối, phân phối dược phẩm 3
1.1.1.1 Phân phối 3
1.1.1.2 Phân phối dược phẩm 4
1.1.2 Phương thức phân phối 4
1.1.3 Kênh phân phối 6
1.1.4 Mô hình mạng lưới phân phối thuốc 8
1.1.5 Chiến lược phân phối 10
1.1.6 Thực hành phân phối thuốc tốt GDP 11
1.1.6.1 Mục đích và nội dung……….11
1.1.6.2 Đối tượng áp dụng và lộ trình thực hiện……… 11
1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động phân phối 12
1.2.1 Doanh số mua 12
1.2.2 Doanh số bán 13
1.2.3 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 13
1.2.4 Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên 14
1.3 Tình hình cung ứng phân phối thuốc trên thế giới và ở Việt Nam 14 1.3.1 Trên thế giới 14
1.3.1.1 Trung Quốc 15
1.3.1.2 Mỹ 17
Trang 51.3.2 Việt Nam 18
1.4 Vài nét về công ty TNHH Một Thành viên Dược phẩm TW1 20
1.4.1 Lịch sử ra đời 20
1.4.2 Hoạt động kinh doanh và phân phối 211
1.4.2.1 Hoạt động kinh doanh……….21
1.4.2.2 Hoạt động phân phối 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu……… 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu……… 23
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang………… 23
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu……… 23
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ……… 23
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu……… 23
2.3 Nội dung nghiên cứu……… 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………25
3.1 MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÔNG TY CPC1 TỪ NĂM 2010-2012 25
3.1.1 Phương thức phân phối 25
3.1.2 Sơ đồ mạng lưới phân phối của CPC1 26
3.1.3 Tổ chức bộ máy 27
3.1.4 Hệ thống bảo quản, tồn trữ và vận chuyển 32
3.1.4.1 Hệ thống kho 32
3.1.4.2 Nhân sự kho 33
3.1.4.3 Trang thiết bị bảo quản, tồn trữ và vận chuyển 34
3.1.5 Nguồn nhân lực của công ty 36
3.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI CỦA CPC1 QUA 1 SỐ CHỈ TIÊU 39
Trang 63.2.1 Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua 39
3.2.2 Doanh số bán 42
3.2.3 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 47
3.2.4 Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên 48
BÀN LUẬN 50
KẾT LUẬN 54
ĐỀ XUẤT……… 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7NSLĐbq Năng suất lao động bình quân
OTC Thuốc không cần kê đơn (Over the counter)
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG 1.1 Đặc điểm của 2 phương thức phân phối trực tiếp và gián tiếp 6 1.2 Giá trị tiền thuốc sử dụng trên thế giới qua các năm 14 1.3 Tình hình sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thuốc qua các năm 18
3.2 Danh sách thiết bị phòng kho vận Hà Nội 34 3.3 Danh mục phương tiện vận tải của CPC1 năm 2012 36 3.4 Cơ cấu nhân lực của CPC1 giai đoạn 2010-2012 37
3.6 Doanh số mua của CPC1 giai đoạn 2010-2012 39 3.7 Cơ cấu nguồn mua của CPC1 giai đoạn 2010-2012 40 3.8 Cơ cấu nguồn mua các chi nhánh năm 2012 41 3.9 Doanh số bán của CPC1 giai đoạn 2010-2012 43 3.10 Doanh số bán của các đơn vị giai đoạn 2010-2012 44 3.11 Tỷ trọng doanh số bán các đơn vị giai đoạn 2010-2012 45 3.12 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của CPC1 (2010-2012) 47 3.13 Năng suất lao động bình quân của cán bộ nhân viên 2010-
2012
48
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
STT TÊN HÌNH TRANG
1.2 Phân tích mối quan hệ nhà sản xuất, khách hàng, trung gian 5
1.4 Mô hình mạng lưới phân phối thuốc theo khuyến cáo của WHO 9 1.5 Biểu đồ biểu thị cơ cấu các nhà phân phối Trung Quốc 16 1.6 Biểu đồ biểu thị cơ cấu các nhà phân phối Mỹ 17
3.3 S Sơ đồ tổ chức bộ máy chi nhánh TP.Hồ Chí Minh 30 3.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy chi nhánh Bắc Giang và Quảng Ninh 31 3.5 c Sơ đồ tổ chức bộ máy chi nhánh Đà Nẵng, Nghệ An và Gia Lai 31 3.6 Biểu đồ biểu thị trình độ chuyên môn bộ phận kho vận 34 3.7 Biểu đồ bỉểu thị cơ cấu nguồn nhân lực năm 2012 37 3.8 Biểu đồ biểu thị doanh số mua của CPC1 giai đoạn 2010-2012 39 3.9 Biểu đồ cơ cấu nguồn mua của CPC1 giai đoạn 2010-2012 40 3.10 Biểu đồ cơ cấu nguồn mua các chi nhánh năm 2012 42 3.11 Biểu đồ biểu thị tốc độ tăng trưởng doanh số bán của CPC1 43 3.12 Biểu đồ tỷ trọng doanh số bán các đơn vị giai đoạn 2010-2012 46 3.13 Biểu đồ biểu diễn doanh thu, lợi nhuận của CPC1 47 3.14 Biểu đồ biểu diễn năng suất lao động bình quân CBNV 49
