1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhà lãnh đạo doanh nghiệp

48 421 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 282,5 KB

Nội dung

Một số người trong vai trò lãnh đạo là những nhà lãnh đạo xuất sắc trong khi nhiều người chỉ được xem là ông chủ, là chuyên gia kỹ thuật, là quản lý...

Trang 1

Chương 1:Lý luận

1)Lãnh đạo là gì:

Một số người trong vai trò lãnh đạo là những nhà lãnh đạo xuấtsắc trong khi nhiều người chỉ được xem là ông chủ, là chuyên gia kỹthuật, là quản lý Ngược lại, cũng rất nhiều người không có ở vị trílãnh đạo nhưng lại được xem là những lãnh đạo xuất sắc.Trong thếgiới đầy biến động như hiện nay, tất cả chúng ta đều cần trở thành

lãnh đạo Ai cũng cần phải trở thành lãnh đạo cho chính mình.

Khái niệm :- Lãnh đạo: Lãnh đạo là quá trình gây cảm hứng cho

người khác làm việc chăm chỉ và hiệu quả.Các hoạt động lãnh đạo cơbản là:

+ Chỉ đạo: Cung cấp các chỉ dẫn và giám thị việc hoàn thànhnhiệm vụ của nhân viên ở mức độ cao nhất

+ Gợi ý: Hướng dẫn, giải thích các quyết định, vạch ra hướngtác nghiệp và giám sát nhân viên thực hiện

+ Hỗ trợ -động viên: Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các

cố gắng của nhân viên nhằm hoàn thành nhiệm vụ và chia sẻ tráchnhiệm với họ trong việc lựa chọn quyết định, tạo cho nhân viên cơ hội

để thoả mãn cao nhất trong công việc

+ Đôn đốc: Thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc

+ Làm gương trong mọi sự thay đổi

+ Uỷ quyền: Trao trách nhiệm, quyền quyết định và giải quyếtvấn đề cho nhân viên trên các nội dung sau:

Trang 2

cho thấy sự nhất quán và kiên định.

- Sự bình dị

Những nhà lãnh đạo thành công nhất là những người xem bảnthân như là người hỗ trợ cho nhân viên của mình chứ không phải làbuộc nhân viên làm việc cho mình

- Bình tĩnh

Lãnh đạo tốt không làm rối tung mọi vấn đề như thể thế giới sắpsập đến nơi khi có một vấn đề rắc rối nào đó xảy ra Họ sẽ đưa ranhững câu kiểu như "Chúng ta có thể giải quyết việc này"

- Rõ ràng

Những lãnh đạo thực sự biết cách làm sáng tỏ vấn đề Họ khônglàm cho nó trở nên phức tạp

- Tự chủ

Những nhà lãnh đạo thành công nhất biết họ là ai và sẽ không

cố gắng "uốn" mình để trở thành những người không phải là họ

Lãnh đạo là hướng dẫn hoặc chỉ đạo một quá trình hoạt động: Lãnh đạo là gây ảnh hưởng đến hành vi hoặc quan điểm củangười khác Tất cả chúng ta cần trở thành lãnh đạo mà không cầnphải quan tâm đến chức danh hay vai trò của chúng ta Điều này sẽbắt đầu bằng việc tự lãnh đạo chính mình và dần dần gây ảnh hưởng

Quá trình trở thành lãnh đạo cũng giống như quá trình trở thành một con người hoàn thiện: Sự phát triển lãnh đạo là sự phát triển cá

nhân Cho dù cuối cùng lãnh đạo là những hoạt động “bên ngoài”nhưng nó phải được bắt đầu từ “bên trong”

Tất nhiên, sẽ có những bước cơ bản trong quá trình trở thànhlãnh đạo Nhưng cuộc hành trình phát để phát triển cá nhân là quátrình chúng ta tự tìm cho mình một con đường riêng Mỗi người sẽ cầnnhững điều kiện khác nhau để tạo ra sự khác biệt

Khi phải đối mặt với những rào cản hoặc thất bại, những người

có thể vượt qua những nghịch cảnh, biến chúng thành cơ hội và họctập kinh nghiệm từ đó mới là những người thực sự thành công Trọngtâm và phạm vi lãnh đạo được định dạng bằng 3 câu hỏi tất yếu: Tôiđịnh đi đến đâu (tầm nhìn của tôi) Tôi tin tưởng vào cái gì (nguyên tắc

Trang 3

và giá trị) và tại sao tôi tồn tại (mục đích và nhiệm vụ của tôi)

Thêm vào đó, lãnh đạo nghĩa là chịu trách nhiệm cho những lựachọn của chúng ta trong cuộc sống Các nhà lãnh đạo nhận ra rằngsống là quá trình tích lũy, rằng lựa chọn sẽ quyết định hoàn cảnhnhiều hơn cơ hội Lãnh đạo phải loại bỏ những con "virus đổ lỗi" -những người luôn cho rằng "tất cả là lỗi của họ và tôi chẳng thể làm gìhơn"

Việc lãnh đạo không chỉ là việc chúng ta làm mà còn đánh giá chúng ta là người như thế nào : Con người chúng ta thế nào sẽ

điều khiển hành động của chúng ta Lãnh đạo thực sự sẽ xuất phát từbên trong Sự đáng tin cậy dựa trên sự trung thực, chính trực và tintưởng Hãy thật thà với chính mình bằng cách thu thập những ý kiếnphản hồi về hành vi cá nhân của chúng ta, đảm bảo rằng nó phù hợpvới giá trị và nguyên tắc của chính mình

Tình yêu và sự đam mê với công việc sẽ khuyến khích khả nănglãnh đạo trong mỗi người Những người thành công là những ngườivượt qua sự hoài nghi, chán nản, luôn phấn đấu để giành được nhữngước mơ và mong muốn của họ

Cho dù ở nhà hay ở nơi làm việc, người lãnh đạo tăng lực chongười khác để họ tự tìm thấy động cơ Nhà lãnh đạo hiệu quả làngười có khả năng tăng lực cho người khác bằng lòng đam mê và sựđánh giá của họ Họ gắn kết trái tim và trí óc của mọi người Họ gắnkết những người có liên quan và và tham gia Họ chủ động nuôidưỡng văn hoá nhóm, chứ không bằng làm gì đó

Thế giới luôn vận động và biến đổi, tuy vậy ai cũng có thể ápdụng những nguyên tắc lãnh đạo và trở thành lãnh đạo, cho dù vai tròcủa chúng ta trong xã hội là gì đi nữa

Nói tóm lại : Lãnh đạo là người dẫn dắt, điều động và chịu trách

nhiệm của một tổ chức, lãnh đạo chưa hẳn là một ông chủ vì lãnh đạođưa ra đường lối, hoạch định chiến lược, đối nội, đối ngoại của một tổchức.Cho nên lãnh đạo phải rất tài ba và mềm mõng, quyết đoán.Nếumình làm lãnh đạo thì mọi cử chỉ hành động là tấm gương cho cấpdưới, luôn nghĩ đến sự tồn vong của tổ chức mình hoạt động và phảithường xuyên hoàn thiên học vấn, tri thức để phát triển tổ chức mìnhlãnh đạo.Lãnh đạo là một quá trình tạo ảnh hưởng: Khả năng để thúcđẩy người khác làm một việc gì đó, tin vào một điều gì đó và hànhđộng theo một phương pháp nhất định Phong cách lãnh đạo là mô

Trang 4

hình cư xử bạn sử dụng khi bạn cố gắng tạo ra những ảnh hưởng củamình lên các nhân viên.

2)Lãnh đạo chiến lược là gì?

