1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luật BHXH Việt Nam năm 2006

11 421 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 78 KB

Nội dung

BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

An sinh xã hội Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở . Để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết. Của cải xã hội càng nhiều, mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng lao động hoặc những may mắn khác để hoàn thành nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại, người nào cũng có thể gặp phải những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác . Khi rơi vào các trường hợp đó, các nhu cầu thiết yếu của con người không vì thế mà mất đi. Trái lại, có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm những nhu cầu mới. Bởi vậy, muốn tồn tại, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau. Quá trình công nghiệp hoá làm cho đội ngũ người làm công ăn lương tăng lên, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại. Sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già ., đã trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống bình thường của những người không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn .); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có trợ giúp để khắc phục những rủi ro, bất hạnh, giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia đình họ. Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Từ đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp. Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro An sinh xã hội nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những năm 1880, BHXH đã mở ra hướng mới. Sự tham gia là bắt buộc và không chỉ người lao động đóng góp mà giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình (cơ chế ba bên). Tính chất đoàn kết và san sẻ lúc này được thể hiện rõ nét: mọi người, không phân biệt già - trẻ, nam- nữ, lao động phổ thông - lao động kỹ thuật, người khoẻ - người yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp vì mục đích chung. Mô hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ Latin, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, BHXH đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở Châu Á, Châu Phi và vùng Caribê. BHXH dần dần đã trở thành một trụ cột cơ bản của hệ thống An sinh xã hội và được tất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền con người. Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết được BHXH. Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người như trong Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nêu. Vậy BHXH là gì? Theo Luật BHXH Việt Nam năm 2006: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Sự phát triển của BHXH có tác động như thế nào tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một đất nước? An sinh xã hội Tăng trưởng kinh tế được hiểu khá thống nhất là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Phát triển kinh tế bao hàm nghĩa rộng hơn – nó không chỉ bao hàm sự tăng lên về lượng như tăng trưởng kinh tế, mà còn bao hàm những thay đổi về chất lượng cuộc sống. Như vậy, phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế (kinh tế, xã hội, môi trường) trong một thời kỳ nhất định. Có thể khẳng định giữa sự phát triển của BHXH với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước có mối quan hệ hai chiều, tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều này được minh chứng qua các khía cạnh như sau: Thứ nhất, Phát triển BHXH sẽ là tiền đề và là điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần tích cực tới tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vai trò này của BHXH được thể hiện như sau: Một là, Trong nền kinh tế thị trường việc tham gia BHXH được thực hiện bằng sự đóng góp BHXH của ba bên, đó là: người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. - Về phía người lao động:  Theo phương thức BHXH, người lao động khi có việc làm và khỏe mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập vào quỹ dự phòng. Quỹ này hỗ trợ người lao động khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, lúc ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, lúc thất nghiệp, khi già cả để duy trì và ổn định cuộc sống của họ và gia đình họ. Do vậy, hoạt động BHXH đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng người lao động đối với bản thân mình, với gia đình và đối với cộng đồng, xã hội theo phương châm “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thông qua quyền và nghĩa vụ. Điều đó có nghĩa là người lao động để vừa đảm bảo được những chi An sinh xã hội tiêu thường xuyên và ngày càng tăng lên của gia đình và vừa thực hiện được nghĩa vụ đóng BHXH, họ phải tìm cách để tăng thêm thu nhập, nghĩa là phải làm việc nhiều hơn hoặc làm việc có năng suất, có hiệu quả hơn để được trả lương cao hơn. Khi người lao động làm việc có năng suất, có chất lượng, doanh nghiệp cũng có lợi ích, doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp tăng cao hơn và cũng có điều kiện hơn để thực hiện tốt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với người lao động. Đến lượt mình, khi người lao động và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Nhà nước sẽ có nguồn thu nhiều hơn (thu thuế cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp), có điều kiện tài chính tốt hơn để đóng góp cho quỹ BHXH.  