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Phân phối hàng hóa là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh Phân phối tốt đảm bảo đưa hàng hóa và dịch vụ kịp thời từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, đảm bảo sự ăn khớp giữa cung và cầu trên thị trường Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, hoạt động phân phối sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá cả của thuốc Với lợi thế về dân số đông, mô hình bệnh tật đa dạng Việt Nam là một thị trường tiêu thụ tiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thuốc trong nước cũng như các tập đoàn
đa quốc gia
Với khoảng 1.200 công ty phân phối sỉ, những chợ sỉ khổng lồ ở 2 miền Nam, Bắc và hơn 4.000 nhà thuốc bán lẻ, thị trường phân phối dược phẩm Việt Nam sôi động và rất phức tạp Sau khi gia nhập sân chơi WTO, các doanh nghiệp Dược trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt từ các doanh nghiệp dược nước ngoài Tuy nhiên với lợi thế về hệ thống phân phối sẵn có cùng các ưu đãi, chính sách hợp lý của Bộ Y tế cũng như nhà nước các nhà phân phối trong nước ngày càng lớn mạnh khẳng định được
vị thế của mình trên thị trường dược phẩm Trong đó CPC1 nổi lên là nhà phân phối hàng đầu, có quy mô và uy tín lớn trên thị trường phân phối Dược phẩm Việt Nam Tuy nhiên để có thể xây dựng nên một hệ thống phân phối chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu thuốc cho người dân, cạnh tranh mạnh
mẽ với các nhà phân phối nước ngoài, CPC1 vẫn còn rất nhiều việc phải làm, phải thay đổi, hoàn thiện cho phù hợp
Trang 11
Chính vì vậy tôi chọn đề tài:
“ Phân tích hoạt động phân phối thuốc của công ty CPC1 giai đoạn 2012” Với 2 mục tiêu:
2010 Mô tả hoạt động phân phối thuốc của công ty CPC1 từ năm 2010-2012
- Phân tích hiệu quả hoạt động phân phối thuốc của công ty thông qua 1 số chỉ tiêu
Từ đó đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của CPC1
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM
1.1.1 Phân phối, phân phối dược phẩm
1.1.1.1 Phân phối
Là hoạt động liên quan đến điều hành tổ chức vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng trong một quốc gia hay ở các nước, các khu vực trên thế giới [11]
Phân phối là 1 trong 4 yếu tố quan trọng bậc nhất của hệ thống Marketing- Mix
Hệ thống Marketing – Mix được thể hiện ở sơ đồ sau:[14]
Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống Marketing-Mix
Phân phối tốt đảm bảo đưa hàng hóa và dịch vụ kịp thời từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, đảm bảo sự ăn khớp giữa cung và cầu trên thị trường Một chính sách phân phối hợp lý sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh an toàn hơn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm sự cạnh tranh, làm cho quá trình lưu thông hàng hóa nhanh, hiệu quả và phát triển thị trường tiêu thụ [11]
Marketing- Mix
Trang 131.1.1.2 Phân phối dược phẩm
Là việc phân chia và di chuyển, bảo quản thuốc từ kho của cơ sở sản xuất thuốc hoặc từ trung tâm phân phối đến người sử dụng hoặc đến các điểm phân phối bảo quản trung gian, hoặc giữa các điểm phân phối bảo quản trung gian bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau [1]
Hoạt động phân phối dược phẩm bao gồm:
- Cung cấp các thông tin về thuốc cho các đối tượng bệnh viện, bệnh nhân, các phần tử trung gian trên kênh phân phối
- Tồn trữ, bảo quản thuốc
- Vận chuyển giao nhận thuốc đến các đơn vị y tế, các kênh phân phối
- Thanh quyết toán tiền thuốc, kiểm nhận [11]
1.1.2 Phương thức phân phối
Phương thức phân phối bao gồm 2 phương thức: trực tiếp và gián tiếp
Phương thức trực tiếp:
Nếu như lựa chọn phương thức phân phối trực tiếp thì 4 nhà sản xuất trực tiếp phải mất tới 16 lần tiếp xúc mới đưa hàng hóa đến được với 4 khách hàng Trong khi đó nếu sử dụng phương thức phân phối gián tiếp :
Nhà sản xuất, nhập khẩu Nhà sản xuất, nhập khẩu Nhà sản xuất, nhập khẩu Nhà sản xuất, nhập khẩu
Khách hàng
Khách hàng
Khách hàng
Khách hàng
Trang 14Hình 1.2 Phân tích mối quan hệ nhà sản xuất, khách hàng, trung gian
Chỉ cần 8 lần tiếp xúc thông qua trung gian, hàng hóa đã có thể đến được tay khách hàng Phân phối trực tiếp với số lần trao đổi giữa người mua và người bán nhiều vì vậy không thể phân phối trực tiếp tất cả các sản phẩm trong một xã hội phát triển với vô số quan hệ kinh doanh phức tạp Tuy nhiên với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam kênh phân phối trực tiếp còn khá phổ biến [7]
Trang 15Đặc điểm của mỗi phương thức được trình bày trong bảng so sánh sau:
Bảng 1.1 Đặc điểm của 2 phương thức phân phối trực tiếp và gián tiếp
Phương thức
phân phối
Phương thức trực tiếp Phương thức gián tiếp
Đặc điểm Hàng hóa được phân phối trực
tiếp đến tay người tiêu dùng
Phân phối hàng hóa thông qua hệ thống trung gian
Ưu điểm Doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp
với khách hàng
NSX nắm vững được biến động của thị trường, chủ động kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động phân phối
Tiết kiệm được chi phí , giảm thiểu tối đa các mối quan hệ với khách hàng trên thị trường
Chia sẻ rủi ro trong kinh doanh
Nhược điểm Nguồn vốn bị chia sẻ cho các hoạt
động phân phối
Tự chịu rủi ro, tốn kém
Lợi nhuận bị chia sẻ
Doanh nghiệp khó kiểm soát hoạt động phân phối trên thị trường
Các công ty thường sử dụng kết hợp cả hai phương thức song song với nhau để tận dụng các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của mỗi phương thức [11]
1.1.3 Kênh phân phối
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối do nó xuất phát từ sự
khác nhau về quan điểm của người nghiên cứu
Là chuỗi các công ty độc lập liên quan đến quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng [11]
Ngoài ra có thể định nghĩa kênh phân phối là đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng (hoặc người sử dụng) cuối cùng [12]
Trang 16Thông thường kênh phân phối phải mất nhiều năm xây dựng và không dễ
gì thay đổi Nó có tầm quan trọng không thua kém gì những nguồn lực then chốt trong nội bộ công ty như: con người và phương tiện sản xuất, bộ phận nghiên cứu, thiết kế và tiêu thụ
Dựa vào sự phân chia theo phương thức phân phối ta có kênh cấp 0 là kênh phân phối trực tiếp Kênh cấp 1,2,3… là kênh phân phối gián tiếp có độ dài ngắn khác nhau
Có thể phân loại theo mức độ trung gian ra 3 loại kênh chính:
- Kênh trực tiếp: Giữa người sản xuất và người tiêu dùng không có 1 kênh trung gian nào
- Kênh ngắn: Sản phẩm chuyển cho người bán lẻ trước khi đến với người tiêu dùng
- Kênh dài: Giữa người sản xuất và người tiêu dùng có nhiều người trung gian (bán buôn lớn, bán buôn nhỏ, bán lẻ)
Mạng lưới phân phối dài sẽ ảnh hưởng nhiều tới giá cả và chất lượng thuốc Thông thường số lần hàng hóa qua tay trung gian càng nhiều thì kênh phân phối càng dài, cấp kênh càng lớn [11]
Nhà sản
xuất
Người tiêu dùng Bán lẻ
Nhà sản
xuất
Bán buôn
Bán lẻ Người
tiêu dùng
Trang 17Các tiêu chuẩn lựa chọn nhà phân phối được đặt ra theo yêu cầu của từng công ty Tuy nhiên có một số tiêu chuẩn mà mọi công ty đều phải thông qua là:
- Điều kiện tín dụng và tài chính: đây là tiêu chuẩn được lựa chọn nhiều nhất
để chấp nhận các thành viên kênh phân phối trong tương lai Do vậy các nhà sản xuất đều phải điều tra xem trong những thành viên tiềm năng, thành viên nào có đủ khả năng tài chính đáp ứng được yêu cầu của công ty
- Sức mạnh bán hàng: đây là tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng của các thành viên kênh Tiêu chuẩn này được đánh giá dựa vào các thước đo:
+ Chất lượng của lực lượng bán
+ Số lượng người bán thực sự đang làm việc
+ Khả năng hỗ trợ của lực lượng bán hàng