Lãnh đạo chiến lược : là những người có khả năng phân chia

các ý tưởng hoặc các mục tiêu đầy tham vọng thành nhiều giai đoạn

dễ thực hiện nhất Họ có tư duy sáng suốt và có khả năng tập trungcần thiết để có thể tìm kiếm các phương tiện nhằm hoàn thành ýtưởng, tìm kiếm cách thức thực hiện đúng đắn và họ có khả năngthuyết phục những người khác chấp nhận kế hoạch của mình

Các nhà lãnh đạo chiến lược có khả năng chứng tỏ được nănglực đương đầu với công việc khó khăn Họ có thể giúp người kháchiểu được rằng những gì bất khả thi đều có thể thực hiện được Tuynhiên, cũng giống như các nhà lãnh đạo tiên phong, họ ít tham gia vàoviệc thực thi nhiệm vụ và thích dành phần việc này cho người khác

Các nhà lãnh đạo chiến lược mang lại tầm nhìn , định hướng vàmục tiêu phát triển , tạo môi trường cho sự phát triển của tổ chức.Điều này cũng tạo ra những ý tuởng mới cho ,tạo động lực phát triểntrong tương lai.Nhà lãnh đạo chiến lược không phải là người quản lý,điều hành các chiến lược kinh doanh vi mô.Hơn thế , họ là người cungcấp một mái che an toàn mà trong đó tổ chức sẽ được họ chèo láitheo những chiến lược đúng đắn và tạo ra giá trị cho tổ chức

Nói tóm lại, lãnh đạo chiến lược có nhiệm vụ trả lời 2 câu hỏi:

a) What: (Cái gì) Bằng cách đem lại tầm nhìn và định hướng ,

tạo dựng môi trường phát triển cho tổ chức

b)How: Bằng cách chỉ ra một sơ đồ cho tổ chức mà sơ đồ này

thể hiện toàn bộ tiềm năng thành công của chiến lược, như chỉ ra lợinhuận mà tổ chức có thể đạt được , quyết định xem tổ chức sẽ nênlàm gì ,những yêu cầu đối đối với tổ chức trong việc thể hiện diện mạocủa mình ,và những kiểu liên kết nào thì có ích , bên cạnh đó là việcđịnh nghĩa những phương tiện như(văn hoá của tổ chức ,các chuỗigiá trị của tổ chức , phương thức làm việc tập thể hoặc theo nhóm ….)cần có để đạt đựợc những mục tiêu của tổ chức

c) Sự khác nhau giữa lãnh đạo chiến lược và lãnh đạo theo cấp

bậc hoặc lãnh đạo điều hành hay lãnh đạo theo nhóm chính là la lãnhđạo chiến lược nhấn mạnh vào việc chịu trách nhiệm trong việc đạt

Trang 5

được sự cân bằng đúng đắn giữa tổng thể (Ví dụ :Mong muốn của tổchức hay của từng bộ phận ,những thành phần có chức năng rộng lớnhay những thành phần có vai trò nhỏ hơn như :nhóm hoặc các cánhân.

3)Vai trò của lãnh đạo trong bối cảnh kinh tế:

a)Các thách thức: Có rất nhiều rào cản chặn lối đi của con

người trên hành trình trở thành lãnh đạo, mà vô tình hay cố tình khôngnhận ra, chúng sẽ phá hoại hoàn toàn những nỗ lực của chúng ta

Có người cho rằng, rào cản lớn nhất trên con đường trở thànhmột nhà lãnh đạo vĩ đại chính là sự ích kỷ Các nhà lãnh đạo độc đoánthường khăng khăng, hoặc là cách làm của họ, hoặc là không có cáchnào hết Họ từ chối lắng nghe những lời khuyên hoặc phê bình củangười khác Trong khi đó, những nhà lãnh đạo vĩ đại xem vai trò của

họ như một cơ hội để phục vụ Họ là những người bênh vực chonhững người mà họ đại diện và cố gắng cải thiện công việc của mọingười

Những nhà lãnh đạo vĩ đại không mong đợi những khác phục vụ

họ, thay vào đó, họ tìm cách làm thế nào để không lạm dụng và làm

đổ vỡ niềm tin của mọi người Một nhà lãnh đạo mang lại những điềutốt nhất cho cả tổ chức, chứ không phải cho riêng họ

Nhiều người rất dễ bị khuất phục trước những tiêu chuẩn dongười khác đặt ra, nhưng các nhà lãnh đạo phải làm những điều mà

họ nói Nghĩa là, nếu nhà lãnh đạo thử thách mọi người để họ làm việcnăng suất hơn, ông ta cũng phải thể hiện nỗ lực của mình Nếu ông tanói nhân viên không nên làm việc quá sức, thì chính ông ta phải dànhthời gian để nghỉ ngơi Nhân viên luôn nhìn lãnh đạo như là một chuẩnmực về đạo đức, lòng nhiệt tình, sự đam mê

Ngoài hai rào cản chính đó còn rất nhiều rào cản mang tính

chất cá nhân khác như:

* Thiếu các mục tiêu cá nhân rõ ràng và hướng đi để đạt đượcmục tiêu Lẽ ra, mục tiêu phải được viết ra chứ không chỉ lởn vởn

* Không hiểu rõ về điểm mạnh và điểm yếu của mình

* Thiếu sự rộng lượng: không chia sẻ ý tưởng, thời gian, sự khuyếnkhích, sự kính trọng, lời khen và lời nhận xét phản hồi cho ngườikhác

Trang 6

* Luôn là người đi sau, đứng từ xa thăm dò và lưỡng lự trước mọiquyết định.

* Luôn tập trung và những điều mà những người khác không thể làmtốt chứ không tập trung vào việc phát huy những điểm mạnh của họ

* Thiếu sự chủ động trước mọi vấn đề Không đưa ra được giải pháphay gợi ý cho các vấn đề khó khăn đang gặp phải

* Không chịu trách nhiệm về việc học tập và phát triển cá nhân

Bên cạnh đó, cũng có những rào cản thuộc về tổ chức mà

về cơ bản, chúng vẫn do cách lãnh đạo và quản lý chi phối Đó là:

* Cấu trúc bó hẹp, đóng kín, khoá chặt mọi người ở bên trong

* Văn hoá tổ chức khuyến khích chỉ chú ý đến những điều tầmthường, nhạt nhẽo

* Không phát hiện được những biểu hiện phân biệt và lạm dụngtình dục công sở

* Mơ hồ về trách nhiệm

* Không nhận ra sự khác biệt giữa thống trị và quản lý, giữachính sách và thực hiện cũng như vai trò và trách nhiệm liên quan

* Không có kế hoạch phát triển nhân viên lâu dài

* Không xem con người là tài sản quý nhất của tổ chức

* Không biết cách dung hoà sự đa dạng và khác biệt trong cùngmột tổ chức

* Không gần gũi, thân thiện, hành vi của lãnh đạo không hợp với

b) Quyết định định hướng chiến lược (quản lý chiến lược) :

Trang 7

Nhà lãnh đạo là người định hướng: Truyền đạt mục tiêu tổng thểcủa tổ chức để mọi người hiểu Gắn mọi người với các mục tiêu cánhân và mục tiêu nhóm để hỗ trợ những mục tiêu rộng hơn Nếu bạn

là lãnh đạo một đơn vị, công việc của bạn là đảm bảo công sức và ưu

tiên của nhóm được gắn với định hướng chiến lược của tổ chức

Lãnh đạo phải hiểu và đánh giá chính xác vai trò tác động củađội ngũ quản lý trong công ty Đội ngũ lãnh đạo tốt cùng với mộtchính sách phù hợp để phát hiện những nhân tố có ích sẽ giúp đảmbảo sự phát triển vững bền của doanh nghiệp

