1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử phát triển BHXH Việt Nam.DOC

29 777 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 228 KB

Nội dung

Lịch sử phát triển BHXH Việt Nam

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chínhsách xã hội của Đảng và Nhà Nước ta Chính sách BHXH là chính sách mang tínhnhân văn, đạo đức cao cả đối với con người và xã hội nhằm đáp ứng một trongnhững quyền lợi và nhu cầu tất yếu của người lao động: nhu cầu an toàn về việclàm, an toàn lao động, hơn nữa là an toàn xã hội.Hệ thống BHXH hoạt động có cơchế kiểm tra, kiểm soát tốt sẽ đảm bảo được quyền lợi người lao động, nếu hoạtđộng không tốt sẽ gây ra đổ vỡ nguồn quỹ, quyền lợi người lao động sẽ không đảmbảo, có nguy cơ gây ra mất ổn định xã hội Do vậy, ngoài biện pháp tăng thu pháttriển quỹ thì công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH là một việc làm thườngxuyên, cấp thiết vừa đảm bảo cho việc quản lý an toàn quỹ BHXH, vừa đảm bảo sựcông bằng xã hội trong đóng góp và thụ hưởng BHXH Mặt khác, vấn đề này cũngliên quan mật thiết đến từng cá nhân, bộ phận, mọi cấp trong hệ thống BHXH, thểhiện vai trò trách nhiệm trong việc thực hiện chế độ chính sách của Đảng và NhàNước ta

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn la được vinh dự thực hiện một phần quan trọngnhiệm vụ phục vụ con người của chế độ xã hội chủ nghĩa, đi theo suốt cả cuộc đờicon người (sinh ,lão, bệnh, tử), an toàn xã hội , an sinh hạnh phúc ( phúc , lộc, thọ)

đó là những điều mà cả xã hội, mỗi con người, mỗi cộng đồng đều mong ước.Nhưng với tầm vóc mới, văn minh, công bằng, sâu rộng hơn đến với mọi người dân,người lao động trong xã hội chủ nghĩa

Nhưng với thời gian và kiến thức lý luận còn hạn chế, nên bài viết không thểtránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự tham gia đóng góp củaTh.S Trần Minh Tuấn để bài viết đạt kết quả tốt hơn Em xin trân thành cảm ơn!

Trang 2

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BHXH

1.1 Lịch sử phát triển BHXH Việt Nam

BHXH được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1945 và đã trải qua nhiều lần bổsung, sửa đổi đặc biệt trong các năm 1961, 1985 và 1995

Năm 1961, một Nghị định của Chính phủ được ban hành để cung cấp cácdịch vụ phúc lợi xã hội cho tất cả các cán bộ, viên chức làm việc trong ngành nộichính, giáo dục, y tế, các doanh nghiệp Nhà nước, nội vụ Hệ thống này chỉ chịutrách nhiệm bảo hiểm cho khoảng 600.000 - 700.000 người trên tổng số dân là 17triệu người của miền Bắc Việt Nam (theo số liệu năm 1962) Năm 1964 Nghị định

218 thực hiện BHXH cho quân nhân

Từ năm 1975 thì chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước.Chế độ BHXH bao gồm: trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tử tuất, cùng với cácchế độ ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị

và doanh nghiệp đóng góp

Trước năm 1995, BHXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịutrách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn (hưu trí, tử tuất, tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp đối với người nghỉ việc), Tổng Liên đoàn Lao độngchịu trách nhiệm quản lý thực hiện các khoản chi trả trợ cấp ngắn hạn (trợ cấp đau

ốm, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người đang làm việc)

Từ tháng 01/1995, Bộ Luật Lao động có hiệu lực, trong đó có chương XII vềBHXH Để hướng dẫn thực hiện Bộ Luật Lao động, ngày 16/02/1995 Chính phủban hành Nghị định số 19/CP của Chính phủ thành lập hệ thống BHXH Việt Nam