- Khả năng bao phủ thị trường: các nhà sản xuất luôn cố gắng để đạt được việc bao phủ thị trường với ít nhất sự trùng lặp Chính vì vậy mà sử dụng các thành viên kênh có hiệu quả sẽ tránh được sự trùng lặp, tránh gây xung đột và
1.1.4 Mô hình mạng lưới phân phối thuốc
Mạng lưới phân phối được tạo bởi các kênh phân phối Để thực hiện được các bước trong chu trình cung ứng thuốc phải tổ chức mạng lưới phân phối theo các cấp độ khác nhau
Mạng lưới phân phối thuốc theo khuyến cáo của WHO [11]:
Trang 18CÁC TUYẾN HỆ THỐNG TƯ NHÂN HỆ THỐNG NHÀ NƯỚC
Cấp đa quốc gia
Cấp quốc gia
Cấp tỉnh, thành phố
Cấp huyện
Cộng đồng
Hình 1.4 Mô hình mạng lưới phân phối thuốc theo khuyến cáo của WHO
Ghi chú: Đường phân phối truyền thống
Đường phân phối thuốc có thể biến đổi
Các nhà cung ứng đa quốc gia
Các cơ quan mua sắm
quốc tế
Các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong
Các nhà thuốc, đại lý
Cấp huyện: Trung tâm
y tế, bệnh viện…
Các cán bộ y tế làm việc tại cộng đồng
Người sử dụng
Trang 19Các thành phần làm nhiệm vụ cung ứng đảm bảo nhu cầu thuốc:
- Các doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh thuốc, các công ty Dược phẩm trung ương và địa phương
- Các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh nước ngoài có bán thuốc
- Các đại lý, hiệu thuốc cho các công ty dược phẩm
- Các dịch vụ y tế nhà nước, tập thể, tư nhân kết hợp bán thuốc
- Các nhà thuốc tư nhân
- Các cá nhân bán thuốc bất hợp pháp [11]
1.1.5 Chiến lược phân phối
Các nhà phân phối để có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất, nhập khẩu, khách hàng phải xây dựng nên chính sách phân phối thích hợp cho từng sản phẩm, thị trường Hiện nay có 3 chiến lược phân phối phổ biến:
- Chiến lược phân phối mạnh: là chiến lược mà các nhà kinh doanh phân phối rộng khắp và tối đa sản phẩm của mình trên thị trường Chiến lược phân phối mạnh có đặc điểm là sử dụng hệ thống trung gian lớn để phân phối sản phẩm Do huy động tối đa các thành phần trung gian nên chi phí phân phối lớn Đối với ngành Dược các sản phẩm phân phối mạnh thường là các thuốc OTC (Over The Counter) và một số thuốc thông thường khác
- Chiến lược phân phối chọn lọc: là chiến lược lựa chọn một số trung gian
có khả năng tốt nhất phục vụ cho hoạt động phân phối của nhà sản xuất trên một khu vực thị trường Chiến lược phân phối chọn lọc có đặc điểm: giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian, loại bỏ được các trung gian kém hiệu quả Có thể kiểm soát được thị trường và đạt mục tiêu mở rộng thị trường
Trang 20- Chiến lược phân phối độc quyền: là việc chỉ chọn một trung gian hay nhà phân phối duy nhất ở mỗi khu vực thị trường, độc quyền về các sản phẩm của doanh nghiệp [11]
1.1.6 Thực hành phân phối thuốc tốt GDP
1.1.6.1 Mục đích và nội dung
Với mục tiêu xây dựng nên 1 hệ thống phân phối thuốc được quy hoạch và quản lý trên cơ sở tuân thủ những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và theo hướng cung ứng thuốc khoa học và hợp lý, đảm bảo cho người dân tiếp cận với thuốc một cách thuận lợi, dễ dàng trong mọi tình huống, năm 2007 Bộ Y
tế đã ban hành Nguyên tắc ‘Thực hành tốt phân phối thuốc’ (Good distribution Practices)
Nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc” là một phần của công tác bảo đảm chất lượng toàn diện để bảo đảm chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối thuốc
Bản nguyên tắc này đưa ra các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn cơ bản cho việc vận chuyển, bảo quản, phân phối thuốc để đảm bảo việc cung cấp thuốc đến tay người tiêu dùng một cách kịp thời, đầy đủ và có chất lượng như
dự kiến Việc tuân thủ đúng các nguyên tắc của GDP là góp phần duy trì ổn định chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu thông trên thị trường, giúp hệ thống đảm bảo chất lượng được củng cố bền vững
1.1.6.2 Đối tượng áp dụng và lộ trình thực hiện
- Đối tượng áp dụng: Quyết định này áp dụng đối với những cơ sở tham gia vào quá trình phân phối thuốc trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kể cả cơ sở sản xuất sản phẩm trung gian, sản xuất thành phẩm thuốc, cơ sở cung cấp xuất nhập khẩu, phân phối, bán buôn, các cơ sở vận