Khi lãnh đạo dành thời gian để nghiên cứu báo cáo, xác địnhmục tiêu và khen thưởng đúng lúc, họ sẽ thúc đẩy họat động củadoanh nghiệp và tác động trực tiếp đến công việc của từng nhân viên

Bên cạnh đó, lãnh đạo cũng là người đặt nền móng niềm tin,truyền đạt những giá trị và văn hóa của doanh nghiệp Lãnh đạo làngười tiên phong hướng hoạt động công ty đi đúng hướng

Định hướng văn hóa công ty cần thời gian thế nhưng lãnh đạo

có ảnh hưởng lớn nhất đến văn hóa và phong cách ứng xử trongdoanh nghiệp

Giao tiếp và truyền đạt: Kết nối mọi người

Doanh nghiệp thường quên đi vai trò của giao tiếp và truyền đạttrong hoạt động công ty Thế nhưng giao tiếp là chìa khóa quan trọngnhất trong việc định hình phong cách và văn hóa của doanh nghiệp

Phương thức lãnh đạo nói về đội ngũ quản lý sẽ đặt ra chuẩnmực giao tiếp trong công ty Một doanh nghiệp có hệ thống giao tiếpmạnh sẽ ổn định trong hoạt động và dễ dàng định hình văn hóa doanhnghiệp

So sánh: Một phương thức đầy triển vọng

Hãy xác định và so sánh những nguyên nhân khiến một lãnhđạo đạt được thành công và từ đó rút ra những phương pháp đúngđắn Nhân viên quản lý mới cần được so sánh và lựa chọn kĩ càng vì

họ là người nắm giữ vị trí quyết định trong kinh doanh

Vai trò quyết định của họ thể hiện qua việc định hướng chiếnlược kinh doanh, đưa ra khen thưởng và giúp nhân viên thích ứngtrong công việc

Trang 8

Đánh giá và khen thưởng

Sự thật là khen thưởng mang lại kết quả vượt qua sự mong đợi Nếu bạn không kết hợp việc đánh giá và so sánh trong các lĩnh vựcnhư phát triển nhân lực hay đẩy mạnh sản xuất thì đội ngũ quản lý sẽkhông chú ý đến những vấn đề trên

Nếu một đánh giá đúng vai trò của người quản lý, họ sẽ có cơhội thành công rất lớn trong công cuộc xây dựng đội ngũ quản lý vữngmạnh Khen thưởng không phải là bỏ ra một số tiền nhất định mà nophải xuất phát sự thừa nhận và phải có kĩ năng khen thưởng phù hợptrong từng trường hợp

Mọi nhà quản lý đều phải thực hiện 10 vai trò khác nhau vàđược phân thành 3 nhóm như sau:

a - Nhóm vai trò quan hệ với con người

Nhóm vai trò quan hệ với con người bao gồm:

- Khả năng phát triển và duy trì mối quan hệ với người khác mộtcách hiệu quả

- Vai trò đại diện gắn liền với vị trí trong sự phân cấp quản trị,

- Vai trò lãnh đạo đòi hỏi việc xây dựng mối quan hệ với cộng sự, tiếp xúc và thúc đẩy họ làm việc,

- Vai trò liên hệ tập trung vào việc duy trì mối quan hệ cả bêntrong và bên ngoài tổ chức

- Vai trò quan hệ với con người giúp các nhà quản trị xây dựngmạng lưới làm việc cần thiết để thực hiện các vai trò quan trọng khác

b - Nhóm vai trò thông tin

- Vai trò thông tin gắn liền với việc tiếp nhận thông tin và truyềnđạt thông tin sao cho nhà quản trị thể hiện là trung tâm đầu não của tổchức

- Vai trò thu thập thông tin là nắm bắt thông tin cả bên trong vàbên ngoài doanh nghiệp

- Vai trò truyền đạt hoạt động theo 2 cách:

Trang 9

+ Thứ nhất, nhà quản lý truyền đạt những thông tin tiếp nhậnđược từ bên ngoài đến các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp,những người có thể sử dụng những thông tin này;

+ Thứ hai, nhà quản lý giúp truyền đạt những thông tin từ cấpdưới này đến cấp thấp hơn hoặc đến các thành viên khác trong tổchức, những người có thể sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất

Trong khi vai trò truyền đạt cung cấp thông tin cho nội bộ thì vai tròphát ngôn phổ biến thông tin cho bên ngoài về những vấn đề như kếhoạch, chính sách, kết quả hoạt động của tổ chức Do đó, nhà quản lýtìm kiếm thông tin trong vai trò giám sát, truyền đạt thông tin với nội bộ

và sau đó kết hợp việc cung cấp thông tin quan trọng theo yêu cầucủa vai trò quyết định

c - Nhóm vai trò quyết định

Nhóm vai trò quyết định bao gồm việc ra những quyết định quantrong có ảnh hưởng đến tổ chức Có 4 vai trò mô tả nhà quản lý làngười quyết định

- Vai trò cách tân hay còn gọi là vai trò doanh nhân, là ngườiluôn ở điểm gốc của mọi thay đổi và cải tiến, khai thác các cơ hội mới

- Vai trò thứ 2 trong nhóm này là vai trò xử lý các tình huống: gắn liềnvới việc đưa ra các hành động kịp thời khi tổ chức phải đối mặt vớinhững biến cố bất ngờ, những khó khăn không lường trước được Vaitrò thứ ba là phân phối các nguồn lực của tổ chức Cuối cùng, vai tròđàm phán thể hiện sự đại diện cho tổ chức thương lượng đàm phán

ký kết các hợp đồng, ảnh hưởng tùy theo các lĩnh vực trách nhiệmcủa nhà quản lý Trong các cuộc tiếp xúc làm ăn, nhà quản lý phải làmột chuyên gia trong lĩnh vực ngoại giao Làm ăn thời mở cửa đaphần là các cuộc tiếp xúc, muốn thành đạt phải học cách thươnglượng Mềm dẻo kết hợp với cứng rắn và cương quyết, lý trí cùng vớinhân bản là bí quyết thành công trong thương lượng với đối tác

c)Duy trì và phát triền năng lực cốt lõi:

Thời điểm cần phải đổi mới là khi thành công trên thị trườngcạnh tranh Sau khi đã thử vô số các giải pháp, các nhà lãnh đạo công

ty hiện đang chấp nhận sự đổi mới trong toàn doanh nghiệp như lànguyên tắc hoạt động chủ yếu cũng giống như trước đây họ đã tuân

Trang 10

theo những nguyên tắc về chất lượng, lập kế hoạch và quản lý Rõrang vai trò của nhà lãnh đạo trong việc duy trì và phát triển năng lựccốt lõi của tổ chức đóng vai trò then chốt để định hướng và chèo láicon thuyền tổ chức phát triển và đi đúng hướng.Vậy cụ thể các nhàlãnh đạo cần làm gì để hoàn thành tốt vai trò này?Chúng ta sẽ cùng đisâu vào xem xét và đưa ra các hoạt động cụ thể họ cần làm cũng nhưvai trò quan trọng của họ trong việc duy trì, phát huy cái cũ nhưng cóích đồng thời phát triển , đào sâu cái mới.

