Y học cổ truyền sử dụng bài thuốc dưới dạng thuốc hoàn tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, lấy chu sa làm áo, tuy nhiên dạng thuốc này khó đảm bảo về mặt chất lượng, quy trình làm thủ
Trang 1BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
Trang 2BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền
HÀ NỘI – 2014
Trang 3Tôi cũng xin cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên ở bộ môn Dược học cổ truyền- Trường Đại Học Dược Hà Nội đã luôn giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện giúp tôi thực hiện khóa luận này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng
hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ thầy cô và các bạn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên
Nguyễn Đức Nam
Trang 4MỤC LỤC
Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I TỔNG QUAN……… … 2
1.1 Phương thuốc Thiên vương bổ tâm……… ……… 2
1.2 Tóm tắt đặc điểm về các vị thuốc……… 3
1.3 Cao lỏng……… 17
1.4 Dung dịch thuốc……… 19
CHƯƠNG II PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị……….21
2.1.1 Nguyên liệu……… 21
2.1.2 Thiết bị……… 21
2.1.3 Hóa chất và dung môi……… 21
2.2 Nội dung nghiên cứu……… 22
2.3 Phương pháp nghiên cứu……….……… 22
CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN……… 26
3.1 Xác định tính đúng của các vị thuốc……….……26
3.2 Bào chế cao lỏng thiên vương bổ tâm……….…… 26
3.3 Nghiên cứu thành phần hoá học……… ……… 27
3.3.1 Định tính……….……… 27
3.3.2 Định lượng……… 41
3.3.3 Khảo sát một số chỉ tiêu khác của cao lỏng thiên vương bổ tâm 44
3.4 Thăm dò dạng bào chế……… …….46
3.4.1 Bào chế dung dịch thuốc thiên vương bổ tâm………… ………46
Trang 53.4.2 Khảo sát một số tính chất của dung dịch thuốc thiên vương bổ tâm…47 3.4.3 Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cho chế phẩm……….…….48
3.5 Bàn luận……….……….50 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……….……… 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
SKLM sắc ký lớp mỏng
dd dung dịch
PƯ phản ứng
TT thuốc thử tt/tt thể tích/thể tích
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong cao lỏng….…… 33
Bảng 3.2: Kết quả định lượng cắn tan trong chloroform……….….……… 42
Bảng 3.3: Kết quả định lượng cắn tan trong ethyl acetat………… ……… 42
Bảng 3.4: Kết quả định lượng cắn tan trong buthanol……… ……… 43
Bảng 3.5: Kết quả định lượng đường khử trong cao thuốc………… 44
Bảng 3.6: Kết quả xác định pH của cao thuốc……….…… 45
Bảng 3.7: Kết quả xác định hàm lượng cắn không tan trong nước… 45
Bảng 3.8: Kết quả xác định hàm lượng nước có trong cao thuốc… …… 46
Bảng 3.9: Kết quả xác định pH của dung dịch thuốc……… … 47
Bảng 3.10: Kết quả xác định tỷ trọng của dung dịch thuốc……….… ……48
Bảng 3.11: Kết quả xác định hàm lượng nước có trong dung dịch thuốc… 48
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sắc ký đồ dịch chiết nhân sâm và dịch chiết cao thuốc….… 36
Hình 3.2: Sắc ký đồ dịch chiết sinh địa và dịch chiết cao thuốc……… 37
Hình 3.3: Sắc ký đồ dịch chiết ngũ vị tử và dịch chiết cao thuốc…… 38
Hình 3.4: Sắc ký đồ dịch chiết hắc táo nhân và dịch chiết cao thuốc… 39
Hình 3.5: Sắc ký đồ dịch chiết cát cánh và dịch chiết cao thuốc…… …….41
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống hiện đại, con người thường xuyên phải đối mặt với những yếu tố bất lợi cho sức khoẻ tinh thần dẫn đến tình trạng căng thẳng thần kinh (stress), lo âu, mất ngủ, hồi hộp…Nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong thời gian dài sẽ gây nên những tác hại cho sức khỏe với những triệu chứng hoặc bệnh lý như đau đầu, mất ngủ, rối loạn thần kinh, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, suy giảm sức đề kháng của cơ thể…
Nhằm chăm sóc cho sức khoẻ tinh thần, ngoài chế độ nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng hợp lý, con người cần phải có sự trợ giúp của thuốc men Các thuốc tân dược có thể được sử dụng trong trường hợp này thuộc nhóm an thần, gây ngủ, thuốc điều hòa nhịp tim… Tuy nhiên, việc sử dụng tân dược cần phải có