Trang 21chuyển, các đại lý giao nhận, các cơ sở đầu mối bảo quản, phân phối thuốc của các chương trình y tế quốc gia
- Lộ trình thực hiện
Kể từ ngày 01/01/2011, tất cả các cơ sở tham gia vào việc phân phối thuốc phải đạt các nguyên tắc GDP quy định tại Quyết định này Sau ngày Quyết định này có hiệu lực, các cơ sở bán buôn thuốc thành lập mới phải đạt “Thực hành tốt phân phối thuốc” mới được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc Kể từ ngày 01/01/2008, các cơ sở bán buôn thuốc đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc phải đạt nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc” mới được gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc Khuyến khích các cơ sở bán buôn triển khai áp dụng “Thực hành tốt phân phối thuốc”
Các cơ sở đạt “Thực hành tốt phân phối thuốc” được in dòng chữ đạt
“Thực hành tốt phân phối thuốc” trên biển hiệu, bao bì đựng thuốc, thông tin quảng cáo và đưa tin trên tờ Thông tin dược Được ưu tiên trong việc tham gia đấu thầu cung cấp thuốc quốc gia, thuốc cho bệnh viện sử dụng nguồn ngân sách nhà nước [1]
1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động phân phối
Để đánh giá hiệu quả hoạt động phân phối của CPC1 lựa chọn phân
tích những chỉ tiêu sau:
- Doanh số mua
- Doanh số bán
- Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận
- Năng suất lao động bình quân
1.2.1 Doanh số mua
Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh nghiệp Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng, tìm được dòng
Trang 22hàng ‘nóng’ mang nhiều lợi nhuận và thể hiện cái nhìn sắc bén của người làm công tác kinh doanh
Yếu tố cần xem xét:
- Tổng doanh số mua của công ty
- Cơ cấu nguồn mua
- Doanh số mua của từng đơn vị trong hệ thống phân phối
1.2.2 Doanh số bán
Có 1 ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển 1 doanh nghiệp,
nó phần nào thể hiện được hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối
Yếu tố cần xem xét:
- Tổng doanh số bán của công ty
- Doanh số bán của từng đơn vị trong hệ thống phân phối
1.2.3 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm và thu được lợi nhuận cao Do đó, chỉ tiêu này đánh giá tổng hợp hiệu quả và chất lượng hoạt động kinh doanh phân phối, phản ánh sự đầu tư của doanh nghiệp
có thật sự đúng đắn hay không
Công thức tính:
- Tổng số lợi nhuận của DN thu được
- Tỷ suất lợi nhuận thu được từ vốn kinh doanh
Lợi nhuận
TSLNdoanh thu = x 100%
Doanh thu
Trang 231.2.4 Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên
Được thể hiện bằng chỉ tiêu doanh số bán ra chia cho tổng số cán bộ công nhân viên trong sản xuất và kinh doanh Năng suất lao động tăng thể hiện hoạt động của DN có hiệu quả và ngược lại Khi phân tích các chỉ tiêu trên cần nghiên cứu:
- Doanh số bán ra
- Số cán bộ công nhân viên
- Năng suất bình quân của cán bộ công nhân viên
với năm trước đó (%) 100 111,6 103,2
(Theo IMS Health)
Một số thị trường dược phẩm chủ chốt như châu Âu và Mỹ đang có dấu hiệu bão hòa, một phần do dân số các nước này đã ổn định và do các loại thuốc quan trọng bắt đầu hết hạn bảo hộ
Trang 24Ngược lại, ngành công nghiệp dược của các nước đang phát triển ở châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới Đây là các nước phát triển loại thuốc generic, dân
số đông, thu nhập bình quân không ngừng được cải thiện [4]
Đứng đầu về sản xuất và phân phối dược phẩm trên thế giới vẫn là Mỹ với doanh thu trên 300 tỷ USD mỗi năm Những năm gần đây xuất hiện thêm thị trường mới nổi là Trung Quốc dự kiến năm 2013 sẽ leo lên vị trí thứ 3 và
dự đoán trong tương lai không xa Trung Quốc sẽ là thị trường dược phẩm hàng đầu thế giới [15]
1.3.1.1 Trung Quốc
Hệ thống phân phối thuốc còn phức tạp và nhiều hạn chế Tuy nhiên với phương hướng và kế hoạch gần đây của Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự thay đổi và tạo thêm nhiều cơ hội mới
