1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chiến lược phân phối sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương 1 năm 2013

52 2,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Khóa luận “ Phân tích chiến lược phân phối sản phẩm của công ty Dược phẩm TW1 năm 2013” được tôi hoàn thành tại bộ môn Quản lý và Kinh tế dược với sự làm việc nghiêm túc, nỗ lực hết mình

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TÂN

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG

TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1

NĂM 2013

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TÂN

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG

TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1

Trang 3

Khóa luận “ Phân tích chiến lược phân phối sản phẩm của công ty Dược phẩm TW1 năm 2013” được tôi hoàn thành tại bộ môn Quản lý và Kinh

tế dược với sự làm việc nghiêm túc, nỗ lực hết mình của bản thân và sự khích

lệ từ phía nhà trường, thầy cô và bạn bè

Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths Vũ Thùy Dương, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tận tình giúp đỡ, tạo mọi

điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ths Nguyễn Nhật Hải đã nhiệt tình giúp

đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy, chỉ bảo, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên tôi về mọi mặt, giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình học tập và nghiên cứu, là động lực không nhỏ để tôi có kết quả ngày hôm

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên

Nguyễn Văn Tân

Trang 4

1.1 LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM 3

1.1.1 Phân phối, phân phối dược phẩm 3

1.1.1.1 Phân phối 3

1.1.1.2 Phân phối dược phẩm 3

1.1.2 Phương thức phân phối 4

1.1.3 Kênh phân phối 5

1.1.4 Mô hình mạng lưới phân phối thuốc 8

1.1.5 Chiến lược phân phối 10

1.1.6 Thực hành phân phối thuốc tốt GDP 11

1.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI 12

1.2.1 Doanh số bán 12

1.2.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 12

1.2.3 Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên 13

1.3 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 13

1.3.1 Thực trạng thị trường thuốc trên thế giới 13

1.3.2 Thực trạng thị trường thuốc tại Việt Nam 14

1.4 VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I 16

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Đối tượng nghiên cứu 18

2.2 Phương pháp nghiên cứu 18

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 18

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 18

Trang 5

2.3 Nội dung nghiên cứu 19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

3.1 MÔ TẢ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÔNG TY CPC1 NĂM 2013 20

3.1.1 Phương thức phân phối 20

3.1.2 Hoạt động kinh doah phân phối 21

3.1.2.1 Hoạt động kinh doanh 21

3.1.2.2 Hoạt động phân phối 22

3.1.3 Sơ đồ mạng lưới phân phối của CPC1 23

3.1.4 Tổ chức bộ máy 25

3.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI CỦA CPC1 29 3.2.1 Doanh số bán 29

3.2.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 34

3.2.3 Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên 35

BÀN LUẬN 37

KẾT LUẬN 40

ĐỀ XUẤT 41

Trang 6

kinh doanh toàn cầu

CBCNV Cán bộ công nhân viên

GSP Thực hành tốt bảo quản thuốc

ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

KT-TC Kế toán-tài chính

MTV Một thành viên

NK Nhập khẩu

NSLĐbq Năng suất lao động bình quân

OTC Thuốc không cần kê đơn (Over the counter)

Trang 7

3.1 Doanh số bán của CPC1 giai đoạn 2011-2013 29

3.3 Tỷ trọng doanh số của các đơn vị giai đoạn 2011-2013 32 3.4 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận CPC năm 2012 và 2013 34 3.5 Năng suất lao động bình quân của CBCNV 2011-2013 35

Trang 8

1.1 Sơ đồ phương thức phân phối trực tiếp 4

1.6 Mô hình mạng lưới phân phối thuốc theo khuyến cáo của WHO 9

3.5 Biểu đồ biểu thị tốc độ tăng trưởng doanh số bán của CPC1 30

3.6 Biểu đồ tỷ trọng doanh số bán các đơn vị giai đoạn 2011-2013 33

3.7

Biểu đồ b Biểu đồ biểu diễn năng suất lao động bình quân CBCNV 35

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phân phối là một biến số quan trọng của Marketing hỗn hợp Hoạt động phân phối giải quyết vấn đề hàng hóa dịch vụ dược đưa như thế nào đến người tiêu dùng Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì tạo được lợi thế cạnh tranh ngày càng khó, duy trì được lợi thế cạnh tranh lâu dài càng khó hơn Phát triển các chiến lược marketing trong