Dĩ nhiên, sự đổi mới không phải là nguyên tắc mới mẻ ở hầu hếtcác tổ chức Nhưng những phương thức cũ kỹ thậm chí được sửdụng trong những thập kỷ 80 và 90 đã không còn phù hợp nữa Cáccuộc thử nghiệm đã được áp dụng cho tất cả các công ty mà bắt đầulại quá trình tạo dựng tương lai, bởi vì “phương thức kinh doanh thôngthường” đã không cho những kết quả mong muốn

Có 4 phương pháp chính hiệu quả để đạt được thành công cũngnhư nâng cao vị thế và vai trò của họ trong tổ chức bao gồm:

Nguyên tắc 1: Phương pháp tiếp cận đổi mới của công ty phải toàn diện

Trong khi hầu hết các công ty hàng năm phải mất hàng triệuthậm chí hàng tỉ đô la cho việc nghiên cứu, thì những sự thành côngtrong việc đổi mới của họ về sơ đẳng lại xảy ra một cách ngẫu nhiên

Và trong khi khả năng may mắn luôn đóng một vai trò trong sự đổimới, thì hầu hết các công ty lại tiếp cận quá trình đổi mới của họ thànhtừng phần một theo kiểu ngẫu nhiên mà không toàn diện Điều này cóthể đem lại kết quả ngược với dự tính như đối với hãng Gillette

Để tiếp tục có được những thành quả, một con số nhỏ các hãngđang tăng lên thực hiện tiến hành đổi mới bằng việc nâng cao tráchnhiệm trong mua bán, trong quá trình hoạt động và nguồn nhân lực

mà chỉ dành cho sự phát triển sản phẩm mới hay marketing Nó khôngchỉ là thời kỳ nhằm vào giai đoạn quảng cáo và marketing của công ty,

mà nó phải là một phần trong chuỗi ADN của tổ chức Sự liên kết bềnchặt này với công cuộc đổi mới được coi như năng lực nòng cốt đãkhông cản trở công ty khỏi việc có được những sự khởi động có quy

mô nhỏ hơn với tư cách là một phần của chiến lược phát triển B&D(buy and develop) đang nhanh chóng chiếm vị thế của R&D (researchand develop) như là một phần của quá trình tiếp cận toàn diện củacông ty Nhưng sự tăng trưởng thông qua những gì có được hoàn

Trang 11

toàn không thay thế cho việc cam kết đổi mới phát triển nội bộ nếu nó

có kết quả tốt đẹp

Điều duy nhất tách bạn khỏi đối thủ cạnh tranh của mình đó là kỹnăng, tri thức, sự cam kết và khả năng đổi mới nhân viên của bạn Đểchiến thắng trong cạnh tranh, mỗi công ty phải nỗ lực cung cấp chokhách hàng sự đảm bảo có giá trị cao hơn những gì mà bạn đề nghịngày hôm qua Để chiến thắng, các công ty phải đáp ứng được nhữngnhu cầu đang tăng lên gần đây nhất của khách hàng bằng những sảnphẩm dịch vụ được thiết kế đẹp, và mẫu mã kinh doanh phù hợp vớinhững nhu cầu đó Họ phải áp dụng công nghệ mới nhằm làm giảmchi phí kinh doanh và tính đến tốc độ tăng trưởng lớn hơn

Vì những lý do này, sự đổi mới không thể bị cản trở ở một hayhai phòng ban hoặc chỉ được áp dụng cho đội ngũ làm việc ưu tú.Thay vào đó, nó phải toả khắp toàn bộ công ty và chứa đựng nhữngsản phẩm mới, dịch vụ mới, tiến trình mới, chiến lược mới, mẫu mãkinh doanh mới và sự theo đuổi thị trường mới Nhìn chung nó phảitoàn diện

Nguyên tắc 2: Sự đổi mới phải bao gồm việc tìm kiếm liên tục theo hệ thống và có tổ chức cho những cơ hội mới

Bạn và công ty của bạn áp dụng những biện pháp gì để nhận ra

sự thay đổi có thể báo hiệu sự sụp đổ, nếu không có hành động thíchhợp hay nếu chúng bùng nổ? ở những doanh nghiệp mà tạo cho sựđổi mới một năng lực chủ chốt, hệ thống và phương thức thực hiện cụthể được sử dụng để thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn về thay đổi côngnghệ và xã hội Hãng Delphi Thermal Systems, chi nhánh của DelphiAutomotive, có hội đồng tư vấn về tương lai Hãng Eastman Chemical

ở Kingsport đã hình thành một lối suy nghĩ nhằm theo dõi những xuhướng và đặt ra những câu hỏi mở như: Những sự phát triển này có ýnghĩa gì đối với chúng ta? Chúng ta có thể lợi dụng chúng như thếnào? Mối đe doạ trong phạm vi nhận thức cần phải xử lý là gì nếu nhưchúng ta chuyển sự thay đổi này thành cơ hội?

Trong khi trước đây những câu hỏi như là tầm nhìn của ban lãnhđạo, thì bây giờ nhịp độ thay đổi đòi hỏi sự tham gia rộng hơn.Việchình thành các đội tìm kiếm cơ hội cho phép mọi người từ tất cả các

bộ phận trong công ty tự nguyện tham gia

Ngoài những dữ liệu tích luỹ đơn thuần, những đội như thế này

có thể rất hữu ích trong việc tìm kiếm cơ hội tiềm ẩn, và trong “những

Trang 12

giả thiết mang tính chất đột kích” mà không cần sự thăm dò từ cácphòng ban Ở các đội này, sự sáng tạo là rất có giá trị và được pháthuy thoải mái Công cuộc đổi mới thành công có ý nghĩa hơn cảnhững ý tưởng đang ấp ủ Nghĩa là có thể đề xuất những giải phápmới lạ đó và bảo vệ chúng để trở thành những kết quả cụ thể nhằmtạo ra giá trị khách hàng hữu hình, cải thiện các tiến trình, và xây dựngnhững cơ hội mới Đòi hỏi phải có sự sáng tạo và niềm đam mê ngay

từ lúc đầu và trong từng giai đoạn để xử lý tình trạng quan liêu và trìtrệ Từ sự cải thiện nhỏ nhất tới loại sản phẩm có tính chất “sống còncủa công ty”, thì những ý tưởng đều phụ thuộc vào sự cam kết củamọi người quyết thực hiện được mục đích

Những hội đồng tư vấn về tương lai, hay đôi lúc được gọi là ”độingũ cơ hội SWAT” sẽ không bảo đảm bạn là người đề xuất đầu tiên ởbất cứ xu hướng nào hay việc bạn nhận thấy sự gián đoạn Những gì

mà họ sẽ làm là cung cấp một hệ thống cảnh báo sớm cho trí tưởngtượng, sự đổi mới, tính sáng tạo và mơ ước để trở thành một phần kếtcấu của tổ chức nơi mà trước đây những yếu tố đó không hề tồn tại.Rồi sau đó là tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, duy trì lòng nhiệt tìnhtrong công việc

Nguyên tắc 3: Các tổ chức phải huy động chất xám của mọi người trong tiến trình đổi mới

Hiện nay, một bộ phận lớn các tổ chức không khuyến khích cácnhân viên của họ đôỉ mới Thực tế, họ thậm chí chẳng khiến họ phảinghĩ ngợi nữa.Nhiều công việc thực sự được tạo ra để xoá bỏ yếu tốcùng chung suy nghĩ và không chỉ cả sự tiếp nhận mức độ công việc

Để rồi khi đang trong cuộc khủng hoảng, các nhân viên đột nhiênđược yêu cầu phải sáng tạo, phải ”suy nghĩ thoát khỏi khuôn khổ” , và

sự quản lý không thu được kết quả gì

Trong nền kinh tế đổi mới, tính sáng tạo ngủ quên này phảiđược đánh thức Khả năng tự do quyết định vấn đề của mọi người vàtạo ra những cơ hội trở thành yếu tố tối thượng để tồn tại Giảng giảicho mọi người làm thế nào để “vận hành hệ thống“ trong tổ chức, và

để giữ những ý tưởng của họ hướng tới những giải pháp có tính thựcthi đang nhanh chóng trở thành công việc thực sự của các phòng đàotạo

Ngoài hệ thống gợi ý hiếm khi được sử dụng cho những ý tưởngtiết kiệm chi phí, hầu hết các công ty đều không có phương pháp tổ