sự chỉ định của bác sĩ, và có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt khi phải sử dụng lâu dài Trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc được sử dụng để dưỡng tâm an thần cho hiệu quả tốt, ít tác dụng phụ
“Thiên Vương bổ tâm đan” là bài thuốc quý được nhiều thầy thuốc đông y lựa chọn để điều trị âm huyết bất túc, hồi hộp, hay quên, tâm phiền
mất ngủ, ngủ hay mê, táo bón Bài thuốc có tác dụng tốt với người tuổi trung
niên, người cao tuổi
Y học cổ truyền sử dụng bài thuốc dưới dạng thuốc hoàn (tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, lấy chu sa làm áo), tuy nhiên dạng thuốc này khó đảm bảo về mặt chất lượng, quy trình làm thủ công và trong công thức có chu
sa nên độc.Vì vậy, trên cơ sở của phương thuốc này, chúng tôi lược bỏ chu sa
và tiến hành nghiên cứu, thăm dò dạng bào chế mới và bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cho dạng bào chế mới với mục tiêu:
- Bào chế cao từ bài thuốc thiên vương bổ tâm và khảo sát thành phần
hoá học
- Nghiên cứu dạng bào chế từ cao thuốc thu được và bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cho chế phẩm
Trang 10CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 PHƯƠNG THUỐC THIÊN VƯƠNG BỔ TÂM
- Công năng: Tư âm thanh nhiệt, dưỡng tâm an thần
- Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tâm thần bất yên, hư phiền mất ngủ, nhịp tim nhanh, hay mơ mộng, hay quên, đại tiện táo, lở mồm miệng, lưỡi đỏ, rêu ít
- Bào chế: làm bột, luyện mật làm hoàn, bao áo bằng chu sa
- Liều dùng: 9g/ 1 lần, 3 lần/ngày, khi dùng với nước sắc ngọc trúc tăng tình hàn, bổ âm
1.1.2 Phân tích
Thiên vương bổ tâm được thiết kế điều trị chứng bệnh tâm thận bất túc,
âm hư huyết thiếu, tâm thất sở dưỡng Tâm chủ huyết mạch mà tàng thần, thận chủ cốt sinh tuỷ lại tàng tinh Tinh huyết sung túc, thuỷ hoả hỗ tế (nương tựa vào nhau, kiềm chế lẫn nhau) thì thần chí mới an ninh Nhiều ưu tư, suy nghĩ quá độ, tâm thận bất túc, âm hư huyết thiếu sẽ dẫn đến hư hoả dễ động, nhiễu loạn tâm thần dẫn đến tâm quý thất miên, mộng di kiện vong Âm hư
Trang 11dương cang, hư hoả thượng viêm, dẫn đến miệng lưỡi lở loét, lưỡi đỏ ít rêu Phép trị cần dùng tư âm thanh nhiệt, dưỡng huyết an thần Trong phương thuốc dùng sinh địa hoàng tư âm thanh nhiệt, giúp tâm thần không bị phiền nhiễu bởi hư hoả là Quân dược Huyền sâm, thiên môn đông, mạch môn đông
hỗ trợ sinh địa để tăng cường tác dụng tư âm thanh nhiệt làm Thần dược; đương quy, đan sâm bổ huyết dưỡng tâm, khiến cho tâm huyết đầy đủ mà trợ
an thần Nhân sâm, phục linh dưỡng tâm khí mà an tâm thần; bá tử nhân, viễn chí ninh tâm an thần; ngũ vị tử, toan táo nhân vị chua mà liễm tâm khí hao tán, đồng thời an thần cùng với các vị thuốc trên làm Tá dược; cát cánh dẫn thuốc thượng hành, dẫn thuốc nhập kinh tâm làm Sứ dược Các vị thuốc trên cùng phối hợp thành phương thuốc tư âm an thần
1.2 TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁC VỊ THUỐC
1.2.1 Đương quy
Vị thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây đương quy Angelica sinensis
(Oliv) Diels Họ Hoa tán Apiaceae [3], [4]
a) Thành phần hóa học [13]
+ Tinh dầu: Các terpen, hợp chất phenolic; Các dẫn chất phtalic: ligustilid, n-buthylphtalid, n-butyliden phtalid
+ Coumarin: Umbeliferon, bergaten
+ Acid hữu cơ: acid vanilic, acid linoleic, acid nicotinic, acid succinic, acid palmitic, acid ferulic
+ Polysaccharide, acid amin
+ Vitamin: vitamin B1,vitamin E, vitamin B12
+ Sterol: β-sitosterol, sigmasterol,…
+ Nguyên tố vi lượng: Mg, Ca, Al, Cr, Zn,…
+ Thành phần khác: Brefeldin
Trang 12b) Tác dụng dược lý
+ Có hai thành phần: Một thành phần ức chế tử cung (chủ yếu là tinh dầu) và một thành phần kích thích tử cung (không phải tinh dầu và tan trong nước hoặc cồn) [3], [9], [13]
+ Tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng chất lượng của hồng cầu, hạn chế
sự giảm tỷ lệ huyết sắc tố; ức chế quá trình đông máu, đặc biệt đông máu nội sinh, làm giảm tác dụng của thrombin [13]