đó có chiến lược phân phối là một công việc hết sức khó khăn Các quyết định

về phân phối rất phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực trong marketing Hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phân phối như là biến số marketing tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường Họ đã thấy rằng để kinh doanh thành công không chỉ cần cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà còn phải làm cho chúng có mặt ở đúng địa điểm thời gian và theo phương thức mà người tiêu dùng mong muốn Và chỉ có qua tổ chức và quản lý mạng lưới phân phối khoa học thì những khả năng này mới được thực hiện

Với 90 triệu dân và mỗi năm trung bình tăng thêm 01 triệu người, mô hình bệnh tật thay đổi, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao do tuổi thọ tăng, mức sống cải thiện, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế được cải tiến, cơ chế chính sách thông thoáng hơn, thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh là một thị trường sôi động, tiềm năng trong khu vực Thực hiện cam kết của WTO, từ năm 2009 ngành dược đã mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài mở chi nhánh, nhà máy tại Việt Nam Các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với

sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt từ các doanh nghiệp dược nước ngoài Tuy nhiên với lợi thế hệ thống phân phối có sẵn, cùng những chính sách ưu đãi của, các nhà phân phối trong nước vẫn duy trì được thế mạnh và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường dược phẩm Trong số đó CPC1 nổi lên là

Trang 10

nhà phân phối hàng đầu, có quy mô lớn và uy tín cao trên thị trường dược phẩm Việt Nam Chiến lược phân phối mà CPC1 đang thực hiện đã và đang đem lại những hiệu quả nhất định Tuy nhiên để tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại, cũng như có thể đứng vững trên sân nhà thì CPC1 vẫn còn nhiều việc phải làm để không ngừng hoàn thiện hệ thống phân phối của mình nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân

Vì vậy, đề tài “ Phân tích chiến lược phân phối sản phẩm của công ty dược phẩm TW1 năm 2013” được thực hiện với 2 mục tiêu sau:

- Mô tả chiến lược phân phối sản phẩm của CPC1 năm 2013

- Phân tích kết quả hoạt động phân phối của công ty qua một số chỉ tiêu

Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của CPC1

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM 1.1.1 Phân phối, phân phối dược phẩm

1.1.1.1 Phân phối

Phân phối là hoạt động liên quan đến điều hành tổ chức, vận chuyển, phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng trong một quốc gia hay ở các nước, khu vực trên thế giới [4]

Xây dựng chính sách phân phối để đưa hàng hóa và dịch vụ kịp thời từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, đảm bảo sự ăn khớp giữa cung và cầu trên thị trường

Chính sách phân phối có vai trò vô cùng quan trọng trong chính sách Marketing Một chính sách phân phối hợp lý sẽ giúp cho hoạt đông kinh doanh an toàn hơn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa nhanh, hiệu quả và phát triển thị trường tiêu thụ

1.1.1.2 Phân phối dược phẩm

Dược phẩm là loại hàng hóa có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người Vì vậy mà ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới dược phẩm được xếp vào loại “Hàng hóa kinh doanh có điều kiện” Các tổ chức cá nhân cần có "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc"

Phân phối thuốc là một trong nhiều lĩnh vực kinh doanh liên quan đến dược phẩm

Phân phối thuốc là việc phân chia và di chuyển, bảo quản thuốc từ kho của cơ sở sản xuất thuốc hoặc từ trung tâm phân phối cho đến người sử dụng

Trang 12

hoặc đến các điểm phân phối bảo quản trung gian hoặc giữa các điểm phân

phối, bảo quản trung gian bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau [1]

1.1.2 Phương thức phân phối

Có hai phương thức phân phối phổ biến: Phương thức phân phối trực tiếp

và phương thức phân phối gián tiếp [4]

