Hai mươi năm đầu của thế kỉ XXI là một thời kì cơ hội chiến lược mà Trung Quốc có thể làm được nhiều việc
Trang 1Phần I: Phần mở đầu.
1 Tính cấp thiết của để tài.
Hai mươi năm đầu của thế kỉ XXI là một thời kì cơ hội chiến lược mà Trung Quốc có thể làm được nhiều việc Nửa đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc lại có mục tiêu hùng vĩ nhằm vào xây dựng toàn diện xã hội khá giả, thực hiện hiện đại hóa Do đó, việc lựa chọn chiến lược phát triển như thế nào là một vấn đề ra đang được Trung Quốc quan tâm
Trong tình hình mới khi lợi ích quốc gia của các nước trên thế giới hiện nay đan xen và hòa hợp cao độ, giữa các nước lớn cùng tồn tại sự đối kháng và hợp tác cùng có nhu cầu với nhau, không bên nào có thể thay thế bên nào, không có hợp tác hoàn toàn cũng không có đối kháng hoàn toàn, Trung Quốc phải nhận biết được xu hướng thế giới mới nắm chắc quyền chủ động trong môi trường quốc tế đầy biến động trong môi trường quốc tế đầy biến động phức tạp và cạnh tranh gay gắt
Vấn đề Trung Quốc trỗi dậy đã trở thành một trong những chủ đề nổi bật và đáng chú ý của nền chính trị quốc tế thời kì sau chiến tranh lạnh Một Trung Quốc đang trỗi dậy sẽ gây ra sự quan ngại không những cho các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, hay Nga mà ngay cả cho những nước trong khu vực, những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ sự trỗi dậy này Do đó, sự hoài nghi và cảnh giác cũng như dè chừng trong quan hệ với Trung Quốc của các nước trong khu vực là điều không thể tránh khỏi
Do đó, hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã có những bước điều chỉnh về mặtchính sách nhằm xoa dịu sự lo sợ về cái gọi là “thuyết mối đe dọa Trung Quốc” đồng thời xây dựng và củng cố hơn nữa lòng tin của các nước trong khu vực về hình ảnh một Trung Quốc “ôn hòa”, sẵn sàng gánh vác và chia sẻ lợi ích cũng như trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề trong khu vực Song song với việc gia tăng quyền lực cứng cụ thể là sức mạnh quân sự tại khu vực Đông Nam đã và đang tập trung xây dựng, thiết lập một chiến lược triển khai quyền lực mềm và trên thực tế, chiến lươc này đã đem lại những lợi ích và thành công không nhỏ Trung Quốc
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao và xuất phát từ cơ sở nào mà Ttrung Quốc tăng cường triển khai quyền lực mềm ở Đông Nam Á trong khi vẫn duy trì thậm chí là
Trang 2tăng cường khả năng sử dụng quyền lực cứng ở khu vực này đã được triển khai như thế nào và đạt kết quả ra sao? Phải chăng, thực chất của việc triển khai quyền lực mềm là nhằm giải tỏa nỗi lo lắng của các nước Đông Nam Á trước sức mạnh quân
sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc đồng thời biến các nước này thành khu vực sân sau, thành khu vực ảnh hưởng riêng của Trung Quốc? Các nước Đông Nam Á sẽphản ứng thế nào và Việt Nam một quốc gia nằm trong khu vực này, nên ứng xử ra sao trước việc Trung Quốc tăng cường quyền lực mềm ở Đông Nam Á?
Tuy nhiên, trước khi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi và giả thiết trên chúng ta cần đi sâu tìm hiểu và phân tích một số lí luận quan hệ quốc tế xoaay quanhkhái niệm quyền lực mềm: như quyền lực mềm là gì? quyền lực mềm được biểu hiệnnhư thế nào thông qua các lý luận quan hệ quốc tế? Bởi đây cũng là một khái niệm khá mới mẻ và chỉ được áp dụng trong 10 năm trở lại đây Thông qua việc xây dựng một tập hợp những lý luận cơ bản về quyền lực mềm, chúng ta có thể đối chiếu và
so sánh với việc triển khai quyền mềm của Trung Quốc trên thực tế, để có cái nhìn
cụ thể chính xác nhất những kết quả mà chiến lược triển khai quyền lực mềm tại khuvực Đông Nam Á đã đem lại cho Trung Quốc
Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài “ Chiến lược triển khai quyền lực mềm của
Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay”, nhằm tập
trung phân tích và đánh giá chiến lược quyền lực mềm của Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây tại khu vực Đông Nam Á, cụ thể là sau cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm 1997 dựa trên những lí luận quan hệ quốc tế về quyên lực và quyền lực mềm từ đó đưa ra một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới
2 Tình hình nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về một vấn đề còn khá mới mẻ Các công trình nghiên cứu
về vấn đề này còn hạn chế ở nước ta hiện nay, tiêu biểu có một số công trình như:
- Ngô Xuân Bình: “ Bàn về sức mạnh của Trung Quốc”, tạp chí nghiên
cứu Đông Bắc Á, số 1( 83), số 1- 2008 Tác giả đưa ra lí luận chung về sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế ( quyền lực cứng) và sức mạnh vô hình( quyền lực mềm) của Trung Quốc Tác giả cũng phân tích làm rõ những ưu thế và hạn chế trong việc sử dụng quyền lực cứng, đồng thời nhấn mạnh quyền lực mềm là
Trang 3phương thức phù hợp cho Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay Nó ngoài việc pháthuy tính hiệu quả của nó, thì nó còn giữ vai trò hỗ trợ quyền lực cứng Nâng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế Tuy nhiên, tác giả mới phân tích một cách sơ lược về hai loại quyền lực này, và tác giả chưa phân tích được mối quan hệ giữa hai loại quyền lực này trong thực tế.
- Nguyễn Minh: “Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế ”, tạp chí Cộng
sản, số 808 (tháng 2 năm 2010) Tác giả đưa ra khái niệm sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, từ đó tác giả phân tích việc triển khai sức mạnh mềm ở mỗi quốc gia
có sự khác nhau Tác giả cho rằng nước càng lớn càng cần sức mạnh mềm và tác giả phân tích rõ tiềm năng sức mạnh mềm của Việt Nam Tuy nhiên việc phân tích hai loại quyền lực này mới chỉ dừng lại việc đưa ra mà chưa phân tích sâu Tác giả chủ yếu phân tích việc triển khai quyền lực mềm ở các nước phát triển cao mà chưa nhấn mạnh việc triển khai loại quyền lực sự cần thiết và có hiệu quả cả ở những nước đang phát triển
- Nguyến Đức Tuyến, “Về sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Châu Á”,
tạp chí nghiên cứu Quốc tế, số 72 bài viết này tác giả đưa ra việc phân tích khái niệm sức mạnh mềm, và phản ánh thấy việc đang tận dụng sự “ hấp dẫn” của
Trung Quốc để gây ảnh hưởng lên các nước Châu Á Hoạt động này giúp Trung Quốc tránh được sự nghị kị của các nước Châu Á nhất là các Đông Nam Á đối với
ý đồ Bắc Kinh Ở bài này tác giả phần lớn chủ yếu lại nghiêng phần nhiều về phân tích sự mở rộng sức mạnh mềm của Trung Quốc, mà phần khái niệm chỉ đưa ra rất
sơ lược về phần khái niệm, để thấy được sự tích cực và hạn chế của nó
- Hồng Yến: “ Nguồn sức mạnh mềm của Trung Quốc”, tạp chí những
vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới số 3( 143), 2008 Tác giả đưa ra khái niệm về sức mạnh mềm là gì và tác giả đưa ra các nguồn sức mạnh mềm của Trung Quốc Tác giả nghiêng về việc đưa ra các nguồn sức mạnh mềm mà chưa phân tích sự triển khai các nguồn lực sức mạnh để chuyển hóa thành quyền lực hiện thực
Đây là những công trình nghiên cứu mang trình độ tư duy và sự khảo cứu tìm tòi đầy khoa học Tuy nhiên, các tác giả phân tích chủ yếu nghiên cứu về sức mạnh mềm của Trung Quốc mà chưa thấy được cái mà cha đẻ Joseph S Nye muốn
Trang 4nói đến ở đây là vấn đề quyền lực mềm Rõ ràng, cho đến nay vẫn thiếu một công trình nghiên cứu về đề tài đảm bảo tính khoa học và công phu, phân tích sâu đóng góp vào hoạt động lí luận và đưa ra những phương thức ứng xử phù hợp hoạt động thực tiễn trong quan hệ quốc tế Vì vậy, bài khóa luận này bước đầu đặt ra và giải quyết vấn đề từ góc độ chính trị học.
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
- Mục đích : đề tài nhằm là sáng rõ khái niệm quyền lực mềm trong lí luận quan hệ quốc tế, hoạt động triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, từ đó cho thấy được những tác động tới Việt Nam
- Nhiệm vụ: tìm hiểu khái niệm quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế; phân tích toàn diện hoạt động triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay; đánh giá tác động của chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc và đưa ra kiến nghị ứng xử cho Việt Nam
4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lí luận: đề tài sử dụng những quan điểm biện chứng của chủ nghĩaMác, Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lí luận của Đặng Tiểu Bình, lí luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam Ngoài ra đề tại còn dựa trên các lí luận của các học giả chính trị hiện đại trên thế giới
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài cũng như phần triển khai, kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa phương pháp logic lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích số liệu…được sử dụng trên cơ sở các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm hệ thống các quan điểm về quyền lực mềm, và những tác động của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á bằng việc triển khai quyền lực mềm
Trang 5Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung về việc nghiên cứu sự triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc với các nước trong khu vực Đông Nam Á Đồng thời nghiện cứu những tác động của chiến lược đó với khu vực Đông Nam
Á và đưa ra kiến nghị với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
6 Kết cấu.
Khóa luận có kết cấu như sau: Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài có ba chương:
Chương I: Quyền lực mềm trong lí luận quan hệ quốc tế
Chương II: Trung Quốc với chiến lược triển khai quyền lực mềm tại Đông Nam Á
Chương III: tác động của chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á và kiến nghị ứng xử với Việt Nam
Trang 6Phần II- Phần nội dung.
Chương I- Quan điểm của Trung Quốc về quyền lực mềm
1.1 Quyền lực mềm trong lí luận quan hệ quốc tế
1.1.1 Khái niệm quyền lực.
Cho đến nay, trong giới khoa học vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xung
quanh khái niệm quyền lực Quyền lực theo tiếng Latinh là potere, tiếng anh là power, thêm tiếng Nga là vlast ( tiếng Anh không có động từ “ ảnh hưởng” hoặc “
thi hành” ) Dù quan niệm, cách tiếp cận về quyền lực còn có những quan điểm khác nhau, nhưng các ngôn ngữ đều có điểm thống nhất: quyền lực liên quan đến sức mạnh, sự ảnh hưởng, định hướng, kiểm soát, quản lý, thống trị…
Để làm rõ khái niệm quyền lực, có nhiều cách tiếp cận khác nhau:
- Theo tiếng Hán, thuật ngữ quyền lực được hình thành từ hai từ ghép lại: quyền và lực Lực là sức mạnh, khái niệm chỉ một thuộc tính của bất kỡ hệ vật chấtnào xột trong tương tác với hệ vậ chất khác, có khả năng duy trỡ sự tồn tại hoặc tạonên sự biến đổi; là cái vốn có của bất kỡ hệ vật chất nào nhưng lại hiện hỡnh trong cỏc mối quan hệ tương tác(cơ- lí- hóa- sinh); khả năng duy trỡ sự tồn tại hoặc tạo
sự biến đổi tương tự, các cộng đồng người cũng tiềm ẩn các lực, sức mạnh nhất định Quyền là khỏi niệm chỉ mối quan hệ trong xó hội, là khả năng thực hiện những hành vi, là cái người khác trao cho mỡnh hay sự thừa nhận của người khác đối với mỡnh; là thế lực cú thể đoạt được việc này hay việc khác Trong quan hệ cộng đồng, quyền tồn tại với các điều kiện xó hội nhất định nhất là có sự thừa nhậncủa cộng đồng1
Như vậy, quyền lực là sự thống nhất giữa “ quyền’ và “ lực”, và nó chỉ được hỡnh thành khi cú đủ hai yếu tố này Trên thực tế, vẫn tồn tại hiện tượng có lực nhưng không có quyền; hoặc có quyền nhưng không có lực Quan hệ quyền lực sinh
ra hoặc triệt tiêu, ngược lại lực tạo ra hoặc phủ định quyền theo cách tiếp cận này,