+ Ức chế tăng sinh tế bào ung thư ở người thông qua việc gây ngừng chu kỳ của tế bào và giáng hoá tế bào; chống u trên não ác tính invitro và invivo [42]
+ Chống oxy hoá invitro; chống loạn nhịp tim; hạ huyết áp với chó đã gây mê; ức chế trực khuẩn dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, phẩy khuẩn tả, phế cầu khuẩn [3], [8], [9], [13]
+ Hoạt huyết, giải uất kết: dùng cho trường hợp thiếu máu, kèm theo có
ứ tích của phụ nữ có bế kinh, vô sinh
+ Hoạt tràng thông tiện: dùng thích hợp với chứng huyết hư huyết táo gây táo bón
+ Giải độc: dùng trong các trường hợp mụn nhọt
- Liều dùng: 6-20g
- Kiêng kị: những người có tỳ vị thấp nhiệt, đại tiện lỏng [3]
Trang 131.2.2 Cát cánh
Vị thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây Cát cánh Platycodon
grandiflorum (Jacd) A.DC Họ Hoa chuông Campanulaceae [3], [6], [13]
a) Thành phần hóa học
+ Hoạt chất chính là saponin triterpenoid nhóm olean (platycodin A,C,D, D2; các polygalacin D, D2) Các sapogenin là platycodigenin, acid polygalacic [6], [13]
+ Ngoài ra còn có phytosterol, tanin [13], inulin [6]
b) Tác dụng dược lý
+ Trên lâm sàng, saponin của Cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và dạ dày, đưa đến phản ứng tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm cho đờm loãng và dễ bị tống ra ngoài + Saponin của Cát cánh có tác dụng phá huyết mạnh Ngoài ra, có tác dụng giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho, chống loét, chống viêm [6], [13]
+ Tác dụng kháng khuẩn: ức chế Staphylococcus aureus, B mycoides,
- Liều dùng: 4 – 12g [3]
- Kiêng kỵ: người âm hư hỏa vượng, ho lâu ngày, ho ra máu không nên dùng [3] Thận trọng với phụ nữ có thai [13]
Trang 141.2.3 Huyền sâm
Vị thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây Huyền sâm Scrophularia
buergeriana Miq Họ Hoa mõm sói Scrophulariaceae [3], [13]
- Liều dùng: 4 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc cốm ngậm [13]
- Kiêng kỵ: Người có thấp ở tỳ vị, tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng [3], huyết
áp thấp [13] không nên dùng Không nên sử dụng các dụng cụ bằng đồng để bào chế, kỵ lệ lô [3] Kiêng thức ăn đắng, lạnh [13]
Trang 151.2.4 Mạch môn
Vị thuốc là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Mạch môn Ophiopogon
japonicas (L.f.) Ker Gawl Họ Hoàng tinh Convallariaceae [6], [14]
a) Thành phần hóa học
+ Saponin steroid: Ophiopogonin A, B, C, D
+ Carbohydrat: glucofructan và một số monosaccharide (glucose, fructose, saccharose) [6], [14]
Theo Y học cổ truyền
- Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát
- Công năng chủ trị: Nhuận phế, giảm ho, cầm máu, thanh nhiệt.Chữa
ho khan, viêm họng, lao phổi nóng âm ỉ về chiều, sốt cao, tâm phiền khát nước, thổ huyết, khái huyết, chảy máu cam, hen phế quản, khó ngủ
- Liều dùng: 6-20g, dạng thuốc sắc [14]
1.2.5 Thiên môn
Vị thuốc là củ của cây Thiên môn đông Asparagus cochinchinensis
(Lour.) Merr Họ Thiên môn đông Asparagaceae [3], [6], [14]
a) Thành phần hóa học
+ Hoạt chất chính là saponin steroid [6], [14]
Trang 16+ Ngoài ra có các amino acid tự do: aspargin, citrulin, serin, threonin, prolin, glycin, alanin, valin, methionin, leucin, phenylalanine, thyroxin, acid aspartic, acid glutamic, arginin, histidin, lysine [6]
+ Carbohydrat: 7 chất oligosaccharide đã được phân lập và xác định: neokestose và 6 oligosaccharid khác có cấu tạo bởi các đơn vị fructofuranose [6]
b) Tác dụng dược lý
+ Tác dụng kháng khuẩn: ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn Bacillus anthracis, Streptococus hemolyticus A và B, B diphtheria, Diplococcus pneumonia, Staphylococcus aureus, Staphylococcus citreus, B subtilis [4]
+ Ngoài ra, có tác dụng lợi tiểu, lợi đờm, giảm ho, hạ nhiệt, bổ [14]
Theo Y học cổ truyền
- Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính hàn Quy kinh: Phế, thận [3], [14]
