1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học bộ phận trên mặt đất cây cần tây thu hái ở nam định

69 948 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Tác dụng sinh học………………………………………………………………..12

  • 1.1.1. Vị trí phân loại của chi Apium L.

  • 1.3. Tác dụng sinh học

  • 1.3.1. Tác dụng hạ huyết áp

  • Dịch chiết phần trên mặt đất (thân, lá) và rễ có tác dụng lợi tiểu trên chuột cống trắng với liều 1ml/100mg thể trọng. Dịch chiết của dược liệu với liều 10g/kg có tác dụng hạ huyết áp trên mèo [20],[21].

  • Dung dịch Flavonoid toàn phần 10% từ thân lá Cần tây với liều 4mg/ml có tác dụng hạ huyết áp trên chó 90 phút sau khi uống [12].

  • 1.3.2. Tác dụng hạ lipid máu

  • Dịch chiết nước Cần tây có tác dụng giảm đáng kể Cholesterol huyết thanh (TC), cholesterol tỷ trọng thâp (LDL-C), và Triglycerid (TG). Phân tích dung dịch nước Cần tây bằng sắc ký lớp mỏng (TLC) với hai hệ thống dung môi khác nhau cho thấy dịch...

  • 1.3.3. Tác dụng chống viêm

  • Dịch chiết nước từ ​​thân cây Cần tây cho thấy có tác dụng đáng kể trong việc chống viêm trên tai chuột và ức chế Carragenan tác nhân gây phù nề [29].[41]

  • 1.3.5. Tác dụng giải độc, bảo vệ gan

  • Dịch chiết nước từ rễ, lá và quả Cần tây có tác dụng làm giảm độc tính của acrylamid. Nghiên cứu thực hiện trên 6 lô chuột: lô chứng, lô trắng và các lô sử dụng dịch chiết Cần tây. Kết quả được đánh giá qua các thông số hóa sinh: thông số hủy t...

  • 1.3.6. Tác dụng chống loét dạ dày

  • Dịch chiết Cần tây với liều 250mg/kg và 500mg/kg có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ức chế sự tiết acid ở dạ dày chuột, có thể thông qua khả năng chống oxy hóa của nó. Không có triệu chứng có hại hay gây độc hoặc tử vong trong khoảng thời gi...

  • 1.3.7. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

  • Dịch chiết Flavonoid toàn phần ở nồng độ 1-5mg/ml có tác dụng ức chế sự phát triển của vi nấm [12],[[33].

  • 1.3.8. Tác dụng chống kết tập tiểu cầu

  • 1.4. Công dụng của phần trên mặt đất

  • * Trong Y- Dược

  • - Nước ép từ lá Cần tây có tác dụng bổ dưỡng [1], [20], chữa loét miệng, viêm họng, khản tiếng [22].

  • - Theo y học cổ truyền ở một số nước trên thế giới: Cần tây làm thuốc kích thích tử cung khi đẻ ở Brazil, giải nhiệt, giảm ho, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và hạ huyết áp ở Trung Quốc, lợi tiểu và điều kinh ở Philippin [22].

  • - Cần tây dùng uống chữa suy nhược cơ thể [3], [8] do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, kém tiêu hóa, trạng thái thần kinh dễ bị kích thích, mất chất khoáng (ho lao), tràng nhạc, sốt gián cách, thống phong, sỏi niệu đạo, sỏi thận. Dùng ngoài...

  • - Tinh dầu Cần tây dùng trong các bệnh phù thũng, có tác dụng an thần, giảm đau, chống co thắt, sử dụng trong các trường hợp đau bàng quang, đau do viêm khớp [23].

  • * Trong thực phẩm

  • Cần tây được dùng phổ biến làm rau ăn, hương liệu trong chế biến ( món tráng miệng có sữa lạnh, kẹo bánh, thịt khô, đồ ăn nhẹ, súp, nước sốt [3], [15], [24].

  • * Trong kỹ nghệ hương liệu

  • Tinh dầu Cần tây làm hương liệu trong xà phòng, chất tẩy rửa, kem thuốc hoặc nước hoa [24].