để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ về BHXH,BHYT và quản lý quỹ BHXH Ngày 26/01/1995 Chính phủ Việt Nam ban hànhNghị định số 12/CP về điều lệ BHXH đối với dân sự với 5 chế độ BHXH: chế độtrợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độhưu trí và chế độ trợ cấp tử tuất Và ngày 15/07/1995, Chính phủ ban hành Nghịđịnh số 45 quy định về BHXH đối với quân sự (quân đội, công an) Trong 2 nghị

Trang 3

định của Chính phủ có quy định về hình thành quỹ BHXH trên cơ sở thu BHXHbao gồm người sử dụng lao động đóng 15% quỹ tiền lương và người lao động đóng5% tiền lương hàng tháng Quỹ này được sử dụng để chi cho 5 chế độ trên QuỹBHXH được bảo tồn, tăng trưởng và được Nhà nước bảo hộ.

Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐTTg chuyển hệthống BHYT trực thuộc Bộ Y tế sang BHXH Việt Nam và ngày 06/12, Chính phủ

ra Nghị định 100/NĐCP quyết định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộmáy của BHXH (bao gồm cả BHYT)

1.2 Quá trình phát triển của BHXH ở VIỆT NAM

1.2.1 Giai đoạn trước năm 1945

- Trước năm 1945 ở Việt Nam chưa có pháp luật bảo hiểm xã hội Bởi vì đấtnước bị thực dân Pháp đô hộ Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nghèo đói

- Tuy nhiên nhân dân Việt Nam có truyền thống cưu mang, giúp đỡ lẫn nhaunhững khi gặp rủi ro hoạn nạn Đặc biệt là sự che chở của họ hàng làng xã thân tộc.Cũng có một số nhà thờ tổ chức nuôi trẻ mồ côi, thực hiện tế bần (BHXH sơ khai)

1.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954

- Tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Tháng 12năm 1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhândân Trong Hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và ngườigià

- Ngày 12 tháng 3 năm 1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29/

SL quy định chế độ trợ cấp cho công nhân

- Ngày 20 tháng 5 năm 1950 Hồ Chủ Tịch ký 2 sắc lệnh là 76, 77 quy

định thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ,công nhân viên chức

Đặc điểm của chính sách pháp luật BHXH ở thời kỳ này là do trong hoàncảnh kháng chiến gian khổ nên việc thực hiện công tác BHXH rất hạn chế Tuynhiên, đây là thời kỳ đánh dấu sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước về chínhsách BHXH, đồng thời những quy định về BHXH của Nhà nước ở thời kỳ này là

cơ sở cho sự phát triển BHXH sau này

Trang 4

1.2.3 Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975

Miền Bắc được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội nên pháp luật vềBHXH được phát triển mở rộng nhanh Điều lệ BHXH ban hành ngày 27/12/1961

có thể coi là văn bản gốc về BHXH quy định đối tượng là CNVC Nhà nước, hệthống 6 chế độ BHXH, quỹ BHXH nằm trong ngân sách nhà nước do các cơ quanđơn vị đóng góp Năm 1964, Điều lệ đãi ngộ quân nhân Riêng miền Nam, BHXHcũng thực hiện đối với công chức, quân đội làm việc cho chính thể Ngụy

1.2.4 Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995

BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước Có nhiều lần được sửa đổi,

bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế xã hội Tuy nhiên sau khi Nhà nước chuyểnđổi nền kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo địnhhướng XHCN thì chính sách BHXH bộc lộ những nội dung cần sửa đổi bổ sung

1.2.5 Giai đoạn từ 1995 đến nay

BHXH mở rộng đối tượng, thành lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhànước do sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ củaNhà nước, thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý quỹ và giải quyết các chế độtrợ cấp

Ngày 16/02/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP thành lập Bảohiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ các bộ của BộLao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển Bảohiểm y tế thuộc Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Trang 5

