1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp tăng cường huy động vốn của HDbank chi nhánh Cầu Giấy

58 632 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 349,05 KB

Nội dung

Nhưng để có thể huy động được nguồn vốn lớn là một bài toán không dễ đối với hệthống Ngân hàng nói chung, đặc biệt trong tình hình hiện nay kinh tế Việt Nam đang gặpnhiều khó khăn từ hệ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính nhằm huy động và cung cấp vốncho hoạt động sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế Ngân hàngbản chất là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, do đó vốn là điều kiện cần cho sự tồn tại

và phát triển

Nhưng để có thể huy động được nguồn vốn lớn là một bài toán không dễ đối với hệthống Ngân hàng nói chung, đặc biệt trong tình hình hiện nay kinh tế Việt Nam đang gặpnhiều khó khăn từ hệ lụy của suy thoái kinh tế thế giới bên cạnh đó việc phát triển mộtloạt các kênh đầu tư hấp dẫn từ chứng khoán, vàng, bất động sản, ngoại hối…trong nướckiến nguồn vốn chảy vào ngân hàng giảm đi đáng kể

Trong năm 2009 dự báo kinh tế Việt Nam còn khó khăn, hệ thống Ngân hàng ViệtNam luôn giữ vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình kích thích tăng trưởng kinh tế, dovậy là một thành viên của hệ thống HDbank nói chung và HDbank chi nhánh Cầu Giấynói riêng luôn phát huy tối đa nguồn lực không ngừng tăng quy mô nguồn vốn huy động,nhằm cùng với chính phủ thực hiện tốt các giải pháp kích thích tăng trưởng, sớm đưaViệt Nam trở thành con hổ Châu Á như bạn bè quốc tế đã nhìn nhận

Nhận thấy tầm quan trọng của vốn, công tác huy động vốn đối với nền kinh tế vàcủa chính sự tồn tại của Ngân hàng Qua thời gian thực tập tại HDbank chi nhánh CầuGiấy em cũng biết được việc huy động vốn của chi nhánh đang gặp khó khăn do đó em

quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp tăng cường huy động vốn của HDbank chi nhánh Cầu Giấy”.

Đề tài tập trung và nghiên cứu thực trạng việc huy động vốn tại HDbank chinhánh Cầu Giấy trong những năm gần đây qua đó thấy được thành tựu hạn chế và những

Trang 2

nguyên nhân để trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường côngtác huy động vốn tại chi nhánh.

Bố cục: Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I: Giới thiệu khái quát về HDbank chi nhánh Cầu Giấy

Chương II: Thực trạng huy động vốn của HDbank chi nhánh Cầu Giấy

Chương III Giải pháp tăng cường huy động vốn của HDbank chi nhánh CầuGiấy

Do thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, chuyên đề không thể tránh khỏinhững thiếu sót em mong nhận được sự đóng góp quý báu từ các thầy cô và bạn đọc

Em xin chân thành cảm ơn đến TH.S Nguyễn Thị Hồng Thắm cô đã tận tình giúp

đỡ em chọn và hoàn thiện đề tài này Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn đến cácanh chị trong phòng Tín dụng nói riêng và toàn thể cán bộ HDbank chi nhánh Cầu Giấynói chung đã hết sức giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đơn vị

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Chương I Qúa trình hình thành và phát triển HDbank và

HDbank chi nhánh Cầu Giấy

1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

1.1 Lịch sử hình thành và quá triển HDbank

a Tên doanh nghiệp :

Tên tiếng Việt: Ngân hàng phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh

Tên tiếng Anh: HDbank

b Loại hình hoạt động : Thương mại cổ phần

c Địa chỉ : Tel: (04)7688806 Fax: (04)7688805

Website : www.hdbank.com.vn

1.2 Quá trình thành lập và phát triển

Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP Hồ Chí Minh (HDbank) được thành lậpngày 04/01/1990 Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với vốnđiều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, HDbank đã mang lấy sứ mệnh “phát triển nhà ở và chỉnhtrang đô thị, góp phần xây dựng TP Hồ Chí Minh văn minh hiện đại” Lấy sứ mệnh trênlàm mục tiêu hoạt động và phát triển, HDbank có chức năng thực hiện kinh doanh tổng hợp, đadạng trong lĩnh vực nhà ở; kinh doanh tiền tệ, tín dụng thông qua việc đầu tư vốn, cung ứng tíndụng và dịch vụ nhà; tập trung huy động vốn và quản lý tất cả các nguồn vốn để phục vụ chươngtrình phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị; tư vấn cho Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh vềchương trình, kế hoạch phát triển nhà và chỉnh trang đô thị

Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hìnhthức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; Tiếp nhận vốn đầu tư và phát

Trang 4

triển của các tổ chức trong nước; Vay vốn các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn,trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Hùn vốn và liêndoanh; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc theotiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài; Thực hiện cácnghiệp vụ thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng kháctrong quan hệ với nước ngoài.