Trang 13

chức nhằm kích thích hay thu lượm những ý tưởng hay từ nguồn giátrị nhất của họ đó là nhân công Không chỉ có vậy, các công ty cũngnên tiến hành đổi mới liên tục toàn doanh nghiệp

Nguyên tắc 4: Công ty phải liên tục thúc đẩy việc cải thiện

xu hướng chung cho sự đổi mới

Để đánh gía tình hình chung trong công ty của bạn hãy tự hỏinhững câu hỏi như sau: điều gì sẽ xảy ra đối với những người

có ý tưởng sáng tạo khác thường trong công ty của bạn? điều gì

sẽ diễn ra khi ai đó thất bại? Có bao nhiêu người nói với nhânviên của mình rằng: ”Chúng tôi muốn các bạn đón nhận lấy thửthách và chúng tôi muốn những ý tưởng đổi mới đang trào dâng

ở phía trước Vả lại chúng tôi cũng muốn bạn tạo nên nhữngcon số của mình và không muốn bất cứ sự thất bại đáng hổ thẹnnào cả” Thật không may, chỉ có nửa sau của đoạn thông điệp làđược nghe thấy còn nửa đầu thì bị bỏ ngoài tai

Có thêm những việc phải thực hiện đó là “hoạt động đổi mới”được ban lãnh đạo xem xét như thế nào - tầm quan trọng của nó, vaitrò nó nắm giữ trong ý thức tập thể của tổ chức, và quan điểm của mọingười về cách cư xử mà ban lãnh đạo thực sự mong đợi Xu hướngchung là ”sự cảm nhận trong bầu không khí” mà bạn có được khi thămmột công ty Xu hướng chung đó được tạo ra bằng những phươngpháp, tiến trình và những phần thưởng Nếu xu hướng chung thíchhợp cho sự đổi mới, bạn sẽ cảm nhận rằng mọi người sẽ hăng saylàm việc vì sự tiến bộ của tổ chức, tiến tới một mốc lịch sử mà chưabao giờ đạt đến; nói cách khác sự tiến bộ hướng tới một mục đích cụthể, liệu đó có phải là một sản phẩm mới, một hình mẫu kinh doanhmới, hay việc mở ra một thị trường mới

Tổ chức có xu hướng đổi mới thích hợp là một tổ chức cung cấpphạm vi cho mọi người cộng tác trong các nhóm, đội, chi nhánh, vàphòng ban mà không có ranh giới hay nỗi lo sợ Vì công cuộc đổi mớithực sự là một quá trình giải quyết vấn đề, nên mạng lưới thôngthường này không thể bị giới hạn ở những nguồn bên trong

Thế kỷ mới hứa hẹn mang lại thêm những sự thay đổi, phức tạphơn và cạnh tranh hơn Sự mong đợi của khách hàng và thị trườngphố Wall sẽ tiếp tục tăng lên Nhưng đối với những công ty và nhữngnhà lãnh đạo biết chú trọng tăng cường năng lực nòng cốt sẽ chẳng

có gì phải sợ cả, và họ sẽ đạt được mọi thứ

Trang 14

d)Phát triển nhân viên:

Lãnh đạo kỳ vọng gì ở nhân viên?

Khi người lãnh đạo và nhân viên làm việc ăn ý cùng nhau, họ sẽtạo nên những hiệu quả không ngờ và những nguồn lợi nhuận lớn.Tuy nhiên, trong thực tế không có nhiều tài liệu nói về những kỳ vọngcủa người lãnh đạo đối với nhân viên và ngược lại, để có thể tạo nên

Để thúc đẩy hiệu quả mối quan hệ giữa lãnh đạo và các

nhân viên trong công ty ,người lãnh đạo cần thoả thuận với nhân viên

để họ có thể hoàn thành tốt trách nhiệm được giao bao gồm:

Ví dụ, bạn là một người có trách nhiệm báo cáo trực tiếp và cầnphải đưa ra những ý kiến sáng tạo Lãnh đạo của bạn cần nghechúng, bởi vì cho dù đó là những ý kiến nghe có vẻ kỳ quặc thì đôi khi

Khi mỗi cá nhân hoàn thành tốt công việc dành cho vị trí củamình trong mối quan hệ “người lãnh đạo – nhân viên” thì doanhnghiệp và chính bản thân các nhân viên đều được hưởng lợi

Mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo chỉ ra những kỳ vọng đặt ra đối với cả hai bên như sau:

a)Đối với nhân viên cấp dưới :

Phải tham gia: Nếu bạn là người quản lý, hãy chỉ xuất hiện khi

một người không thực hiện được những cam kết của anh ta, khi

Trang 15

những mâu thuẫn cá nhân nảy sinh và sự khủng hoảng xảy ra Và hãytrực tiếp thông báo những tin xấu cho cấp trên cao hơn của mình.

Cộng tác: Vượt qua sự khác biệt giữa bạn và những người khác để

làm việc một cách hiệu quả cho dù bạn thực sự không thích họ

Đưa ra những sáng kiến: Đừng ngần ngại đưa ra ý kiến mới, tuy đó có

thể là những ý tưởng bột phát lướt qua trong trí óc Hãy nói nó ra vàbạn sẽ thăng tiến nhanh hơn những người chỉ giữ im lặng

Phát triển những nhân viên dưới quyền của bạn: Hãy tích cực quan

tâm tới sự phát triển của nhân viên như cách bạn đã cố gắng pháttriển bản thân Hãy phê bình và động viên nhân viên đúng lúc theocách riêng của bạn Hãy tham gia trực tiếp vào các đánh giá kết quảcông việc và đưa ra những ý kiến thẳng thắn, hữu ích và cụ thể

Thực tế: Hãy thường xuyên đọc và xem tin tức để biết được điều gì

xảy ra trên thế giới có thể tác động trực tiếp đến nhân viên dướiquyền, thị trường và đối thủ cạnh tranh của bạn?

Bạn cũng nên tìm hiểu những gì đang xảy ra đối với khách hàng:

Họ đang thay đổi như thế nào? Các đối thủ cạnh tranh thay đổi rasao? Các sự kiện cũng như những công nghệ mới ảnh hưởng gì đếnchiến lược kinh doanh? Mối quan hệ với khách hàng là tài sản quýbáu của công ty: Hãy biết trân trọng họ!

Chủ động phát triển bản thân: Trau dồi kiến thức thường xuyên và tìm

kiếm cơ hội phát triển, không nhất thiết phải bằng cách đi học mà cóthể đọc sách báo nói về những ý kiến, phát minh và con người mới.Lắng nghe và yêu cầu người lãnh đạo nhận xét về năng lực của mình

và biết chấp nhận những thách thức

Hãy luôn chủ động trong công việc: Nên cư xử lạc quan, tích cực

trong những hoàn cảnh khó khăn Bạn cần duy trì khả năng khuyếnkhích và tạo cảm hứng cho những nhân viên của mình trong bất cứhoàn cảnh nào

b)Đối với một người lãnh đạo:

Xác định những mục tiêu cụ thể mà nhân viên cần thực hiện:

Chỉ ra những mục tiêu cuối cùng bạn mong muốn các nhân viên hoànthành (cả với tư cách tập thể lẫn tư cách cá nhân).Đưa ra những

Trang 16

chuẩn mực bạn áp dụng làm thước đo hiệu quả công việc của họtrong thời gian nhất định Bạn sẽ giúp họ quyết định nên đầu tư thờigian và công sức vào đâu để có được kết quả tốt nhất.