Phần II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BHXH TÍNH SƠN LA

2.1 Tổng quan về kinh tế xã hội của Sơn La

2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của Sơn La

Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc có diện tích khoảngtrên 14.200 km2 dân số khoảng 887.000 người; phía Bắc giáp tỉnh Điện Biên, LaiChâu, Lào Cai; phía Nam giáp Thanh Hoá; phía Đông giáp tỉnh Hoà Bình, VĩnhPhú, Yên Bái; phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với 250 kmđường biên giới Mật độ dân số là 85người / km2 Bao gồm các dân tộc anh emcùng chung sống, cơ cấu các dân tộc như sau: dân tộc Thái chiếm 55% ; dân tộcKinh chiếm 18%; dân tộc Mông chiếm 12%; dân tộc Muông chiếm 8,2% ; dân tộcDao chiếm 2,8%, và các dân tộc khác là 4%

Dân số Sơn La mỗi năm tăng khoảng từ 14.000 đến 18.000 người, quy môdân số là khá lớn, phân bố dân cư giữa các vùng không đồng đều giữa thành phố, thịtrấn và vùng nông thôn, vùng núi Sơn La có 3/4 diện tích là rừng tự nhiên, khí hậuchia làm hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô Trên địa bàn tỉnh có 2 con sông lớnchảy qua đó là Sông Mã và Sông Đà Theo Nghị định 148/2003/NĐ-CP ngày02/11/2003 của Chính phủ về thành lập huyện Sốp Cộp thì hiện nay tỉnh Sơn La có

9 huyện và 1 thành phố

Về kinh tế xã hội, Sơn La vẫn là một tỉnh miền núi nghèo, cơ sở hạ tầng cònthấp kém chưa hấp dẫn đầu tư, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển,hậu trình độ dân trí còn thấp, hàng năm có khoảng 17.000 người thất nghiệp không

có việc làm là một vấn đề nổi cộm và bức xúc của tỉnh Sơn La nói riêng và cả nướcnói chung Do vậy, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh luôn quán triệt đường lối lãnh đạocủa Đảng trong văn kiện Đại hội VIII: “ các khu vực miền núi và vùng đồng bàodân tộc đều phải có bước phát triển, khu vực có điều kiện thuận lợi phải phát triểnvới tốc độ cao hơn để thúc đẩy hỗ trợ khu vực khác cùng phát triển Tăng trưởngkinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển xã hội - văn hoá, đảm bảo an ninh quốcphòng, phấn đấu giảm bớt khoảng cách giữa các vùng về mặt tiến bộ xã hội, ”

Trong lĩnh vực công nghiệp: thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh,UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp theohướng trọng tâm là phát triển công nghiệp chế biến nông sản và vật liệu xây dựng

Trang 6

Ngoài xí nghiệp gạch tuy nen (xây dựng năm 1994), năm 1997 đã khánh thành đưavào sử dụng: Nhà máy xi măng 8,2 vạn tấn / năm tại xã Chiềng Sinh, Nhà máyđường Mai Sơn 1.000 tấn mía cây/ ngày, Nhà máy bê tông ly tâm Chiềng Sinh, Xínghiệp nhựa át phan, đã và đang xây dựng dây truyền gỗ ván dăm, Nhà máy phân

vi sinh và chuẩn bị dự án khả thi Nhà máy xi măng lò quay 60 vạn tấn / năm, dự ánchế biến tinh bột sắn, thức ăn gia súc, chế biến giấy, gạch tuy nen 7 triệu viên / năm