Cho đến cuối năm 2008 HDbank đã đạt vốn điều lệ là 1.550 tỷ đồng

Toàn bộ hoạt động của HDbank đều được thực hiện thống nhất theo các Qui trình,Qui chế của HDbank, tuân thủ nghiêm ngặt theo qui định của pháp luật Sau nhiều đợtthanh tra chặt chẽ của thanh tra Ngân hàng Nhà nước, HDbank đã hoàn toàn đáp ứngđược các tiêu chí về sự phát triển lành mạnh của một ngân hàng thương mại cổ phần Mặc dù là một ngân hàng TMCP có qui mô nhỏ, nhưng nếu xét về "tỷ suất lợi nhuậnđạt được/vốn điều lệ" HDbank có thể sánh ngang với các ngân hàng TMCP hàng đầu ởViệt Nam hiện nay

Bên cạnh những hiệu quả về lợi nhuận, HDbank cũng rất quan tâm đến việc xâydựng và quảng bá thương hiệu của mình, nhằm mục đích đưa thương hiệu HDbank trởthành một thương hiệu có giá trị cao trong thị trường tài chính

Hệ thống chi nhánh: HDbank có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh Vàmột loạt các chi nhánh nằm trên nhiều thành phố trên khắp Việt Nam cụ thể:

Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 chi nhánh và phòng giao dịch

Thủ đô Hà Nội bao gồm 10 chi nhánh và phòng giao dịch

Tỉnh Bình Dương có 1 chi nhánh

Thành phố Cần Thơ có 1 chi nhánh

Thành phố Đà Nẵng có 2 chi nhánh

Trang 5

Nhìn vào mạng lưới chi nhánh ta thấy ngay được HDbank đang theo chiến lượcbao phủ

1.3 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của HDbank chi nhánh Cầu Giấy

Địa chỉ: 12 Nguyễn Phong Sắc, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

HDbank chi nhánh Cầu Giấy bao gồm các bộ phận chính là Ban giám đốc, phòng kếtoán và ngân quỹ, phòng hành chính tổng hợp, phòng tín dụng, phòng kế hoạch tổng hợp,phòng kinh doanh ngoại hối

HDbank chi nhánh Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ bằng cách huyđộng tiền nhàn dỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nội tệ và ngoại tệ sau đó cho vay

để phát triển sử dụng kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế Ngoài ra còn làm cácdịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụthanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất khẩu

Các sản phẩm, dịch vụ của HDbank chi nhánh Cầu Giấy

Dịch vụ tiền gửi, thanh toán trong nước

oMở tài khoản tiền gửi thanh toán cho cá nhân và các tổ chức kinh tế

Trang 6

o Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ đối với các thành phầnkinh tế, tổ chức, cá nhân, với lãi suất linh hoạt, kỳ hạn đa dạng(tiền gửi tiết kiệm theotuần theo tháng; tiền gửi theo bậc thanh).

o Phát hành kỳ phiếu trái phiếu…

Thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tê

oThanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức: L/C

ochuyển tiền đi đến và phục vụ các nhu cầu thanh toán vãng lai

oChi trả kiều hối

oChi trả cho người lao động xuất khẩu

oThanh toán chuyển tiền biên giới

oPhát hành thẻ thanh toán tự động

oCho vay vốn trung dài hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế

oCho vay vốn phục vụ nhu cầu đời sông đối với cán bộ, công nhân viên và các đốitượng khác

oCho vay theo dự án đầu tư, tài trợ xuất khẩu thương mại

oChiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, thương phiếu, các loại giất tờ có giá

Trang 7

oNhận ủy thác cho vay.

Các dịch vụ khác

oThu chi, thu hộ

oPhục vụ giải ngân các dự án xây dựng các khu trung cư, đô thị

oChi trả lương qua tài khoản

oThanh toán tiện lợi dưới mọi hình thức

Các hoạt động chính của HDbank chi nhánh Cầu Giấy

+ Hoạt động huy động vốn: Bản chất của ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanhtiền tề, với hai nhiệm vụ chính là huy động và cho vay Vì thế công tác huy động vốn lànhân tố vô cùng quan trọng, là điều kiện tiên quyết cho hoạt động của ngân hàng

Nội dung của công tác huy động vốn: Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳphiếu, trái phiếu của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu gửi hưởng lãi suất.Ngoài ta còn đảm nhận vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư của Chính phủ, các tổ chức quốc tế,quốc gia và các cá nhân trong nước, nước ngoài đầu tư cho các chương trình nhà ở, đôthị

