1.3.1. Thực trạng thị trường thuốc trên thế giới
Tình hình chi tiêu cho sử dụng thuốc: Theo BMI dự báo giá trị tiền thuốc sử dụng sẽ đạt gần 3,4 triệu USD vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 14,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015 (đã loại trừ tác động của tỷ giá), tuy chậm hơn giai đoạn 2006-2010 nhưngng vẫn ở mức cao và vượt xa mức tăng trưởng bình quân toàn cầu theo IMS Health dự báo là 3-6%/năm và cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình nhóm 3 các thị trường dược phẩm mới nổi (trừ Trung quốc, Brazil, Ấn Độ và Nga) được dự báo ở mức 10-13%/năm [8].
1.3.2. Thực trạng thị trường thuốc tại Việt Nam
Ngành dược phẩm Việt Nam năm 2013.
Ngành công nghiệp dược Việt Nam được WTO đánh giá ở mức 2,5-3 trong tổng số 5 cấp độ, tức là mới dần qua mức trung bình.
Trong giai đoạn 2008 – 2012, nhu cầu sử dụng thuốc trong nước liên tục tăng trưởng hàng năm với tốc độ trung bình 18%.
Năm 2013, mạng lưới cung ứng thuốc ở Việt Nam ước có 39.127 quầy bán lẻ thuốc, 7.490 nhà thuốc tư nhân, 7.417 đại lý bán lẻ thuốc, 7.948 quầy thuốc thuộc trạm y tế xã, 464 quầy thuốc thuộc doanh nghiệp Nhà nước.
Theo Chiến lược phát triển ngành Dược đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%.
Tình hình chi tiêu sử dụng thuốc tại Việt Nam.
Theo báo cáo của BMI, năm 2008 Việt Nam đã chi khoảng 1,1 tỷ USD cho dược phẩm, năm 2009 sẽ tăng 1,2 tỷ USD và vào năm 2013 con số này sẽ tăng khoảng 1,7 tỷ USD, giá trị thị trường thuốc kê đơn ước đạt 1,45 tỷ USD, chiếm khoảng 73,2% thị trường dựoc phẩm, thuốc không kê đơn sẽ đạt khoảng 529 triệu đô la Mỹ, chiếm khoảng 26,8% [8].
Theo thống kê của Cục quản lý Dược năm 2012, tổng giá trị tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam đạt 2.6 tỷ USD tăng 9.1% so với năm 2011. Trong
đó, giá trị thuốc nhập khẩu chiểm khoảng 20%. Trong 05 năm qua, tiền thuốc bình quân đầu người tăng từ 16.45 USD/người/năm vào năm 2008 lên 29.50 USD/người/năm vào năm.
Thực trạng cung ứng thuốc tại Việt Nam.
Hiện tại có hơn 3000 công ty có chức năng kinh doanh dược phẩm với gần 400 công ty nước ngoài cung ứng thuốc cho thị trườnng Việt Nam, trong đó riêng doanh số của 3 công ty phân phối nước ngoài là Zuellig, Diethelm và Mega đã chiếm gần 50% thị trường. Thị phần còn lại do các công ty trong nước đảm nhận [8].
Pháp luật Việt Nam quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Invested Enterprises – FIE) không được phép phân phối sản phẩm dược phẩm tại Việt Nam. Vì vậy, các công ty dược nước ngoài thường liên kết với doanh nghiệp phân phối Việt Nam để thương mại sản phẩm của họ trên thị trường Việt Nam [9].
Phân phối dược phẩm tại Việt Nam được thực hiện thông qua hai kênh, bệnh viện (treatment channel) và thương mại (commercial channel). Phân phối vào kênh bệnh viện thông qua đấu thầu. Phân phối ở kênh thương mại là chào bán trực tiếp đến hiệu thuốc và một số tổ chức thương mại khác. Hiện nay, một phần ba việc phân phối diễn ra thông qua các kênh bệnh viện và hai phần ba việc phân phối là thông qua kênh thương mại. Các công ty dược phẩm nước ngoài muốn sản phẩm của mình thâm nhập rộng rãi cần phải đẩy mạnh hoạt động ở kênh bệnh viện [9].
Một số công ty cung ứng thuốc
Công ty TNHH Diethelm Việt Nam là Công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập với hoạt động chính là cung ứng các dịch vụ về kho bãi, vận chuyển, tiếp thị về dƣợc phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ con người. Diethelm Việt Nam cũng hoạt động trong các lĩnh vực hoá chất công nghiệp, thuốc thú y, các sản phẩm tiêu dùng, dinh dưỡng cùng các sản phẩm về cơ khí và trang thiết bị văn phòng [8].
Sanofi, tập đoàn chăm sóc sức khỏe đa dạng hàng đầu thế giới, sau hơn 50 năm có mặt tại Việt Nam với gần 1.000 nhân viên trên toàn quốc, Sanofi luôn nỗ lực mang đến cho người dân Việt Nam những sản phẩm chất lượng cao, mọi hoạt động dựa trên 5 giá trị cốt lõi: sáng tạo, tự tin, tôn trọng, đoàn kết, chính trực, đảm bảo tất cả nhân viên có năng lực và nhiệt huyết cao nhất.
Ngoài nắm trong tay danh mục đa dạng trên 150 loại sản phẩm, Sanofi còn là công ty dược phẩm nước ngoài duy nhất có hai nhà máy tại Việt Nam, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu trong khu vực châu Á [8].