- Phương thức phân phối trực tiếp: Hàng hóa được phân phối trực tiếp từ

người sản xuất đến người tiêu dùng không qua trung gian

Hình 1.1 Sơ đồ phương thức phân phối trực tiếp

Ưu điểm:

+ Giúp doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng không qua trung gian

+ Người sản xuất nắm vững các biến động của thị trường, chủ động đưa ra

các quyết định về hoạt động phân phối, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động

phân phối

Nhược điểm:

Doanh nghiệp phải chia xẻ nguồn vốn cho các hoạt động phân phối và phải tự

chịu rủi ro nên rất tốn kém Đây chính là nhược điểm lớn nhất của phương

thức này

- Phương thức phân phối gián tiếp: Là phân phối hàng hóa thông qua hệ

thống trung gian

Hình 1.2 Sơ đồ phương thức phân phối gián tiếp

Nhà sản xuất Hệ thống trung gian Người tiêu dùng

Trang 13

+ Lợi nhuận bị chia sẻ

+ Doanh nghiệp khó kiểm soát hoạt động phân phối trên thị trường

Các công ty thường sử dụng cả hai phương thức phân phối trực tiếp và gián tiếp song song với nhau để tận dụng các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của mỗi phương thức

1.1.3 Kênh phân phối

Kênh phân phối là chuỗi các công ty độc lập liên quan đến quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng [4]

Chức năng cơ bản chung nhất của tất cả các kênh phân phối là giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng với đúng mức giá họ có thể mua, đúng chủng loại họ cần, đúng thời gian, địa điểm mà họ yêu cầu Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những khác biệt về thời gian địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với người tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ [3]

Các dạng kênh phân phối [7]

- Theo tiêu thức trực tiếp gián tiếp:

Trang 14

+ Kênh phân phối trực tiếp: Doanh nghiệp không sử dụng người mua trung

gian để phân phối hàng hóa Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp ( kể cả đại

lý có hợp đồng ) chịu trách nhiệm trực tiếp bán hàng đến tận người sử dụng

hàng hóa

Dạng kênh phân phối trực tiếp

Hình 1.3 Sơ đồ dạng kênh phân phối trực tiếp

+ Kênh phân phối gián tiếp: Doanh nghiệp bán hàng của mình cho người sử

dụng thông qua các người mua trung gian (nhà buôn các cấp, nhà bán lẻ)

Doanh nghiệp không trực tiếp bán hàng cho người sử dụng sản phẩm hàng

Trang 15

Hình 1.4 Sơ đồ dạng kênh phân phối gián tiếp

+ Kênh phân phối hỗn hợp: Sử dụng đồng thời cả hai dạng kênh phân phối

trực tiếp và phân phối gián tiếp Doanh nghiệp vừa tổ chức bán trực tiếp hàng

hóa đến tay người tiêu dùng, vừa khai thác lợi thế trong hệ thống phân phối

của người mua trung gian

Dạng kênh phân phối hỗn hợp

Hình 1.5 Sơ đồ dạng kênh phân phối hỗn hợp

Các người mua trung gian

Khách hàng

Các người mua trung

gian

Khách hàng

Trang 16

- Theo tiêu thức dài ngắn:

+ Kênh phân phối ngắn: Là kênh phân phối trực tiếp từ doanh nghiệp đến người sử dụng sản phẩm hoặc có sử dụng người mua trung gian nhưng không

có quá nhiều người trung gian xen giữa khách hàng và doanh nghiệp

+ Kênh phân phối dài: Có sự tham gia của nhiều loại người mua trung gian Hàng hóa của doanh nghiệp có thể được chuyển dần quyền sở hữu cho một loạt các nhà buôn lớn đến các nhà buôn nhỏ hơn rồi qua nhà bán lẻ đến tay người tiêu thụ cuối cùng