+ Hoạt động cho vay (hoạt động tín dụng): HDbank chi nhánh Cầu Giấy có kháchhàng là các doanh nghiệp, tổ tức, cá nhân ở các thành phần kinh tế có nhu cầu vay vốn,đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vự nhà ở và đô thị Đây là điều kiện đủcho sự tồn tại và phát triển của HDbank chi nhánh Cầu Giấy bởi lợi nhuận của chi nhánhphụ thuộc nhiều vào hoạt động này

+ Thực hiện các hoạt động chiết khấu các giấy tờ có giá, thanh toán quốc tế, thanhtoán, chuyển đổi, mua bán ngoại tệ, vàng bạc, kim cương đá quý, bảo lãnh hoặc tái bảolãnh tín dụng, bảo lãnh dự thầu và nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh

Trang 8

+ Hoạt động đầu tư: mua bán ngoại tệ, mua cổ phần, mua tài sản, cho thuê tài sản,cầm cố tài sản, và các hình thức đầu tư khác tại các doanh nghiệp, kinh doanh trong cũngnhư ngoài ngành.

+ Một số các hoạt động khác: tư vấn kinh doanh tiền tệ, thông tin tín dụng, phòngngừa rủi ro, là chung gian trong các vụ giao dịch…

Khách hàng của HDbank chi nhánh Cầu Giấy

Bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi vốn cũng như vay vốn

ở mọi thành phần kinh tế

Trong quá trình cho vay vốn, chi nhánh sẽ có những biện pháp nghiệp vụ để phânloại các dự án khả thi, các dự án có thể cho vay nhưng với những điều kiện nhất định.Đảm bảo yêu cầu của chi nhánh thì mới đủ điều kiện vay

Không chạy theo số lượng mà đặt tiêu chí hàng đầu là chất lượng, hiệu quả Đặc biệtchi nhánh hướng đến doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các hộkinh doanh cá thể, ngoài ra ưu tiên cho vay vốn các dự án do Chính Phủ bảo lãnh

Nguồn nhân lực

Tổng số CB-NV của HDbank tính đến hết năm 2008 đạt 845 người, tăng 82% so vớinăm 2007 Trong đó, số CB-NV có trình độ đại học và trên đại học đạt 60%

Năm 2007, HDbank thực hiện đào tạo nâng cao trình độ quản lý, củng cố và nâng

cao kiến thức nghiệp vụ, chăm sóc khách hàng, ngoại ngữ… cho 818 lượt CB-NV với 41khoá học dưới nhiều hình thức khác nhau, do các đơn vị đào tạo nổi tiếng như PACE,BTC, Đại học Kinh Tế, Đại học Ngân Hàng… tổ chức giảng dạy Ngoài ra, HDbankcũng thực hiện đưa cán bộ cấp quản lý và các chuyên viên giỏi nghiệp vụ, có năng lựclàm việc tốt đi tham quan học tập kinh nghiệm tại các tổ chức tín dụng ở nước ngoài về

Trang 9

các dịch vụ ngân hàng hiện đại, cách thức tổ chức hoạt động của các ngân hàng này trongthị trường tài chính tiền tệ …

HDbank luôn khuyến khích CB - NV tự học theo nhu cầu nâng cao trình độ với sự

hỗ trợ về vật chất và tinh thần một cách thoả đáng từ HDbank Đảm bảo môi trường làmviệc tốt nhất, thuận lợi nhất, để họ phát huy rất tốt những kiến thức được đào tạo vào sựnghiệp phát triển HDbank

Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại để tạo ra được đội ngũ những người

làm việc theo “Văn hoá HDbank” am hiểu sâu sắc nghiệp vụ ngân hàng, nhiệt tình vớicông việc và tận tụy với khách hàng Tất cả những điều này đã tạo cho HDbank một độingũ CB-NV là những trí thức trẻ, năng động, sáng tạo, gắn bó với môi trường làm việccủa HDbank, chuyên nghiệp, nhiệt tình và tận tâm với khách

HDbank chi nhánh Cầu Giấy có khoảng 50 cán bộ công nhân viên, đa phần tốtnghiệp cử nhân tại các trường đại học kinh tế trên địa bàn Hà Nội

Hầu hết công nhân viên ở đây tuổi đời nằm trong khoảng 23 đến 40, khoảng 9%trong số họ đã và đang theo học cao học để nâng cao kiến thức hiện đại về ngân hàng,nhằm lấp chỗ trống về kiến thức đồng thời tiếp cận với cái mới Với ưu điểm trẻ chungnên tất cả đều làm việc hăng say, sáng tạo, luôn luôn tìm tòi thay đổi lề lối làm việc, lấyhiệu quả công việc làm đầu

Xét về nguồn nhân lực HDbank chi nhánh Cầu Giấy Do đây vẫn còn là một chinhánh trong hệ thống một ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, thương hiệu chưa mạnhtrong hệ thống ngân hàng Việt Nam do vậy việc cạnh tranh với các ngân hàng có thươnghiệu mạnh khác là rất bất lợi trong việc thu hút những nhân viên có trình độ cao, kinhnghiệm và các sinh viên giỏi của các trường đại học danh tiếng