có thể hiểu quyền lực là “ khả năng được bảo đảm bằng sức mạnh để thực hiện
1 Dương Xuân Ngọc( chủ biên), Chính trị học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, H 1999, tr 106.
Trang 7những hành vi hoặc buộc người khác phải thực hiện những hành vi nhất định theo ý chớ của người có quyền hoặc được trao quyền” 2
- Thời kỡ cổ đại, Platon quan niệm quyền lực là cái mà người có nó có khả năng buộc người khác hành động theo ý chớ của mỡnh Cỏi mà người khác có đó là trí tuệ, bạo lực Theo Platon, trí tuệ là quyền lực, của người có khả năng chi phối, dẫn dắt người khác bằng sự thông minh trí tuệ của mỡnh; quyền lực bạo lực là dựng sức mạnh để bắt buộc người khác phải phục tùng ý chớ của mỡnh
- Các quan niệm kinh điển coi quyền lực như đấng tối cao trong hiện thực chính trị với tư cách là mục đích tối cao và là nguyên nhân đầu tiên của hành vi chính trị
- M Weber cho rằng “ quyền lực là phương tiện để cưỡng bức được sử dụng trong quá trỡnh xung đột quyền lực là khả năng dựa trên bất kỳ cơ sở nào của một chủ thể trong mối quan hệ xó hội sẽ ở vào một vị thế thực hiện được ý chớ của mỡnh bất chấp sự phản kháng tại vị trí để thực hiện ý chí” Ông đó khụng chỉ giới hạn cỏc
hỡnh thức biểu hiện của quyền lực bởi cưỡng bức và bạo lực, mà cũn thừa nhận vai trũ của chớnh kiến, ảnh hưởng uy tín …phạm trù quyền lực được Ông phân tích từ góc độ khác nhau: tâm lí học, xó hội học, kinh tế học, chớnh trị học…3
- Theo Đantra, quyền lực là cái giúp ta buộc người khác phải phục tùng
Lipson cho rằng: “ quyền lực là khả năng đạt tới kết quả nhờ hoạt động phối hợp”.4
A Grazia khái quát: “quyền lực là khả năng ấn định những quyết định có ảnh hưởng đến thái độ con người” B Russel lại hiểu “quyền lực là cái làm cho người khác hoạt động theo sự lựa chọn của ta, là khả năng tạo ra sản phẩm có chủ ý” A.Toffler nhấn mạnh: “ quyền lực là cái buộc người khác phải hành động theo ý của ta”; bạo
lực, của cải, tri thức là ba dạng phổ biến và cũng là phương thức cơ bản để đạt quyềnlực
2Lê Minh Tâm: bàn về tính thống nhất của quyền lực nhà nước vàâ sự phân công phối hợp trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, tạp chí luật học, số 5- 2002, tr 40- 48.
3 Max Weber: quyền lực, sự thống trị và tính hợp pháp ( trong “ Quyền lực trong cỏc xó hội hiện
đại”, Nxb S Phancisco, 1993( bản dịch), tr 31.
4 Xem, Dương Xuân Ngọc( chủ biên), Chính trị học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, H 1999,
tr 105
Trang 8- Theo G Wassrman: “quyền lực là khả năng gây ảnh hưởng đến hành vi của người khác, là khiến cho người khác làm một việc mà họ không muốn làm”.5
- Theo “Bách khoa toàn thư” ( Liên Xô), quyền lực là phạm phù dùng để chỉ khả năng thực hiện ý chớ của mỡnh tỏc động lên hành vi, phẩm hạnh của người khác thông qua một phương tiện nào đó như: uy tín, nhà nước, sức mạnh… 6 Từ điển
bách khoa Việt Nam định nghĩa “ quyền lực là quyền định đoạt và sức mạnh để bảo đảm sự thực hiện”7 Nguyễn Khắc Viện cho rằng, “quyền lực là năng lực được một người hay nhóm người sử dụng để buộc những cá nhân hay hững nhóm người khác phải có hành vi nhất định 8
Theo Lưu văn Sùng: quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xó hội, trong đó chủ thể này có thể chi hoặc buộc chủ thể khỏc phải phục tựng ý chớ của mỡnh nhờ cú sức mạnh, vị thế nào đó trong quan hệ xó hội 9
Như vậy các nhà khoa học nhấn mạnh quyền lực là quan hệ giữa hai chủ thể: chi phối và bị chi phối; chỉ huy và tuân thủ phục tùng Dấu hiệu của sự tồn tại quyền lực và quan hệ quyền lực là người này có thể buộc người khác phải tuân theo nhữngmệnh lệnh, ý chớ của mỡnh
Thậm chí người có quyền có thể tước đoạt mạng sống của một hay nhiều người khác trong nỗi sợ hói của những người đó và sự chấp nhận hoặc thừa nhận củacộng đồng quyền lực là mối quan hệ xã hội đặc biệt, ai chi phối được nó thì buộc người khác phải phục tùng; việc vận dụng có kết quả mối quan hệ xã hội đặc biệt ai chi phối được nó thì buộc người khác phải phục tùng; việc vận dụng có kết quả mối quan hệ đó sẽ cho phép đạt được mục tiêu nhờ hoạt động phối hợp; việc nắm giữ và
sử dụng mối quan hệ đó sẽ cho phép chủ thể tác động tới hành vi, phẩm hạnh người khác
5G Wassrman: những cơ sở của nền chính trị Mỹ, Nxb Longman (Mỹ), 1997( bản dịch của khoa
chính trị học, Học viện Báo chí- Tuyên truyền)
6 Bách khoa triết học, M, 1983, tr 15.
7 Từ điển Bách Khoa Việt Nam, nxb TĐBK, H.2003, tr 638.
8 Xem, Dương Xuân Ngọc( chủ biên), Chính trị học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, H 1999,
tr 105)
9Viện Khoa học chính trị, học viện CTQGHCM, tập bài giảng Chính trị học, nxb LLCT, H.2004,
tr 236)
Trang 9Tổng hợp những khái niệm quyền lực từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, có
thể hiểu: Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình, có tác động lên hành vi của người khác nhờ một ưu thế nào đó như sức mạnh, địa vị xã hội
1 1 2 Khái niệm quyền lực mềm
Những phân tích của các học giả Phương Tây hiện đại về những yếu tố cơ bản trong thực lực quốc gia đó cung cấp cơ sở lí luận đầu tiên cho chúng ta nghiên cứu trong lĩnh vực này các quan điểm có thể chia làm ba phái:
- Thứ nhất : học phái phân tích định tính Nhân vật tiêu biểu là Hans Morgenthau và Raymon Alon
Raymon Alon tổng kết quốc gia bao gốm ba yếu tố cơ bản là : A- chiếm lĩnh không gian địa lí; B - tài nguyên : bao gồm cả vật chất và con người ; C -năng lực hành động tập thể liên quan đến tổ chức quân sự, kết cấu xó hội và chất lượng Hans Morgenthau lại cho rằng sự tạo dựng thực lực quốc gia chủ yếu được quyết định bởi 9 yếu tố lớn là : địa lí, tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh công nghiệp, chất lượng quân sự, dân số, đặc tính dân tộc, sĩ khí của quốc dân, chất lượng ngoại giao và chất lượng chính phủ
- Thứ hai, học phái phân tích định lượng, hay cũn gọi là học phỏi phõn tớch hành vi chủ nghĩa Học phỏi này cho rằng phương pháp phân tích định tính không phân giải, lượng hóa đầy đủ tất cả các yếu toostrong thực lực quốc gia mà những khái niệm không được lượng hóa sẽ không chính xác không khoa học Nhân vật tiêu biểu của học phái này là Steven Bramus và Caer Trong cuốn “ phân tích quan hệ quốc tế” Caer đó nờu quan điểm “ phan tích quyền lực” đồng thời áp dụng quan điểm này để phân tớch thực lực quốc gia Cũn Steven dựa vào sức ảnh hưởng của quan hệ giao lưu qua lại để xác định quyền lực và sức ảnh hưởng
- Thứ ba, học phái kết hợp định tính và định lượng Nhân vật đại diện chính là Clain Ông đó kết hợp phõn tớch định hướng kết hợp với phân tích các yếu
tố quan trọng của sức mạnh, đưa ra một công thức nổi tiếng để đánh giá thực lực toonhr hợp của một quốc gia, gọi là công thức Clain:
P= ( C+ E + M) x ( S+ M)
Trang 10Tức là, thực lực quốc gia = [(dõn số+ lónh thổ) + năng lực kinh tế+ năng lực quân sự ]x (ý đồ chiến lược+ quán triệt chiến lược quốc gia)
Tuy nhiên, các học giả Phương Tây thuộc học phái thứ ba chưa coi trọng đầy đủ tài nguyên quyền lực mềm văn hóa, mà nhấn mạng nhiều hơn tới quyền lực mềm vật chất
Học giả Trung Quốc : Hoàng Thạc Phong đó khỏi quỏt quốc lực tổng hợp
là : sức ảnh hưởng quốc tế và toàn toàn bộ thực lực bờn trong bao gồm cả quyền lực vật chất và quyền lực tinh thần cũn gọi là quyền lực mềm, bao gồm cả cỏc yếu tố mềm hỡnh thức tõm lớ và trớ lực Những yếu tố này quyết định các yếu tố mềm này quyết dịnh mức độ phát huy hiệu quả của hỡnh thái vật chất( quyền lực cứng)
Quyền lực này bao gồm cả lực chính trị, lực văn hóa, giáo dục, lực ngoại giao và lực hiệp đồng
Quyền lực mềm là một khái niệm trong ngành chính trị học và quan hệ quốc tế được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1973 trong cuốn “ quyền lực và thịnh vượng” của Klans Knosr Khái niệm này sau được giáo sư Joseph Nye nghiên cứu vàđịnh nghĩa một cách nghiêm túc
Năm 1990, lần đầu tiên trong quan hệ quốc tế khái niệm quyền lực
cứng( dịch thuật ngữ gốc “ soft power” được biết đến bên cạnh khái niệm quyền lựccứng truyền thống Khái niệm mới này đó làm thay đổi cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế hiện đại và đưa tên tuoior Joseph Nye vào lịch sử
Trong cuốn sách « lónh đạo đó được định trước» xuất bản năm 1990, Nye
càng cho rằng, trong thế giới ngày nay, Mỹ không chỉ có lợi thế về quyền lực cứng như kinh tế, quõn sự, mà cũn cú lợi thế về quyền lực mềm như văn hóa, quan điểm
về giá trị và hỡnh thỏi ý thức… ễng cho rằng từ khi bước vào thời kỡ hậu chiến tranhlạnh đến nay cùng với kí thuật không ngừng được nâng cao, mức độ phụ thuộc vào nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng, sự xuất hiện của các chủ thể hành vi xuyên quốc gia mới, sự thức tỉnh của chủ nghĩa dân tộc nước nhỏ và sự thay đổi chủ đề chính trị ngày càng phân tán, nước lớn ngày càng không thể lợi dụng các nguồn sức mạnh truyền thống để thực hiện mục tiờu của mỡnh
Trang 11Trong cuốn sách này ông cho rằng : “ quyền lực mềm là khả năng hướng tới mục tiêu bằng sức hấp dẫn của mỡnh chứ không phải bằng cách cưỡng ép trong các công việc quốc tế” Quyền lực mềm bắt nguồn từ ba yếu tố: văn hóa ( phát huy tác
dụng hấp dẫn đối với các nước khác), quan điểm giá trị (khi ở trong và ngoài nước đều thực sự thực hành những giá trị này) và chính sách ngoại giao (khi chính sách được coi là hợp pháp và uy tín đạo đức)
Trong cuốn sách “ Bound to lead the chaning nature of American Power”
( vượt lên để dẫn đầu: bản chất đang thay đổi của quyền lực Mỹ), Nye cho rằng việc làm các quóc gia khác nhau thay đổi có thể được gọi là phương pháp chi phối hoặc chỉ huy của việc thể hiện quyền lực và có thể được thực hiện dựa vào sự dụ dỗ (củ càrốt) hoặc đe dọa (cây gậy) Tuy nhiên, quyền lực có thể được thực thi một cách gián tiếp mà theo Nye mô tả, chính là “bộ mặt thứ hai của quyền lực”
« Trong nền chính trị thế giới, một quốc gia có thể đạt được những kết quả mong muốn khi các quốc gia khác nhau muốn đi theo họ hoặc đồng ý với một hệ thống có́ thể đem lại những kết quả như vậy Khía cạnh này của quyền lực khiến cho các nước khác muốn điều mỡnh muốn, có thể được gọi là các quyền lực gián tiếp hoặc quyền lực kết nạp, điều này trái ngược với hành vi quyền lực chi phối chủ động nhằm khiến người khác làm điều mỡnh muốn, quyền lực kết nạp cú thể dựa trờn việc thu hỳt ý tưởng của một người nào đó hoặc dựa vào khả năng xây dựng chương trỡnh nghị sự theo cỏch mà sẽ hỡnh thành những ưu tiên mà người khác đưa ra… khả năng thành lập những ưu tiên có khuyng hướng kết hợp với những nguồn lực hữu hỡnh như quân sự hoặc sức mạnh kinh tế ».