- Sự già hóa dân số, thu nhập bình quân đầu người tăng lên và nhận thức
về sức khỏe của người dân ngày càng cao đã giúp thúc đẩy ngành công nghiệp dược phẩm của Trung Quốc tăng trưởng 20% mỗi năm và 110 tỷ USD doanh thu trong năm 2011
- Hoạt động phân phối thuốc vẫn còn là một thách thức, hệ thống kênh phân phối đa dạng phức tạp Kênh bệnh viện chiếm tới 70% thị phần phân phối dược phẩm, 30% còn lại cho các hình thức bán lẻ khác Tuy nhiên cơ cấu
đó thay đổi đáng kể tùy thuộc vào mỗi loại thuốc và đặc thù bệnh viện
- Thị trường phân phối dược phẩm bị chia nhỏ với nhiều mảnh ghép Hiện có tới hơn 13.000 nhà phân phối cả trong và ngoài nước Ba nhà phân phối Trung Quốc lớn nhất là Sinopharm, Shanghai Pharmaceuticals và China Resources chiếm tới khoảng 20% thị phần Sinopharm vươn lên trở thành nhà phân phối hàng đầu với khoảng 9% thị phần
Trang 25Hình 1.5 Biểu đồ biểu thị cơ cấu các nhà phân phối Trung Quốc
Với hệ thống kênh phân phối đa dạng, phức tạp như vậy thuốc phải qua nhiều trung gian vòng vèo mới đến được tay người tiêu dùng 95% thuốc
kê đơn và thuốc OTC thường chuyển từ một nhà phân phối quốc gia tới nhiều nhà phân phối tại mỗi tỉnh, thành phố và thị trấn trước khi đến bệnh viện hoặc nhà thuốc Đối với vắc xin, hai mô hình tồn tại:
+ Loại I, vaccine bắt buộc và được cung cấp miễn phí cho người dân, được bán và phân phối trực tiếp đến các trung tâm tỉnh để kiểm soát dịch bệnh, sau đó phân phối cho cấp huyện, thành phố
+ Loại II, vaccine được cung cấp với giá thị trường và thanh toán bởi người tiêu dùng, được bán trực tiếp cho tất cả các tỉnh, thành phố và quận, huyện
Thiết lập phức tạp này làm cho chi phí phân phối dược phẩm ở Trung Quốc tăng cao Nhà phân phối thường đòi hỏi phần trăm cao khoảng 8% từ các công ty dược phẩm, tỷ suất lợi nhuận dao động từ 1-2% [17]
5%
81%
China reosurces Các nhà phân phối khác
Trang 261.3.1.2 Mỹ
Ở Mỹ, mỗi ngày hệ thống cung ứng dược phẩm phân phối cung cấp đủ thuốc cho khoảng 13 triệu đơn kê toa ở bệnh viện, phòng khám và các trung tâm chăm sóc sức khỏe
Trong những năm gần đây, chính phủ Mỹ và các tổ chức liên quan đã nỗ lực để bảo vệ hệ thống phân phối thuốc quốc gia Hiện nay hệ thống phân phối này phải đối mặt với nhiều nguy cơ thách thức, bao gồm cả hàng giả, chủ nghĩa khủng bố và nguy cơ từ thảm họa, thiên tai Năm 2008, thị trường bán buôn dược phẩm Hoa Kỳ đạt doanh số 275 tỉ USD
Ba công ty: McKesson, Amerisource Bergen và Cardinal Health Inc, là
ba ông lớn đứng đầu trong danh sách các nhà phân phối dược phẩm Mỹ, chiếm từ 90-95% doanh thu thị trường bán buôn Ba nhà phân phối hàng đầu này đã thực hiện hàng trăm vụ sáp nhập các công ty phân phối từ những năm
1980 đến nay
Mảng bán lẻ ước tính các chuỗi nhà thuốc Mỹ hiện chiếm 41% doanh thu của các thuốc phải kê đơn, với các chuỗi nhà thuốc chiếm ưu thế là Walgreens và CVS Caremark [13]
Hình 1.6 Biểu đồ biểu thị cơ cấu các nhà phân phối Mỹ
36%
33%
26%
5%
Amerisource Bergen Nhà phân phối khác
Trang 271.3.2 Việt Nam
Giai đoạn 2010 – 2012 là giai đoạn khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế nước ta Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này chỉ đạt 5 – 6%/ năm so với tốc độ tăng trưởng trên 7% các năm trước, lạm phát tăng cao Do hệ thống phân phối được xây dựng được rộng khắp, từ các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn cho tới các nhà thuốc tư nhân nên thời gian qua dù phải chịu nhiều sức ép trước biến động kinh tế nhưng thị trường dược Việt Nam vẫn khá ổn định [2]
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thuốc ở Việt Nam giai
đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu
Năm
Tổng trị giá tiền thuốc sử dụng (1.000USD)
Trị giá thuốc sản xuất trong nước (1.000USD)
Trị giá thuốc nhập khẩu (1.000USD)
Bình quân tiền thuốc đầu người (USD)
2010 2.050.000 919.039 1.252.572 23,39
2011 2.420.000 1.140.000 1.527.000 27,31
2012 2.600.000 1.200.000 1.750.000 29,5
( Nguồn: Cục quản lý dược.)