- Công năng chủ trị: Tư âm, nhuận táo, thanh phế, hóa đờm, sinh tân [3], [14] Chữa phế ung, hư lao, ho, ho gà, thổ huyết, nhiệt bệnh, tiêu khát, tân dịch hao tổn, táo bón, làm thuốc bổ, chữa sốt [14], chữa ho lâu ngày, ho khan,
ho có đờm, viêm phổi, ho gà [3]
- Liều dùng: 4-12g [3]
- Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng [3], [14]
1.2.6 Sinh địa
Vị thuốc là rễ củ dùng tươi hoặc phơi, sấy khô của cây địa hoàng
Rehmannia glutinosa Gaertin Họ Hoa mõm sói Scrophulariaceae [3], [13]
a) Thành phần hóa học [13]
+ Iridoid glycosid: Catalpol, rehmaniosid A, B, C, D, ajugol, aucubin, melitosid, rehmaglutin A, B, C, D
Trang 17+ Ionon glucosid: rehmaionosid A, B, C Ngoài ra có monoterpen glucosid là rehmapicrosid
+ Các thành phần khác: acid amin (ít nhất 15 acid amin tự do), ester của acid béo, β-sitosterol, daucosterol, acid palmitic, acid sucinic… b) Tác dụng dược lý
+ Tác dụng an thần, lợi tiểu, chống oxy hóa [13]
+ Tác dụng cầm máu, hạ đường huyết
- Liều dùng: 12-40g [3]
- Kiêng kỵ: Những người tỳ hư, bụng đầy, đại tiện lỏng và dương hư, nhiều đờm thấp nhiệt không nên dùng [3]
1.2.7 Viễn chí
Vị thuốc là rễ đã bỏ lõi gỗ phơi hay sấy khô của cây viễn chí Siberi
(viễn chí lá trứng) Polygala sibirica L hoặc viễn chí lá nhỏ Polygala
tenuifolia Willd Họ Viễn chí Polygalaceae [3], [4]
a) Thành phần hóa học
+ Saponin triterpenoid nhóm olean Phần aglycon thường có 5 vòng và thường là dẫn chất của 3-β- hydroxy olean12-en tức là β-amyrin [6], [10], [11], [12], [14], [15], [25]
Trang 18+ Từ rễ của loài Polygala tenuifolia: Phân lập được 7 saponin:
Onjisaponin A, B, C, D, E, F, G Trong viễn chí lá nhỏ còn có chất kiềm hữu cơ là tenuidin và 1 đường khử Polygalitol [6], [10], [11], [12], [14], [15], [25], [26], [30] Từ dịch chiết ether người ta tách thêm được các chất xanthon: 1, 2, 3, 6, 7-Pentanmethoxyxanthon; 1, 2, 3, 7
và dẫn chất 3, 4, 5trimethoxycinnamic acid
+ Ngoài ra còn một số chất khác như Tenuigenin A, B, onsicin, tenuifolin, preseneginin, prosenegenin, resin [6], [11], [14], [15]; có tinh dầu (chủ yếu là methyl salicylat và valerianat), có acid salicylic, polygalid, chất nhựa [12], [25]
+ Tác dụng giảm ho, trừ đờm [6], [7], [15]; co bóp tử cung ở cả con vật (thỏ, mèo, chuột cống trắng) có thai và không có thai [10], [15]; ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococus aureus, Bacillus subtilis, Streptococus hemolycocus, Diplococcus pneumonia [15]
Trang 19+ Khai khiếu, làm sáng tai, mắt tăng cường trí lực, dùng trong bệnh tai
Vị thuốc là rễ đã chế biến của cây nhân sâm Panax ginseng C.A.Mey
Họ Nhân sâm Araliaceae [3], [4]
a) Thành phần hoá học [6], [9], [14], [44]
+ Thành phần chính là các saponin triterpenoid tetracyclic nhóm dammaran gọi chung là ginsenosid Các saponin triterpennoid như ginsenosid Rb1,2,3, Rc, Rd, Re, Rf, Rg1,2,3, Rh, Rs, Ro Bằng phương pháp thuỷ phân bằng enzyme hoặc hoá giáng đặc biệt để cắt đường mà không làm ảnh hưởng phần aglycon người ta thu được các aglycon thật
là protopanaxadiol và protopanaxatriol Ngoài ra trong nhân sâm còn
có saponin với aglycon là acid oleanolic: ginsenosid Ro
+Các thành phần khác: tinh dầu, vitamin B1,B2, các phytosterol, glycan
b) Tác dụng dược lý
Tác dụng dược lý của nhân sâm chủ yếu là do ginsenosid Đã có khoảng hơn 20 ginsenosid được chỉ ra là có tác dụng sinh học [16]:
+ Tác dụng lên hệ thần kinh: có cả tác dụng kích thích và tác dụng ức chế thần kinh, bằng cách làm thay đổi dẫn truyền thần kinh Những ginsenosid này có thể làm tăng quá trình học hỏi, ghi nhớ và tốt cho sự phát
Trang 20triển của tế bào thần kinh: Rb1 [33], [38]; Rb3 [35], [36]; Rg3 [19], [40]; Rg1[21], [22]; Rg5 [18], [20]
+ Tăng cường miễn dịch: Rg1 được chỉ ra là làm tăng cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào [21], [22]
+ Tác dụng trên tim mạch: điều hoà nhịp tim, điều hoà huyết áp [24] + Một số ginsenosid được chỉ ra là có tác dụng chống ung thư với nhiều cơ chế khác nhau: Rb2 [27]; Rg3 [31], [39]; Rh2 [17], [32]