Trang 10

Giải pháp đưa ra là phải có chiến lược nhân sự rõ ràng, quảng bá hình ảnh chi nhánhtới các trường đại học chất lượng bằng cách tài trợ học bổng, tạo môi trường làm việcthuận lợi, có chính sách đãi ngộ hợp lí, thu nhập cạnh tranh…

1.4 cấu tổ chức của HDbank và HDbank chi nhánh Cầu Giấy

Cơ cấu tổ chức của HDbank

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản lí Tài sản

Hội đồng tín dụng

Hội đồng nhân sự

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

Phó tổng giám

đốc

P.

kế hoạch

và phát triển

P.

thanhtoánvàngânquỹ

P.

kếtoánvàtàichính

P.

Nhânsựvàquảntrị NS

P.

tíndụng

P.

thanhtoán quốctế

Trang 11

Cơ cấu tổ chức HDbank chi nhánh Cầu Giấy

Giám đốc

Phó giám đốc

Các phòng ban trực thuộc

Trang 12

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận:

A HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông tín nhiệm bầu ra Hội đồng quản trị là

cơ quan quản trị toàn bộ mọi hoạt động của công ty, các chiến lược, kế hoạch sản xuất vàkinh doanh trong nhiệm kỳ của mình Đây cũng là đại diện pháp lý của Công ty trướcpháp luật thành viên bao gồm:

Ông Nguyễn Hữu Thành, chủ tịch hội đồng quản trị

Ông Trần Hữu Thái, Trần văn Vinh, bà Nguyễn thị Phương Thảo, phó chủ tịch hộiđồng quản trị

Ông Nguyễn Anh Tùng, Lê Chí Hiếu, Cao Duy Đông, bà Đỗ thị Hồng Nhung, thànhviên

B HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG

Nghiên cứu, đánh giá và tư vấn cho Tổng Giám đốc các hồ sơ ủy thác cho vay, hợpvốn cho vay và vay bảo lãnh của Ngân hàng

Tham vấn cho Tổng Giám đốc các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh khác nhằm đưa

ra những quyết định chính xác, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro

Thành phần của Hội đồng Tín dụng gồm

1- Tổng Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng

2- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh - Phó Chủ tịch

3- Trưởng Phòng Kinh doanh - Ủy viên

Trang 13

4- Thủ trưởng các cấp phê duyệt cho vay - Ủy viên

(gồm Trưởng Phòng Kinh doanh, Giám đốc các Chi nhánh)

C HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI SẢN

Tham mưu, đề xuất với Tổng Giám đốc các vấn đề sau:

Quản trị, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài lực của Ngân hàng

Các nghiệp vụ kinh doanh với các định chế tài chính

Đầu tư, liên doanh, liên kết với các đối tác, giúp cho lãnh đạo đưa ra những quyếtđịnh chính xác, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro

Nghiên cứu đề xuất việc điều chỉnh lãi suất huy động, cho vay

Xét đề nghị miễn giảm lãi

Xem xét, kiểm tra, thẩm định các kế hoạch về mua sắm mới, sửa chữa, phục hồi, cảitạo, nâng cấp tài sản cố định của Ngân hàng, đồng thời đề xuất thanh lý các tài sản không

sử dụng được hoặc không hiệu quả

Lập dự toán, kế hoạch về xây dựng, sửa chữa hoặc trang trí nội thất … các côngtrình, vật kiến trúc của Ngân hàng

Tổ chức đấu thầu công khai, nghiệm thu các hạng mục sau khi đã hoàn công trướckhi cho thanh toán

Thành phần của Hội đồng Quản lý tài sản gồm

1- Tổng Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng

2- Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính - Phó Chủ tịch

3- Kế toán Trưởng - Ủy viên

4- Trưởng Phòng Kế hoạch phát triển - Ủy viên

5- Trưởng Phòng Nhân sự quản trị hành chính - Thư ký

D HỘI ĐỒNG NHÂN SỰ

Trang 14

Tham vấn cho Tổng Giám đốc quyết định các vấn đề

Công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực, về tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đàotạo, bồi dưỡng cán bộ

Lao động - tiền lương và các chính sách chế độ đối với cán bộ nhân viên nhằm bảođảm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động.Xem xét, đề xuất các hình thức khen thưởng, kỷ luật, giải quyết các khiếu nại củanhân viên liên quan đến các vấn đề nội bộ Ngân hàng

Thành phần của Hội đồng Nhân sự gồm:

1- Tổng Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng

2- Bí Thư Chi bộ - Phó Chủ tịch

3- Chủ tịch Công đoàn – Uỷ viên

4- Bí thư Đoàn Thanh niên - Ủy viên

5- Trưởng Phòng Nhân sự quản trị hành chính - Ủy viên

E BAN KIỂM SOÁT

Ban Kiểm soát được lập ra với mục đích theo dõi và tổng kết các hoạt động củacông ty trong suốt nhiệm kỳ

Bà Đặng Thị Quý - Trưởng Ban Kiểm soát

Ông Nguyễn Ngọc Khanh - Kiểm soát viên

Bà Lê Thị Tuyết Anh - Kiểm soát viên

Bà Lê Thị Phụng - Kiểm soát viên

Trang 15

Ông Trần Anh Tuấn, Tổng Giám Đốc.