Về nguyên tắc doanh nghiệp có thể tùy ý lựa chọn dạng kênh phân phối

mà mình thích Nhưng điều đó có thể hạn chế khả năng bán hàng và hiệu quả của doanh nghiệp Cần nắm vững ưu nhược điểm của các dạng kênh khác nhau và đòi hỏi đáp ứng yêu cầu từ phía khách hàng để lựa chọn kênh phân phối một cách khách quan và khoa học

1.1.4 Mô hình mạng lưới phân phối thuốc

Mạng lưới phân phối được tạo bởi các kênh phân phối Để thực hiện được các bước trong chu trình cung ứng thuốc phải tổ chức mạng lưới phân phối theo các cấp độ khác nhau

Trang 17

Mạng lưới phân phối thuốc theo khuyến cáo của WHO [4]

CÁC TUYẾN HỆ THỐNG TƯ NHÂN HỆ THỐNG NHÀ NƯỚC

Cấp đa quốc gia

Các cơ quan mua sắm

quốc tế

Các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong

Các nhà thuốc, đại lý

Cấp huyện: Trung tâm

y tế, bệnh viện…

Các cán bộ y tế làm việc tại cộng đồng

Người sử dụng

Trang 18

Ghi chú: Đường phân phối truyền thống

Đường phân phối thuốc có thể biến đổi

Các thành phần làm nhiệm vụ cung ứng đảm bảo nhu cầu thuốc:

- Các doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh thuốc, các công ty Dược phẩm trung ương và địa phương

- Các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh nước ngoài có bán thuốc

- Các đại lý, hiệu thuốc cho các công ty dược phẩm

- Các dịch vụ y tế nhà nước, tập thể, tư nhân kết hợp bán thuốc

- Các nhà thuốc tư nhân

- Các cá nhân bán thuốc bất hợp pháp

1.1.5 Chiến lược phân phối

Là toàn bộ các chính sách liên quan đến lựa chọn, tổ chức, điều hành, kênh phân phối để đạt được mục tiêu trong hoạt động phân phối của doanh nghiệp trong từng giai đoạn [8]

Các nhà phân phối để có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất, nhập khẩu, khách hàng phải xây dựng nên chính sách phân phối thích hợp cho từng sản phẩm, thị trường Hiện nay có 3 chiến lược phân phối phổ biến [4]

 Chiến lược phân phối mạnh

Các nhà kinh doanh phân phối rộng khắp và tối đa sản phẩm của mình trên thị trường bằng cách sử dụng hệ thống trung gian lớn để phân phối sản phẩm do đó chi phí phân phối lớn Vì vậy chiến lược này chỉ áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tần số sử dụng cao và trong trường hợp chống lại cạnh tranh trên thị trường lớn Đối với ngành dược các sản phẩm phân phối mạnh thường là các thuốc OTC ( Over The Counter)

Trang 19

 Chiến lược phân phối chọn lọc

Các nhà kinh doanh lựa chọn một số trung gian có khả năng tốt nhất phục vụ cho hoạt động phân phối của nhà sản xuất trên một khu vực thị trường Chiến lược này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian, loại bỏ được các trung gian kém hiệu quả, có thể kiểm soát được thị trường và đạt mục tiêu mở rộng thị trường Chiến lược này áp dụng khi phân phối các mặt hàng chuyên doanh hoặc cạnh tranh bắt buộc nhà sản xuất phải tiết kiệmc chi phí

 Chiến lược phân phối độc quyền

Chỉ chọn một nhà trung gian duy nhất ở mỗi khu vực thị trường, độc quyền phân phối sản phẩm của doanh nghiệp Thông qua phân phối độc quyền, người sản xuất kiểm soát được mức giá trên thị trường, các loại hình bán hàng, các tiêu chuẩn về dịch vụ khi sản phẩm lưu thông trên thị trường Người sản xuất có được sử ủng hộ của trung gian về tài chính, khách hàng Chiến lược này áp dùng với các sản phẩm đề cao hình ảnh và cho phép tính phụ giá cao

1.1.6 Thực hành phân phối thuốc tốt GDP

Để bảo đảm cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người sử dụng đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác bảo đảm chất lượng toàn diện bao gồm các giai đoạn liên quan đến sản xuất, bảo quản, tồn trữ, lưu thông phân phối thuốc