+ Bổ phế bình suyễn: ho do phế hư như ho lao, viêm khí quản, phế quản mạn tính
+ Kiện tỳ sinh tân dịch chỉ khát: dùng khi cơ thể phiền khát, tân dịch khô kiệt, mắt khô sáp, môi nứt nẻ
- Liều dùng: 2-12g
- Kiêng kị: khi bị đau bụng, đi ngoài lỏng hoặc bệnh có thực tà, những người có huyết áp cao không nên dùng [3]
1.2.9 Ngũ vị tử
Vị thuốc là quả chín đã phơi hay sây khô của cây ngũ vị tử Shisandra
chinensis (Turez.) Baill hoặc Sh.sphenanthera Rehd et Wils Họ Ngũ vị
Schisandraceae [3], [4]
Trang 21a) Thành phần hóa học [9]
+ Tinh dầu mùi chanh chủ yếu gồm hợp chất sesquiterpen, aldehyd và ceton
+ acid citric, acid malic, acid tactric, vitamin C, schizandrin
+ đường, tannin, chất màu, chất béo gồm glycerid của acid oleic và linoleic
+ Ngoài ra còn có Fe, Mn, P, Ca
b) Tác dụng dược lý
+ Tác dụng làm mạnh hệ thống tim mạch của các động vật máu nóng, làm mạnh huyết áp và tăng biên độ co của tim, kích thích hô hấp, tăng nhịp và làm sâu biên độ hô hấp, làm giãn mạch tai cô lập của thỏ
+ Kích thích hệ thống thần kinh, làm tăng khả năng phản xạ có điều kiện trên chuột bạch bình thường hay đã gây mê [9]
Trang 221.2.10 Toan táo nhân
Vị thuốc là nhân hạt táo của cây táo Ziziphus jujuba Lamk Họ Táo ta
Rhamnaceae [3], [4]
a) Thành phần hoá học [6], [9]
+ Saponin: jujubosid A và jujubosid B, khi thuỷ phân trong thành phần của đường xác định có glucose, rhamnose, arabinose, xylose Phần aglycon là jujugenin một sapogenin thuộc nhóm dammaran
+ Các peptid alkaloid có tên là sanjonine (14 chất)
+ Ngoài ra còn có acid betulinic, betulin là các triterpenoid thuộc nhóm lupan, chất béo, vitamin C
b) Tác dụng dược lý
+ Tác dụng trấn tĩnh giống thuốc ngủ barbituric [6], [9]
+ Tác dụng giảm đau hạ nhiệt, đối kháng với những cơn co giật do strychnin gây ra
+ Liều 5g/kg dịch chiết bằng cồn, tiêm màng bụng sẽ nâng cao tỷ lệ sống của chuột bi bỏng và kéo dài thời gian sống
+ Tác dụng ức chế cao huyết áp do thận ở chuột cống [3]
Trang 231.2.11 Bá tử nhân
Vị thuốc là hạt trong “nón cái” già được phơi hay sấy khô của cây trắc
bá Platycladus orientalis (L.) Franco Họ Hoàng đàn Cupressaceae [3], [4]
+ Tăng co bóp tử cung cô lập của thỏ [9]
+ Tác dụng ức chế tụ cầu trực khuẩn thương hàn, lỵ, đại tràng, liên cầu trùng tan máu [3]
+ Nhuận tràng thông đại tiện: táo bón, trĩ, bí kết, đại tiện ra máu
+ Giải kinh: kinh giản hoặc các chứng khóc đêm ở trẻ em
Trang 24+ Các hợp chất diterpen: Miltiron, salviol, feruginol, tashinon I, IIA, tashinon IIB, hydroxyl tashinon-IIA, cryptotanshinon, dihydrotanshinon I, isotanshinon-IIA,…
TAS-+ Thành phần khác: β-sitosterol, tanin, vitamin E
+ Tác dụng chống ung thư: làm giảm sự tăng trưởng và ức chế tế bào ung thư vú ở người, ung thư tế bào bạch cầu, tế bào phổi, tế bào ung thư ở cổ
cơ gân sưng tấy đau đớn
+ Dưỡng tâm an thần: hồi hộp, mất ngủ, suy nhược thần kinh
+ Bổ huyết: thiếu máu
+ Bổ can tỳ: dùng trong các trường hợp gan và lá lách sưng to
+ Giải độc: sang lở, mụn nhọt
- Liều dùng: 8-20g [3]
Trang 251.2.13 Bạch phục linh
Vị thuốc là hạch nấm phục linh Poria cocos (Schw) Wolf Họ Nấm lỗ
Polyporaceae ký sinh trên rễ cây thông [3], [4]
a) Thành phần hoá học [9]
+ Các acid có thành phần hợp chất triterpen: acid pachimic, acid tumolosic, acid eburicoic, acid pinicolic, acid 3β-hydroxylanosta-7,9 (II), 24 trien, 21-oic
+ Đường đặc biệt của phục linh: Pachyman
+ Ngoài ra còn có: ergosterol, cholin, histidin, men proteaza
+ Kiện tỳ: tạng tỳ bị hư nhược gây ỉa lỏng
+ An thần: tâm thần bất an, tim loạn nhịp, hồi hộp, mất ngủ, hay quên
- Liều dùng: 12-16g [3]
1.3 CAO LỎNG [1], [2], [7]
1.3.1 Định nghĩa
Trang 26Cao thuốc là chế phẩm được chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu được từ dược liệu thực vật hay động vật với các
dung môi thích hợp
Cao thuốc được chia làm 3 loại: cao lỏng, cao đặc, cao khô
Cao lỏng: Là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử
dụng trong đó cồn và nước đóng vai trò dung môi chính (hay chất bảo quản hay cả hai)