Hiện nay ở Việt Nam dược phẩm được phân phối thông qua hai kênh phân phối chủ yếu vẫn là bệnh viện và nhà thuốc Tuy nhiên mạng lưới phân phối thuốc vẫn chưa có sự chuyên nghiệp [15]
Hoạt động của phần lớn doanh nghiệp dược trong nước còn dựa vào cơ chế ưu đãi của nhà nước như độc quyền nhập khẩu hay được giao phụ trách
và khai thác các chương trình quốc gia hoặc của địa phương Trong khi các công ty cấp tỉnh chủ yếu phân phối các mặt hàng dược phẩm trong địa bàn
Trang 28nên mặt hàng không có nhiều sự đa dạng, lợi nhuận thấp Hệ thống phân phối của các công ty dược Việt Nam còn chồng chéo, tranh giành thị trường, mua bán lòng vòng của nhiều doanh nghiệp dược trong nước, trong khi đó các công ty dược đa quốc gia tham gia thị trường một cách bài bản Theo Cục quản lý dược, hiện nay trên cả nước có khoảng trên 45.000 nhà thuốc tập chung chính ở 2 thành phố lớn là Hà Nội (trên 3000 nhà thuốc), Hồ Chí Minh (trên 5000 nhà thuốc) [5].
Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam từ 1.1.2009, các doanh nghiệp nước ngoài được quyền nhập khẩu trực tiếp dược phẩm [18]
Ba nhà phân phối sỉ lớn tại Việt Nam là Zuellig Pharma (Thụy Sỹ), Mega Products (Thái Lan), DKSH VietNam đã nắm giữ đến khoảng 40% thị phần phân phối Trong khi đó, khoảng 300 nhà phân phối nước ngoài sỉ khác đang hiện diện tại Việt Nam cùng với khoảng 900 nhà phân phối trong nước đang chia nhau thị phần còn lại Trong số các nhà phân phối sỉ trong nước nổi lên 1 số cái tên như: Công ty TNHH một thành viên DP TW2 (Codupha), CPC1, Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, công ty cổ phần Traphaco….Đa phần sản phẩm do các nhà phân phối sỉ nước ngoài cung ứng được nhập ngoại nên ở khâu này phân phối sỉ trong nước khó cạnh tranh được Nguyên nhân là hầu hết các nhà phân phối sỉ nước ngoài đều đã có mối quan hệ với các nhà sản xuất nước ngoài Hơn nữa, ngay chính bản thân các nhà sản xuất lớn cũng mong muốn giao quyền phân phối cho các công ty phân phối uy tín có mạng lưới đa quốc gia
Tuy nhiên với đặc điểm địa hình Việt Nam việc tạo ra một hệ thống phân phối bao phủ rộng không hề dễ dàng, đây chính là cơ hội cho CPC1 cũng như các nhà phân phối trong nước nói chung [18]
Trang 29Theo cam kết gia nhập WTO, các doanh nghiệp dược nước ngoài được
quyền nhập khẩu trực tiếp nhưng không được quyền phân phối dược phẩm ra
ngoài thị trường [18] Các loại hình được phép bán lẻ bao gồm: nhà thuốc tư
nhân, quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh nghiệp kinh doanh thuốc và tủ
Tiền thân của CPC1 đã được hình thành từ năm 1945 ngay sau khi hòa
bình lập lại trên miền Bắc Do quy mô và phạm vi hoạt động còn nhỏ hẹp nên
ban đầu còn là một đơn vị trực thuộc Bộ Nội thương với tên gọi là Công ty
thuốc Nam – thuốc Bắc Đến năm 1956 Công ty chuyển về Bộ Y tế quản lý,
trực thuộc Cục phân phối Dược phẩm với tên “Quốc doanh Y Dược phẩm
Trung ương”
Công ty chính thức được thành lập theo quyết định số 171/BYT-QĐ
ngày 1/4/1971 với tên gọi “Công ty Dược phẩm cấp I” thuộc Tổng Công ty
Dược (Bộ Y tế)
Năm 1985, Công ty đổi tên thành “Công ty Dược phẩm Trung ương I”
theo quyết định số 534/BYT-QĐ ngày 5/6/198
Ngày 22/4/1993, Bộ Y tế ra Quyết định số 408/BYT – QĐ thành lập lại “Công ty Dược phẩm Trung ương 1” thuộc Tổng Công ty Dược
Đến năm 2010, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành
viên Dược phẩm trung ương 1 theo quyết định số 45/QĐ-TCTD ngày
29/6/2010 do Nhà nước làm chủ sở hữu [20]
Trang 301.4.2 Hoạt động kinh doanh và phân phối
1.4.2.1 Hoạt động kinh doanh
Vơi tầm nhìn và sứ mệnh của CPC1:
- Tầm nhìn CPC1: Vì sức khỏe và hạnh phúc cộng đồng, kết hợp hài hòa giữa công tác kinh doanh ngày càng lớn mạnh với thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội mà Bộ Y tế, Chính phủ giao phó
- Sứ mệnh CPC1 : trở thành nhà phân phối thuốc chuyên nghiệp, có kênh phân phối vững mạnh, hiệu quả, được nhân viên y tế gửi gắm tin yêu, nhà thuốc quý mến, người bệnh hài lòng