ở cấp huyện

Về nông nghiệp: phát triển chương trình dâu tằm, tập trung thâm canh, mởrộng diện tích ở những vùng có điều kiện và theo quy hoạch, khuyến khích mở rộngnuôi nhiều loại tằm, tiếp tục đầu tư xây dựng đưa trung tâm giống tằm tại ChiềngPấc - Thuận Châu vào hoạt động UBND tỉnh đã chỉ đạo cho các hộ vay để mởrộng diện tích cà phê bằng nguồn vốn lãi xuất thấp, đưa diện tích cà phê hiện nay từ3.630 ha lên 5.000 ha vào năm 2000 Quy hoạch lại toàn bộ vùng chè, xây dựng vàban hành chính sách phát triển chè khá toàn diện, tiếp tục đầu tư để đổi mới thiết bị

và công nghệ chế biến chè gồm cả các thiết bị chế biến nhỏ (quy mô hộ, nhóm hộ).Chương trình mía đường: UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo việc quy hoạch và mở rộngvùng nguyên liệu mía từ 3.597 ha lên 50.000 ha để đáp ứng nguyên liệu cho nhàmáy khi nâng công xuất lên 1.500 tấn mía cây/ngày Hỗ trợ giá giống mía và chovay lãi xuất thấp để trồng mía giống mới

Ngoài các công trình về điện - công nghiệp tỉnh đã chỉ đạo đầu tư tiếp chocác công trình như: cấp thoát nước, nâng công xuất Nhà máy nước thị xã từ 5.000m3 - 10.000 m3 /ngày đêm, hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng 15 công trình cấp nước

ăn vùng cao, đầu tư cho giao thông thuỷ lợi, định canh định cư hỗ trợ xây dựng cáctrung tâm cụm xã, đầu tư cho các phòng học, các trường phổ thông trung học cáchuyện thị, xây dựng thêm và nâng cấp các trạm truyền hình

Về cải cách hành chính: là việc làm cần thiết, cấp bách cần được quan tâm,chú trọng đặc biệt, bởi nó giúp cho “bộ óc” của nền công nghiệp, thích ứng nhanhnhạy, kịp thời, sử lý linh hoạt cần thiết những tình huống mà trong phát triển kinh tếluôn gặp phải Cần phải có một cơ chế “công nghiệp” trong công tác quản lý kinh

tế, chỉ đạo điều hành bộ máy Nhà nước của tỉnh

Chương trình chỉ đạo, điều hành đã tập trung để đẩy nhanh chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chú trọng phát triển kinh tếhàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước,đồng thời tiếp tục hoàn thiện bổ sung và ban hành các cơ chế chính sách nhằm khơi

Trang 7

dậy và phát huy mạnh mẽ nguồn lực bên trong, thu hút nguồn lực bên ngoài, sửdụng có hiệu quả sự đầu tư của Trung ương để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triểnkinh tế

2.1.2 Thuận lợi và khó khăn

2.1.2.1 Thuận lợi

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạothường xuyên, trực tiếp, toàn diện của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tỉnh uỷ, HĐND,UBND tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả của các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thamgia BHXH, BHYT đã tạo điều kiện cho ngành Bảo hiểm xã hội Sơn La hoàn thànhtốt nhiệm vụ

Năm 2008 cũng là năm thứ 2 thực hiện Luật BHXH là căn cứ pháp lý caonhất về chính sách BHXH Các chính sách BHYT được Đảng và Nhà nước bổ sungsửa đổi phù hợp với thực tế đất nước Cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm hơnđến chính sách BHXH, BHYT

Tập thể lãnh đạo CBVC Bảo hiểm xã hội tỉnh đoàn kết, chỉ đạo sâu sátnhiệm vụ chính trị được giao, CBVC yêu ngành, yêu nghề, chịu khó học hỏi nghiêncứu, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành, khắcphục mọi khó khăn, có ý thức vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Điềukiện cơ sở vật chất toàn ngàn từng bước được nâng cấp bổ sung, bộ máy cán bộquản lý được quan tâm và kiện toàn

Các phong trào thi đua trong ngành được phát động và tổ chức thực hiệntốt, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu hoànthành xất sắc nhiệm vụ năm 2008