Quy ước cao lỏng 1:1 là 1 ml cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu dùng để điều chế cao thuốc
1.3.2 Kĩ thuật bào chế
a Chuẩn bị dược liệu
Chọn lựa dược liệu đạt tiêu chuẩn Dược liệu phải được xử lý chế biến
ổn định theo yêu cầu riêng của từng vị thuốc
b Chiết xuất
Chiết xuất dược liệu bằng các dung môi thích hợp Tuỳ theo bản chất của dược liệu, dung môi, tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm cũng như điều kiện, quy mô sản xuất và trang thiết bị, có thể sử dụng các phương pháp chiết xuất: ngâm, hầm, hãm, sắc, ngâm nhỏ giọt, chiết xuất ngược dòng, chiết xuất bằng thiết bị siêu âm, chiết xuất bằng phương pháp sử dụng điện trường
và các phương pháp khác
c Cô cao
Sau khi thu được dịch chiết, tiến hành lọc và cô dịch chiết bằng các phương pháp khác nhau để thu được cao lỏng có tỷ lệ theo như quy ước (1
ml cao lỏng tương ứng với 1g dược liệu)
Để riêng phần dịch chiết đầu đậm đặc Sau đó cô các phần dịch chiết tiếp theo trên bếp cách thuỷ hoặc cô dưới áp suất giảm ở nhiệt độ không quá 60ºC Gộp dich chiết với dịch chiết đầu đậm đặc và nếu cần cô tiếp để đạt
Trang 27được cao lỏng 1:1 Cao lỏng có khuynh hướng bị lắng cặn vì vậy để cao lỏng
ở chỗ mát trong thời gian ít nhất 1 ngày, rồi lọc
Có thể cho thêm chất bảo quản hoặc các chất trơ để làm chất mang hay
để cải thiện các tính chất vật lý
1.3.3.Yêu cầu chất lượng
- Độ tan: Cao lỏng phải tan hoàn toàn trong dung môi đã sử dụng để
điều chế cao
- Độ trong, mùi vị, độ đồng nhất và màu sắc: Cao thuốc phải đúng màu
sắc đã mô tả, có mùi và vị đặc trưng của dược liệu sử dụng Ngoài ra, cao lỏng còn phải đồng nhất, không có váng thuốc, không có cặn bã dược liệu và vật lạ
- Các chỉ tiêu khác: Giới hạn nhiễm khuẩn, dư lượng hoá chất bảo vệ
thực vật, kim loại nặng, định tính, định lượng
cao khi pha loãng hoặc khi trộn các dung dịch với nhau
Các dược chất trong dung dịch thường không ổn định về mặt hóa học
so với dạng rắn
Trang 28Các dung dịch thuốc thường cần bao bì lớn và có khối lượng lớn hơn
so với dạng thuốc rắn
1.4.2 Phương pháp điều chế
Dung dịch thuốc thường được điều chế bằng cách hòa tan dược chất vào trong dung môi Có thể cho thêm các tá dược với nồng độ thích hợp để ổn định dược chất (chống oxy hóa, chống thủy phân…), làm tăng độ tan hay để bảo quản thuốc
Trang 29CHƯƠNG II PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ
- Nồi sắc thuốc Hàn Quốc
- Máy cất quay thu hồi dung môi BUCHI Rotavapor R – 200
- Cân kỹ thuật Satorious
- Cân phân tích Precisa
- Máy siêu âm
2.1.3 Hóa chất và dung môi
Hóa chất và dung môi sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích theo Dược Điển Việt Nam IV
Hóa chất: FeCl3, NaOH, Na2CO3, HCl, H2SO4, Na2SO4,…
Trang 30Dung môi hữu cơ: Chloroform, Methanol, Ethanol, Ethyl acetat, Toluen, Buthanol…
Thuốc thử: các thuốc thử dùng trong phản ứng định tính và sắc ký Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF 254 của Merck
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Bào chế cao thuốc thiên vương bổ tâm
2 Nghiên cứu thành phần hoá học của cao thuốc thiên vương bổ tâm
3 Thăm dò dạng bào chế mới
4 Khảo sát một số tính chất của dạng bào chế mới
5 Đề xuất tiêu chuẩn chất lượng cho dạng bào chế mới
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Xác định tính đúng của các vị thuốc
- Quan sát mô tả hình thái vị thuốc
- Quan sát mô tả đặc điểm bột dược liệu các vị thuốc qua kính hiển vi, đối chiếu với DĐVN IV
2.3.2 Bào chế cao lỏng thiên vương bổ tâm theo phương pháp sắc
Các dược liệu được rửa sạch, sấy khô, chia nhỏ đến kích thước thích hợp Chiết xuất bằng phương pháp sắc với nước, dịch chiết thu được đem cô đến thể chất quy định
2.3.3 Nghiên cứu thành phần hoá học
Trang 31b Định lượng cắn tan trong ethyl acetat: Phương pháp cân
c Định lượng cắn tan trong buthanol: Phương pháp cân
Các chất tan trong chloroform, ethyl acetat, buthanol được định lượng theo phương pháp cân được tính theo công thức:
X=( ).