Ông Phan Quốc Tiến, Phó Tổng Giám Đốc

Bà Nguyễn Đoàn Duy Ái, Phó Tổng Giám Đốc

Ông Nguyễn Hữu Đặng, Phó Tổng Giám Đốc

Bà Phạm Thị Mỹ Chi, Phó Tổng Giám Đốc

G PHÒNG KINH DOANH

Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng:

Cho vay ngắn hạn; Cho vay trung, dài hạn; Các nghiệp vụ bảo lãnh

Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá (khi có qui định của TổngGiám đốc)

Trung tâm thông tin tín dụng cho toàn hệ thống;

Tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng toàn hệ thống cho Ban Tổng Giám đốc

Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các qui chế qui trìnhliên quan nghiệp vụ cấp tín dụng

Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng (các Chủ đầu tư dự án) để có thểtiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồng thời triểnkhai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện

H PHÒNG TÀI CHÍNH & KẾ TOÁN

Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Ngânhàng:

Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng,quý, năm)

Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tàichính

Trang 16

Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Tổng giám đốccác giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tàichính.

Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp

Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định

I PHÒNG NGOẠI HỐI

Đầu mối trong việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngânhàng Phát Triển Nhà

Thực hiện mối quan hệ quốc tế với các Ngân hàng đại lý

Thực hiện các dịch vụ đối ngoại khác

Dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lãnh vực thanh toán quốc tế cho Ngânhàng và khách hàng

J PHÒNG THANH TOÁN & NGÂN QUỸ

Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiếtkiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền giữ hộ, tiền vay, thu đổi ngoại tệ, kinh doanhvàng SJC và nghiệp vụ ngân quỹ phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước vàcủa Ngân hàng

Nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện các nghiệp vụ ở điểm 1, dịch vụ ngânhàng, biểu phí dịch vụ; các dịch vụ phi tín dụng liên quan đến hoạt động thanh toán vàngân quỹ

Nghiên cứu, soạn thảo và triển khai thực hiện các quy chế, quy định, quy trình vàcác hướng dẫn thực hiện về các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và ngânquỹ của toàn hệ thống Ngân hàng

Trang 17

Kết hợp với các Phòng, Ban tại Hội sở chính để thực hiện tốt nghiệp vụ & dịch vụNgân hàng liên quan

K PHÒNG KẾ HOẠCH & PHÁT TRIỂN

Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và đề ra các chính sách, giảipháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể.Tham mưu cho Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh hàng ngày,tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng Cụ thể là các chính sách về: cấp tín dụng, huy độngvốn , quản trị tài sản nợ, tài sản có và cung ứng các dịch vụ ngân hàng

Tham mưu cho Ban điều hành trong việc phát triển mạng lưới hoạt động; nâng caosức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá hình ảnh của Ngân hàngtrên Thị trường tài chính - tiền tệ

Làm đầu mối trong việc phối kết hợp giữa các Phòng, Ban, Chi nhánh để triển khaithực hiện một chính sách kinh doanh cụ thể hoặc việc cải tiến, phát triển một sản phẩm -dịch vụ mới

Thực hiện các chức năng kinh doanh như trong phần nhiệm vụ cụ thể

L PHÒNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chếnghiệp vụ của Ngân hàng

Kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ

của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng

M PHÒNG TIN HỌC

Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin

Phụ trách hệ thống tin học trong toàn hệ thống

Tư vấn cho Tổng Giám đốc và triển khai việc sử dụng các hệ thống phần mềm mới

Trang 18

N PHÒNG NHÂN SỰ & QUẢN TRỊ HÀNH CHÁNH

Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyểndụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống

Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt độngnghiệp vụ của Ngân hàng

1.5 Các kết quả hoạt động của HDbank chi nhánh Cầu Giấy

1.5.1 Công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố

Hồ Chí Minh – Chi nhánh Cầu Giấy:

Ngân hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, do đóhoạt động cho vay và huy động vốn diễn ra liên tục Muốn vậy ngân hàng phải có nguồnvốn đủ lớn, tin cậy Từ đó tạo nguồn vốn là điều kiện cần, là nhiệm vụ sống còn cho hoạtđộng kinh doanh của mình Đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài

Bảng 01: Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng HDbank chi nhánh Cầu Giấy