Hiện nay CPC1 đang hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh sau:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các thành phẩm thuốc tân dược, đông dược phòng và chữa bệnh cho người
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu tinh dầu, hương liệu, dầu động thực vật y tế Bông băng gạc, kính mắt, kính thuốc, dụng cụ y tế thông thường, vật tư y tế tiêu hao, máy móc thiết bị y tế và dược
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu hoá mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, sản phẩm dinh dưỡng Hóa chất các loại, kể cả các hóa chất xét nghiệm và kiểm nghiệm trong ngành y tế Sinh phẩm, vắc xin tiêm chủng các loại
- Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu, bao bì dược phẩm, phụ liệu và các sản phẩm y tế
- Kinh doanh thuốc thú y
- Dịch vụ nhập khẩu ủy thác, đăng ký thuốc
- Dịch vụ cho thuê văn phòng kho xưởng, dịch vụ vận chuyển hàng hóa
Tổ chức mạng lưới phân phối thuốc từ trụ sở đến chi nhánh giúp cho công
ty thực hiện được mục tiêu phân phối, cung cấp thuốc với số lượng tối đa có thể, đảm bảo chất lượng và kịp thời đến tay bạn hàng cũng như người tiêu dùng
Trang 311.4.2.2 Hoạt động phân phối
- Tổng số nhân viên: gần 400 người, trong đó có 7 thạc sĩ, gần 80 dược sĩ
đại học và trên đại học
- Hệ thống kho chính gồm 4 kho đạt tiêu chuẩn GSP, có điều hoà trung tâm với tổng diện tích sử dụng 8570 m2 (trong đó có kho lạnh chuyên dụng diện tích 120 m2)
- Kho chứa chất dễ cháy nổ: bình ôxy y tế, cồn dược dụng tại kho Ngọc Hồi
- Văn phòng và các kho hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Gia Lai Riêng kho thành phố Hồ Chí Minh rộng 5000 m2
- Xe chuyên dụng với hàng chục chiếc gồm đội xe ô tô vận tải, xe lạnh, các
xe đẩy và xe nâng hàng, đảm bảo khâu giao nhận vận chuyển thuốc đạt tiêu chuẩn GDP
- Sử dụng phần mềm quản lý ERP, tất cả các nhân viên từ bất cứ đâu cũng
có thể dễ dàng kết nối và thực hiện các hoạt động phục vụ công việc công ty Công ty có khả năng cung ứng thuốc, hoá chất vật tư tiêu hao, thiết bị y tế rộng khắp ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước Trong nhiều năm qua, công ty
đã cung cấp trên 3000 mặt hàng thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế qua các chương trình, qua đấu thầu, theo yêu cầu cho các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, các phòng khám, nhà thuốc bán lẻ góp phần giúp các
cơ sở khám chữa bệnh nâng cao hiệu quả điều trị
Với hệ thống quản lý chất lượng và đặc biệt là hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc có phòng Kiểm nghiệm được trang bị khá hiện đại và hoạt động hiệu quả, Công ty luôn là địa chỉ đáng tin cậy của mọi đối tượng khách hàng,
từ khối bệnh viện trung ương, các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, các Công ty, dược phẩm quốc doanh cho đến các doanh nghiệp dược tư nhân [3]
Trang 32CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hội sở và chi nhánh ở các tỉnh của công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Trung ương 1 (CPC1)
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu mô tả
Thu thập và trình bày các số liệu một cách có hệ thống từ đó đưa ra những nhận xét, so sánh về hoạt động phân phối của công ty qua các năm 2010-
2012
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Lựa chọn phương pháp thu thập số liệu từ hồi cứu tài liệu, cụ thể qua các tài liệu:
- Kỉ yếu CPC1 40 năm một chặng đường
- Báo cáo tài chính của CPC1 đã được kiểm toán qua các năm 2010-2012
- Bảng doanh số bán, doanh số mua của công ty cũng như chi nhánh
- Danh mục các trang thiết bị, vận tải, phòng kho vận năm 2012
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Ecxel for Windows
2.3 Nội dung nghiên cứu
Trang 33Đề tài nghiên cứu hai nội dung:
- Mô tả hoạt động phân phối thuốc của công ty CPC1 giai đoạn 2010-2012
- Phân tích hiệu quả hoạt động phân phối thuốc của CPC1 thông qua 1 số chỉ tiêu:
+) Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua
+) Doanh số bán
+) Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
+) Năng suất lao động bình quân của cán bộ nhân viên