Trong cuốn sách khác : “ the Paradox of American Power- Why the world’s only super power can’t go it alone” ( nghịch lí của quyền lực Mĩ- tại sao
siêu cường lớn nhất trên thế giới lại không thể đứng một mỡnh) xuất bản năm 2002, Nye đã mô tả các nguồn lực của quyền lực mềm như sau:
“ Sức mạnh mềm không đơn thuần chỉ giống như ảnh hưởng… quyền lực mềm cũn hơn là sự thuyết phục hoặc khả năng lay chuyển con người bằng tranh luận…xét theo hành vi thỡ quyền lực mềm là sức mạnh thu hỳt Về mặt nguồn lực, thỡ quyền lực quyền lực mềm là những thứ tạo ra sức hấp dẫn đó Quyền lực mềm
Trang 12của một đất nước nằm chủ yếu trong 3 nguồn lực: văn hóa (tại thời điểm mà nó có tính thu hút đối với những người khác), giá trị chính trị (khi quốc gia này hành xử đúng với những giỏ trị của mỡnh trong cả mụi trường trong nước và ngoài nước) và chính sách đối ngoại( khi chúng được xem xét như có tính hợp pháp và thẩm quyền
về đạo đức)”
Gần một thập niên sau, năm 1999 trong bài viết “ xác định lại mối quan tâmcủa quốc gia” (Redefining the nation interest) trên tạp chí Foreign Affairs, Nye hoàn thiện khái niệm này khi nhấn mạnh vào sức thuyết phục của thông tin Trong cuốn “
vỡ sao chỉ cú sức mạnh quõn sự là chưa đủ” ( Why ministory power is no longer enough ) xuất bản năm 2002, ông định nghĩa : quyền lực mềm chính là khả năng khiến người khác muốn cái mà bạn muốn”
Trong cuốn “ soft power: hard Power and learship : the benefits of soft power” compass: a journal of leadership( 2004) Ông cho rằng
“Lónh đạo và quyền lực luôn đi đôi với nhau không tách rời Nói rộng ra quyền lực là khả năng tác động tới hành vi của những người khác để có thể đạt được kết quả mà bạn mong muốn mà có ba cách cơ bản để làm điều đó
1 Bạn có thể dụ dỗ họ bằng cách trả tiền
2 Bạn có thể buộc họ bằng cách đe dọa.
3 Bạn có thể thu hút họ và dựa vào họ.
Quyền lực mềm dựa tren khả năng hỡnh thành nên sự tham khảo cho những người khác
Trong khái niệm hành vi, quyền lực mềm đơn giản là những quyền thu hút người khác bằng các phẩm chất vốn có và bằng hiệu quả của việc họ truyền đạt”.
Trong cuốn “ soft power – the mean to success in world politis” (quyền lực mềm- phương tiện để giành thắng lợi trong chính trị thế giới) xuất bản 2004 Nye tiếptục phát triển khái niệm quyền lực mềmvà khai thỏc những ẩn ý và hạn chế của quyền lực mềm theo những cỏch mà ụng chua hề làm trong hai tỏc phẩm trước đay
của ông, Theo Nye, “ Quyền lực mềm là khả năng đạt được điều mà bạn muốn thông qua sức hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách của một quốc gia Ông cũng nhấn mạnh rằng, sự hấp dẫn sẽ tạo nên điểm khởi đầu và khi
Trang 13các chính sách của một quốc gia được nhỡn nhận hợp phỏp trong mắt những nước khác thỡ cú nghĩa là quyền lực mềm của nước đó được tăng cường”.
Trong cuốn : “tái suy ngẫm về khái niệm quyền lực mềm” ( think again :
soft power), xuất bản năm 2006, ông cho rằng : “quyền lực mềm đơn giản thông qua
sự thu hút, hấp dẫn hoặc dụ đỗ của mỡnh làm thay đổi hành vi của người khác, từ
đó đạt được cái mà mỡnh cần” Ngoài ra ễng cũn chỉ ra ba nguồn gốc của quyền lực
mềm Đó là văn hóa, thể chế chính trị và chính sách ngoại giao của một nước Quyềnlực mềm là sức hấp dẫn được hỡnh thành từ văn hóa, lí tưởng chính sách của một nước Ông cũn khỏi quỏt quyền lực mềm là sự ảnh hưởng, sức hấp dẫn, và khả năng bắt chước, là một loại thực lực, có năng lực đồng hóa , những điều thu được từ quyền lực có khả năng đồng hóa này là sức hấp dẫn của tư tưởng quốc gia Hoặc có khả năng hướng dẫn chính trị ở mức độ nào đó có thể thể hiện ý nguyện của nước khác
Khả năng chi phối được ý nguyện của người khác này có liên quan mật thiếtvới lực lượng vô hỡnh như văn hóa, hỡnh thỏi ý thức và chế độ xó hội
“ Tính phổ cập của nền văn hóa một nước và năng lực thiết lập những chuẩn tắc và
cơ chế có lợi cho bản thân khi làm chủ những quy phạm hành vi quốc tế, đều là nguồn gốc quan trong của quyền lực mềm” Vỡ vậy, Ông cho rằng : sự yếu của lực lượng vô hỡnh cú thể đánh giá được nhờ vào sự tập trung của quóc gia , tính phổ cậptoàn cầu văn hóa và vai trũ trong cơ cấu quốc tế
Như vậy, qua khảo sát quá trỡnh hoàn thiện định nghĩa về quyền lực mềm của Nye- người được cho là tiên phong nghiên cứu về vấn đề này, có thể khái quát các nội dung cơ bản của quyền lực mềm bao gồm :
Thứ nhất: sức hấp dẫn và ảnh hưởng của văn hóa
Thứ hai: sự hấp dẫn về hỡnh thỏi ý thức xó hội, cỏc quan điwểm về giá trị và chính sách quốc gia
Thứ ba: chính sách đối ngoại đúng đắn
Thứ tư: xử lí các mối quan hệ trong nước vừa có tỡnh, vừa cú lớ
Thứ năm: sức hấp dẫn của đường lối phát triển và hỡnh thức chế độ
Thứ sáu: năng lực chỉ đạo; hoạch định và kiểm soát quy phạm quốc tế
Trang 14Thứ bảy: mức độ ủng hộ, tán dương của dư luận quốc tế với hỉnh ảnh quốc gia Khi giải thích về nguồn gốc quyền lực mềm phát huy tác dụng thế nào đối với cộng đồng quốc tế, Joseph Nye nờu rừ: nếu một nước có thể là cho quyền lực của mỡnh hợp phỏp ở một nước khác, thỡ khi thực hiện ý chớ của mỡnh sẽ gặp phải sự chống đối nếu văn hóa và hỡnh thỏi ý thức của nước đó có sức hấp dẫn thỡ khi thức hiện ý chớ của mỡnh sẽ ớt gặp phải sự chống đối.
1.1.3 Khái niệm quyền lực cứng.
Trong xó hội, bất kỡ giai cấp hay cỏ nhân nào đều muốn có quyền lực
Đó là công cụ để thực hiện những hành vi hoặc buộc người khác phải thực hiện hành
vi nhất định theo ý chớ của người có quyền hoặc được trao quyền
Trong mối quan hệ giữa các cá nhân; dân tộc hay giữa các quốc gia Quyền lực cứng được hiểu là sức mạnh quân sự, khoa học công nghệ, kinh tế, các nhân tố này là điều kiện tăng cường quyền lực uy tín của một quốc gia hay của nhà lónh đạo cầm quyền Là điều kiện tăng cường quyền lực uy tín của một quốc gia hay của nhà lónh đạo cầm quyền Là công cụ để chủ thể này tác động lên chủ thể khác buộc đối tượng kia phải phục tùng
Quyền lực cứng được thực hiện thông qua sự đe dọa, dụ dỗ hoặc trả lương khen thưởng Hai nguồn chính của quyền lực cứng là đe dọa và dụ dỗ khen thưởng
và tiền hoa hồng, chúng ta sẽ hài lũng hơn là khi bị đe dọa nhưng chúng có thể tạo thành một mối đe dọa nguy hiểm
Quyền lực cứng là biện pháp được sử dụng phổ biến trong lịch sử và cho tới nay nó vẫn được xem là công cụ phổ biến và có hiệu quả được tất cả các quốc gia
sử dụng và và chưa có thể thay thế hoàn toàn được nó
1.1.4 Đặc điểm của quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế.
Nếu văn hóa và hỡnh thỏi ý thức của nước đó có sức hấp dẫn càng mong muốn học tập theo Nếu nước đó có thể xây dựng được một quy phạm quốc tế giống
xó hội của mỡnh, thỡ khả năng phải thay đổi chính mỡnh là rất nhỏ Nếu nước đó có thể giúp đỡ ủng hộ những chế độ, khuyến khích các nước khác lựa chọn hoặc hạn
Trang 15chế hành vi của mỡnh dựa trên cách thức mà quốc gia chủ chốt thớch thỡ quỏ trỡnh mặc cả có thể không cần thực hiện cưỡng chế hoặc sử dụng quyền lực cứng.10
Như Nye đó núi : sức mạnh mềm chớnh là loại sức hấp dẫn tỏc động gián tiếp vào hành vi của người khác Những lợi ích mà quyền lực mềm mang lại cho mộtquốc gia không phải là những lợi ích có thể thấy được ngay, nhưng nó lại mang đến nhưng tác dụng ngoài mong muốn
Với các quốc gia- dân tộc, quyền lực mềm là công cụ quan trọng trong việc thực thi chính sách đối ngoại khi nói về những lợi ích của quyền lực mềm, Joseph S Nye cho rằng trong quan hệ quốc tế, một quốc gia có thể tác động vào một quốc gia khác một cách tự nhiên thông qua các giá trị như ý chí, kĩ năng ngoại giao, khả năng huy động sự ủng hộ nội bộ hay hệ tư tưởng tôn giáo… và khi giá trị của một quốc gia được nhiều nước khác chia sẻ thỡ quốc gia đó có thể dễ dàng gây ảnh hưởng lên hành vi của quốc giai khác
Quan điểm này của Nye được Joshua S Goldstein chia sẻ khi Goldstein cho rằng ý quyền lực ý tưởng có thể giúp tối đa hóa các khả năng ảnh hưởng thông qua quy trỡnh tõm lớ Và một quốc gia có thể nhận được sự ảnh hưởng quốc tế thông qua việc trở thành người làm luật hay thay đổi cách nhỡn của quốc gia khác đối với quốc gia họ
1.1.5 Mối quan hệ giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm.
Quyền lực cứng và quyền lực mềm là hai khía cạnh của khả năng giành được mục tiêu của một người mục tiêu của một người bằng việc tác động lên hành vicủa chủ thể này lên hành vi của chủ thể khác Đôi khi mọi người bị thu hút vào những người khác có quyền điều khiển bằng sự hoang đường của họ không thể đánh bại
Osama Bin Laden đó núi trong mụ ̣t đoạn băng của ông ta “ khi mọi người thấy một con ngựa khỏe mạnh và một con ngựa yếu, theo tự nhiên họ sẽ thích con ngựa khỏe” Đôi khi những kẻ hăm dọa lớn cú một tầm nhỡn và danh tiếng cho
thành công mà thu hút những người khác bất kể hành vi lưu manh của họ - nhỡn
10Joseph S.Nye: Bound to lead the changing nature of American New York : Basic book inc
Pubicshess, 1990 p, 32- 33.
