2.1.1. Nguyên liệu
Các vị thuốc được mua tại phố Lãn Ông- Hà Nội, chế biến theo phương pháp cổ truyền, sấy ở 80oC đạt tiêu chuẩn DĐVN IV.
2.1.2. Thiết bị
- Tủ sấy dược liệu SHELLAB.
- Tủ sấy BINDER.
- Máy sấy Blustone.
- Bếp các thuỷ Baths.
- Nồi sắc thuốc Hàn Quốc.
- Máy cất quay thu hồi dung môi BUCHI Rotavapor R – 200.
- Cân kỹ thuật Satorious.
- Cân phân tích Precisa.
- Máy siêu âm.
- Máy ly tâm.
- Kính hiển vi Labomed.
- Hệ thống máy chấm sắc ký: thiết bị bơm mẫu tự động (CAMAG- LIMONAT5), máy nén khí, phần mềm winCATS.
- Máy ảnh sony 14.0.
- Dụng cụ: cốc có mỏ, bình nón, đũa thủy tinh, chày, cối, thuyền tán, lam kính, ống nghiệm, bình gạn, … thuộc bộ môn Dược học cổ truyền trường Đại học Dược Hà Nội.
2.1.3. Hóa chất và dung môi
Hóa chất và dung môi sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích theo Dược Điển Việt Nam IV.
Hóa chất: FeCl3, NaOH, Na2CO3, HCl, H2SO4, Na2SO4,…
Dung môi hữu cơ: Chloroform, Methanol, Ethanol, Ethyl acetat, Toluen, Buthanol…
Thuốc thử: các thuốc thử dùng trong phản ứng định tính và sắc ký.
Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF 254 của Merck.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Bào chế cao thuốc thiên vương bổ tâm
2. Nghiên cứu thành phần hoá học của cao thuốc thiên vương bổ tâm 3. Thăm dò dạng bào chế mới
4. Khảo sát một số tính chất của dạng bào chế mới 5. Đề xuất tiêu chuẩn chất lượng cho dạng bào chế mới 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Xác định tính đúng của các vị thuốc - Quan sát mô tả hình thái vị thuốc.
- Quan sát mô tả đặc điểm bột dược liệu các vị thuốc qua kính hiển vi, đối chiếu với DĐVN IV.
2.3.2. Bào chế cao lỏng thiên vương bổ tâm theo phương pháp sắc
Các dược liệu được rửa sạch, sấy khô, chia nhỏ đến kích thước thích hợp. Chiết xuất bằng phương pháp sắc với nước, dịch chiết thu được đem cô đến thể chất quy định.
2.3.3. Nghiên cứu thành phần hoá học 2.3.3.1 Định tính
- Định tính các nhóm chất hoá học chính trong cao lỏng bằng các phản ứng hoá học thường quy.
- Định tính sự có mặt của các vị thuốc trong cao thuốc bằng SKLM:
nhân sâm, sinh địa, ngũ vị tử, hắc táo nhân, cát cánh.
2.3.3.2 Định lượng
a. Định lượng cắn tan trong chloroform: Phương pháp cân.
b. Định lượng cắn tan trong ethyl acetat: Phương pháp cân.
c. Định lượng cắn tan trong buthanol: Phương pháp cân.
Các chất tan trong chloroform, ethyl acetat, buthanol được định lượng theo phương pháp cân được tính theo công thức:
X=( ).
Trong đó:
X: Hàm lượng hoạt chất trong cao lỏng (%).
b: Số g sau khi sấy đến khối lượng không đổi (cả bì).
a: Khối lượng bì ban đầu (g)
m: Khối lượng cao lỏng đem định lượng.
Tiến hành song song 3 mẫu cao trong cùng điều kiện. Kết quả được đánh giá bằng phương pháp thống kê để tính hàm lượng trung bình ( ).
d. Định lượng đường khử
Định lượng đường khử theo phương pháp Lane-Eynon.
Hàm lượng đường khử tính theo công thức:
X= ( ). , . .
Trong đó:
X: Hàm lượng đường khử trong mẫu cao đặc (tính theo khối lượng cao lỏng) (%)
V1: Số ml đường glucose 0,25% trên buret định lượng hết ở bình 1.
V2: Số ml đường glucose 0,25% trên buret định lượng hết ở bình 2.
m: Khối lượng cao ban đầu (g).
F: Độ pha loãng (lần).
Tiến hành 3 lần với 3 mẫu cao. Kết quả được đánh giá bằng phương pháp thống kê để tính hàm lượng trung bình ( ).
2.3.3.3 Khảo sát một số chỉ tiêu khác của cao lỏng bài thuốc - pH: Đo pH của cao lỏng thiên vương bổ tâm.
- Cắn không tan trong nước
Hàm lượng (%) cắn không tan trong nước được tính theo công thức:
X=( ).
Trong đó:
X: Hàm lượng cắn không tan trong nước (%).
m: Khối lượng cao ban đầu (g).
b: Số g sau khi sấy đến khối lượng không đổi (cả bì) a: Khối lượng bì ban đầu (g)
- Mất khối lượng do làm khô
Dùng m (g) cao lỏng sấy ở 700C đến khối lượng không đổi.
Công thức tính:
p= ( ).100 Trong đó:
p: Độ ẩm của cao lỏng (%)
b: Số g sau khi sấy đến khối lượng không đổi (cả bì) a: Khối lượng bì ban đầu (g).
m: Khối lượng cao ban đầu (g).
2.3.4. Thăm dò dạng bào chế từ cao thuốc thiên vương bổ tâm 2.3.4.1 Dạng bào chế mới từ cao thuốc
Bào chế dung dịch thuốc bằng phương pháp hoà tan thông thường.
2.3.4.2 Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng của dung dịch thuốc thiên vương bổ tâm
- Tính chất: Thể chất, màu sắc, mùi vị.
Cách thử: bằng cảm quan.
- pH: Đo pH dung dịch thuốc.
- Tỷ trọng: Phương pháp dùng tỷ trọng kế.
- Mất khối lượng do làm khô
Dùng m (g) chế phẩm sấy ở 700C đến khối lượng không đổi.
Công thức tính:
p= ( ).100
Trong đó:
p: Độ ẩm của chế phẩm (%)
b: Số g sau khi sấy đến khối lượng không đổi (cả bì) a: Khối lượng bì ban đầu (g).
m: Khối lượng cao ban đầu (g).
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu trong thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê ứng dụng trong Y Dược. Xác định giá trị trung bình ( ), độ lệch chuẩn (s), khoảng tin cậy (à). So sỏnh giỏ trị trung bỡnh theo giả thiết trung bỡnh cộng (T test) chấp nhận ở mức ý nghĩa của α (được quy ước là P) ở 0,05.