2.1.2.2 Khó khăn

Địa bàn phục vụ rộng, điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn, đối tượngphục vụ phân tán, nhiệm vụ của ngành BHXH ngày càng lớn nhất là năm 2008nhiều chế độ chính sách thay đổi

Biên chế lao động đã được bổ sung song vẫn thiếu, điều kiện tuyển dụngkhó khăn chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành, cán bộ quản lý từng bước

đã được củng cố nhưng vẫn chưa hoàn thiện

Mặc dù đã có những bước phát triển nhưng Sơn La vẫn chưa thoát khỏi tìnhtrạng một tỉnh đặc biệt khó khăn, hiệu quả SXKD của các DN còn thấp, sức cạnh

Trang 8

tranh yếu làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ thu, chi BHXH Một số doanhnghiệp vẫn còn nợ BHXH làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ của ngành cũng như quyềnlợi của người lao động trong việc thanh toán các chế độ BHXH, BHYT.

Đối tượng tham gia BHYT rất lớn chiếm trên 85% dân số, cơ sở vật chấtKCB của các cơ sở y tế còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, ảnh hưởng đến quyền lợicủa người tham gia BHYT

Cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc của CBVC còn thiếu, trình độchuyên môn của một bộ phận CBVC còn hạn chế

2.2.Lịch sử hình thành BHXH tỉnh Sơn LA

Tháng 10 năm 1995 Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La được thành lập theo Quyếtđịnh số 124 ngày 17 tháng 8 năm 1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội ViệtNam Biên chế đến cuối năm 1995 là l50 người (trong đó tỉnh 17 và huyện 133),nguồn cán bộ chủ yếu nhận từ 2 ngành Lao động thương binh xã hội và Liên đoànlao động Tỉnh

Đến tháng 1 năm 2003 Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tiếp nhận Bảo hiểm

y tế tỉnh Sơn La chuyển sang theo Quyết định số 20 ngày 24 tháng 1 năm 2002 củaThủ tướng chính phủ

Qua yêu cầu thực tiễn của nhiệm vụ chính trị, tình hình phát triển lao độngtham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), công tác xây dựng bộmáy và tổ chức cán bộ không ngừng được xây dựng Để đảm đương tốt nhiệm vụ,đến cuối năm 2008 toàn ngành có 181 cán bộ công chức (tỉnh 74 người, huyện 107người)

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ, BHXH tỉnh Sơn

La luôn chú trọng nâng cao tinh thần, ý thức phục vụ, đẩy mạnh cải cách thủ tụchành chính, tạo niềm tin và nâng cao nhận thức của người lao động và đơn vị sửdụng lao động về BHXH và BHYT Với trọng tâm mở rộng đối tượng tham giaBHXH, BHYT cho người lao động, BHXH tỉnh chủ động hướng dẫn, đôn đốc tất cảcác thành phần kinh tế, các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT Với

sự nỗ lực và năng động, hơn 10 năm qua, số đơn vị, đối tượng tham gia BHXH,BHYT ngày một tăng Nếu năm 1995 chỉ có 91 đơn vị với 25.535 lao động thamgia BHXH bắt buộc, số thu 19,4 tỷ đồng, thì đến năm 2005 BHXH tỉnh Sơn La đã

có trên 1.100 cơ quan, đơn vị tham gia BHXH, BHYT với số lao động là 791.153người Đặc biệt, từ năm 2005 được UBND tỉnh giao nhiệm vụ cấp thẻ BHYT cho

Trang 9

đối tượng người nghèo, cho nhân nhân dân các dân tộc trong tỉnh với số dân đượchưởng chế độ BHYT trên 771.000 người Khối lượng công việc phát sinh lớn, nhân

sự lại có hạn song BHXH tỉnh Sơn La đã dồn sức lực để triển khai cấp phát xongthẻ BHYT người nghèo trong toàn tỉnh, được UBND tỉnh đánh giá cao kết quả côngtác này Bám sát kế hoạch được giao, chủ động chỉ đạo công tác thu hàng tháng,quý đồng thời được sự quan tâm phối hợp của các cơ quan, doanh nghiệp và sự giúp

đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan liên quan như: Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước,Ngân hàng NN&PTNT, sự quyết tâm phấn đấu của cán bộ, công chức, viên chứctoàn ngành, nhất là cán bộ làm công tác thu, nên trong nhiều năm liên tục, đặc biệt

là năm 2005, việc thu nộp BHXH, BHYT đã đạt được kết quả cao, toàn tỉnh thuđược 151 tỷ đồng so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao (đạt 107,85%)

Đây là năm có số thu cao nhất từ ngày thành lập đến nay.Công tác chi trả chế độ trợ cấp BHXH cho các đối tượng luôn được đổi mới, quản

lý chặt chẽ, đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời và đầy đủ Hơn 10 năm qua, BHXHtỉnh Sơn La đã chi trả số tiền gần một ngàn tỷ đồng cho trên 203 ngàn lượt ngườihưởng chế độ BHXH dài hạn và 57 ngàn lượt người hưởng các chế độ BHXH ngắnhạn với số tiền chi trả là 48,5 tỷ đồng Riêng năm 2005, công tác kế hoạch - tàichính đã cấp phát kinh phí hạn mức cho BHXH các huyện, thị xã và tạo điều kiệncho BHXH các huyện, thị xã tổ chức, thực hiện tốt công tác chi trả lương hưu vàcác chế độ BHXH cho 20.688 đối tượng đầy đủ, kịp thời và an toàn xong trướcngày 10 hàng tháng, không có tháng nào chậm trễ Tổng kinh phí cấp để chi trả cácchế độ BHXH, BHYT năm 2005 là 223 tỷ đồng Công tác giải quyết chế độ chínhsách BHXH ngày càng được cải tiến, giảm những thủ tục phiền hà, thanh toán đúng,kịp thời tạo niềm tin cho đối tượng thụ hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.BHXH tỉnh đã duy trì chặt chẽ mối quan hệ với các cơ sở y tế, đảm bảo tốt công tácKCB cho đối tượng tham gia BHYT, thanh toán kịp thời cho hàng trăm ngàn lượtngười theo đúng quy định Năm 2005, đã có 468.335 lượt người KCB tại bệnh viện

đa khoa và các trung tâm y tế, tăng 14.786 người so với năm 2004 với chi phí là32,5 tỷ đồng

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La là một đơn vị sự nghiệp đặc thù, có nhiệm vụ tổchức quản lý thu, chi và thực hiện các chế độ chính sách BHXH của nhà nước chocác đối tượng tham gia BHXH theo luật định và thực hiện chi trả tiền lương và trợcấp cho các đối tượng đã nghỉ chế độ BHXH trước ngày ban hành nghị định 12/CPđang cư trú trên địa bàn tỉnh Sơn La

Trang 10

2.3 Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Sơn La và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban

Thực hiện Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 của Chính phủ vàQuyết định 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hộiViệt Nam về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địaphương thì bộ máy giúp việc cho Giám đốc BHXH tỉnh Sơn La được thể hiện:

Trang 11

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La

PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

BHXH HUYỆNTHÀNH PHỐ

PHÓGIÁMĐỐC

PHÓGIÁMĐỐC

GIÁM

ĐỐC

PHÒNG THU

Trang 12

2.2.3 Phòng Thu

Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thựchiện công tác thu BHXH bắt buộc, tự nguyện; thu BHTN; thu BHYT bắt buộc, tựnguyện của các đối tượng tham gia theo quy định của pháp luật

Nhiệm vụ: Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng vàphân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH, thu BHYT hàng năm cho Bảo hiểm xã hộihuyện và phòng Thu trên cơ sở kế hoạch đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao

Tổ chức thực hiện thu BHXH, BHYT theo kế hoạch; thẩm định hồ sơ đối tượngtham gia BHXH,BHYT Kiểm tra đối chiếu danh sách các đối tượng tham giaBHXH, BHYT Tổng hợp, thống kê, báo cáo theo quy định

Trang 13

về chế độ BHXH, chế độ khám chữa bệnh.

