Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
3,04 MB
Nội dung
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRẦN THỊ DIỆU LINH GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THÂN RỄ MÍA DÒ (Costus speciosus Smith) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Hà Nội - 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRẦN THỊ DIỆU LINH GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THÂN RỄ MÍA DÒ (Costus speciosus Smith) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: TS. Hà Vân Oanh Nơi thực hiện: Bộ môn Dược học cổ truyền Hà Nội - 2013 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè và gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn tới PGS.TS. Vũ Văn Điền, TS. Hà Vân Oanh, người đã luôn quan tâm, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho tôi được học hỏi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Hoàng Tuấn, giảng viên bộ môn Dược liệu, người đã góp ý, chia sẻ kinh nghiệm giúp tôi thực hiện phần phân tích diosgenin. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên trong bộ môn Dược học cổ truyền, Bộ môn Dược liệu và các phòng ban trong nhà trường đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn thân thương tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên, động viên, khích lệ rất nhiều để tôi có thêm sự nhiệt tình và say mê trong nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2013 Sinh viên Trần Thị Diệu Linh MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 8 Chương 1. TỔNG QUAN 2 1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT 2 1.1.1. Vị trí phân loại: 2 1.1.2. Đặc điểm thực vật: 2 1.1.3. Phân bố, sinh thái, bộ phận dùng 3 1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: 5 1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ: 7 1.3.1. Tác dụng chống viêm: 7 1.3.2. Tác dụng gây thu teo tuyến ức: 8 1.3.3. Tác dụng giảm đau: 8 1.3.4. Ảnh hưởng của cao mía dò đối với sự sinh sản: 8 1.3.5. Về độc tính: 9 1.3.6. Một số tác dụng của hoạt chất Diosgenin: 9 1.4. CÔNG DỤNG, TÍNH VỊ VÀ CÔNG NĂNG: 10 1.4.1. Tính vị, công năng : 10 1.4.2. Công dụng và 1 số bài thuốc: 10 Chương 2. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU: 12 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 13 2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật: 13 2.2.2. Nghiên cứu về hóa học: 14 Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 15 3.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT: 15 3.1.1. Đặc điểm thân rễ mía dò: 15 3.1.2. Đặc điểm vi phẫu: 15 3.1.3. Đặc điểm bột dược liệu: 17 3.2. NGHIÊN CỨU VỀ HÓA HỌC: 19 3.2.1. Định tính bằng phản ứng hóa học: 19 3.2.2.Định tính Flavonoid toàn phần bằng SKLM: 28 3.2.3.Nghiên cứu về Diosgenin 30 3.3. BÀN LUẬN 38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 40 1. Kết luận: 40 2. Kiến nghị: 41 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ dd Dung dịch DĐVN IV Dược điển Việt Nam IV ĐH Đại học h Giờ LD Liều dùng NXB Nhà xuất bản p. Trang SK Sắc ký SKLM Sắc ký lớp mỏng TT Thuốc thử UV Ánh sáng tử ngoại YHCT Y học cổ truyền DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Tên bảng Trang 1 3.1 Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong thân rễ mía dò 26, 27 2 3.2 Kết quả định lượng 4 phương pháp chiết Diosgenin 34 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Tên hình Trang 1 1.1 Diosgenin 5 2 1.2 (I) 31 norcycloartanon 6 3 1.3 Cycloartenol 6 4 1.4 Curcumin 7 5 1.5 Bis (2 ethyl hexyl) phtalat 7 6 3.1 Thân rễ mía dò (tươi) 15 7 3.2 Lát cắt thân rễ mía dò (khô) 15 8 3.3 Vi phẫu thân rễ mía dò 16 9 3.4 Bó libe - gỗ 17 10 3.5 Bột thân rễ Mía dò 18 11 3.6 Đặc điểm bột thân rễ mía dò 18 12 3.7 Sắc kí đồ dịch chiết cắn Flavonoid 29 13 3.8 Sắc ký đồ dịch chiết 4 phương pháp với diosgenin chuẩn. 