Trang 16nhũng minh chứng như Strejob, Math stewart và Hyman Rickover- cha đẻ của hải quân hạt nhân
Quyền lực cứng và quyền lực mềm đôi khi củng cố và can thiệp lẫn nhau Hầu như mọi nhà lónh đạo cần một mức độ chắc chắn của quyền lực mềm
Khi việc tập luyện quyền lực cứng thấp hơn quyền lực mềm nó sẽ làm cho việc lónh đạo khó khăn hơn Khả năng để tập hợp quyền lực cứng và quyền lực mềmmột cách có lợi là quyền lực thông minh Quyền lực mềm không phải tự thân nó là tốt và cũng không phải lúc nào cũng tốt hơn quyền lực cứng Không ai thích lại bị lôi kéo thậm chí bằng quyền lực mềm Giống như nhiều loại quyền lực nó có thể được mong muốn cho mục đích tốt hay xấu và những mục đích này thường thay đổi trong mắt những nguời nhỡn nú
Đối với một quốc gia đều là cách thức để một quốc gia tạo ảnh hưởng tác động ra bên ngoài thể hiện quyền lực của mỡnh Cả quyền lực cứng và quyền lực mềm chỉ phỏt huy sức mạnh của nú ở một mặt nào đó Quyền lực nào mạnh hơn cũn tựy thuộc vào từng tỡnh huống cụ thể mà quốc gia muốn đạt tới nếu như trong một cuộc chiến tất nhiên quyền lực cứng sẽ quan trọng hơn Cũn nếu bạn muốn thỳc đẩy dân chủ thỡ quyền lực mềm cú ý nghĩa hơn Quốc gia đó không thể “ xuất khẩu” dânchủ đó thông qua súng đạn mà chỉ có thể thông qua ý tưởng
Khi việc sử dụng quyền lực cứng thấp hơn quyền lực mềm nó làm cho việc lónh đạo khó khăn hơn Quyền lực cứng tạo cho người lónh đạo được quyền để
ép buộc đối tượng
Việc sử dụng cả phong cách quyền lực cứng và quyền lực mềm để được các mục tiêu chuyển đổi để giới hạn các mục tiêu hoặc để bảo vệ tỡnh trạng hiện tại
Cả hai quyền lực này đều là cách thức để một quốc gia tạo ảnh hưởng tác động ra bên ngoài, thể hiện quyền lực của mỡnh Việc kết kợp giữa chúng sẽ tạo ra thứ quyền lực thông minh( smart power) tạo ra chiến lược thành công; quyền lực cứng
là khả năng để phát huy được quyền lực mềm, giúp quyền lực mềm hấp dẫn Ngược lại, quyền lực mềm tạo khả năng cho việc hành động quyền quyền lực cứng tăng lên,
có hiệu quả hơn Đó là khả năng kết hợp giữa công cụ quyền lực cứng và quyền lực mềm cho một chiến lược thành công
Trang 17Trong xu thế hiện nay cỏc quốc gia trờn thế giới muốn phỏt triển bền vữngthỡ cần phải cú sự liờn kết, hợp tỏc với nhau Dung hũa đối với chủ quyền quốc gia
và lợi ích dân tộc, thúc đẩy sự hỡnh thành lợi ớch của toàn nhân loại, cuối cùng trong tương lai sẽ trở thành quốc gia không biên giới Việc tồn tại dựa vào nhau không chỉ qua lại lẫn nhau, tồn tại dựa vào nhau mang tính nhạy cảm và mang tính mềm yếu để giả thích được quyền lực được tạo ra từ tồn tại dựa vào nhau không tương xứng như thế nào
1.1.6 Đặc điểm của quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế.
Theo Joseph Nye đặc điểm đầu tiên của quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế là sự tập hợp đầy đủ các đặc điểm của văn hóa quốc gia, giá trị chính trị và chính sách đối ngoại bởi đây là ba nguồn lực chính cấu thành nên quyền lực mềm
Quyền lực mềm phát huy tác dụng thông qua sức hấp dẫn của văn hóa và hỡnh thỏi ý thức chứ khụng phải bằng cỏch cưỡng ép, trừng phạt kinh tế và quân sự, quyền lực mềm không mang tính độc quyền Nguồn quyền lực mềm không thể bị một số các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế nào độc quyền Nguồn quyền lực mềm cơ bản như văn hóa tri thức không bao giờ, có thể độc quyền; ảnh hưởng của quyền lực mềm là vụ hỡnh nhưng lại rất sâu sắc Nếu một gia có quyền lực mềm quốc gia đó
có thể thu được nguồn lợi rất lớn từ hiệu quả của quyền lực mềm mà không phải trả tiền nhiều
Đặc điểm thứ hai: trên thực tế quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế
thường được kết hợp triển khai với quyền lực cứng chứ không đơn thuần đứng độc lập một mỡnh Sự kết hợp đó đó được gọi là quyền lực thông minh
Ví dụ như sức mạnh quân sự có thể được xem là quyền lực cứng để giành được thắng lợi trong cuộc chiến Tuy nhiên, khi lực lượng hải quân Hoa Kỡ tiến hành các hoạt động cứu trợ nạn nhân sóng thần, cứu giúp nhiều người dân châu Á, điều này đó khiến nước Mĩ trở nên hấp dẫn hơn Như vậy, việc triển khai hoạt động của hải quân Mĩ vốn được xem là quyền lực cứng trong cuộc chiến có thể được sử dụng như là một quyền lực mềm với việc cứu giỳp hàng nghỡn người dân châu Á trong đợt bị sóng thần
Trang 18Đặc điểm thứ ba, là sự tiềm ẩn của quyền lực mềm Không một nhà hoạch định nào có thể cân, đong đo đếm một cách cụ thể và chính xác quyền lực mềm và cũng không thể dự đoán được những tác động và những ảnh hưởng mà quyền lực mềm có thể mang lại cho một quốc gia.
Hiện nay, trong chính sách đối ngoại của mỡnh, cỏc quốc gia đều nhận thức tầm quan trọng và tác động tích cực từ việc vận dụng quyền lực mềm những lợi ích
mà quyền lực mềm mang lại cho một quốc gia không phải là những lợi ích có thể thấy ngay được nhưng nó lại mạng lại những tác dụng ngoài mong muốn
Với các quốc gia – dân tộc quyền lực mềm là công cụ quan trọng trong việc thực thi chính sách đối ngoại Khi nói về những lợi ích của quyền lực mềm, Josph Nye cho rằng, trong quan hệ quốc tế một quốc gia có thể tác động vào một quốc gia khác “ một cách tự nhiên” thông quan các giá trị như ý chí, khả năng ngoại giao, khảnăng huy động ủng hộ nội bộ hay hệ tư tưởng tôn giáo … và khi giá trị của một quốcgia được nhiều nước khác chia sẻ thỡ quốc gia đó có thể dễ dàng gây ảnh hưởng lên hành vi của quốc gia khác Quan điểm này của Nye được Joshua S Goldstein chia sẻkhi cho rằng quyền lực ý tưởng có thể giúp “tối đa hóa các khả năng ảnh hưởng thông qua quy trỡnh tõm lớ” và một quốc gia cú thể thu được ảnh hưởng quốc tế thông qua việc trở thành người làm luật hay thay đổi cách nhỡn của quốc gia khỏc đối với lợi ích quốc gia của họ
Chớnh vỡ vậy, trong xõy dựng chớnh sỏch đối ngoại, bên cạnh loại sức mạnh truyền thống, các quốc gia luôn nhấn mạnh việc áp dụng triệt để các biện pháp
sử dụng quyền lực mềm nhằm đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược đó đề ra
Việc phát huy quyền lực mềm chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố:
Trước hết, là chịu sự tác động của nhân tố nguồn tài nguyờn chớnh trị Do bất bỡnh đẳng trong phát triển chính trị, kinh tế thế giới, nguồn tài nguyên chính trị của các nước khác nhau, những nước có nguồn tài nguyên chính trị phong phú
thường có nhiều nguồn quyền lực mềm hơn, có thể phát huy một cách có hiệu quả tác dụng của quyền lực mềm Trong khi đó những nước nhỏ và yếu thỡ thiếu nguồn tài nguyên chính trị Vỡ vậy, việc phát huy hiệu quả và tác dụng của quyền lực mềm
Trang 19chịu sự hạn chế về thiếu nguồn tài nguyên quyền lực mềm, từ đó ảnh hưởng tới việc phát huy vai trũ của nú.
Thứ hai, sự khác nhau về hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên quyền lực mềm cũng ảnh hưởng tới việc phát huy hiệu quả và tác dụng của quyền lực mềm Nguồn tài nguyên quyền lực mềm phải thực thi mới có thể phát huy tác dụng Trong quỏ trỡnh thực thi, kĩ năng và hiệu quả trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả của quyền lựcmềm Sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng nguồn lực quyền lực mềm của các chủ thể hành vi làm cho hiệu quả của quyền lực mềm của các chủ thể hành vi làm cho hiệu quả của quyền lực mềm khác nhau rất nhiều
Thứ ba, mục tiêu thực thi quyền lực mềm của các chủ thể hành vi khác nhau cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc phát huy vai trũ quyền lực mềm
Quyền lực mềm ngày càng trở thành thành phần, hạt nhân trong địa vị quốc tế của một quốc gia, việc đặt quyền lực mềm ở tầm cao chiến lược trở thành yêu cầu căn bản thực hiện mục tiêu tổng thể quốc gia, đưa quyền lực mềm vào đánh giá chung quyền lực mềm vào đánh giá chung sức mạnh của quốc gia và điều chỉnh yếu tố cơ bản của nó
Như vậy, bản chất của quyền lực mềm là sự tác động thông qua yếu tố tâm lí
và quy trỡnh tõm lớ này đũi hỏi phải mất nhiều thời gian mới cú thể đạt được những hiệu quả như mong muốn Vỡ vậy, khi các quốc gia triển khai chính sách mở rộng thông qua quyền lực mềm, hiệu quả không thể thấy được ngay mà mất nhiều thời gian mới đạt được hiệu quả mong đợi
Trang 20Quyền lực mềm đó bị chỉ trớch là khụng cú hiệu quả do tỏc giả Niall
Ferguson trong lời nói đầu cuốn Clossus: các tác giả duy lí này chỉ rằng mục đích lí thuyết mà các chủ thể trong quan hệ quốc tế tuơng ứng chỉ có hai loại ưu đói về kinh
mẽ cũng có thể gây ra những hậu quả không mong muốn phản tác dụng, có thể thấy dẫn chứng:
Tại Châu Phi, trong thời gian gần đây lónh đạo cao cấp Trung Quốc liên tiếp thăm Châu Phi tuyên bố xóa nợ 1 tỷ USD cho Châu Phi, triển khai hơn 900 dự
án đầu tư xây dựng sân vận động, đường xó, bệnh viện và trường học Trung Quốc cũng đào tạo trên một nghỡn sinh viờn Chõu Phi tại cỏc trường đại học ở Trung Quốc và cử hơn 900 bác sĩ làm việc tại Châu Phi Các quốc gia ở khu vực này gần đây đang tỏ ra vẻ hoài nghi về ý đồ của Trung Quốc đối với các nước này
Cuối cùng, khái niệm “ quyền lực mềm” được Joseph Nye đưa ra có nội dung khá hẹp, chủ yếu tạp trung vào sự phân tích sự triển khai quyền lực mềm thôngqua các hoạt động kinh tế mà chưa đề cập đến ca các haotj động khác như nhà đầu
tư, viện trợ hay ngoại giao Trong khi đó, ở Châu Á, biểu hiện của quyền lực mềm được mở rộng hơn Cụ thể là, đối với Trung Quốc, là việc triển khai quyền lực mềm của nước này đối với các nước láng giềng Đông Nam Á bao gồm hoạt động văn hóa,ngoại giao, việc gia nhập các tổ chức diễn đàn khu vực các hoạt động thương mại ở nước ngoài và vai trũ hấp dẫn của kinh tế, viện trợ đầu tư…Vỡ vậy, quyền lực mềm như người ta thường nói ngày nay ẩn chứa tất cả các nhân tố ngoài lĩnh vực an ninh chứ không đơn thuần là các hoạt động trao đổi và viện trợ kinh tế như Nye đó đề cậptrong học thuyết của mỡnh
Trang 211 2 Quan điểm của Trung Quốc về quyền lực mềm
1.2.1.Quyền lực mềm hay sức mạnh mềm.