"Thực hành tốt phân phối thuốc" là một phần của công tác bảo đảm chất lượng toàn diện để bảo đảm chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối thuốc

Trang 20

Các cơ sở tham gia vào quá trình phân phối thuốc trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các cơ sở sản xuất, kể cả cơ sở sản xuất sản phẩm trung gian, sản xuất thành phẩm thuốc, cơ sở cung cấp, xuất nhập khẩu, phân phối, bán buôn, các cơ sở vận chuyển, các đại lý giao nhận, các cơ sở đầu mối bảo quản, phân phối thuốc của các chương trình y tế quốc gia [1]

1.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI

Để đánh giá hiệu quả hoạt động phân phối của CPC1 lựa chọn phân tích

những chỉ tiêu sau [6]:

- Doanh số bán

- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

- Năng suất lao động bình quân

1.2.1 Doanh số bán

Có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển 1 doanh nghiệp, nó phần nào thể hiện được hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối

Yếu tố cần xem xét:

- Tổng doanh số bán của công ty

- Doanh số bán của từng đơn vị trong hệ thống phân phối

1.2.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm và thu được lợi nhuận cao Do đó, chỉ tiêu này đánh giá tổng hợp hiệu quả và chất lượng hoạt động kinh doanh phân phối, phản ánh sự đầu tư của doanh nghiệp

có thật sự đúng đắn hay không

Công thức tính:

- Tổng số lợi nhuận của DN thu được

- Tỷ suất lợi nhuận thu được từ vốn kinh doanh

Trang 21

Lợi nhuận TSLNdoanh thu = x 100%

Doanh thu

1.2.3 Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên

Được thể hiện bằng chỉ tiêu doanh số bán ra chia cho tổng số cán bộ công nhân viên trong sản xuất và kinh doanh Năng suất lao động tăng thể hiện hoạt động của DN có hiệu quả và ngược lại Khi phân tích các chỉ tiêu trên cần nghiên cứu:

- Doanh số bán ra

- Số cán bộ công nhân viên

- Năng suất bình quân của cán bộ công nhân viên

1.3.1 Thực trạng thị trường thuốc trên thế giới

Tình hình chi tiêu cho sử dụng thuốc: Theo BMI dự báo giá trị tiền

thuốc sử dụng sẽ đạt gần 3,4 triệu USD vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 14,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015 (đã loại trừ tác động của tỷ giá), tuy chậm hơn giai đoạn 2006-2010 nhưngng vẫn ở mức cao và vượt xa mức tăng trưởng bình quân toàn cầu theo IMS Health dự báo là 3-6%/năm và cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình nhóm 3 các thị trường dược phẩm mới nổi (trừ Trung quốc, Brazil, Ấn Độ và Nga) được dự báo ở mức 10-13%/năm [8]

Trang 22

1.3.2 Thực trạng thị trường thuốc tại Việt Nam

Ngành dược phẩm Việt Nam năm 2013.

Ngành công nghiệp dược Việt Nam được WTO đánh giá ở mức 2,5-3 trong tổng số 5 cấp độ, tức là mới dần qua mức trung bình

Trong giai đoạn 2008 – 2012, nhu cầu sử dụng thuốc trong nước liên tục tăng trưởng hàng năm với tốc độ trung bình 18%

Năm 2013, mạng lưới cung ứng thuốc ở Việt Nam ước có 39.127 quầy bán

lẻ thuốc, 7.490 nhà thuốc tư nhân, 7.417 đại lý bán lẻ thuốc, 7.948 quầy thuốc thuộc trạm y tế xã, 464 quầy thuốc thuộc doanh nghiệp Nhà nước

Theo Chiến lược phát triển ngành Dược đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%