Trang 19

(Nguồn: BCTC HDBank – CN Cầu Giấy)

Nhìn vào bảng trên ta thấy: Tổng nguồn vốn HDbank chi nhánh Cầu Giấy huy độngđược tăng liên tục từ năm 2004 đến 2007 Cụ thể năm 2004 nguồn vốn đạt 2.224 tỷ đồng,đến năm 2005 tổng nguồn vốn là 2.669 tăng 445 tỷ đồng (+12%) Nhìn chung trong nămnày, nhiều khách hàng đã biết và đến với HDbank chi nhánh Cầu Giấy hơn, các cán bộtín dụng đã khai thác và mở rộng tối đa các mối quan hệ tín dụng, thanh toán….để thu hútnguồn vốn

Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động là 3.602 tăng 35% so với năm 2005 Có đượckết quả đột biến trên: Thứ nhất do kinh tế Việt Nam gặp thuận lợi lớn Với việc ra nhập

tổ chức thương mại WTO, dòng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam liên tục tăng cao, kinh tếtăng trưởng nhanh GDP đạt 8,17%, thu nhập bình quân đầu người tăng, khi đó một phầnthu nhập dành cho sinh hoạt, một phần đem gửi ngân hàng kiếm lời Nhiều nhà đầu tưlớn, nhiều doanh nghiệp có số vốn đầu tư khổng lồ tin tưởng, đến với chi nhánh hơn Thứhai do HDbank chi nhánh Cầu Giấy tiếp tục khẳng định được thương hiệu, uy tín củamình với khách hàng, bằng các chính sách lãi suất cạnh tranh, thủ tục thuận lợi, tạo điềukiện tối đa nhằm làm hài lòng những khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp khó tính nhất.Năm 2007 HDbank chi nhánh Cầu Giấy lập kỉ lục huy động mới Tổng vốn huyđộng đạt 4.985 tăng 1.383 tỷ đồng ( tương đương +38,4%) so với năm 2006 Tiếp đàthuận lợi năm 2006 Năm 2007 HDbank chi nhánh Cầu Giấy thực hiện một loạt các biệnpháp như:

oThực hiện tích cực các đợt triển khai huy động vốn không kì hạn, ngắn hạn, trung

và dài hạn với lãi suất linh hoạt, từ đó giữ chân được khách hàng cũ, mở rộng thêm kháchhàng mới

Trang 20

oThực hiện tích cực các đợt triển khai huy động vốn, có kèm theo quà tặng, khuyếnmãi ( khuyến mãi làm thẻ ATM miễn phí )

oChi nhánh còn thực hiện nhiều chương trình chi ân khách hàng nhằm khẳng định,phô trương uy tín và thương hiệu với khách hàng

Nhưng đến năm 2008 tổng nguôn vốn huy động giảm đáng kể, đang từ 4985 tỷđồng (năm 2007) xuống còn 2525 tỷ đồng (năm 2008), tương đương với giảm 49% kếtquả trên được giải thích như sau:

oKinh tế Việt Nam lạm phát rất cao trong gần hết năm 2008 Buộc chính phủ phảiđưa ra hàng loạt các biện pháp điều chỉnh trong đó có chính sách tiền tệ thắt chặt Đẩy lãisuất huy động tăng rất cao (có thời điểm tăng trên 20%) Doanh nghiệp là khách hàng chovay lớn nhất thì lại không mặn mà Nhiều doanh nghiệp phá sản, trong khi nhiều doanhnghiệp đóng cửa sản xuất do không chịu được lãi suất ngân hàng cao, kinh doanh thua lỗ.Tính thanh khoản là rất kém Đầu vào thì cao trong khi đầu ra hạn chế, từ đó HDbank chinhánh Cầu Giấy nhiều thời điểm hạn chế trong việc huy động

oNhà tổ chức, cá nhân có nhiều kênh khác để đầu tư kinh doanh như: bất động sản,chứng khoán, vàng, USD…Cũng làm cho nguồn vốn huy động thu hẹp đáng kể

oVề phía HDbank chi nhánh Cầu Giấy đã không đưa ra những phương án đối phólinh hoạt nhằm cân đối cán cân thanh toán, đảm bảo tính thanh khoản an toàn Không mởrộng được đầu ra, trong khi lãi suất huy động rất cao Đồng nghĩa với việc không đảmbảo cân đối cung cầu ( cung > cầu )

1.5.2 Hoạt động tín dụng

Bảng 02: Dư nợ HDBank – CN Cầu Giấy qua các năm

(đơn vị: tỷ đồng )

Trang 21

Năm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1.100,4( 84% )

1.655,3( 88% )

558,8

( 75% )Ngoai tệ 156.6

( 19% )

192.9(17% )

209,6( 16% )

215,7( 12% )

186,3( 25% )

Cơ cấu theo kì hạn cho vay

Dư nợ ngắn

hạn

428 (52%)