Theo tiếng Anh từ Power có nghĩa là quyền lực mềm hay sức mạnh mềm
Tuy nhiên, hai phạm trù này khác nhau, sức mạnh mềm muốn trở thành quyền lực mềm cần phải có điều kiện chuyển hóa nhất định Hạt nhân của chiến lược truyền bá đối ngoại Trung Quốc là phải sử dụng các biện pháp truyền bá để thực hiện sức mạnh mềm đó có, làm cho nó trở thành quyền lực hóa
Từ khi khái niệm quyền lực mềm ( soft power) ra đời một số học giả nghiên cứu về quan hệ quốc tế và ngoại giao của Trung Quốc đó tiến hành thảo luậnnghiên cứu toàn diện về định nghĩa, nguồn gốc, đặc tính, yếu tố, tầng thứ, phân loại tác dụng của nó Nhưng cho đến nay, trong giới học thuật vẫn tồn tại tranh cói khỏ lớn về nội hàm cơ bản của nó Vỡ vậy trong sự lựa chọn con đường nâng cao quyền lực mềm của Trung Quốc, các học giả cũng có nhiều cách nói khác nhau, khó đạt được sự đồng thuận
Từ khi du nhập vào Trung Quốc đến nay, từ “ Soft Power” phải đối diện với vấn đề phiên dịch , các học giả có nói khác nhau về nó Hiện nay, trong giới học thuật, từ này có ba tên phiên dịch bằng tiếng Trung Hoa: quyền lực mềm, sức mạnh mềm và lực lượng mềm cỏc tờn phiờn dịch khú này khú cú thể phõn cao thấp về tầnsuất sử dụng và tỡnh trạng sử dụng lẫn lộn vẫn chưa có gỡ thay đổi thực ra cách dịch khác nhau phản ánh trọng tâm lí giải và xu hướng tư duy khác nhau của người dịch Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để xóa bỏ sự khác biệt trong việc dịch từ “ Soft Power” là phải trở lại ngữ cảnh sử dụng ban đầu của nó
Ban đầu, Nye định nghĩa “ soft power” như sau: một nước khiến nước khác ( tự nguyện) yêu cầu những nước này muốn mà không ép buộc, ra lệnh cho nước khác làm những việc mà nước này muốn, do nước khác đi theo, một nước có thể đạt được kết quả mà nó mong muốn
Rừ ràng, ở đây Nye chỉ ra : “soft power” là sức ảnh hưởng, sức chi phối hoặc sức khống chế đặc thù, không mang sức cưỡng chế, là “lực hút”, sức cảm hóa
và kêu gọi (lây lan và cảm hóa) sức hấp dẫn, sức thuyết phục
Trang 22Từ góc độ loại hỡnh lực lượng, Nye đó giới hạn phạm vi của “ soft
power”, cho rằng sức mạnh bao gồm sức mạnh hành vi (behavioral power) và sức mạnh tài nguyên( resource power):
+ Sức mạnh hành vi chỉ khả năng đạt được kết quả mong muốn
+ Sức mạnh tài nguyên lại chỉ tài nguyên có đưiocj liên quan đến năng lực đạt được kết quả mong muốn
“ Soft power” và “ hard power” cùng tồn tại và cùng thuộc về sức mạnh hành vi: trong đó, “ soft Power” chỉ năng lực đạt được kết quả bạn mong muốn trongkhi người khác muốn, bạn cũng muốn
Ở đây, Nye đó giới hạn rừ ràng” soft power” là loại năng lực hành vi Năng lực này ảnh hưởng đến người khác chứ không phải là tài nguyên hoặc chiếm hữu tài nguyên Có thể thấy, Nye đó quy nạp hành vi vào trong quan hệ tỏc dụng và bị tỏc dụng giữa những người khác, khiến nó thuộc về phạm trù quan hệ, chứ không coi nó
là vật chất ( tài nguyên) hoặc là phạm trù thực thể để xem xét
Trong xó hội học và chớnh trị học, quyền lực khụng phải là vật chất, mà là một loại quan hệ mang tớnh ỏp lực khụng cõn bằng, khụng ngang bằng, nú thuộc về phạm trự quan hệ: “sức mạnh” là loại sức mạnh mang tính thông thường, là một loại phạm trự thực thể Rừ ràng, “ quyền lực” và “ sức mạnh” là hai khỏi niệm khỏc nhau, thuộc về hai phạm trự khỏc nhau
Theo đó năng lực hành vi là quyền lực có thể gọi là: “ quyền lực hành vi”( màkhông thể nói là sức mạnh hành vi), có thể gọi là “sức mạnh tài nguyên”( mà không gọi là “ quyền lực tài nguyên”) Và “ soft power” thuộc về năng lực hành vi , mà năng lực hành vi là quyền lực, tức là “ quyền lực hành vi” Như vậy, nên diễn đạt
“soft power” của Nye là “ quyền lực mềm” để chỉ ra đặc tính quan hệ nó là năng lực hành vi
Nếu dịch “ soft power” thành sức mạnh mềm rừ ràng là đó hiểu sai chủ ý của Nye, sai là đó coi nú thành vật chất và thực thể Trong khi đó “ sức mạnh mềm” lại thuộc về tài nguyên như Nye đó núi Núi một cỏch chớnh xỏc, nú thể hiện là thựclực tài nguyờn, tương quan với quyền lực mềm trong sức mạnh tài nguyên Nó là
“tài nguyên quyền lực vụ hỡnh”
Trang 23Trên cơ sở “quyền lực mềm” và “sức mạnh mềm” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau thuộc về hai phạm trù khác nhau, nên dịch “ soft power” về ý nghĩa “sức mạnh hành vi” là “ quyền lực mềm” Cũn khi dịch “ soft power” thuộc “ sức mạnh tài nguyờn” là “sức mạnh mềm”, chỳng ta cú thể tham khảo tỡnh huống và ngữ cảnh khỏc nhau của từ “ soft power” xác định một cách cụ thể thuộc phạm trù của nó để có tên dịch tương ứng Đương nhiên, nếu như “ soft power” thoát khỏi ngữcảnh nhất định, khó có thể phân biệt là sức mạnh hành vi hay là sức mạnh tài
nguyên, như vậy có thể dịch là “ lực lượng mềm” một cách chung chung, mơ hồ Quả thực, cho dù từ lí luận hay từ giá trị, Nye quan tâm nhiều hơn đến quan hệ quyền lực bất đối xứng của ảnh hưởng và bị ảnh hưởng trong tác động lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới , mà không chỉ giới hạn ở sự nhiều ít của thực lực tự than trong nội bộ một nước Do đó, sức mạnh mà ông đó lớ giải là loại hớnh hướng ngoại nó đó phỏt huy tỏc dụng thực tế giữa cỏc quốc gia và tạo thành quyền lực (quan hệ) nào đó Nó không phải là nội khuynh và không phải là loại hỡnh thực lực và tiềm lực nội tại Liên hệ đến các ngữ cảnh sử dụng này, rừ ràng “ soft power”
mà Nye đó núi chớnh là quyền lực mềm từ ý nghĩa này cú thể núi, Nye là một học giả về quyền lực mềm chứ không phải là học giả về “sức mạnh mềm” như chúng ta thường nói
Trong bối cảnh toàn cầu, ý nghĩa của sức mạnh tài nguyờn quốc gia (bao gồm sức mạnh mềm) mang tính quan hệ quốc tế , giá trị của nú thể hiện thụng qua quan hệ quyền lực bất bỡnh đẳng trong sự tác động lẫn nhau giữa các nước Có nghĩa là, giá trị của sức mạnh tài nguyên không phải ở chỗ bản thân nắm giữ, mà ở tác dụng đối ngoại Có thể thấy, đánh giá thực lực của một nước không chỉ chỉ nhỡn vào số lượng tài nguyên, mà cũn nhỡn vào chất lượng của nó, xem xét phạm vi và mức độ ảnh hưởng của nó đối với các nước khác
Đương nhiên, tài nguyên hoặc bản thân chiếm hữu tài nguyên, tuy không ngang hàng với năng lực hành vi nhưng tài nguyên hoặc chiếm hữu tài nguyên là cơ
sở năng lực hành vi Theo lí giải của chủ nghĩa hiện thực, quyền lực bắt nguồn từ sức mạnh( thực lực), trên cở sở sức mạnh; sức mạnh là tài nguyên gốc, cơ sở và chỗ dựa của quyền lực Vỡ vậy sức mạnh quốc gia quyết định quyền lực của quốc gia
Trang 24Sức mạnh của một quốc gia càng lớn, quyền lực của nó đối với các nước khác hoặc trong xó hội quốc tế càng lớn Cũng như vậy, sức mạnh mềm của một nước càng mạnh thì sức mạnh mềm đối ngoại của nó càng lớn
Trong xã hội quôc tế sức mạnh hành vi ảnh hưởng đến nước khác với
phương thức đặc thù (phi cưỡng chế), quyền lực mềm của một nước cần dựa vào vậndụng tài nguyên quyền lực mềm- sức mạnh mềm mới đạt được
Nye đã chỉ ra: là một loại sức mạnh hấp đẫn, sức mạnh mềm chính là: “ nănglực hấp dẫn đối phương thông qua sức hấp dẫn kỳ lạ của văn hóa và hình thái ý thức”11, vì thế mấu chốt của vấn đề sức mạnh mềm không phải ở chỗ có thể tăng cường hoặc nâng cao, mà là ở chỗ phát huy sức mạnh hiện có với tư cách là tiềm năng, thực thi ảnh hưởng và tác dụng chi phối đói với nước đối tượng hoặc nước mục tiêu một cách thực tế như thế nào Do đó, sức mạnh chuyển từ trạng thái thực tại chuyển hoiá thành quyền lực mềm
1.2.2 Quan điểm của Trung Quốc về quyền lực mềm.
Quyền lực mềm ngày càng trở thành thành phần hạt nhân trong địa vị quốc
tế của một quốc gia, việc đoạt quyền lực ở tầm cao chiến lược trở thành yêu cầu căn bản thực hiện mục tiêu tổng thể của quốc gia đưa quyền lực mềm vào đánh giá chung quyền lực của quóc gia và điều chỉnh yếu tố cơ bản của nó, làm thế nào
chuyển sức mạnh của quốc gia đã được tăng cường của Trung Quốc thành ảnh
hưởng quốc tế mang tính xây dựng một cách có hiệu quả đã trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi của giới chiến lược Trung Quốc
Ở Trung Quốc, khi giải quyết các mối quan hệ đối ngoại, các chiến lược quân sự cổ xưa của Trung Quốc tập trung vào những hoạt động ngoại giao hơn là đốimặt trên chiến trường Ngay từ thế kỉ IV T.C.N như là một bộ phận của thuật trị nước, một chiến lược tổng hợp và thống nhất nhằm là lung lạc kẻ thù, phá vỡ sự cân bằng của họ và cưới cùng là chiến thắng mà không cần phải dụng binh Đại diện cho triết thuyết này là Tôn Tử Ông cho rằng: hành động quân sự chỉ là một bộ phận và không phải là bộ phận quan trọng nhất trong cách tiếp nhận hài hòa về an ninh Phần
11 Joseph.S.Nye, “ Prefining the national interest foreign Affairs July/ August, 1999, p.24
Trang 25quan trọng hơn là liên minh ngoại giao, nhấn mạnh mưu lược, bao gồm: đánh lừa kẻ thù, bào mòn trận địa của họ…
Tư tưởng của Tôn Tử đã được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ và trở thành một bộ phận của di sản truyền thống Trung Quốc Ông cho rằng” thay vì công thành tốt hơn nên đánh vào tinh thần của quân địch”… “ trăm trận trăm thắng không phải là thành công lớn nhất; chinh phục kẻ địch mà không cần phải giao tranh mới làthành công lớn nhất”12
Phương cách này tương tự như điều mà chúng ta dịnh nghĩa là quyên flưucj mềm- tính đạo lý, đạo đức, giá trị và ước vọng của người dân, được gắn liền với văn hóa truyền thống cụ thể trong đó con người tự khẳng định mình
Trong thời kì cách mạng văn hóa( 1966- 1979), các học giả Trung Quốc gần như bị cách ly hoàn toàn với các thuyết quan hệ quốc tế của Phương Tây, phải đến cuối năm 1980 các học giả Trung Quốc mới cóa thể nghiên cứu các lý thuyết về quan hệ quốc tế phương Tây một cách rộng rãi Cho dù chủ nghĩa Tân tự do chỉ nhận được sự quan tâm hời hợt tại Trung Quốc, nhưng lý thuyết về quyền lực mềm của Nye lại là một ngoại lệ Năm 1990, khái niệm quyền lực mềm đã nhanh chóng
du nhập vaũ Trung Quốc Trong thời gian đầu, giữa học giả Trung Quốc cho rằng, quyền lực cứng và quyền lực mềm cũng giống như là yếu tố sức mạnh tinh thần và vật chất
Đầu năm năm 1990, giới tinh hoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc tin rằng sức mạnh tinh thần là một công cụ chủ yếu của các nước Phương Tây để thực hiện “ diến biến hòa bình” và nó là nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của Liên Xô Họ thậm chícòn cho rằng các phong trào sinh viên rộng khắp trong các năm 1986 và 1989 ở Trung Quốc là do ảnh hưởng của các giá trị văn hóa và chính trị phương Tây, những nguồn quan trọng của quyền lực mềm Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “sự lan rộng không thể kiểm soát của sự tự do hóa giai cấp tư sản có thể sẽ có những hậu quả nghiêm trọng…chủ nghĩa đế quốc đang thúc đẩy diễn biến hòa bình chống lại chủ
12Tôn Vũ (2009), Binh pháp tôn tử, , HĐ Group, Nxb Hà Nội, 2009, tr 23
Trang 26nghĩa xã hội tại Trung Quốc, đặt hy vọng của họ vào những thế hệ sẽ nối tiếp chúng ta”13
Đến giữa năm 1990, khi Trung Quốc từng bươc vươn lên mạnh mẽ các quanchức chính phủ và các học giả về quan hệ quốc tế nước này đã bắt đầu phân tích quyền lực mềm theo hướng khách quan và toàn diện Thừa hưởng những quan điểm truyền thống từ nền văn hóa cổ xưa, các học giả và các nhà hoạch định chính sách nguồn chính trị trong nước và ngòi nước của một quốc gia Nói cách khác đó là nănglực sử dụng và điều tiết sức mạnh cứng của một quốc gia đó ở trong và ngoài nước
Giáo sư Lưu Kiến Phi thuộc viện nghiên cứu chiến lược quốc teé thì hco rằng: khái niệm quyền lực mềm của Nye không thật sự chặt chẽ bởi nó dựa vào tư duy phân chia phần cứng và phần mềm của máy tính Trong khi đó, trên thực tế, phần cứng và phần mềm lại thống nhất biện chứng với nhau, cần dược kết hợp
nhuần nhuyễn Quan điểm này trùng với lý thuyết về “quyền lực thông minh”- sự kếthợp giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm do giáo sư Joseph S Nye phát triển năm 2008
Đối với giới tinh hoa Trung Quốc sự phát triển quyền lực mềm của Trung Quốc ngày càng trở nền cấp thiết như là một công cụ để hiện thực hóa giấc mơ trở thành cường quốc Đặc biệt, khi quyền lực cứng của Trung Quốc tụt lại xa phía sau những cường quốc chủ yếu khác trên thế giới Trung Quốc giờ đây đang tận dụng sự
“ hấp dẫn” của mình để gây ảnh hưởng lên thế giới đặc biệt là khu vực Đông Nam
Á Hiện nay, các học giả Trung Quốc coi các thành tố “ mềm” là một sự lựa chọn chiến lược phục vụ cho chiến lược “ phát triển hòa bình” của nước này
Phần lớn các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin tưởng rằng, trong thế kỷ XXI, thế giới đang chuyển nhanh thành một thế giới đa cực với sự toàn cầu hóa kinh tế nhanh chóng cùng với những tiến bộ trong khoa học công nghệ và sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt về “ sức mạnh tổng hợp quốc gia” Trong con mắt của giới tinh hoa Trung Quốc, chiến lược phát triển lớn nhất của Trung Quốc là tiến bộ xây dựng “ sức mạnh toàn diện quốc gia” trong khi vẫn “ duy trì ổn định nội
13.Lưu Cường Luân, Uông Đại Lý, Tạ Ngọc Ái, Nguyễn Viết Chi, lí luận Đặng Tiểu Bỡnh, Nxb
Lao động, 2007, tr 35.