33 14 3.9 Sắc ký đồ dịch chiết mẫu M1, M2 với diosgenin chuẩn. 37 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mía dò là một cây rất sẵn có ở nước ta, có ở khắp mọi nơi trong cả nước. Cây sinh trưởng phát triển nhanh, khả năng tái tinh vô cùng khỏe vì vậy nguồn trữ lượng Mía dò ở nước ta rất lớn, dồi dào, ước tính đến hàng tấn. Trong YHCT, cây có nhiều tác dụng như: thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, chống viêm, để chữa thấp khớp, viêm gan, thận, xơ gan cổ trướng, viêm bàng quang, niệu đạo tiểu buốt, tiểu rắt, sốt. Ngoài ra trong nhiều công trình nghiên cứu và các tài liệu chuyên môn [6], [16], [17], hàm lượng Diosgenin trong thân rễ mía dò khá cao khoảng 1,3-5,0%, có thể là một nguồn khai thác Diosgenin, nguyên liệu bán tổng hợp các thuốc có nguồn gốc steroid và một số hormon tuyến thượng thận. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu về vị thuốc này vẫn còn ít, chưa có hệ thống đầy đủ. Để khai thác, bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc này một cách bền vững, hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp lí và hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Góp phần nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của thân rễ mía dò (Costus speciosus Smith)” với mục tiêu sau: - Nhận dạng đặc điểm hình thái, vi phẫu và bột thân rễ mía dò. - Định tính thành phần hóa học thân rễ mía dò. - Khảo sát một số phương pháp chiết Diosgenin và phân tích cặn bằng SKLM. 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT 1.1.1. Vị trí phân loại: Mía dò có tên khoa học là Costus speciosus (Koenig) Smith. Cây còn có các tên gọi khác như: tậu chó (Lạng Sơn), đọt/ đót đắng, đọt hoàng, cát lồi, củ chóc, sẹ vàng, nó ưởng, ỏi pha (Tày), co ướng bôn (Thái), mía voi, là 1 loài thuộc chi Costus L. [7], [9], [17], [1], [18], [12], [15]. Theo hệ thống phân loại của Takhtajan (1997) [29], các tài liệu [7], [9], [17], [1], [18], vị trí của chi Costus L. trong hệ thống phân loại thực vật được tóm tắt như sau: Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta Lớp Hành - Liliopsida Phân lớp Loa kèn - Liliidae Liên bộ Gừng - Zingiberanae Bộ Gừng - Zingiberales Họ Mía dò - Costaceae Chi Costus L. Trong 1 số tài liệu, chi Costus L. được xếp chung vào họ Gừng - Zingiberaceae [12], [15], [19]. 1.1.2. Đặc điểm thực vật: Theo các tài liệu [7], [9], [17], [18], [12], [10], đặc điểm thực vật của loài Costus speciosus (Koenig) Smith được mô tả chung như sau: Cây thảo, sống lâu năm, cao 1-2m, có khi đến 3m. Thân rễ to, nạc, phân nhánh, mọc bò ngang, phần non có vảy bao bọc, vảy có lông ngắn. Thân khí sinh, chia đốt, xốp, ít phân nhánh. Lá mọc so le, hình trứng thuôn, gốc tròn có [...]... khiển bởi phần mềm winCATS; phần mềm phân tích pic trên sắc ký đồ VideoScan 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1 Nghiên cứu về đặc điểm thực vật: Các nghiên cứu đặc điểm thực vật, vi học theo các tài liệu hướng dẫn của bộ môn thực vật, dược liệu của bộ môn dược liệu [3], [4] a Mô tả đặc điểm thân rễ mía dò: Quan sát cây trực tiếp bằng mắt thường và kính lúp dưới ánh sáng thường để mô tả đặc điểm bên ngoài,... 3 THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT: 3.1.1 Đặc điểm thân rễ mía dò: Thân rễ Mía dò không có hình dạng nhất định, cong queo, to, nạc, thường phân nhánh, dài 7-10cm, đường kính 1-5cm Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, mang nhiều lông nhỏ, có nhiều đốt ngang, ở các đốt có vảy màu vàng nâu Từ thân rễ mọc ra nhiều rễ con Mặt cắt ngang thấy bên trong có màu vàng nhạt, có vân tròn rõ và. .. sợi kết thành từng bó (5); mảnh mạch xoắn và mảnh mạch vạch (6); mảnh mang màu có màu vàng đỏ và màu đỏ nâu (7); lông che chở đa bào (8) (Hình 3.5; 3.6) Như vậy điểm đặc trưng