Hãy luôn sẵn sàng: Nếu bạn mong muốn nhân viên của bạn

luôn có những thông tin cập nhật và báo cáo cho bạn một cách kịpthời, thì hãy luôn có mặt khi họ cần bạn Đừng cáu giận khi họ thôngbáo cho bạn một tin xấu

Đối xử công bằng với các nhân viên: Bạn cần đảm bảo những

nhân viên duới quyền mình biết rõ về hệ thống thưởng phạt lươngbổng và họ xứng đáng được thưởng cho mọi công việc cụ thể mà họ

đã đóng góp để hoàn thành tốt công việc mà bạn đã đề ra

Phương pháp đào tạo và phát triển đúng đắn:Không phải nhàquản lý nào cũng thực hiện tốt việc phát triển sự nghiệp cho cấp dướicủa mình.Một số nhà quản lý bỏ qua cơ hội xây dựng nguồn nhân lựchiệu quả trong tầm kiểm soát của mình vì họ hoặc không xem đây làmột phần công việc của mình hoặc vô tình quên mất nhiệm vụ này do

họ luôn phải ở trong guồng quay hối hả của việc kinh doanh.Thếnhưng công việc chính của nhà quản lý là tạo ra kết quả thong quanhân viên nên rõ rang việc tăng khả năng thực hiện công việc củanhân viên mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.Những nhà quản lýbiết đánh giá khả năng cũng như xây dựng kế hoạch phát triển nhânviên một cách nghiêm túc chắc chắn sẽ có nhiều khả năng thu hútngười tài giỏi, góp phần củng cố động lực và chuẩn mực làm việccao,duy trì được tinh thần liên tục phát triển.Việc phát triển bắt đầu từ

sự thông hiểu mong muốn và năng lực chuyên môn hiện tại của nhânviên Càng hiểu nhiều về nhân viên, bạn càng hiệu quả trong việc thúcđẩy, huấn luyện và phát triển nhân viên Đó là lí do vì sao mà trongmột nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh, các tổ chức đều tìm cách tăngdoanh thu và giảm bớt chi phí Một số tổ chức tin rằng cách dễ dàngnhất để làm việc này là cắt giảm ngân sách đào tạo nhân viên Tuynhiên, những tổ chức có tầm nhìn chiến lược lại có cách làm khác:không ngừng phát triển nhân sự của mình, đặc biệt là các lãnhđạo.Một khi bạn đã thành công với phát triển một hay hai lãnh đạo,đây là lúc để bạn bắt đầu nhân rộng chương trình Hãy bắt đầu đưathông tin về chương trình đào tạo cho những nhân viên tiềm năngtrong các buổi phỏng vấn Nhiều tổ chức nhỏ đã sử dụng phươngthức này để thu hút nhân tài, vì nếu không các nhân viên tiềm năng sẽchuyển sang làm việc tại các tổ chức lớn hơn

Trang 17

Hãy nói cho các ứng viên biết bạn sẵn lòng đầu tư vào họ đểbiến họ trở thành một nhà lãnh đạo tương lai như thế nào Nhữngngười giỏi trong môi trường công ty nhỏ và vừa luôn có nhu cầu tựphát triển và hoàn thiện mình Họ sẽ vô cùng ấn tượng nếu biết rằngbạn muốn đầu tư vào họ

Hãy rút ra những tố chất thành công của các nhân viên hiện thờitrong tổ chức và chú ý tới những nhân viên thể hiện tốt Hãy chỉ ra chocác nhân viên biết rằng mục tiêu của bạn là giúp họ hoàn thiện tối đa.Tuy nhiên phải cẩn thận, đừng tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt,trong đó một người chiến thắng đồng nghĩa với người khác bị thất bại

e)Phát triển văn hóa tổ chức và đạo đức nghề nghiệp:

Vai trò của nhà lãnh đạo trong việc xây dựng văn hoá doanhnghiệp và đạo đức nghề nghiệp trong môi trường cạnh tranh:

Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanhnghiệp.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xâydựng văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưngcũng không ít khó khăn Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rấtquan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ mộtdoanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu,thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thểđứng vững và tồn tại được Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thìcác nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanhnghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồnlực riêng lẻ Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tàisản vô hình của mỗi doanh nghiệp Văn hoá của doanh nghiệp đượcthể hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và tác phong làmviệc của nhân viên Đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợinhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hoá củadoanh nghiệp đó

Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nướcChâu Á thường được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnhđạo, còn các nước Tây Âu thì thành công của doanh nghiệp lại đượcdựa trên các yếu tố như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suấtlàm việc, tính năng động của nhân viên… Ngoài những yếu tố chủquan, để xây dựng văn hoá doanh nghiệp còn phải chú trọng tớinhững yếu tố khách quan Đó là việc tạo lập thị trường, lợi ích củangười tiêu dùng, được thể hiện qua “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo

Trang 18

vệ người tiêu dùng”, là quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực vàkinh tế thế giới.Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết mình cần phải làm gì đểxây dựng văn hoá doanh nghiệp trên những cơ sở sau:

Trước hết chúng ta phải có quan điểm cụ thể về vai trò của vănhoá doanh nghiệp Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nàokhông phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nóđược quyết định bởi việc tổ chức những con người như thế nào Conngười ta có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ từ taykhông về văn hoá Văn hoá chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốcđầu cuối Do vậy, xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ là rấtcao nếu như nó được xây dựng trên nền tảng văn hoá Các doanhnghiệp khi xây dựng đều phải có nhận thức và niềm tin triệt để, lúc đóvăn hoá sẽ xuất hiện Mọi cải cách chỉ thực sự có tính thuyết phục khi

nó tách ra khỏi lợi ích cá nhân, còn văn hoá doanh nghiệp thì phải bảo

vệ cho mọi quyền lợi và lợi ích của cá nhân

Khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần phải có những biệnpháp cụ thể Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống địnhchế của doanh nghiệp, bao gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tíchcác công việc, các yêu cầu Sau đó xây dựng các kênh thông tin; xâydựng các thể chế và thiết chế tập trung và dân chủ như: Đa dạng hoácác loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hoá cácchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hoàcác lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyềnvận mệnh của mọi người:

1 Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược

doanh nghiệp trong tương lai Xem xét có yếu tố nào làm thay đổichiến lược doanh nghiệp trong tương lai

2 Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công Đây

là bước cơ bản nhất để xây dựng văn hoá doanh nghiệp Các giá trịcốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là trái tim

và linh hồn của doanh nghiệp

3 Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới Tầm nhìn

chính là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai Tầm nhìnchính là định hướng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp Có thểdoanh nghiệp mà ta mong muốn xây dựng hoàn khác biệt so vớidoanh nghiệp hiện mình đang có

4 Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá

Trang 19

nào cần thay đổi Sự thay đổi hay xây dựng văn hoá doanh nghiệpthường bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hoá hiện tại như thế nào

và kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp Đánh giá văn hoá

là một việc cực kỳ khó khăn vì văn hoá thường khó thấy và dễ nhầmlẫn về tiêu chí đánh giá Những ngầm định không nói ra hay không viết

ra thì càng khó đánh giá Thường thì con người hoà mình trong vănhoá và không thấy được sự tồn tại khách quan của nó

5 Khi chúng ta đã xác định được một văn hoá lý tưởng cho

doanh nghiệp mình và cũng đã có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồntại trong doanh nghiệp mình Lúc này sự tập trung tiếp theo là vào việclàm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị chúng ta hiện

có và những giá trị chúng ta mong muốn Các khoảng cách này nênđánh giá theo 4 tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, truyềnthông, đối xử

6 Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn

hóa Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng vănhoá Lãnh đạo là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi.Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhânviên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng Lãnh đạo cũngđóng vai trò quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu antoàn của nhân viên

7 Khi khoảng cách đã được xác định thì việc tiếp theo là soạn

thảo một kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thờigian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể Cái gì là ưu tiên? Đâu là chỗchúng ta cần tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực gì? Ai chịu tráchnhiệm về những công việc cụ thể? Thời hạn hoàn thành?