Trang 27bộ”14 của Trung Quốc coi quyền lực mềm là không thể thiếu trong nỗ lực của TrungQuốc với việc nỗ lực tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia và trở thành cường quốc hàng đầu thế giới Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển quyền lực mềm khi cho rằng nhiệm vụ căn bản của chủ nghĩa xã hội là xây dựng lực lượng sản xuất, nâng cao sức mạnh toàn diện quốc gia
xã hội chủ nghĩa của chúng ta và cải thiện mức sống nhân dân nhằm phản ánh ưu điểm vượt trội của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã từng nói: “ nền văn hóa của Trung Quốc không phải chỉ riêng của người Trung Quốc mà là của toàn thế giới… chúng ta sẵn sàng thúc đẩy giao lưu văn hóa với toàn bộ thế giới với nỗ lực chung thúc đẩy sự phát triển văn hóa”15
Ngày 24/7/2007, chính hiệp Trung Quốc tổ chức hội nghị hiệp thương đề xuất chính sách “ xây dựng quyền lực mềm quốc gia lấy văn hóa làm nội dung chủ yếu” Vấn đề này được cụ thể hóa trong Báo cáo chính trị do Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào trình bày tại Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 15/10/2007 Báo cáo nêu rõ: văn hóa ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong sức quy tụ và sức sáng tạo của dân tộc, ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong cạnh tranh quốc lực tổng hợp…”16 Như vậy, trên cơ sở coi văn hóa là một nhân tố quan trọng trong sức mạnh tổng hợp quốc gia
1.2.3 Chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
Quyền lực mềm là một nghệ thuật thuyết phục và Trung Quốc sử dụng quyền lực mềm để mở rộng không gian biên giới phía Nam cũng như ảnh hưởng củamình Kể từ những năm 90 của thế kỷ trước Trung Quốc đã đẩy mạnh quan hệ với các quốc gia ASEAN trong lĩnh vực viện trợ, thương mại tài chính, xây dựng cơ sở
hạ tầng, kinh doanh, lao động, môi trường,phát triển và du lịch
1 4 Sheng Ding ( 2007), “soft power and the rise of China: an assessment of China’s soft power in
its modernization process”, tldd, tr 94
15 Bài phát biểu của chủ tịch Hồ Cẩm Đào trước Quốc hội Oxtraylia ngày 24/10/2003 www australiapolitic Com/ news/2003/10/03-10-24b
16 Trích báo cáo chính trị của Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc 15/10/2007.
Trang 28Chiến lược ngoại giao quyền lực mềm của Trung Quốc là rất toàn diện Ngoại giao quyền lực mềm của Bắc Kinh có thể được chia làm ba giai đoạn:
Thứ nhất: thiết lập mối quan hệ chính trị và tài chính bền vững với chính phủ các nước Đông Nam Á qua việc tăng viên trợ
Thứ hai: khai thác sự hợp tác thể qua các kế hoạch phát triển khu mậu dịch
tự do
Thứ ba: tăng cường sự cuốn hút văn hóa và đẩy mạnh tư tưởng ủng hộ
Trung Quốc trong các quốc gia ASEAN qua các dự án bán Chính phủ, viện trợ, hệ thống kinh tế đa dạng và xâm nhập văn hóa là những nguồn chính cho quyền lực mềm của Trung Quốc
Tiểu kết:
Lý luận và thực tiễn luôn song hành với nhau Lý luận là cơ sở, là nền tảng cho thực tiễn và ngược lại, thực tiễn là nới để kiểm chứng và xem xét tính thực tế và hiệu quả của lí luận Do đó, việc nhận thức đầy đủ và sâu sắc các lý luận trong quan
hệ quốc tế nói chung và lý luận về quyền lực và quyền lực mềm nói riêng luôn là tiền đề quan trọng cho bất cứ quốc gia nào trong việc hoạch định và triển khai chính sách của mỡnh, đặc biệt là chính sách đối ngoại
Xét một cách toàn diện, quyền lực mềm là khả năng đạt được điều bạn muốnthông qua sức hấp dẫn chứ không phải thông qua ép buộc hay mua chuộc Nguồn lựccủa quyền lực mềm rất đa dạng và được áp dụng một cách linh hoạt khi đặt trong bốicảnh cụ thể của từng quốc gia Những tác động và ảnh hưởng của quyền lực mềm mặc dù còn tiềm ẩn nhưng là vô cùng to lớn, đem lại những kết quả đáng kể và tích cực cho quốc gia biết sử dụng nguồn tài nguyên quyền lực mềm một cách hiệu quả
Song, quyền lực mềm không phải là công cụ hoàn hảo Bản thân nó cũng có những nhược điểm và hạn chế riêng Chính vì vậy, việc áp dụng quyền lực mềm trong việc triển khai chính sách đối ngoại có thành công hay không đòi hỏi sự hiểu biết chính xác và đúng đắn của các quốc gia về quyền lực mềm
Trang 29Chương II Trung Quốc với việc triển khai quyền lực mềm
tại Đông Nam Á.
2.1 Tổng quan về Trung Quốc và Đông Nam Á
2.1.1 Trung Quốc.
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Trung Quốc nằm ở phía đông và trung Châu Á, có biên giới chung với 14 quốc gia Trung quốc đứng thứ ba thứ thế giới về diện tích sau Nga và Canađa, đứng đầu thế giới về dân số 1/2 lónh thổ Trung Quốc là nỳi và chủ yếu phõn bố ở miền Tõy, trong đó các dóy nỳi Antai và Thiờn Sơn ở Tân Cương, dóy Cụn Luõn ở phớa bắc Tõy Tạng cao nguyờn Tõy Tạng cao 3000 một trờn mực nước biến, phía nam là dóy nỳi Hymalaya cú hơn 40 đỉnh núi cao hơn 7000 mét
Cao nguyên Vân nam ở phía nam có đỉnh cao gần 3700met Xung quanh đồng bằng đông bắc là các dóy đối và núi Hưng A Lĩnh, Trường Bạch sơn Dóy nỳi Trần Lĩnh chạy qua vùng trung tâm Trung Quốc, chia đôi lưu vực sông Hoàng Hà vàsông Dương Tử.; dóy Nam Linh chia đôi lưu vực sông Dương Tử và sông Châu Giang Vùng đất thấp ở phía Đông và giũa Trung Quốc là các vùng nông nghiệp trù phú, dân cư đông đúc, gồm đồng bằng trung tâm, luu vực Tứ Xuyên và đồng bằng trung tâm, lưu vực Tứ Xuyên và đồng bằng bắc Trung Quốc ở phía tây bắc, giữa thảo nguyên Nội Mông có sa mạc Gôbi và lưu vực sông Tarim và lưu vực sông Dugarian là cao nguyên Hoàng Thổ rộng lớn
Về khí hậu, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam Lượng mưa tăng dần từ tây bắc sang đông nam Vùng đông bắc có khí hậu lục địa, mùa hè ấm và ẩm, mùa đông lạnh và kéo dài; lượng mưa dưới 750 mm Vùng trung tâm Trung Quốc có khí hậu nóng nhất mưa từ 750 mm- 1100mm Vùng phía nam có khí hậu ẩm ướt hơn Vùng cận nhiệt đới phía nam có gió mùa Vùng cao nguyên Hoàng Thổ có mùa đông lạnh, mùa hè ấm, lượng mưa dưới 500mm Vùng tây bắc đất dai khô cằn, khí hậu có tính chất lực địa, mùa đông lạnh Vùng phía tây gồm Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông
Trang 30có khí hậu không ôn hũa do nằm ở độ cao lớn va cách xa biển, lượng mưa thấp Phầnlớn Tây Tạng chịu 10 tháng băng giá trong một năm.
2.1.1.2 Điều kiện xó hội
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố kết quả điều tra dân số mớinhất cho biết tính đến ngày 1/11/2005, số dân nước này đó lờn tới 1.306,28 triệungười
Như vậy dân số Trung Quốc đó tăng 40,45 triệu người, so với số công bốtrong cuộc tổng điều tra hồi tháng 11/2000 Như vậy, trong 5 năm qua, trung bỡnhmỗi năm dân số Trung Quốc tăng 0,63%
Số liệu thống kờ mới cũn cho biết đến cuối năm 2005, tỷ lệ nam giới ở TrungQuốc chiếm 51,53% số dân, tỷ lệ phụ nữ chiếm 48,47% Tỷ lệ người già từ 60 tuổitrở lên là 11,03% Tỷ lệ dân thành thị là 42,99%; tỷ lệ dân nông thôn là 57,01% Sốdân lưu động là 147,53 triệu người và số người cú trỡnh độ đại học trở lên là 67,64triệu
Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính thức công nhận.Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới khoảng 1,3 tỉ người Dân tộc chủyếu là người Hán chiếm tới 93% số dân cả nước và là dân tộc chính trên một nửadiện tích Trung Quốc Ngay người Hán cũng là một dân tộc tương đối không đồngnhất về mặt chủng tộc, có thể coi như là sự kết hợp giữa nhiều nhóm dân tộc khácnhau cùng chia sẻ những đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ chung Người Kinh (ngườiViệt) tạo thành một nhóm nhỏ tập trung ở vùng ven biển Quảng Tây
Tại Trung Quốc, kể từ năm 1949 dưới sự điều hành của chính phủ Cộng Sản luôn muốn khuếch trương chủ nghĩa vô thần nêndõn số của cỏc tụn giỏo khụng xỏc dịnh rừ ràng Nhưng trên thực tế từ nhiều nguồn nghiên cứu về văn hóa và tôn giáo Trung Hoa thỡ đại đa số người dân vẫn cũn giữ phong tục thờ cỳng tổ tiờn do ảnh hưởng của Khổng Giáo, cũng như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo trở thành
"Tam giáo đồng nguyên" (hoặc "Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa" mà Phật Giáo Đại Thừa giữ vai trũ chớnh), số cũn lại theo những tụn giỏo chớnh sau với tỉ lệ chỉ mang tớnh ước lượng có thể không chính xác:
Trang 31 Lóo giỏo: xuất hiện dưới nhiều trạng thỏi khỏc biệt và khú phõn ranh rừràng với những tụn giỏo khỏc nờn người ta không nắm rừ số người theo Theo các tài liệu gần đây nhất thỡ cú khoảng 400 triệu người (30% tổng dân số) theo Đạo Giáo
Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên Số người theo chủ yếu là Đại thừa,
Tạng, chủ yếu tại Tây Tạng và Nội Mông Cổ Con số thực của số lượng Phật tử trên danh nghĩa có thể đạt trên 660 triệu đến 1 tỷ người (50% - 80%) Nhờ vậy mà TrungQuốc đương nhiên trở thành quốc gia Phật Giáo đông dân nhất, theo sau là Nhật
khắp Thế Giới Lưu ý là đa số người gốc Hán thường tôn thờ Phật Giáo cùng chung với các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác (như Đạo Giáo hay Khổng Giáo)
được truyền rải rác vào Trung Quốc thành nhiều đợt bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 Ngoài
ra cũn cú những người Trung Quốc gốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo
Tử mà các triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền, tuy nhiên theo nhiều học giả thỡ bản chất của nú khụng phải như vậy
thiểu số theo Hồi Giáo sinh sống rải rác Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên (1271-1368)
Trung Quốc trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái
Ngoài ra cũn cú Pháp Luân Công là một phương pháp tập luyện tinh thần rất phổ biến tại Trung Quốc trong thập niên 90 tuy nhiên đó bị Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp vào năm 1999 Theo thống kê của chính phủ có khoảng 70-100 triệu người
Trang 322.1.2 Đông Nam Á.