2.3.5 Phòng Cấp sổ, thẻ

Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thựchiện công tác cấp và quản lý sổ BHXH, BHTN, thẻ BHYT theo quy định của phápluật

Nhiệm vụ: Tổ chức xét duyệt hồ sơ và quản lý việc sử dụng cấp sổ BHXH,thẻ BHYT Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện và tổ chức, cá nhân thamgia BHXH, BHYT trong việc cấp, sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT; tờ khai, danhsách người tham gia BHXH, BHYT Đối chiếu tờ khai, danh sách đề nghị cấp sổBHXH, thẻ BHYT đã thẩm định với sổ BHXH, thẻ BHYT trước khi trình giám đốc

ký duyệt cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; đóng số sổ; in thẻ BHYT

2.3.6 Phòng Công nghệ thông tin

Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thựchiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ

thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định

Nhiệm vụ: Chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan xây dựng trình Giámđốc Bảo hiểm xã hội tỉnh chương trình, kế hoạch hằng năm về CNTT Khai thác, sửdụng và bảo quản các chương trình CNTT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nghiêncứu, xây dựng và ứng dụng các chương trình CNTT vào công tác chuyên môn,nghiệp vụ, công tác quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh Tổ chức thu thập,lưu trữ, sử lý dữ liệu phục vụ yêu cầu quản lý; cung cấp các số liệu tổng hợp vàphân tích theo yêu cầu quản lý của ngành

Trang 14

2.3.7 Phòng Tổ chức - Hành chính

Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thựchiện công tác : tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, biên chế; tổng hợp, hànhchính, quản trị; thi đua, khen thưởng, tuyên truyền theo quy định

Nhiệm vụ: Kiện toàn tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện theo quyếtđịnh của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Xây dựng các quy chế làmviệc, hàng năm xây dựng kế hoạch biên chế, tuyển dụng, nâng bậc lương, kế hoạchđào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức, quản lý và thực hiện chính sách, chế độđối với cán bộ Theo dõi và thực hiện công tác cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội

bộ Giúp Giám đốc xây dựng chương trình kế hoạch cải cách hành chính phù hợp và

tổ chức thực hiện cải cách hành chính được phê duyệt, tiếp nhận và phân phát côngvăn đi, đến Thực hiện tổng hợp báo cáo thông tin kịp thời các hoạt động củaBHXH tỉnh

2.3.8 Phòng Kiểm tra

Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện công táckiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân và các đơn vị trựcthuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT

và quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của phápluật

Nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kế hoạch và phối hợp với các cơ quan cóthẩm quyền ở địa phương để kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH đốivới các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Thường trực tiếp công dân, tiếp nhận vàgiải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ chính sách BHXH

Đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và cơ quan cấp trêncủa đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám, chữa bệnh

trên địa bàn tỉnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT

2.3.9 Phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ

Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức tiếp nhận hồ sơ vàtrả kết quả giải quyết; tư vấn chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý và tổ chứcthực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theoquy định

Nhiệm vụ: Kiểm tra và tiếp nhận các loại hồ sơ liên quan tới việc tham gia vàhưởng chế độ BHXH, BHYT của Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Số thu BHXH, BHYT qua các năm - Lịch sử phát triển BHXH Việt Nam.DOC
Bảng 1 Số thu BHXH, BHYT qua các năm (Trang 15)
Bảng 2: Cơ cấu chi trả từ Quỹ BHXH và từ NSNN trong tổng chi các chế độ Bảo - Lịch sử phát triển BHXH Việt Nam.DOC
Bảng 2 Cơ cấu chi trả từ Quỹ BHXH và từ NSNN trong tổng chi các chế độ Bảo (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w