Thực hiện tốt chính sách BHXH, nhất là chế độ hưu trí, góp phần ổn định cuộc sống người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người lao động tham gia đóng BHXH từ 20 năm trở lên khi hết tuổi lao động hoặc mất sức lao động thì được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hằng tháng. Với nguồn lương hưu và trợ cấp BHXH, người cao tuổi có thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, cả nước đã có khoảng 2,5 triệu người hết tuổi lao động đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng với số tiền chi trả từ quỹ BHXH hàng nghìn tỉ đồng mỗi tháng. Trong nhiều năm qua, kể từ khi chính sách BHXH được thực hiện, cùng với sự phát triển kinh tế, mức lương hưu cũng không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với mức sống chung của toàn xã hội. Vào các thời điểm tăng mức lương tối thiểu chung cũng như việc xem xét chỉ số giả cả, Nhà nước đều có sự điều chỉnh lương hưu một cách hợp lý. Mức lương hưu không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với mức sống chung toàn xã hội tại thời điểm hưởng lương hưu đã bảo đảm cuộc sống của người nghỉ hưu, tạo sự an tâm, tin tưởng của người về hưu sau cả cuộc đời lao động. Tương tự như vậy, các quyền lợi về BHYT, về chế độ ốm đau, An sinh xã hội chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức trợ cấp tuất một lần . cũng được cải thiện rõ rệt.  Chính sách BHXH hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản là “đóng - hưởng” đã tạo ra bước đột phá quan trọng về sự bình đẳng của người lao động với các chế độ BHXH. Khi đó, mọi người lao động làm việc ở các thành phần kinh tế, các ngành nghề, địa bàn khác nhau, theo các hình thức khác nhau đều được tham gia thực hiện các chính sách BHXH. Mặt khác, người lao động tham gia BHXH khi ốm đau sẽ được khám chữa bệnh và được quỹ BHYT chi trả phần lớn chi phí; được nhận tiền trợ cấp khi ốm đau không đi làm được, được nghỉ chăm con ốm; khi thai sản được nghỉ khám thai, được nghỉ khi sinh đẻ và nuôi con, được nhận trợ cấp khi sinh con và trợ cấp thai sản; khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được nhận phần trợ cấp do giảm khả năng lao động do tai nạn, bệnh nghề nghiệp gây ra. Ngoài ra, người lao động còn được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, sinh đẻ hay điều trị thương tật nhằm nâng cao thể lực Với những quyền lợi của người lao động như trên, BHXH đã góp phần thu hút nguồn lao động vào nền sản xuất xã hội, giữ gìn và nâng cao thể lực cho người lao động trong suốt quá trình lao động, sản xuất. Việc được tham gia BHXH khi đang làm việc và được hưởng lương hưu sau này đã tạo ra cho người lao động sự phấn khởi, tâm lý ổn định, an tâm vào việc làm mà họ đang thực hiện. Thực tế là nhiều doanh nghiệp, khi tuyên truyền quảng cáo tuyển dụng lao động, thì tiêu thức được tham gia BHXH cũng là một quyền lợi quan trọng thu hút được nhiều lao động. Sự an tâm của người lao động cũng như việc bảo vệ sức lao động của họ thông qua chính sách BHXH đã trở thành một chính sách thu hút nguồn lao động vào nền sản xuất xã hội, bảo đảm sự ổn định và thúc đẩy sản xuất phát triển. - Về phía người sử dụng lao động. An sinh xã hội Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng góp BHXH cho người lao động. Nếu theo nhìn nhận ban đầu, việc đóng góp BHXH cho người lao động có thể sẽ làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng thực chất, về lâu dài, phương thức BHXH đã chuyển giao trách nhiệm bảo vệ người lao động khi gặp rủi ro về phía xã hội, rủi ro được điều tiết trên phạm vi toàn xã hội, giúp cho chủ sử dụng lao động bớt những khó khăn, lo lắng về nguồn lao động của doanh nghiệp, yên tâm tổ chức sản xuất, kinh doanh. Đối với nước ta, người lao động có thu nhập ở mức bình quân chung toàn xã hội là chủ yếu thì biện pháp điều tiết thu nhập mang tính cộng đồng là rất cần thiết. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản, hải sản, da giày, dệt may . sử dụng nhiều lao động, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động nữ đều rất coi trọng chính sách BHXH để bảo vệ và duy trì nguồn lao động của doanh nghiệp mình. - Về phía Nhà nước: Trong hoạt động BHXH, Nhà nước tiến hành xây dựng chính sách, chế độ, tổ chức triển khai và giám sát quá trình thực hiện nhằm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người tham gia BHXH. Như vậy nhà nước giữ vai trò quản lý về BHXH, bảo hộ cho quỹ BHXH mà không phải chi từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này. Mặt khác, chính sách BHXH là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, giúp Nhà nước điều tiết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và xã hội trên phương diện vĩ mô, bảo đảm cho nền kinh tế liên tục phát triển và giữ gìn ổn định xã hội trong từng thời kỳ cũng như trong suốt quá trình. Hai là, Một khía cạnh tích cực khác của việc đóng BHXH ba bên là gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động và giữa người lao động với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao An sinh xã hội động…Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Điều này giúp họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức chi ít nhất mà vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, chính trị và xã hội. Ba là, BHXH là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Trên thị trường lao động, “tiền lương là giá cả sức lao động” được hình thành tự phát căn cứ vào quan hệ cung cầu, vào chất lượng lao động cũng như các điều kiện khung mà trong đó Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý thông qua những quy định về mức lương tối thiểu và những điều kiện lao động cần thiết. Quá trình hình thành tiền lương theo thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động là sự phân phối lần đầu và phân phối trực tiếp cho từng người lao động. Do vậy, người lao động có tay nghề cao, có nghề nghiệp thích ứng với nhu cầu của xã hội sẽ có thu nhập cao. Đó là sự hợp lý và khuyến khích làm giàu chính đáng. Sau khi đã thực hiện thuế thu nhập, Nhà nước sẽ tiến hành phân phối lại thông qua chính sách BHXH. Khi đó, người có năng lực hơn, nhận được tiền lương cao hơn sẽ đóng góp nhiều hơn cho xã hội để trợ giúp những người “yếu thế” hơn trong xã hội. Một bộ phận lao động khác do gặp phải rủi ro trong cuộc sống như về sức khỏe, về năng lực, về hoàn cảnh gia đình . có việc làm và thu nhập thấp hơn sẽ nhận được các quyền lợi BHXH để duy trì cuộc sống. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những người có thu nhập cao và thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc…Với chức năng An sinh xã hội này, BHXH góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, góp phần bảo đảm sự công bằng xă hội. Bốn là, Chức năng của quỹ BHXH là để chi trả các trợ cấp BHXH và chi phí cho các hoạt động của hệ thống BHXH. Tuy nhiên, do tính đặc thù, các chi phí BHXH phát sinh không đồng đều và dàn trải theo thời gian và theo không gian, đặc biệt là các chi phí cho các trợ cấp dài hạn, nên quỹ BHXH luôn luôn có một lượng "nhàn rỗi tương đối" chưa dùng đến. Vì quỹ BHXH cũng là một quỹ tiền tệ, nên dòng tiền cần được đưa vào sử dụng để bảo toàn và tăng trưởng giá trị. Cũng do tính đặc thù, nên việc đầu tư của quỹ BHXH không thể như những quỹ kinh doanh khác, mà phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản là: an toàn, thuận tiện khi thu hồi vốn, phục vụ cho những lợi ích công cộng. Vì vậy, những hướng đầu tư của quỹ BHXH thường là cho Chính phủ vay hoặc trực tiếp được đầu tư vào các dự án phát triển hoặc những công trình phúc lợi (xây nhà ở cho người lao động, xây dựng đường xá…). Ở Pháp, quỹ BHXH lớn gấp 3 - 4 lần ngân sách của Chính phủ và thường được đầu tư vào phát triển hạ tầng cơ sở. Phần nhàn rỗi của quỹ BHXH của Italia chủ yếu được đầu tư vào phát triển nhà ở cho người lao động thuê lại. Hiện nay, số “tiền nhàn rỗi tương đối’’ của quỹ BHXH Việt Nam lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Nếu được đầu tư tốt sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế rất lớn. Các khoản đầu tư này của quỹ BHXH một mặt tạo ra “lợi nhuận” thêm cho quỹ BHXH; mặt khác đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây chính là mối quan hệ bản chất (theo chiều thuận) giữa BHXH và tăng trưởng kinh tế. Theo các nhà kinh tế, nếu được đầu tư đúng hướng và hiệu quả, quỹ BHXH là nhân tố nhân văn rất quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế “sạch’’ và tạo ra hiệu ứng kép là tác động ngược lại tới sự ổn định của hệ thống BHXH. An sinh xã hội Lấy trường hợp Việt Nam làm ví dụ ta có thể nhận thấy: Bên cạnh săn tìm lợi nhuận, ngành BH cũng góp phần đáng kể làm giảm áp lực vốn để sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển cho hệ thống ngân hàng và ngân sách nhà nước. Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ năm 2009 đạt 13.100 tỷ đồng (tăng khoảng 20% so với năm 2008); doanh thu bảo hiểm nhân thọ đạt 11.700 tỷ đồng (tăng khoảng 12%). Với nước ta, ngành bảo hiểm đã thực sự trở thành chỗ dựa khá vững chắc khi mỗi năm bồi thường 55% doanh thu phí bảo hiểm cho các cơ sở kinh tế - xã hội và khách hàng khi họ gặp rủi ro thiên tai, tai nạn; góp phần ổn định ngân sách nhà nước. Đặc biệt, trong hoàn cảnh kinh tế nước ta đang khó khăn, nhất là về nguồn vốn thì năm 2009 ngành bảo hiểm đã tạo ra nguồn vốn trung và dài hạn 69.000 tỷ đồng và đầu tư vào nền kinh tế đất nước (năm 2008 là 57.000 tỷ đồng), tạo việc làm cho 15.000 nhân viên bảo hiểm và gần 150.000 đại lý bảo hiểm. Dự kiến, năm 2010, tổng vốn từ ngành bảo hiểm đầu tư vào nền kinh tế sẽ tăng lên khoảng 75.000 tỷ đồng Năm là, BHXH trực tiếp thể hiện mục tiêu, tư tưởng, bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị, xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang phấn đấu, xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thứ hai, kinh tế tăng trưởng đã có tác động tích cực, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động BHXH. BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Khi trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ thống BHXH có điều kiện ra đời phát triển. Vì vậy, các nhà kinh tế cho rằng, sự ra đời và phát triển của BHXH phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp kém không thể có một hệ thống BHXH vững mạnh được. An sinh xã hội Kinh tế càng phát triển, hệ thống BHXH càng đa dạng, các chế độ BHXH ngày càng mở rộng, các hình thức BHXH ngày càng phong phú. Có thể minh chứng cho nhận định này qua những khía cạnh như sau: Một là, Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế. Người lao động có thu nhập càng cao và ổn định càng có điều kiện tốt hơn tham gia BHXH. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những nước mới thực hiện BHXH, cần thu hút nhiều người tham gia BHXH. Đây là tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đối với BHXH. Hai là, Khi kinh tế phát triển, Nhà nước và các doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Nhờ vậy, những rủi ro trong lao động như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ giảm đi và do đó quỹ BHXH sẽ giảm chi do đối tượng hưởng giảm. Mặt khác, khi kinh tế tăng trưởng, Nhà nước có khả năng hơn để cải thiện điều kiện sống cho người lao động, như đầu tư vào các cơ sở hạ tầng công cộng, đầu tư cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho dân cư nói chung và người lao động nói riêng. Nhờ vậy, người lao động ít bị những rủi ro xã hội hơn như giảm được tai nạn, giảm được ốm đau, bệnh tật, giảm được những rủi ro khi sinh đẻ (đối với lao động nữ)… Đây là ảnh hưởng, tác động gián tiếp của tăng trưởng kinh tế đối với BHXH. Ba là, khi kinh tế tăng trưởng, môi trường kinh tế càng được hoàn thiện, việc đầu tư của quỹ BHXH càng tốt hơn, an toàn hơn, tránh được những rủi ro từ kinh tế, góp phần tăng trưởng quỹ BHXH… [...]... người lao động là do quỹ BHXH đảm nhận Đây là chính sách vừa gắn quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với cơ quan BHXH; ngược lại cũng làm tăng thêm sự gắn kết giữa cơ quan BHXH với người lao động Về phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoạch định chính sách BHXH, cần có quy định về thẩm quyền của Hội đồng quản lý, của Tổng Giám đốc BHXH, nhất là về khía cạnh tài chính BHXH, như việc chủ động... chính sách đầu tư thích hợp cho quỹ BHXH và cần minh bạch hơn mối quan hệ (tiền tệ) giữa Nhà nước (Chính phủ) và cơ quan BHXH Nhà nước cần định ra những chính sách lãi suất đầu tư, lãi suất khi Chính phủ vay của Quỹ BHXH hợp lý để đảm bảo sự tăng trưởng lâu dài cho quỹ BHXH Mặt khác, Nhà nước có những chính sách chỉ định đầu tư và bảo hộ đầu tư để đảm bảo an toàn cho quỹ BHXH Chẳng hạn ở Italia, Chính phủ...An sinh xã hội Như vậy, dưới giác độ kinh tế, các hoạt động BHXH đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và ngược lại, kinh tế tăng trưởng đã có tác động tích cực, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động BHXH Tuy nhiên, để phát huy được những ảnh hưởng tích cực trong mối quan hệ BHXH - Kinh tế này, cần có những cơ chế chính sách thích hợp Từ giác... nước có thẩm quyền hoạch định chính sách BHXH, cần có quy định về thẩm quyền của Hội đồng quản lý, của Tổng Giám đốc BHXH, nhất là về khía cạnh tài chính BHXH, như việc chủ động điều chỉnh tỷ lệ đóng góp BHXH cũng như tỷ lệ hưởng; chủ động về đầu tư (ở một số lĩnh vực)… . nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nêu. Vậy BHXH là gì? Theo Luật BHXH Việt Nam năm 2006: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu. còn khả năng lao động. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người lao động tham gia đóng BHXH từ 20 năm trở lên khi hết tuổi lao động hoặc mất

Ngày đăng: 12/04/2013, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w