2.1.2 1 Điều kiện tự nhiên.
Đông Nam Á nằm ở vùng nhiệt đới giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Khu vực này hiện nay bao gồm11 nước, trong đó có 5 nước lục địa và 6 nước quần đảo( với hai vạn đảo lớn nhỏ); bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc,
Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam Diện tích rộng 4.494.047 km² và 4 triệu km2 biển Ưu thế nổi bật của khu vực này là các quốcgia đều tiếp cận biển và đại dương , nằm trấn giữ các đường hàng hải quốc tế nối Ấn
Độ Dương với Thái bình Dương và tiếp giáp với các quốc gia thuộc Châu Đại
dương Núi và đồng bằng là hai yếu tố địa hình chủ yếu tại khu vực Các dãy núi Acan( Myanma), Trường Sơn đều chạy dọc theo hướng Bắc- Nam, các dãy núi ở Inđonexia chạy theo hình cách cung Trên bán đảo Trung Ấn có các đồng bằng khá rộng: châu thổ sông Hồng, Cửu Long( Việt Nam), Mênam ( Thái Lan), Xafluen, Irauđi ( Mianma) Đông Nam Á là khu vực giàu khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, than đá, thiếc, niken, coban, quặng sắt Khí hậu nhiệt đới gió mùa xích đạo, chia thành hai mùa tương đối rõ rệt: mùa kho lạnh, mát; mùa mưa tương đối nóng ẩm, Tuy nhiên, nơi đây cũng thường xảy ra những cơn bão lớn, gây lũ lụt, thậm chí cả sóng thần
Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, trữ lượng nước tương đối dồi dào, dòng chảy lớn, có giá trị về giao thông thủy điện và bồi đắp phù sa
Thực vật tự nhiên rất phong phú, phát triển nhanh và xanh tốt quanh năm Cáckhu rừng tạp, rừng thuần nhất, rừng ngập mặn đều coa giá trị cao về kinh tế Đông Nam Á đã từng là cái nơi cung cấp lương thực thực phẩm, nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp quan trọng của thế giới: sản xuất hơn 30% gạo, 80 % cao su thiên nhiên, 80% sợi gai, 84 % dầu cọ
2.1.2 1 Điều kiện kinh tế xã hội
Trang 33Hiện nay tổng dân số khu vực Đông Nam Á có trên 530 triệu người, tập trung chủ yếu vào 4 nước Inđônexia, Philippin, Thái Lan Nước có dân ít nhất là Brunây (336 triệu người) Mật độ trung bình của khu vực là khoảng 100 người/ km2; Tuy nhiên, phân bố không đều ( Xinhgapho: 4647 người/km2; Lào: 16,5 người/ km2.
), tỷ lệ dân thành thị cũng khác xa nhau, thể hiện sự khác biệt nhất thế giới
( Xinhgapo 100%) và có những nước vào loại thấp nhất thế giới ( Campuchia: 11,3
%, Lào: 17,5%) Nhìn chung, phần đông dân cư ( gần 70%), sống ở các dải đồng bằng làm nghề lúa nước
Đa số dân số thuộc chủng tộc Mongôlôit phương Nam pha trộn với chủng tộc Ôxtralôit, hình thành nên nhóm Anhđônêdiêng và Nam Á Người Hoa di cư đến khu vực này nhiều đợt, chủ yếu vào thế kỉ XVI- XVIII, với số lượng lớn- trên 20 triệu người Hiện nay người gốc Hoa chiếm 40% dân số Malayxia và 75% dân số Xinhgapho họ có mặt ở tất cả các nước trong khu vực
Trong qua trình phát triển, Đông Nam Á là địa bàn sinh sống của nhiều quốc dân tộc với nhiều hệ ngôn ngữ khác nhau Các hệ ngôn ngữ có Nam Á (Môn Khơme), Việt- Mường, Thái- Kađai, Tạng- Miến và Nam Đảo Do có vị trí địa lý thuận lợi được ví như ngã tư của các nền văn hóa lớn, Đông Nam Á trở thành nơi tiếp nhận hầu hết tôn giáo lớn trên thế giới, như phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, thiên chúa Cư dân các nước quần đảo chủ yếu theo đạo phật Phật giáo là quốc giáo
ở Thái Lan, Mianma, Campuchia, Lào, chiếm tỷ lệ lớn ở Việt Nam Cư dân các nướcquần đảo chủ yếu theo đạo Hồi Hồi giáo là quốc giáo của Inđônexia, Malaixia, Brunây Thiên chúa giáo chiếm tỷ lệ lớn ở Philipin, Tin Lành có rải rác trong khu vực
2 2 Chiến lược đối ngoại của Trung Quốc và chiến lược đông Nam Á của Trung quốc sau chiến tranh lạnh.
2 2 1 Mục tiêu.
Hơn một thập niên vừa qua, trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp, có mặt thuận nhưng chủ yếu là không thuận cho việc thực hiện các mục tiêu của loài người trong thế kỉ XXI là hoà bỡnh dõn chủ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xó hội bướoc đi quanh co này có thẻ kéo dài trong nhiều thập kỉ
Trang 34Một trong những đặc trưng lớn nhất của thời đại ngày nay chính là toàn cấuhoá về kinh tế, nội hàm của nó là hoà bỡnh và phát triển là hai cách biểu đạt khác nhau của cùng một vấn đề Trong thời đại mà hoà bỡnh và phát triển làm chủ đề chính, việc duy trỡ hoà bỡnh thúc đẩy phát triển là lợi ích quốc gia căn bản của Trung Quốc, đồng thời liên quan đến lợi ích chung của toàn nhân loại.
Hoà bỡnh và phát triển là hai xu thế phát triển khách quan, nó không bị chiphối bởi ý chí chủ quan của chúng ta, cũng không nhất định ở mọi vấn đề, mọi thời điểm đều phù hợp với lợi ích quốc gia của Trung Quốc nhưng xét về lâu dài sẽ càng
có lợi ích cho Trung Quốc Lợi ích của nhân loại được nâng lên là đặc trưng quan trọng của chủ đề chính là thời đại hũa bỡnh và phát triển Trung Quốc phải lấy việc kết hợp lợi ích quốc gia của mỡnh với lợi ích chung của toàn nhân loại làm xuất phátđiểm cho chiến lược đối ngoại với quan điểm: " sự phát triển Trung Quốc không thể tách rời thế giới, sự ổn định phồn vinh của thế giứo cũng không thể tách rời Trung Quốc"17
Trung Quốc thực thi "phương vị toàn cầu", lần lượt xác lập, xử lí tốt các mối quan hệ của hệ thống kinh tế, thương mại, tài chính, hợp tác đầu tư hiện có
mà Mỹ, Nhật, EU làm chủ thông qua việc không ngừng tăng cường mối liên hệ lợi ích kinh tế lẫn nhau giữa Trung Quốc - Mỹ, Trung Quốc- Nhật, Trung Quốc- EU, khắc phục những bất đồng chính trị giữa Trung Quốc với ba lực lượng lớn là Mỹ, Nhật, EU cân bằng quan hệ chống lại chủ trương " đơn cực hoá thế giới" của Mỹ tiếntới xây dựng một thế giới đa cực trong đó Trung Quốc ở vào một vị thế có lợi nhất Đồng thời quốc gia này chú trọng cải thiện quan hệ tốt với các nưúơc láng giềng nhưAsean, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản nhằm xây dựng củng cố môi trường hoà bỡnh, ốn định, phá thế cấm vận của Mỹ và Phuơng Tây, tạo điều kiện cho công cuộcphát triển bên trong, thực hiện bốn hiện đại hoá ở Trung Quốc
Trong hai thập niên đầu của thế kỉ XXI, kế thừa chủ trương và chính sách đối ngoại của đất nước những năm đầu chiến tranh lạnh Đồng thời dựa trên những thuận lợi và thách thức do tỡnh hỡnh thế giới và bối cảnh trong nước đưa lại Trung quốc đó tiếp tục xây dựng cho mỡnh một chiến lược ngoại giao toàn diện với mục
17Hồ Cầm Đào, Bỏo cỏo chớnh trị trỡnh đại hội XVII, Đảng Cộng sản Trung Quốc, 15/10/2007
Trang 35tiêu: tạo dựng một môi trường quốc tế hoà bỡnh ổn định, tạo điều kịên thuận lợi để
đi đến thực hiện thắng lợi công cuộc bốn hiện đại hoá, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia Từng bước nâng cao vai trũ và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực
và trên trường quốc tế, nhằm thực hịên mục tiêu chiến lược xuyên suốt là vươn lên thành cường quốc toàn diện trên thế giới.18)
Nằm trong chiến lược đối ngoại chung, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước này trong việc thực hiện và hoàn thành các mục tiêu chiến lược đó đề ra Cụ thể, chính sách này nhằm thực hiện mục tiêu " kiến tạo môi trường hoà bỡnh, ổn định và phát triển ở khu vực, có lợi cho sự phát triển và
mở rộng của Trung Quốc"19
Ngoài ra, trong chính sách ngoại giao đối với Asean, Trung Quốc cũng chủ trương: không kết thành đồng minh, không lấy ý thức hệ là tiêu chuẩn xác định đối tượng hợp tác, nhấn mạnh chung sống hoà bỡnh, láng giềng thân thiện, tăng cường hợp tác,cùng nhau phát triển
Tóm lại, mục tiêu chiến lược xuyên suốt và nhất quán của Trung Quốc thể hiện trong chiến lược đối ngoại nói chung cũng như trong chiến lược Đông Nam Á nói riêng bao trùm lên là tăng cường sức mạnh quốc gia, nhanh chóng vươn lên trở thành một cường quốc có ảnh hưởng tới khu vục và phạm vi toàn cầu
2.2.2 Phương tiện.
Để thực hiện tốt các mục tiêu đó để ra,Trung Quóc tập trung vào thực hiện triệt
để bốn chính sách lớn Đó là:
- Chiến lược ngoại giao nước lớn
- Chiến lược ngoại giao láng giếng
- Chiến lược năng lượng
- Chiến lược biển
2.2.2.1Chiến lược ngoại giao nước lớn
1 8 Nguyễn Xuân Sơn - Nguyễn Văn An ( 2006) Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ
với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI, Nxb chính trị quốc gia, HN.
1 9 Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Du( 2006), " chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ
với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, HN.