Trong đó:
X: Hàm lượng hoạt chất trong cao lỏng (%)
b: Số g sau khi sấy đến khối lượng không đổi (cả bì)
a: Khối lượng bì ban đầu (g)
m: Khối lượng cao lỏng đem định lượng
Tiến hành song song 3 mẫu cao trong cùng điều kiện Kết quả được đánh giá bằng phương pháp thống kê để tính hàm lượng trung bình ( )
d Định lượng đường khử
Định lượng đường khử theo phương pháp Lane-Eynon
Hàm lượng đường khử tính theo công thức:
Trong đó:
X: Hàm lượng đường khử trong mẫu cao đặc (tính theo khối lượng cao lỏng) (%)
V1: Số ml đường glucose 0,25% trên buret định lượng hết ở bình 1
V2: Số ml đường glucose 0,25% trên buret định lượng hết ở bình 2 m: Khối lượng cao ban đầu (g)
F: Độ pha loãng (lần)
Tiến hành 3 lần với 3 mẫu cao Kết quả được đánh giá bằng phương pháp thống kê để tính hàm lượng trung bình ( )
Trang 322.3.3.3 Khảo sát một số chỉ tiêu khác của cao lỏng bài thuốc
- pH: Đo pH của cao lỏng thiên vương bổ tâm
- Cắn không tan trong nước
Hàm lượng (%) cắn không tan trong nước được tính theo công thức:
X=( ).
Trong đó:
X: Hàm lượng cắn không tan trong nước (%)
m: Khối lượng cao ban đầu (g)
b: Số g sau khi sấy đến khối lượng không đổi (cả bì) a: Khối lượng bì ban đầu (g)
- Mất khối lượng do làm khô
Dùng m (g) cao lỏng sấy ở 700C đến khối lượng không đổi
Công thức tính:
p= ( ).100
Trong đó:
p: Độ ẩm của cao lỏng (%) b: Số g sau khi sấy đến khối lượng không đổi (cả bì) a: Khối lượng bì ban đầu (g)
m: Khối lượng cao ban đầu (g)
2.3.4 Thăm dò dạng bào chế từ cao thuốc thiên vương bổ tâm
2.3.4.1 Dạng bào chế mới từ cao thuốc
Bào chế dung dịch thuốc bằng phương pháp hoà tan thông thường
2.3.4.2 Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng của dung dịch thuốc thiên vương bổ tâm
- Tính chất: Thể chất, màu sắc, mùi vị
Cách thử: bằng cảm quan
Trang 33- pH: Đo pH dung dịch thuốc
- Tỷ trọng: Phương pháp dùng tỷ trọng kế
- Mất khối lượng do làm khô
Dùng m (g) chế phẩm sấy ở 700C đến khối lượng không đổi
Công thức tính:
p= ( ).100
Trong đó:
p: Độ ẩm của chế phẩm (%)
b: Số g sau khi sấy đến khối lượng không đổi (cả bì)
a: Khối lượng bì ban đầu (g)
m: Khối lượng cao ban đầu (g)
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu trong thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê ứng dụng trong Y Dược Xác định giá trị trung bình ( ), độ lệch chuẩn (s), khoảng tin cậy (µ) So sánh giá trị trung bình theo giả thiết trung bình cộng (T
test) chấp nhận ở mức ý nghĩa của α (được quy ước là P) ở 0,05
Trang 34CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 XÁC ĐỊNH TÍNH ĐÚNG CỦA CÁC VỊ THUỐC
Tiến hành xác định tính đúng của các vị dược liệu đan sâm, nhân sâm, huyền sâm, đương quy, viễn chí, toan táo nhân, thiên môn, mạch môn, sinh địa, cát cánh, bạch phục linh, ngũ vị tử, bá tử nhân bằng cách mô tả đặc điểm hình thái và vi học các vị thuốc trên theo tiêu chuẩn DĐVN IV Các đặc điểm quan sát được phù hợp với tiêu chuẩn đã được công bố của các vị thuốc (Phụ
lục)
Kết luận: Các vị dược liệu đạt tiêu chuẩn DĐVN IV về mặt hình thái
và đặc điểm vi học
3.2 BÀO CHẾ CAO LỎNG THIÊN VƯƠNG BỔ TÂM
- Chuẩn bị dược liệu
Dược liệu đạt tiêu chuẩn DĐVN IV được rửa sạch, sấy khô ở 600C Chiết xuất 3 mẻ, mỗi mẻ là 1 thang thuốc Cân khối lượng các vị thuốc như sau:
6 Toan táo nhân: 30g
7 Thiên môn đông bỏ lõi: 30g
8 Mạch môn đông bỏ lõi: 30g
Trang 35- Chiết xuất