 Tình hình chi tiêu sử dụng thuốc tại Việt Nam

Theo báo cáo của BMI, năm 2008 Việt Nam đã chi khoảng 1,1 tỷ USD cho dược phẩm, năm 2009 sẽ tăng 1,2 tỷ USD và vào năm 2013 con số này sẽ tăng khoảng 1,7 tỷ USD, giá trị thị trường thuốc kê đơn ước đạt 1,45 tỷ USD, chiếm khoảng 73,2% thị trường dựoc phẩm, thuốc không kê đơn sẽ đạt khoảng 529 triệu đô la Mỹ, chiếm khoảng 26,8% [8]

Theo thống kê của Cục quản lý Dược năm 2012, tổng giá trị tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam đạt 2.6 tỷ USD tăng 9.1% so với năm 2011 Trong

Trang 23

đó, giá trị thuốc nhập khẩu chiểm khoảng 20% Trong 05 năm qua, tiền thuốc bình quân đầu người tăng từ 16.45 USD/người/năm vào năm 2008 lên 29.50 USD/người/năm vào năm

Thực trạng cung ứng thuốc tại Việt Nam.

Hiện tại có hơn 3000 công ty có chức năng kinh doanh dược phẩm với gần 400 công ty nước ngoài cung ứng thuốc cho thị trườnng Việt Nam, trong

đó riêng doanh số của 3 công ty phân phối nước ngoài là Zuellig, Diethelm và Mega đã chiếm gần 50% thị trường Thị phần còn lại do các công ty trong nước đảm nhận [8]

Pháp luật Việt Nam quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Invested Enterprises – FIE) không được phép phân phối sản phẩm dược phẩm tại Việt Nam Vì vậy, các công ty dược nước ngoài thường liên kết với doanh nghiệp phân phối Việt Nam để thương mại sản phẩm của họ trên thị trường Việt Nam [9]

Phân phối dược phẩm tại Việt Nam được thực hiện thông qua hai kênh, bệnh viện (treatment channel) và thương mại (commercial channel) Phân phối vào kênh bệnh viện thông qua đấu thầu Phân phối ở kênh thương mại là chào bán trực tiếp đến hiệu thuốc và một số tổ chức thương mại khác Hiện nay, một phần ba việc phân phối diễn ra thông qua các kênh bệnh viện và hai phần ba việc phân phối là thông qua kênh thương mại Các công ty dược phẩm nước ngoài muốn sản phẩm của mình thâm nhập rộng rãi cần phải đẩy mạnh hoạt động ở kênh bệnh viện [9]

Trang 24

 Một số công ty cung ứng thuốc

Công ty TNHH Diethelm Việt Nam là Công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập với hoạt động chính là cung ứng các dịch vụ về kho bãi, vận chuyển, tiếp thị về dƣợc phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ con người Diethelm Việt Nam cũng hoạt động trong các lĩnh vực hoá chất công nghiệp, thuốc thú y, các sản phẩm tiêu dùng, dinh dưỡng cùng các sản phẩm

về cơ khí và trang thiết bị văn phòng [8]

Sanofi, tập đoàn chăm sóc sức khỏe đa dạng hàng đầu thế giới, sau hơn

50 năm có mặt tại Việt Nam với gần 1.000 nhân viên trên toàn quốc, Sanofi luôn nỗ lực mang đến cho người dân Việt Nam những sản phẩm chất lượng cao, mọi hoạt động dựa trên 5 giá trị cốt lõi: sáng tạo, tự tin, tôn trọng, đoàn kết, chính trực, đảm bảo tất cả nhân viên có năng lực và nhiệt huyết cao nhất Ngoài nắm trong tay danh mục đa dạng trên 150 loại sản phẩm, Sanofi còn là công ty dược phẩm nước ngoài duy nhất có hai nhà máy tại Việt Nam, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu trong khu vực châu Á [8]

1.4 VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I

CPC1 là doanh nghiệp Nhà nước hạng I, tên giao dịch quốc tế: Central

Pharmaceutical Company 1 - CPC 1

Tiền thân của CPC1 đã được hình thành từ năm 1945 ngay sau khi hòa bình lập lại trên miền Bắc Do quy mô và phạm vi hoạt động còn nhỏ hẹp nên ban đầu còn là một đơn vị trực thuộc Bộ Nội thương với tên gọi là Công ty thuốc Nam – thuốc Bắc Đến năm 1956 Công ty chuyển về Bộ Y tế quản lý,