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀViệt Nam là một trong những nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Vì vậy, nước ta có một thảm thực vật vô cùng phong phú và có nhiều tiềm năng vềcây thuốc. Theo thống kê sơ bộ của Viện dược liệu, nước ta có khoảng 14.000 loài thực vật, nấm và tảo, trong đó có gần 4.000 cây thuốc. Bên cạnh đó, nhân dân ta có truyền thống lâu đời sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Theo thời gian, kho tàng kinh nghiệm sử dụng ấy ngày càng lớn và hoàn thiện hơn. Ý thức được thế mạnh đó, trong “Chính sách quốc gia về Dược giai đoạn 20112020, tầm nhìn 2030 ”,Đảng và chính phủ đặc biệt chú trọng tới việc quy hoạch, bảo tồn cũng như nghiên cứu và phát triển các dược liệu. Cây Cần tây có tên khoa học Apium graveolen L., thuộc họ Cần (Apiaceae), có nguồn gốc từ châu Âu, di thực vào Việt Nam và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi.Cần tây được dùng chủ yếu dưới dạng rau ăn và gia vị. Trong y học cổ truyền, Cần tây được biết đến với rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Ở Trung Quốc, Cần tây dùng làm thuốc giải nhiệt, giảm ho, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và hạ huyết áp 22 . Ở Ấn Độ,nước sắc quả Cần tây là thuốc trị thấp khớp 22. Tinh dầu Cần tây dùng làm thuốc chống co thắt và kích thích thần kinh, trị viêm khớp dạng thấp và nhiễm khuẩn ruột 22….Còn ở Việt Nam, nước sắc Cần tây được sử dụng để chữa cao huyết áp, chữa phong thấp, bí tiểu tiện, an thần và tiểu đường 6, 7, 13, 18. Gần đây có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng hạ huyết áp12, 20, 21, 35,43; hạ mỡ máu 44, 45; kháng khuẩn 11, 12, 33, 48; chống viêm của Cần tây 36….Với rất nhiều công dụng hữu ích, cây Cần tây ngày càng được quan tâm