+ Các dược liệu cân theo đúng khối lượng, trộn đều, cho vào ấm sắc, thêm khoảng 1,5 lít nước cất thấm ẩm trong 30 phút Bật ấm đun, sắc nóng trong 90 phút, sắc thuốc 3 lần Trong quá trình sắc thêm nước sôi để duy trì lượng nước không đổi
+ Rút dịch chiết Lọc nóng qua vải gạc loại bỏ tạp cơ học Để nguội lọc lần 2 qua bông Dịch chiết 1 để riêng, dịch chiết 2, 3 gộp chung
+ Mùi vị: vị ngọt, hơi chua, hơi đắng, thơm mùi dược liệu
3.3 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
3.3.1 Định tính
Định tính các nhóm chất hoá học chính trong cao lỏng bằng các phản ứng hoá học thường quy
Trang 36- Định tính saponin
+ Quan sát hiện tượng tạo bọt:
Cho vào ống nghiệm lớn 5ml cao lỏng, thêm 20ml nước cất Lắc mạnh trong 5 phút theo chiều dọc ống nghiệm Để yên và quan sát hiện tượng tạo bọt
Kết quả: Bọt bền vững sau 15 phút Phản ứng dương tính
- Chiết xuất: Cho dung dịch trên vào bình gạn, lắc nhẹ với ether dầu hỏa 3 lần, mỗi lần 10ml để loại tạp, lấy lớp nước, đun nóng nhẹ để loại hết ether dầu hỏa Chiết với n-buthanol 3 lần, mỗi lần 10ml Gộp các dịch chiết n-buthanol lại, bốc hơi dung môi đến cắn, hòa tan cắn trong 10 ml cồn 96o thu được dịch chiết làm phản ứng định tính:
+ Phản ứng Liebermann- Burchard
Lấy 1ml dịch chiết cho vào ống nghiệm nhỏ, cô cách thủy tới cắn, hòa tan cắn trong 1ml anhydrid acetic, thêm 1 giọt acid sulfuric đặc Phản ứng dương tính khi dẫn chất steroid cho màu xanh lá, dẫn chất triterpenoid cho màu đỏ
Kết quả: dịch chiết có màu đỏ sẫm Phản ứng dương tính
+ Phản ứng Salkowski:
Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết, cô cách thủy đến cắn, hòa tan cắn trong 1ml chloroform, thêm 1 giọt acid sulfuric đặc Phản ứng dương tính nếu có màu vàng chuyển sang đỏ thẫm hay xanh tím
Kết quả: dung dịch có màu đỏ thẫm Phản ứng dương tính
Nhận xét: Cao lỏng có saponin
- Định tính iridoid
- Chiết xuất: Pha loãng 5 ml cao lỏng với nước cất vừa đủ 25 ml, lọc Lắc dịch lọc với ether dầu hỏa 3 lần mỗi lần 10 ml, lấy lớp nước đun nóng để
Trang 37đuổi hết ether dầu hỏa Lắc 3 lần với n-butanol, mỗi lần 15 ml Bốc hơi đến cắn Hòa tan cắn trong 5ml methanol để làm phản ứng định tính
+ Phản ứng Trim- Hill:
Pha thuốc thử Trim- Hill: Cho vào bình nón 250ml 10ml CH3COOH, 1ml dung dịch CuSO4 0,2 %, 0,5ml HCl đặc Lắc đều, đậy kín Pha trước khi dùng
Tiến hành phản ứng định tính: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2ml dịch chiết trên Thêm 2 giọt thuốc thử Trim- Hill vào ống 1, thêm 2 giọt nước cất vào ống 2 Đun nhẹ cả 2 ống Phản ứng dương tính nếu ống 1 đậm màu hơn ống 2
Kết quả: ống 1 có màu đậm hơn ống 2 Phản ứng dương tính
Nhận xét: Cao lỏng có iridoid
- Định tính alkaloid
Pha loãng 5ml cao lỏng với 20ml nước cất, cho vào bình gạn dung tích 100ml, kiềm hóa bằng dung dịch amoniac 6N đến pH= 8-9 (thử bằng giấy quỳ) Chiết alcaloid base bằng chloroform (chiết 3 lần, mỗi lần 10 ml) Gộp các dịch chiết chloroform Cô cách thủy đến cắn, hòa tan cắn trong 10ml acid sulfuric 1N Cho vào 3 ống nghiệm nhỏ, mỗi ống 1ml dich chiết
Ống 1: Nhỏ 2 – 3 giọt thuốc thử Mayer
Ống 2: Nhỏ 2 – 3 giọt thuốc thử Dragendroff
Ống 3: Nhỏ 2 – 3 giọt thuốc thử Bouchardat
Kết quả:
Ống 1: không có tủa trắng, phản ứng âm tính
Ống 2: không có tủa da cam, phản ứng âm tính
Ống 3: không có tủa nâu, phản ứng âm tính
Nhận xét: Cao lỏng không có alcaloid