Trang 25

trực thuộc Cục phân phối Dược phẩm với tên “Quốc doanh Y Dược phẩm

Trung ương”

Công ty chính thức được thành lập theo quyết định số 171/BYT-QĐ

ngày 1/4/1971 với tên gọi “Công ty Dược phẩm cấp I” thuộc Tổng Công ty

Dược (Bộ Y tế)

Năm 1985, Công ty đổi tên thành “Công ty Dược phẩm Trung ương I”

theo quyết định số 534/BYT-QĐ ngày 5/6/198

Ngày 22/4/1993, Bộ Y tế ra Quyết định số 408/BYT – QĐ thành lập lại “Công ty Dược phẩm Trung ương 1” thuộc Tổng Công ty Dược

Đến năm 2010, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành

viên Dược phẩm trung ương 1 theo quyết định số 45/QĐ-TCTD ngày

29/6/2010 do Nhà nước làm chủ sở hữu [10]

Trang 26

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các báo cáo tài chính, kinh doanh của hội sở và chi nhánh ở các tỉnh của công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Trung ương

1 (CPC1)

Thông tin cần thu thập:

- Các báo cáo tài chính năm 2013, kết quả kinh doanh của công ty năm

2011-2013

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang

Thu thập và trình bày các số liệu một cách có hệ thống từ đó đưa ra những nhận xét, so sánh về hoạt động phân phối, thực trạng kinh doanh của công ty năm 2013

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Lựa chọn phương pháp thu thập số liệu từ hồi cứu tài liệu, cụ thể qua các tài liệu:

- Kỉ yếu CPC1 40 năm một chặng đường

- Báo cáo tài chính của CPC1 đã được kiểm toán năm 2012-2013

- Bảng doanh số bán của công ty cũng như chi nhánh giai đoạn 2011-2013

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Ngày đăng: 29/07/2015, 07:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y Tế (2011), “Nguyên tắc thực hành tốt phân phối thuốc”, Ban hành kèm theo Thông tư số 48 /2011/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc thực hành tốt phân phối thuốc
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2011
2. Công ty TNHH 1 thành viên Dược phẩm TW1 (2011), Kỉ yếu 40 năm 1 chặng đường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty TNHH 1 thành viên Dược phẩm TW1 (2011)
Tác giả: Công ty TNHH 1 thành viên Dược phẩm TW1
Năm: 2011
3. Trần Minh Đạo (2012), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing căn bản
Tác giả: Trần Minh Đạo
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2012
4. Nguyễn Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Quản lý và Kinh tế dược, NXB Y Học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: uản lý và Kinh tế dược
Tác giả: Nguyễn Thái Hằng, Lê Viết Hùng
Nhà XB: NXB Y Học Hà Nội
Năm: 2007
6. Lê Văn Quang (2013), “Phân tích hoạt động phân phối thuốc của công ty TNHH Một thành viên dược phẩm TW1 giai đoạn 2010-2012”, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học- Trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động phân phối thuốc của công ty TNHH Một thành viên dược phẩm TW1 giai đoạn 2010-2012
Tác giả: Lê Văn Quang
Năm: 2013
7. Nguyễn Xuân Quang (2007), Giáo trình Marketing thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing thương mại
Tác giả: Nguyễn Xuân Quang
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2007
8. Bùi Thị Thơm (2013), “Phân thích hoạt động phân phối thuốc của công ty cổ phần Traphaco trong những năm gần”, Luận văn thạc sĩ Dược học- Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân thích hoạt động phân phối thuốc của công ty cổ phần Traphaco trong những năm gần
Tác giả: Bùi Thị Thơm
Năm: 2013
5. Nguyễn Hương (2014), Tổng quan ngành dược phẩm Việt Nam năm 2013, Bộ Công thương Khác
9. Ames Gross (2013), Cập nhật về thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2013Tài liệu nguồn Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w