BỘ Y TẾ Trường Đại học Dược Hà Nội  NGUYỄN THỊ LUYẾN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA BỘ PHẬN TRÊN MẶT ĐẤT CÂY CẦN TÂY THU HÁI Ở NAM ĐỊNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Hà Nội - 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI  NGUYỄN THỊ LUYẾN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA BỘ PHẬN TRÊN MẶT ĐẤT CÂY CẦN TÂY THU HÁI Ở NAM ĐỊNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Hằng Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Dược Hà Nội Hà Nội - 2013 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo mà tôi vô cùng kính trọng TS.Nguyễn Thu Hằng (Bộ môn Dược liệu – Trường đại học Dược Hà Nội), người thầy đã luôn ở bên dìu dắt, động viên và khích lệ tôi trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Cô đã chỉ dạy cho tôi nhiều điều, truyền cho tôi niềm đam mê với công việc và tình yêu với cây cỏ. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô và các anh chị kỹ thuật viên trrong bộ môn Dược liệu – Trường đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện nghiên cứu tại bộ môn. Đồng thời, tôi muốn gửi lời cám ơn tới những người thân yêu trong gia đình, bạn bè. Những người đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ, cổ vũ và động viên tôi. Trong phạm vi hạn chế của khóa luận, những kết quả thu được mới chỉ là bước đầu và trong quá trình làm việc khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn bè. Hà Nội tháng 05 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thị Luyến MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………….1 Chương I: TỔNG QUAN…………………………………………………………… 3 1.1 Đặc điểm thực vật……………………………………………………………… 3 1.1.1. Vị trí phân loại của chi Apium L………………………………………………… 3 1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Apium L…………………………… 3 1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Apium graveolens L……………… 4 1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố một số thứ của loài Apium graveolens L… 4 1.2 Thành phần hóa học………………………………………………………………5 1.2.1 Tinh dầu…………………………………………………………………… 5 1.2.2. Flavonoid…………………………………………………………………… 8 1.2.3. Coumarin…………………………………………………………………… 9 1.2.4. Một số hợp chất khác……………………………………………………….11 1.3 Tác dụng sinh học……………………………………………………………… 12 1.4 Công dụng……………………………………………………………………… 14 Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………… 15 2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị………………………………………………………… 15 2.2. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………… 16 Chương III: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN…………………… 18 3.1. Nghiên cứu về thực vật……………………………………………………… 18 3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu………………………………….18 3.1.2. Thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu………………………………… 18 3.1.3. Đặc điểm vi phẫu thân Cần tây………………………………………………….21 3.1.4. Đặc điểm vi phẫu lá Cần tây…………………………………………………….21 3.1.5. Đặc điểm vi phẫu rễ Cần tây…………………………………………………….23 3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây 3.2.1 Nghiên cứu thành phần tinh dầu……………………………………………… 24 3.2.2 Định tính các nhóm chất chính bằng phản ứng hóa học……………………….32 3.2.3. Xác định lượng chất chiết được trong ethanol của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây theo phụ lục 12.10 DĐVN IV…………………………………………………… 33 3.2.4. Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết……………………………………………35 3.2.5. Định tính các nhóm chất chính trong các phân đoạn dịch chiết bằng phản ứng hóa học……………………………………………………………………………… 36 3.2.6. Định tính các phân đoạn dịch chiết bằng SKLM……………………………….39 3.3. Bàn luận……………………………………………………………………… 51 Chương IV : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………………………………………… 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC : Phụ lục 1 : Giấy chứng nhận mã số tiêu bản Phụ lục 2 : Kết quả sắc ký khí kết hợp khối phổ GC – MS tinh dầu cây Cần tây thu hái ở Nam Định. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT - ALAT: Alanin amino transferase - ASAT: Aspartat amino transferase - HDL : High density lipoprotein - iNOS : Inducible nitric oxid synthase - CHCl 3 : Chloform - EtOAc : Ethyl Acetat - MeOH : Methanol - PƯ : Phản ứng - TLTK : Tài liệu tham khảo - SKLM : Sắc ký lớp mỏng - R f : Hệ số lưu DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1: Hàm lượng tinh dầu trong các bộ phận của cây Cần tây 5 2 Bảng 1.2 : Thành phần hóa học của tinh dầu cây Cần tây 6 3 Bảng 1.3: Các hợp chất flavonoid có trong cây Cần tây 9 4 Bảng 1.4: Các hợp chất coumarin có trong cây Cần tây 9 5 Bảng1.5: Các hợp chất khác có trong cây Cần tây 11 6 Bảng 3.1: Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh dầu của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây bằng GC/MS 27 7 Bảng 3.2: Kết quả định tính các nhóm chất trong cây Cần tây 32 8 Bảng 3.3: % lượng chất chiết được trong ethanol bộ phận trên mặt đất cây Cần tây 34 9 Bảng 3.4: Kết quả chiết xuất các phân đoạn dịch chiết từ bộ phận trên mặt đất cây Cần tây 36 10 Bảng 3.5 : Kết quả định tính các phân đoạn dịch chiết của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây 38 11 Bảng 3.6: Kết quả SKLM dịch chiết methanol cây Cần tây với hệ dung môi IV 42 12 Bảng3.7: Kết quả SKLM phân đoạn dịch chiết n- hexan của cây Cần tây với hệ dung môi II 44 13 Bảng 3.8: Kết quả SKLM phân đoạn dịch chiết Chloroform cây Cần tây với hệ dung môi III 45 14 Bảng 3.9: Kết quả SKLM phân đoạn dịch chiết Ethyl Acetat của cây Cần tây với hệ dung môi II. 47 15 Bảng3.10: Kết quả SKLM phân đoạn tủa dịch chiết cồn cây Cần tây với hệ dung môi II 49 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ STT Tên hình ảnh Trang 1 Hình 3.1 : Ảnh chụp cây Cần tây 19 2 Hình 3.2: Ảnh chụp các đặc điểm cây Cần tây 20 3 Hình 3.3 : Ảnh chụp vi phẫu thân Cần tây dưới kính hiển vi 21 4 Hình 3.4 :Ảnh chụp vi phẫu phần gân lá Cần tây dưới kính hiển vi 22 5 Hỉnh 3.5 : Ảnh chụp vi phẫu phần phiến lá Cần tây dưới kính hiển vi 23 6 Hình 3.6 : Ảnh chụp vi phẫu rễ Cần tây dưới kính hiển vi 23 7 Hình 3.7: Sơ đồ tóm tắt quy trình chiết xuất các phân đoạn dịch chiết từ cây Cần tây 35 8 Hình 3.8: Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết toàn phần của cây Cần tây với các hệ dung môi I, II, III, IV. 41 9 Hình 3.9: Ảnh chụp sắc ký đồ phân đoạn n – hexan của dịch chiết cây Cần tây với hệ dung môi I, II, IV 43 10 Hình 3.10: Ảnh chụp sắc ký đồ phân đoạn Chloroform của dịch chiết cây Cần tây với hệ dung môi III, IV, V 45 11 Hình 3.11: Ảnh chụp sắc ký đồ phân đoạn Ethyl Acetat của dịch chiết cây Cần tây với hệ dung môi I, II, VIII, IX 47 12 Hình 3.12: Ảnh chụp sắc ký đồ tủa dịch chiết cồn của dịch chiết cây Cần tây với hệ dung môi I, II, III. 49 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Vì vậy, nước ta có một thảm thực vật vô cùng phong phú và có nhiều tiềm năng về cây thuốc. Theo thống kê sơ bộ của Viện dược liệu, nước ta có khoảng 14.000 loài thực vật, nấm và tảo, trong đó có gần 4.000 cây thuốc. Bên cạnh đó, nhân dân ta có truyền thống lâu đời sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Theo thời gian, kho tàng kinh nghiệm sử dụng ấy ngày càng lớn và hoàn thiện hơn. Ý thức được thế mạnh đó, trong “Chính sách quốc gia về Dược giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 ”, Đảng và chính phủ đặc biệt chú trọng tới việc quy hoạch, bảo tồn cũng như nghiên cứu và phát triển các dược liệu. Cây Cần tây có tên khoa học Apium graveolen L., thuộc họ Cần (Apiaceae), có nguồn gốc từ châu Âu, di thực vào Việt Nam và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Cần tây được dùng chủ yếu dưới dạng rau ăn và gia vị. Trong y học cổ truyền, Cần tây được biết đến với rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Ở Trung Quốc, Cần tây dùng làm thuốc giải nhiệt, giảm ho, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và hạ huyết áp [22] . Ở Ấn Độ, nước sắc quả Cần tây là thuốc trị thấp khớp [22]. Tinh dầu Cần tây dùng làm thuốc chống co thắt và kích thích thần kinh, trị viêm khớp dạng thấp và nhiễm khuẩn ruột [ 22]….Còn ở Việt Nam, nước sắc Cần tây được sử dụng để chữa cao huyết áp, chữa phong thấp, bí tiểu tiện, an thần và tiểu đường [6], [7], [13], [18]. Gần đây có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng hạ huyết áp[12], [20], [21], [35], [43]; hạ mỡ máu [44], [45]; kháng khuẩn [11], [12], [33], [48]; chống viêm của Cần tây [36]….Với rất nhiều công dụng hữu ích, cây Cần tây ngày càng được quan tâm 2 hơn và đã được tiến hành một số nghiên cứu. Hướng tới mục đích tạo cơ sở dữ liệu về thực vật, hóa học nhằm từng bước xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về thành phần hóa học và tác dụng sinh học chúng tôi thực hiện đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học bộ phận trên mặt đất của mẫu Cần tây thu hái ở Nam Định” với những mục tiêu sau : 1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Cần tây 2. Nghiên cứu thành phần hóa học của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây [...]... cải tiến 2.2 Nội dung nghiên cứu 2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Cần tây - Mô tả đặc điểm hình thái và thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu - Mô tả đặc điểm vi phẫn thân, lá, rễ cây Cần tây thu hái ở Nam Định 2.2.2 Nghiên cứu thành phần hóa học của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây - Nghiên cứu thành phần tinh dầu - Định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học - Xác định các chất chiết... Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết từ bộ phận trên mặt đất cây Cần tây - Định tính các phân đoạn dịch chiết bằng phản ứng hóa học và SKLM 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu về thực vật - Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu, đối chiếu với bản mô tả loài ở Thực vật chí Trung Quốc” [39] để xác định tên khoa học - Mẫu thân, lá, rễ Cần tây được cắt vi phẫu bằng máy cắt cầm... tạo bởi các tế bào thành mỏng, các tế bào ở phía ngoài thường bị ép bẹp (2) Libe phát triển mạnh, chiếm phần lớn rễ (3) Trong cùng là các mạch gỗ lớn bắt màu xanh (4) 1 2 Hình 3.6 : Ảnh chụp vi phẫu rễ Cần tây dưới kính hiển vi Ghi chú : 3 1 : Bần 2 :Mô mềm 3 : Libe 3.2 Nghiên cứu về hóa học 4 : Gỗ 3.2.1 Nghiên cứu tinh dầu 4 24 3.2 Nghiên cứu thành phần hóa học của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây. .. Hàm ẩm của dược liệu • Kết quả :  Hàm ẩm dược liệu: Xác định bằng phương pháp sấy cho kết quả 89,32%  Tinh dầu thu được màu vàng sáng, thơm nhẹ mùi Cần tây, có tỷ trọng nhẹ hơn nước  Hàm lượng tinh dầu của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây thu hái ở Nam Định là 0,19% 3.2.1.2 Nghiên cứu thành phần tinh dầu Cần tây bằng phương pháp GC/MS Tiến hành trên máy sắc ký khí khối phổ Agilent Technologies 7693... ANALYSIS Xác định hàm lượng tương đối các thành phần của tinh dầu dựa trên diện tích pic Nhận dạng các thành phần bằng thời gian lưu và đối chiếu thư viện khối phổ FLAVOR 2 và NIST 08 - Xác định các chất chiết được bằng ethanol của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây theo phụ lục 12.10 DĐVN IV [5] - Định tính các nhóm chất có trong cây Cần tây bằng phản ứng hóa học theo phương pháp ghi trong tài liệu Thực tập... các đặc điểm của mẫu Cần tây nghiên cứu được trình bày ở các hình 3.1 và hình 3.2 Hình 3.1 : Ảnh chụp cây Cần tây 20 1 3 2 6 5 4 7 9 8 Hình 3.2: Ảnh chụp các đặc điểm cây Cần tây Ghi chú 1 : Cụm hoa kép 5 : Nhị hoa 2 : Cụm hoa đơn 6 : Nhụy hoa 3 : Hoa 7 : Bầu cắt dọc 4 : Tràng hoa 8 : Bầu cắt ngang 9: Hạt 21 3.1.3 Đặc điểm vi phẫu thân Cần tây Mặt cắt thân hình vòm, từ ngoài vào trong có : biểu bì trên. .. cây Cần tây có tinh dầu Hàm lượng tinh dầu thu c các bộ phận của cây được trình bày ở bảng 1.1 Bảng 1.1: Hàm lượng tinh dầu trong các bộ phận của cây Cần tây Bộ phận Hàm lượng tinh dầu TLTK Toàn cây 0,1% [10] Thân, lá khô 0,35% [19] Thân, lá tươi 0,145% [10] Thân 0.0369% [16] Lá 0,0949% [16] Rễ 0,038% [16] Hoa 0,42% [16] Quả 2–3% [22] 6  Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây Toàn cây Cần tây có chứa... 1 bầu và đĩa tuyến mật ở đỉnh bầu Công thức hoa: *♀ K5 C5 A5 G(2) Quả đôi, hơi dẹt, màu nâu, có gân chạy dọc quả, kích thước quả rộng 0,5mm và dài 0,5-1 mm 3.1.2 Thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu Căn cứ vào đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu, đối chiếu với bản mô tả loài ở Thực vật chí Trung Quốc” [39], mẫu Cần tây nghiên cứu đã được xác định tên khoa học là Apium graveolens L., họ Cần (Apiaceae)... rau Cần tây đều ưa khí hậu ẩm mát, nhiệt độ trung bình từ 15 đến 21oC (ở Việt Nam và Đông Nam Á) Về mùa đông, cây chịu được nhiệt độ dưới 5oC trong vài ngày, không chịu được nắng nóng Quần thể rau Cần tây mọc hoang dại ở châu Âu và một vài giống cây trồng ở Trung Quốc có thể chịu được hạn Cây ra hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ quả [7], [22] 1.2 Thành phần hóa học 1.2.1 Tinh dầu Toàn cây Cần. .. Mô tả và chụp ảnh đặc điểm vi phẫu bằng máy ảnh Canon - Xử lý ảnh bằng phần mềm Microsoft office access 2007 2.3.2 Nghiên cứu về hóa học - Định lượng tinh dầu có trong Cần tây bằng bộ dụng cụ định lượng tinh dầu cải tiến với ống hứng tinh dầu nhẹ hơn nước 17 - Nghiên cứu thành phần tinh dầu Cần Tây bằng phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC/MS) với sự hỗ trợ các phần mềm INSTRUMENT I và DATA . đất của mẫu Cần tây thu hái ở Nam Định với những mục tiêu sau : 1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Cần tây 2. Nghiên cứu thành phần hóa học của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây . BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI  NGUYỄN THỊ LUYẾN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA BỘ PHẬN TRÊN MẶT ĐẤT CÂY CẦN TÂY THU HÁI Ở NAM ĐỊNH KHÓA. liệu và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về thành phần hóa học và tác dụng sinh học chúng tôi thực hiện đề tài : Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học bộ phận trên mặt đất

Ngày đăng: 28/07/2015, 18:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w