8 Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên

tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đếnđời sống nhân viên Họ cần được biết sự thay đổi đó đem lại điều tốtđẹp cho họ Sự động viên, khuyến khích sẽ dễ dàng hơn khi mọingười được biết vai trò của mình là đóng góp và xây dựng tương laidoanh nghiệp

9 Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây

dựng các chiến lược để đối phó Lôi kéo mọi người ra khỏi vùng thoảimái của mình là một công việc rất khó Vì vậy người lãnh đạo phảikhuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tănglên trong quá trình thay đổi

Trang 20

10 Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa.

Các hành vi, quyết định của lãnh đạo phải thể hiện là mẫu hình chonhân viên noi theo và phù hợp với mô hình văn hoá đã xây dựng.Trong gia đoạn các hành vi theo mẫu hình lý tướng cần được khuyếnkhích, động viên Hệ thống khen thưởng phải được thiết kế phù hợpvới mô hình xây dựng văn hoá doanh nghiệp

11 Tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các

chuẩn mực mới về không ngừng học tập và thay đổi Văn hoá khôngphải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựng được một văn hoá phù hợpthì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt Truyền

bá những giá trị đó cho nhân viên mới

Văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề lớn, quyết định sự trườngtồn phát triển của doanh nghiệp, nó không chỉ đơn thuần là hình thứcbên ngoài, hành vi ứng xử thông thường Phải có cách hiểu đúng đắntổng thể về văn hoá doanh nghiệp và các bước cơ bản để xây dựng

nó Xây dựng văn hoá doanh nghiệp không đơn thuần là liệt kê ra cácgiá trị mình mong muốn hoặc chỉ thay đổi trang trí…, mà đòi hỏi sựkhởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo, sự thấu hiểu nỗ lực củatất cả các thành viên, sự kiên định bền bỉ hàng chục năm trời

4)Yêu cầu với nhà lãnh đạo chiến lược :

a)Mười phẩm chất cần có đối với lãnh đạo :

Lãnh đạo doanh nghiệp lớn của nhà nước là một trong nhữngnghề quan trọng nhất thế giới Đây luôn là là một nghề khó và dườngnhư càng ngày càng trở nên khó hơn Những người đã và đang lànhững vị chủ chốt của công ty cũng thường gặp nhiều khó khăn trởngại lớn: thời gian họ trụ lại vị trí này càng ngày càng ngắn hơn Cuộccạnh tranhđối với các tài năng lãnh đạo cũng khốc liệt hơn trước kia vìgiờ đây các công ty tư nhân đã hoàn toàn bìnhn đẳng với khu vựcNhà nước Nếu đánh giá các vị lãnh đạo mà chỉ dựa vào mức lươngthì rõ rang xã hội đang rất thiếu những người có đủ phẩm chất để làmđược công việc này Sau đây là danh sách mười phẩm chất cần có ởmột người lãnh đạo tài giỏi:

1 Một nền tảng đạo đức vững chắc :Nếu người lãnh đạo có

những tính cách không nên có thì công ty của họ cũng bị lung lay Cáctính cách này không đến mức làm công ty phá sản, nhưng sẽ làmcông ty sẽ bị mất đi những tài năng thực sự: những người tốt khôngmuốn làm việc cho các công ty có người lãnh đạo tồi về nhân cách

Trang 21

2 Khả năng đưa ra các quyết định "khó chịu" :Nhiều khi người

lãnh đạo phải quyết định dựa trên một cơ sở thông tin mơ hồ Ngườilãnh đạo phải giải quyết thật nhanh các y6eu cầu trái ngược nhau màkhông nắm chắc thực tế diễn ra như thế nào Điều này đòi hỏi những

kẻ lớn gan Còn những người không dám gây đau đớn, không dámchấp nhận nguy cơ “them thù”, hay những người cần bằng chứng rõrang trước khi quyết định thì không nên đứng ở vị trí này

3.Tập trung là phẩm chất cần thiết để đưa ra các quyết định khó

chịu trên Lãnh đạo một công ty lớn và giải quyết nhanh chóng hàngloạt các vấn đề phức tạp là một thách thức trí tuệ lớn Rút ra điều cốtyếu từ một đống hỗn độn là điều tối cần thiết để có thể đưa ra đượcmột chiến lược hiệu quả Để co thể vượt qua những tiếng la ó phảnđối và ánh mắt săm soi của công chúng, người lãnh đạo phải có mộtbản lĩnh để tập trung vào điều thực sự quan trọng mà không bị phântâm trước những phản ứng của công chúng

4.Tham vọng Những người lãnh đạo giỏi nhất là những người

có cái đầu chứa đầy tham vọng về quyền lực, những người muốn tạo

ra được một cái gì đó còn tồn tại lâu hơn chính bản thân họ Điều nàykhác với mong muốn làm nổi bật bản thân Tham vọng này tạo ra mộtđộng lực và nỗi ám ảnh không ngừng về việc phải thực hiện xuất sắccác nhiệm vụ của mình – đây là những tố chất cần thiết của người

5.Kỹ năng giao tiếp tốt là một yêu cầu tương đối mới - kết quả

của sự xâm nhập ngày càng tăng của thế giới bên ngoài như cácphương tiện truyền thông, giới phê bình, các cổ đông, các tổ chức bảo

vệ mmôi trường Tất cả đều đòi hỏi một nhà lãnh đạo công ty phải cókhả năng thuyết phục cao - điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa

là nói sự thật Việc khuyến khích động viên một lực lượng lao độngđông đảo cũng đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng khiếu trình bàymột viễn cảnh sang sủa sao cho thật thuyết phục Một người không cókhả năng làm người khác tin tưởng sẽ khó có thể đảm nhận đượccông việc này

6 Khả năng đánh giá con người : đây cũng là một yếu tố cầnthiết của người lãnh đạo, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt vềchất xám Phán đoán xem ai sẽ là người làm việc hiệu quả nhất trong

vị trí nào là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo.Giống như rất nhiều khía cạnh khác của loại nghề nghiệp đỉnh cao

Trang 22

này, việc phán đoán đòi hỏi người lãnh đạo phải huy động cả trực giáclẫn kinh nghiệm của bản thân

7 Giỏi phát triển nhân tài là một phẩm chất cần thiết của người

lãnh đạo Người ta thường học được nghệ thuật lãnh đạo từ một cốvấn dày dạn kinh nghiệm chứ không phải từ một cuốn sách hay Vìvậy, một người lãnh đạo có tài không chỉ cần phát hiện nên sử dụngnhững năng khiếu nào của một cá nhân cụ thể mà còn phải là mộtgiáo viên giỏi có khả năng truyền đạt được kỹ năng của mình chonhững người xung quanh (đồng thời khuyên khích những người kháccũng truyền đạt kinh nghiệm cho các đồng nghiệp của họ) Đó là mộtphương pháp hữu hiệu để tạo ra những người lãnh đạo ở các cấpkhác nhau trong bất kỳ một tổ chức nào

8.Tự tin: Việc tập hợp và sử dụng nhân tài đòi hỏi bạn phải có

khả năng làm việc với những người làm công việc của họ giỏi hơn bạnlàm công việc của mình, bạn phải hướng dẫn và độn viên họ Ngườilãnh đạo nào ghen tỵ với nhânv iên của mình sẽ không xây dựngđược lòng trung thành nơi họ Lòng tự tin còn cho phép người lãnhđạo thừa nhận điểm yếu của mình và yêu cầu giúp đỡ mà không cảmthấy sợ bị chỉ trích hoặc cảm thấy mình thiếu năng lực Những nhàlãnh đạo thành công là những người có thể nói “tôi không biết phảilàm gì tiếp theo” mà không làm mất đi sự tôn trọng của đồng nghiệp