nhất của bột thân rễ Mía dò đó là: có rất nhiều hạt tinh bột hình thuôn dài, có rốn hoặc không, vân không rõ và thường đứng riêng lẻ 18 Hình 3.5 Bột thân rễ Mía dò 3 1 6 6 2 5 7 4 8 Hình 3.6 Đặc điểm bột thân rễ mía dò Ghi chú:... dùng, thu hái và chế biến: Bộ phận dùng: thân rễ, búp non, cành non [9], [17] Thân rễ, thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái phiến phơi hay sấy nhẹ cho khô [9], [17], [18] Nếu thân rễ khô phải ủ cho mềm rồi thái phiến Dùng lửa nhỏ sao đến khi bề mặt phiến có màu vàng Búp và cành dùng tươi [17] hay thái lát phơi khô [18] 1.2 THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Theo 1 số tài liệu, thân rễ Mía dò có chứa:... sắc, mùi, vị, tính chất của bột Lên tiêu bản bằng nước, quan sát và mô tả dưới kính hiển vi, chụp ảnh đặc điểm bột [3] 2.2.2 Nghiên cứu về hóa học: + Định tính các nhóm chất hữu cơ trong thân rễ mía dò theo các phương pháp hóa thực vật thường quy được ghi trong các tài liệu hóa thực vật [2], [6] + Định tính Flavonoid bằng SKLM [6] + Nghiên cứu về Diosgenin: ˗ Chiết xuất Diosgenin theo 4 phương pháp tham... đường kính 1–5cm Mặt ngoài màu vàng nâu, có vảy, bên trong màu vàng nâu nhạt, có vân tròn và nhiều sợi cứng Thể chất khô, giòn (Hình 3.2) Hình 3.1 Thân rễ mía dò (tươi) Hình 3.2 Lát cắt thân rễ mía dò (khô) 3.1.2 Đặc điểm vi phẫu: Mặt cắt thân rễ hình gần tròn Từ ngoài vào trong có: Ngoại bì cấu tạo từ 5-8 lớp tế bào bắt màu xanh, hóa bần ít nhiều Mô mềm vỏ là những tế bào thành mỏng hình đa giác gần... 15g Mía dò, sắc uống ngày 1 thang [9] Thân, rễ mía dò 20g, củ khúc khắc 20g, dây đau xương 20g sao vàng, rễ cỏ xước 20g, sắc uống ngày 1 thang [19] - Chữa rắn cắn, sưng tấy, mẩn ngứa và các bệnh ngoài da: Thân cây mía dò giã nát, băng đắp vào vết rắn cắn hoặc chỗ sưng tấy [9], [17], [19] Eczema, mày đay, mẩn ngứa: nấu nước Mía dò với lượng vừa đủ để xoa, rửa, tắm [9] - Chữa cảm sốt, ra mồ hôi: Thân rễ. .. tiểu vàng, viêm bàng quang, viêm thận: Thân, rễ mía dò ngày dùng 5-10g dưới dạng nước sắc, cao lỏng hoặc cao mềm Dùng riêng hoặc phối hợp với lá lành ngạnh chữa bí tiểu tiện; với mộc tặc chữa đái đục [17], [18], [10] Thân, rễ mía dò 20g, sắc uống ngày 1 thang [19] Thân, rễ cây mía dò 10g, mã đề 20g, râu ngô 20g, cam thảo dây 10g, sắc ngày uống 1 thang [19] - Viêm thận, phù thũng cấp: Thân, rễ Mía dò. .. với đặc điểm là mặt dưới lá màu lục nhạt phủ lông dài và dày hơn Lá bắc, đài hoa, bầu và quả có lông cứng, nhỏ màu hung xám [17] Ngoài ra còn có cây khác cũng mang tên mía dò, còn gọi là Mía dò hoa gốc (Costus tonkinensis Gagnep.) hay Mía dò lá nhẵn, Chóc Bắc bộ, Cát lồi Bắc bộ, cùng chi với Costus speciosus (Koenig) Smith Cây này có đặc điểm gần giống cây mía dò Costus speciosus (Koenig) Smith, điểm. .. triterpen trong thân rễ mía dò là 31 norcycloartanon (I) cycloartanol, cycloartenol và cycloandenol [17] Năm 2002, Qiao CF, Li QW, Dong H, Xu LS, Wang ZT cũng đã phân lập được cycloartanol và 25-en-cycloartenol từ thân rễ Mía dò [25] Hình 1.2 (I) 31 norcycloartanon Hình 1.3 Cycloartenol 7 +Curcumin: Năm 1990, Gaitonde R.V Sapre S.P đã chiết và phân lập được chất curcumin, từ thân rễ tươi cây Mía dò [17] Hình . 3.1 Thân rễ mía dò (tươi) 15 7 3.2 Lát cắt thân rễ mía dò (khô) 15 8 3.3 Vi phẫu thân rễ mía dò 16 9 3.4 Bó libe - gỗ 17 10 3.5 Bột thân rễ Mía dò 18 11 3.6 Đặc điểm bột thân rễ mía dò 18. dụng an toàn, hợp lí và hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Góp phần nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của thân rễ mía dò (Costus speciosus Smith) với mục tiêu. về đặc điểm thực vật: 13 2.2.2. Nghiên cứu về hóa học: 14 Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 15 3.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT: 15 3.1.1. Đặc điểm thân rễ mía dò: 15 3.1.2. Đặc