591( 62% )

825( 63% )

1110( 59% )

276( 29% )

341( 26% )

602( 32% )

234( 32% )

Dư nợ dài hạn 124

( 15% )

86( 9% )

144( 11% )

169( 9% )

60( 8% )

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank – CN Cầu Giấy)

Tổng dư nợ 2004 so với 2003 tăng 10.9% tương đương 824 tỷ đồng Tiếp đà

2004 năm 2005 tổng dư nợ lại tăng 935 tỷ đồng (+15.7% ) so với năm 2004

Đến năm 2006 tổng dư nợ đạt 1.310 tỷ đồng tăng 357 tỷ đồng (+ 37.4%) so vớinăm 2005 Kết quả vượt bậc trên có được là do:

oTrong năm này kinh tế Việt Nam đón nhận nhiều tin tốt, kinh tế tiếp tục tăngtrưởng nhanh, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mạiWTO, đầu tư trực tiếp nước ngòai tăng nhanh, nhiều công ty, tập đoàn lớn xin cấp phépđầu tư dẫn đến nhu cầu vay và đổi tiền không hề nhỏ

Trang 22

oBên cạnh đó các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, doanh nghiệp ở các thànhphần kinh tế không nhừng gia tăng quy mô sản xuất, hàng loạt những doanh nghiệp mớiđược cấp phép đầu tư, hoạt động xuất khẩu diễn ra sôi động hơn bao giờ hết Mà trongkhi lượng vốn chủ sở hữu thì có hạn, nên muốn thực hiện được hoạt động kinh doanh củamình không cách nào khác là phải đi vay vốn.

oHDbank chi nhánh Cầu Giấy chủ động cho vay với lãi suất cạnh tranh, Ưu tiênkhách hàng truyền thống, tập chung vào những dự án hiệu quả, kiên quyết loại bỏ những

Đến hết năm 2007 tổng dư nợ lại đạt con số kỉ lục mới là 1.881 tỷ đổng tăng

571 tỷ đồng (tương đương +43.6%) Nhưng đà tăng này bị cắt cho đến năm 2008 tổng

dư nợ tín dụng chỉ đạt 745 tỷ đồng, giảm 60% so với 2007 tương đương 1.136 tỷ đồng

Sự biến động bất ngờ này được giải thích như sau:

oKinh tế thế giới suy thoái, tác động mạnh theo chiều hướng tiêu cực đến nền kinh

tế non trẻ của Việt Nam, xuất khẩu giảm đáng kể, hàng loạt doanh nghiệp nộp đơn phásản, sản xuất kinh doanh đình trệ

oKinh tế Việt Nam lạm phát cao năm 2008 Biện pháp thắt chặt tiền tệ khiến lãisuất huy động tăng cao, dẫn tới chi nhánh buộc phải cho vay với lãi suất cao để đảm bảolợi nhuận Lãi suất cao doanh nghiệp không dám vay vì kinh doanh không có lãi (lãi suấtngân hàng cao, nhưng chi phí lại tăng, lương tăng ) Một số thị trường có nhu cầu vốnlớn là chứng khoán và bất động sản thì lại đóng băng Từ đó tổng dư nợ giảm đi rõ rệt

Trang 23

Nhận xét: Tổng dư nợ liên tục tăng từ năm 2004 đến 2007, từ 824 tỷ đồng lên 1.881

tỷ đồng vậy là chỉ trong có 3 năm tài chính tổng dư nợ tăng 1.057 tỷ đồng Đây là thànhtích rất đáng khen của HDbank chi nhánh Cầu Giấy, bên cạnh những lí do khách quan,chi nhánh đã luôn đưa ra những giải pháp lãi suất cạnh tranh linh hoạt thích ứng nhanhvới sự thay đổi của môi trường kinh tế quốc dân, không ngừng có những chương trìnhkhuyến mãi, quà tặng giữ khách hàng cũ, lôi kéo khách hàng mới, thay đổi lề lối làm việcsao cho nhanh, gọn, nhưng hiệu quả Đến năm 2008 đứng trước tình trạng kinh tế khókhăn chung, nên chi nhánh không tránh khỏi thâm hụt dư nợ Nhưng không vì thế mà nóiHDbank chi nhánh Cầu Giấy không có khuyết điểm, ví như trong địa bàn Hà Nội vẫn cónhiều ngân hàng, chi nhánh ngân hàng có tổng dư nợ tăng hơn năm 2007, hoặc giảmnhưng không đáng kể Muốn tổng dư nợ đạt được khả quan, chi nhánh cần chủ động tìmkhách hàng mới, tham gia tháo ngỡ khó khăn cho các khách hàng truyền thống, có chínhsách lãi suất bậc thang đối với từng nhóm khách hàng nhằm kích thích đầu tư kinhdoanh Những điều này thì HDbank chi nhánh Cầu Giấy chưa làm được