9 Khả năng thích nghi: sẽ là phẩm chất vô giá khi vận rủi tới.

Vượt qua được vận rủi đòi hỏi con người phải có bản lĩnh và tính linhhoạt Khả năng này được thể hiện ở việc phát hiện ra một thay đổinào đó trên thị trường, trong thái độ của công chúng hay trong môitrường chính trị, thể hiện ở việc vạch ra một phươn ghướng hoàn toànkhác ngay cả khi phải rũ bỏ một ý kiến mà cấp trên của mình đã rấtnhiệt tình đồng ý Jeffrey Sonnenfeld, giáo sư thuộc DH Yale đã liệt kêcác cách thức để biến điều không may mắn thành may mắn, trong đóquan trọng nhất là khả năng định hình lại một vấn đề sao cho khi nhìn

từ một số khía cạnh nào đó, vấn đề khó khăn đó có vẻ giống như một

sự thành công

10 Duyên dáng không phải là một phẩm chất được dạy trong

các khóa dạy Quản trị Kinh doanh nhưng rất ít người có thể trở thànhlãnh đạo khi thiếu phẩm chất này - tất nhiên yếu tố này cần một chútmay mắn trời cho

Các phẩm chất này cần thiết cho việc lãnh đạo bất kỳ một doanh

Trang 23

nghiệp nào nhưng đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp thươngmại Nhà nước Cách thức lãnh đạo công ty sẽ quyết định sự thịnhvượng của công ty, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng công ty.

Để đối phó với các vụ scandal và phá sản trong hai năm vừa qua,chính phủ các nước đã nhanh chóng siết chặt các quy định về điềuhành công ty Điều này không có gì xấuvì điều hành tốt không thể bảođảm cho công việc chạy nhưng ít nhất nó cũng đưa ra các công cụ đểgiải quyết tình trạng quản lý yếu kém Trao nhiệm vụ và phương tiện

để thực hiện nhiệm vụ cho Ban giám đốc là điều rất nên làm Tất cảnhững điều này đều góp phần củng cố lại niềm tin của công chúng

b)Những kỹ năng cần có của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu:

Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, xóa đi các ràocản giữa các quốc gia và biến thế giới thành một thị trường duy nhất.Các doanh nghiệp, lớn cũng như nhỏ, đều có cơ hội để trở thành mộtđối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế Khi đó, các nhà lãnh đạodoanh nghiệp phải có những kỹ năng nhất định để điều hành một công

ty có phạm vi hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia mình, đủ sứccạnh tranh với các công ty khác trên toàn cầu Có rất nhiều kỹ năng

mà một nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu có hiệu quả cần phải có,nhưng có thể tóm tắt thành những kỹ năng sau đây:

1 Nhạy cảm về văn hóa Phẩm chất đầu tiên và có lẽ cũng là

quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo toàn cầu là sự nhạy cảm về vănhóa và khả năng bước ra khỏi nền văn hoá của mình để thích nghi vớinền văn hóa của những người khác Các nhà lãnh đạo toàn cầukhông ngại dành thời gian để tìm hiểu điều gì nên làm và không nênlàm trong văn hóa của người khác và tôn trọng những điều đó Sựnhạy cảm về văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc lãnh đạonhững người đến từ các nền văn hóa khác nhau, bởi vì kiểu quản lý,lãnh đạo rập khuôn sẽ không tạo được sự thuyết phục từ thuộc cấpđến từ những nền văn hóa khác nhau Để có được sự nhạy cảm đó,nhà lãnh đạo phải có khả năng tìm hiểu con người ở các nền văn hóakhác nhau đứng ở giác độ của họ Việc hiểu và chấp nhận các nềnvăn hóa khác nhau sẽ tạo ra cho nhà lãnh đạo một ưu thế lớn để cạnh

tranh trên các thị trường toàn cầu

2 Khả năng quản lý một đội ngũ nhân viên đa dạng Hiện nay,

hầu hết các tổ chức đều có sử dụng nhiều nhân viên thuộc các sắctộc, văn hóa, tôn giáo và địa vị xã hội khác nhau Nếu không quản lý

Trang 24

tốt sự đa dạng này, xung đột nội bộ rất có thể xảy ra Một nhà lãnhđạo toàn cầu có hiệu quả, vì vậy, không chỉ cần phải tự học cách làmviệc với những nhóm nhân viên đa dạng mà còn phải giúp các nhómnhân viên như vậy làm việc đoàn kết, phối hợp với nhau nhằm đạtđược những mục tiêu chung của tổ chức Một trong những làm là tổchức các khóa huấn luyện về sự đa dạng (diversity training), mục tiêu

là tạo ra một môi trường làm việc hòa hợp bằng cách hướng dẫn mọingười cách làm việc và ứng xử với những đồng nghiệp có nền tảng vềvăn hóa, sắc tộc, tôn giáo khác với mình

3.Khả năng thích nghi và tính sáng tạo Thay đổi là một thực tế

khắc nghiệt mà các doanh nghiệp luôn phải chạy theo và tìm cách đốiphó Một nhà lãnh đạo toàn cầu có hiệu quả phải có khả năng thíchnghi cao trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới xung quanh

và phải có óc sáng tạo để theo kịp với những thay đổi Một ví dụ vềtính thích nghi cao là hệ điều hành máy vi tính Windows của Microsoft

Hệ điều hành này hiện có 24 ngôn ngữ khác nhau, từ Anh, Đức, Nhật,Hoa,Hàn Quốc, Ả Rập, Do Thái, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Thụy Điển,

Hà Lan, cho đến Brazil, Na Uy, Đan Mạch, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ… Hãyhình dung phần mềm này đang có chỗ đứng như thế nào trên thế giớinếu Bill Gates quyết định chỉ làm một phiên bản duy nhất là tiếngAnh?

4 Khả năng quản lý hiệu quả và lợi nhuận Khả năng sinh lợi và

hiệu quả sản xuất kinh doanh là hai tiêu chí hàng đầu mà một nhàlãnh đạo nói chung cần phải quản lý tốt Làm kinh doanh tất yếu phảihướng đến lợi nhuận và làm sao để đầu ra càng nhiều đồng thời giảmthiểu đầu vào, tức tìm cách đạt hiệu quả tối đa Đây là một thử tháchngày càng lớn đối với tất cả các doanh nghiệp trên thế giới, nhất làtrong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay Nhà lãnh đạo phải thựchiện mọi nỗ lực để làm cho doanh nghiệp của mình sinh lợi và tăngtrưởng thay vì bị lỗ lãi và dần dần biến ra khỏi thị trường

5 Khả năng duy trì sự tồn tại lâu dài và phát triển của doanh

nghiệp Doanh nghiệp là những thực thể cần phải được tồn tại và phát

triển lâu dài Để điều đó xảy ra, nhà lãnh đạo lớn của các doanhnghiệp toàn cầu phải xây dựng được một tổ chức tốt khi mình cònđương nhiệm mà còn phải đảm bảo rằng tổ chức đó vẫn tiếp tục tồntại và phát triển khi mình rời khỏi chức vụ Vì mục đích này, các nhàlãnh đạo tốt phải là những người biết phát triển đội ngũ những người

kế thừa Họ không ngại nhường lại vị trí cho những người tuy trẻnhưng có tài năng thật sự Họ làm điều này thông qua việc thườngxuyên đào tạo, dẫn dắt thuộc cấp và giúp họ “tỏa sáng”

Ngày đăng: 12/04/2013, 16:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w