Trang 36Trong báo cáo công tác của Chính Phủ do thủ tướng Ôn Gia Bảo trỡnh bày tại kỡ họp thứ nhất Quốc Hội Trung Quốc khoá XI ( 5/3/2008) từng khẳng định : " tích cực triển khai giao lưu và hợp tác đối ngoại Ngoại giao toàn phương vị đó có bước phát triển quan trọng, đó kiên quyết bảo vệ và phát triênr lợi ích của đất nước trung Quốc đó tăng cường đối thoại với các nước lớn chủ yếu tăng cưũng thêm tin cậy, mở rộng hợp tác Quan hệ Mỹ- Trung phát triển ổn định Quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc_ Nga được nâng lên một bước phát triển mới Hợp tác toàn diện Trung Quốc- Cộng đồng Châu Âu ( EU) đi vào chiều sâu quan hệ Trung - Nhật được cải thiện"
Trung Quốc xác lập quan hệ hợp tác bạn bè với các cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật, EU vừa để tranh thủ các nước này cho sự phát triển kinh tế trong nước vừa thực hiện cân bằng quan hệ chống lại chủ trương đơn cực hoá của Mỹ và xây dựng một thế giới đa cực, đấu tranh xây dựng một thể chế kinh tế quốc tế mới tạo ra một luật chơi mới trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng, có lợi nhất cho Trung Quốc Chiến lược này được tiến hành một cách tương đối toàn diện từ năm 1996 trở đi, mà biểu hiện rừ nét nhất là việc cố gắng định hỡnh một khuôn khổ song phuơng dưới hỡnh thức " đối tác chiến lược" với các nước lớn
và trưng tâm quyền lực trên thế giới cũng dựa vào đó bắt đầu lấy chính sách và phương hướng phát triển Trung Quốc làm điểm định vị cho địa vị chiến lược của mỡnh với mức độ khác nhau
Tuy nhiên, chính sách ngoại giao nước nước lớn không chỉ đơn thuần là chính sách với các nước lớn mà cũn chính sách ngoại giao nước lớn không chỉ đơn thuần là chính sách với các nước lớn mà cũn là chớnh sỏch thể hiện vị thế nước lớn
Do đó, cùng với việc đẩy mạnh quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật Bản và
EU, Trung Quốc cũn ra sức tăng cường các hoạt động nhằm khẳng định và nâng cao
vị thế của một nước lớn được các nước trong khu vực và thế giới công nhận
2.2.2.2.Chiến lược ngoại giao láng giềng
Song song với các chính sách ngoại giao nước lớn, Trung Quốc cũng tập trung phát triển và thực hienj chính sách ngoại giao láng giềng thân thiện đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á Đây được xem là chính sách quan trọng nhạy bén của
Trang 37chớnh phủ Trung Quốc trong tổng thể quan hệ quốc tế thời kỡ sau chiến tranh lạnh, được thể hiện rừ nột và xuyờn suốt trong bỏo cỏo Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 14 ( 1992), 15( 1995), và 16( 2002).
Báo cáo chính trị tại đại hội lần thứ XIV của Đảng Cộng Sản Trung Quốcnăm 1992 trong mục nói về quan hệ với các nước láng giềng đó đánh giá "quan hệ hữu nghị láng giềng thân thiện với các nước xung quanh ở nước ta vào thời kỡ tốt nhất từ khi thành lập nước tới nay"20
Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XV của Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1997 tiếp tục nhấn mạnh : cần kiên trỡ quan hệ hữu nghị láng giềng thân thiện Đây là chủ trương nhất quán của nước ta, quyết không thay đổi "22
Báo cáo chính trị tại đại hội DCS TQ lần thứ XVI cũng chỉ rừ: chúng ta sẽtiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị láng giềng, kiên trỡ thân thiện với các nước láng giềng, coi các nước láng giềng làm đối tác, tăng cường hợp tác khu vực, đưa quan hệ giao lưu hợp tác với các nước xung quanh phát triển lên tầm cao mới
Như vậy, những biện pháp của Trung Quốc như" làm bạn với láng giềng"
và một loạt hành động như " yên ổn với láng giềng, trợ giúp láng giềng, hỗ trợ láng giềng, làm giàu láng giềng" được thực hiện
Ngày 7/10/2003 trong hội nghị thượng đỉnh về buôn bán và đầu tư của Asean, thủ tướng Ôn Gia Bảo đó có bài phát biểu với nhan đề:" sự phát triển của Trung Quốc và chấn hưng của Châu Á", đưa ra chủ trương" mục lân, an lân, phú lân" Trong đó:
" Mục lân" tức là kế thừa và phát huy truyền thống láng giềng thân thiện của dân tộc Trung Hoa, tu duy triết học vi quý, dưới nguyên tắc chung sống hoà bỡnh thân thiện, với các nước láng giềng, cùng nhau xây dựng cơ cấu hoà bỡnh ổn định, hài hoà của khu vực
"An lân" tức là tích cực duy trỡ và bảo vệ hoà bỡnh và bảo vệ hoà bỡnh, ổn định khu vực kiên trỡ thông qua hợp tác đối thoại tăng cường lũng tin, thông qua
20 Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần XIV DCS Trung Quốc, Thông tấn xó Việt Nam, tin tham khảo đặc biệt, 14/ 10/1992
2 2 Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV DCSTQ, TTXVN, tin tham khảo đặc biệt, 17/9/1997
Trang 38đàm phán hoà bỡnh để giải quyết mâu thuẫn , tạo môi trường khu vực hoà bỡnh và
ổn định cho sự phát triển châu Á
"Phú lân" tức là tăng cường hợp tác cùng có lợi với các nước láng giềng, tăng cuờng hợp tác khu vực, tích cực thức đẩy tiến trỡnh nhất thể hoá về kinh tế tại khu vực, cùng các nước Asean nói riêng và các nước Châu Á nói chung thực hiện sựphát triển chung
Thủ tướng cũng đưa ra năm sáng kiến về tăng cuờng hợp tác với các nước Asean : tăng cường đối thoại chính trị, chính trị tăng cường sự tin cậy lẫn nhau; phát triển kinh tế, mậu dịch, thúc đẩy phát triển chung; củng cố hợp tác an ninh, duy trỡ
ổn định khu vực, triển khai giao lưu khoa học kĩ thuật, thực hiện bổ sung thế mạnh lón nhau và tăng cường phối hợp, tạo môi trường ổn định
Quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng được Trung Quốc quan tâm mở rộng Trung Quốc cùng với các nước như Ấn Độ, Inđônêxia thiết lập quan
hệ hợp tác chiến lược dưới nhiều hỡnh thức khác nhau, kí kết hợp tác thoả thuận hợptác hữu nghị với quốc gia Kadaxtan
Như vậy, chiến lược ngoại giao láng giềng la một trong những phương tiện
vô cùng quan trọng được Trung Quốc triển khai và thực hiện xuyên suốt trong chiến lược quan hệ quốc tế của nước này sau chiến tranh lạnh
2.2.2.3 chiến lược ngoại giao năng lượng.
Trung Quốc hiện nay là nước dùng năng lượng nhiều thứ hai trên thế giới sau Mỹ Tuy nhiên, họ chỉ đáp ứng được 90% nhu cầu, chủ yếu là dùng than đá Chính vỡ vậy, Trung Quốc tích cực triển khai chính sách năng luợng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng về năng lượng Đây được coi là khâu quan trọng thứ ba trong chiến luợc ngoại giao của Trung Quốc
Thứ nhất: Trung Quốc tập trung thực hiện đa dạng hoá nhập khẩu năng lượng để giảm bớt rủi ro trong tổng số lượng dầu mỏ nhập khẩu của nước này hiện nay , khoảng 1/2 là đến từ Trung Đông, 1/4 là từ Châu Phi, cũn lại là ở các khu vực khác như Nga, Trung Á Tuy nhiên, một số đối tác của Trung Quốc hiện nay như Iran , Sudan, Nigeria, và Libi đều đang tồn tại những vấn đề phưc tạp Do dó, Trung Quốc phải thực hiện đa nguyên hoá nhập khẩu năng lượng để giảm bớt mức độ rủi ro
Trang 39này Đồng thời quốc gia này đang ra sức tỡm kiếm nguồn cung cấp dầu mỏ mới từ Trung Á, Nga, Mỹ Latinh và Châu Phi Đây là một tư duy quan trọng trong chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc.
Thứ hai, Trung Quốc ra sức phát triển sản phẩm than và dầu mỏ Theo ông Marcus Wright- chuyên gia các vấn đề Châu Á- Thái bỡnh Dương của Mỹ cho rằng:
" Trung Quốc là một quốc gia có trữ lượng than rất lớn nhưng việc sử dụng than sẽ đón đến hai vấn đề : một là, ô nhiễm môi trường; hai là, sử dụng năng lượng đốt như than sẽ không có hiệu quả bàng sử dụng khí đốt tự nhiên" (chính sách năng lượng của Trung Quốc trong thời gian tới, TTXVN, tin tham khảo đặc biệt, ngày
14/4/2006)
Do vậy, một mặt Trung Quốc vẫn phải dựa vào nguồn dầu mỏ bên ngoài
để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn trong nước Mặt khác, tích cực triển khai chính sách ngoại giao năng lượng thích hợp để đối phó với tỡnh hỡnh này
2 2.2.4 chiến lược biển.
Cuối cùng chiến lược biển được lựa chọn là phương tiện để thực hiện mục tiêu chiến lược của Trung Quốc Quốc gia này đó đưa ra chiến lược biển" một trục hai trung tâm", tức lấy biển Trung Hoa Nam ( biển Đông) làm trục trung tâm và lấy
Ấn Độ Dương và Thái Bỡnh Dương làm hai cánh Có bốn nguyên nhân khiến Trung Quốc phải lấy biển Nam Trung Hoa làm cơ sở và địa chiến lược:
- Thứ nhất: khu vực biển Nam Trung Hoa rất rộng lớn, cũn các khu vực biển khác của Trung Quốc thỡ nhỏ hẹp, không có chiều sâu chiến lược
- Thứ hai, biển Nam Trung Hoa có vị trí địa chiến lược, là khu cực xung yếu của tuyền đuờng biển ở khu vực vùng Đông Á, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, là căn cứ quan trọng để Trung Quốc tiến ra Thái Bỡnh Dương từ phía Đông và tiến ra
Ấn Độ Dương từ phía Tây và là nền tảng chiến lược biển của Trung Quốc
- Thứ ba, biển Nam Trung Hoa rất thích hợp với hoạt động của các loại tàu chiến Đặc biệt là, tàu ngầm và là bói tập của hải quân Trung Quốc
- Thứ tư, biển Nam Trung Hoa là khu vực biển mà sự kiểm soát của ba nuớc lớn, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đều cũn yếu, có lới cho Trung Quốc, không có lợi
Trang 40cho đối phương Đương nhiên, cũng có nhân tố bất lợi là vấn đề các đảo và khu vực biển ở quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) bị xâm chiếm.
Để thực hiện chiến lược này, Trung Quốc đó tập trugn triển khai việc lấy đấtliền kiểm soát biển, xây dựng các đảo chiến lược đồng thời lấy các đảo lớn làm cơ
sở, xây dựng các căn cứ lớn của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa ( tức Biến Đông) Ngược lại, Trung Quôc cũng lấy biển để kiểm soát đất liền, thực hiện việc bốtrí lực lượng hải quân với mật độ cao nhằm phục vụ cho mục đích cơ bản là đưa lực lượng tàu chiến vào biển Nam Trung Hoa, hỡnh thành ưu thế tuyệt đối tại khu vực này Ngoài ra Trung Quốc cũn kiên quyết uốn nắn những luận điệu sai lầm về biển Nam Trung Hoa bới đối với nước này, khu vực biển Đông trước nay luôn thuộc lónhhải của Trung Quốc
Chính vỡ vậy, Trung Quốc phải bằng mọi cách lợi dụng ưu thế chiến lược của vùng biển Nam Trung Hoa để bảo vệ lợi ích lớn nhất của mỡnh 23
2 3 Cở sở của việc triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á.
2 3 1 Vị trí chiến lược của Đông Nam Á đối với Trung Quốc
Trước hết, về mặt chính trị , Đông Nam Á là điểm tựa, là chỗ dựa cho Trung Quốc vươn ra thế giới Giới lónh đạo Trung Quốc rất đề cao vai trũ, vị trí của Đông Nam Á trong việc phát triển cho quốc gia họ Nhà lónh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bỡnh nhấn mạnh: " Ổn định biên giới xung quanh, đứng chân ở Châu Á- Thái Bỡnh Dương; tiến ra thế giới" Đó là điệu "nhảy bước ba" mà Trung Quốc tỡm kiếm để giữ gỡn hoà bỡnh thế giới và phát triển đất nước 24
Các nhà nghiên cứu cho rằng, lấy Đông Nam Á là điểm tựa rất phù hợp với tỡnh hỡnh thực tế, bởi các khu vực khác đều gắn với các quốc gia mạnh Chẳng hạn, tiến lên phía Trung Á rất bất lợi do có Nga đang chiếm ưu thế ở đó; hơn nưa vùng Tân Cương có nguy cơ của chủ nghĩa ly khai; tiến sang phía Đông Bắc rất khó khăn cho Trung Quốc do có Nhật Bản và tỡnh hỡnh bất ổn trên bán đảo Triều Tiên, cũn khi
2 3 Chiến lược biển của Trung Quốc: "một trục trung tâm và hai cánh", TTXVN, tin tham khảo thế
giới, ngày 23/03/2007
2 4 Tiêu Thị Mỹ, " mưu lược Đặng Tiểu Bỡnh", nxb chính trị quốc gia, H 2000, tr 584.