1.5.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chính của HDBank – Chi nhánh Cầu Giấy

Khủng hoảng tài chính Mỹ, rồi lan dần trên toàn cầu Đẩy kinh tế thế giới lâmvào suy thoái, Việt Nam đã là thành viên của WTO nên cũng không tránh khỏi tình trạngchung ấy Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, hiểu rõ điều này hơn ai hết.Hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa sản xuất, khó khăn càng thêm khó khăn Nếu như có ai hỏi lĩnh vực nào chịu tác động trực tiếp, dễ nhận thấy nhất,chắc hẳn câu trả lời không thể khác là lĩnh vực tài chính ngân hàng Điều đó đồng nghĩavới việc những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này phải gặp vô vàn khókhăn HDbank cũng không nằm ngoài quy luật ấy

Trang 24

Với việc phát triển thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng, thị trườngngoại hối…đẩy ngân hàng vào thế đã cạnh tranh khốc liệt nay còn khốc liệt hơn Làm sao

để huy động vốn cạnh tranh, nhưng đồng thời phải tìm đối tác để cho vay một cách hiệuquả, an toàn, có lợi nhất là một bài toán khó

Bảng 03: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng HDBank – Chi nhánh Cầu Giấy

Riêng năm 2008 lợi nhuận giảm nhiều so với 2007, từ 96 tỷ đồng năm 2007 còn 67

tỷ đồng năm 2008 như vậy đã giảm 29 tỷ đồng Nhưng mục chi khác lại tăng vọt lên

Trang 25

chiếm 103 tỷ đồng trong tổng chi, sở dĩ như vậy bởi trong năm này chi phí sửa chữa vănphong làm việc, chi phí cho tuyển dụng tuyển mộ công nhân viên, đưa công nhân viên điđào tạo lại, chi phí mua trang thiết bị máy móc…Đều tăng nhiều hơn so với những nămtrước đó do kế hoạch hiện đại hóa chi nhánh, tăng sức cạnh tranh, tăng trưởng bền vững.

1.6 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại HDbank chi nhánh Cầu Giấy.

1.6.1 Yếu tố khách quan.

1.6.1.1 Chu kỳ phát triển kinh tế

Hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động huy động vốn nóiriêng chụi tác động trực tiếp của tình trạng phát triển của nền kinh tế

Thật vậy, đối với người dân nếu nền kinh tế phát triển ổn định, tăng trưởng cao, thunhập của người dân không ngừng tăng cao, từ đây một phần người dân dành cho thu nhậpmột phần dành cho tiết kiệm dẫn đến lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng lên hay khả nănghuy động vốn tăng lên

Đối với doanh nghiệp khi kinh tế tăng trưởng cao và ổn định nhu cầu thành lập và

mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là rất lớn, từ đó Ngân hàng có thể tăng lãi suất đầu

ra, đồng thời tăng lãi suất đầu vào nhằm kích thích nhu cầu gửi tiền của các tổ chức kinh

tế và tiền gửi tiết kiệm trong dân cư

Mặt khác khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái như thời gian cuối 2008 đếnnay, thất nghiệp tăng cao, thu nhập của người dân giảm đi đáng kể, do vậy lượng tiềndành cho tiết kiệm sẽ giảm mạnh Còn đối với các tổ chức kinh tế lượng tiền dùng để sảnxuất và tái sản xuất còn đang khó khăn huống chi đem tiền đi gửi, do vậy ở trên mọiphương diện suy thoái kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn huy động

Trang 26

Khi nền kinh tế lâm vào lạm phát cao, như Việt Nam năm 2008, Chính phủ buộcphải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đẩy lãi suất Ngân hàng tăng cao Điều nàytưởng chừng có lợi cho huy động vốn nhưng thực ra lại không phải Lãi suất cao, ngườidân phải chi nhiều tiền hơn để đổi lấy một món hàng, nên xu hướng chung là thắt chặt chitiêu, và hệ quả của nó là hàng hóa doanh nghiệp sản xuất ra không tiêu thụ được, buộcdoanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất, lượng vốn cần thiết cũng giảm từ đây Huy động cóthể dễ do lãi suất cao nhưng đầu ra lại không có, Ngân hàng không đảm bảo được cáncân thanh toán, điều này là nguy hiểm cho cả Ngân hàng và nền kinh tế.

1.6.1.2 Môi trường pháp lý

Do đặc điểm kỹ thuật riêng của mình, Ngân hàng là một công cụ vô cùng quan trọngcủa Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, có tác động trực tiếp đến sức khỏe và sựvận hành trơn chu của nền kinh tế Do vậy nó bị quản lý bởi hệ thống pháp luật ngặtnghèo Các hoạt động của Ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chứctín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước Không những thế Ngân hàngthương mại còn phải tuân thủ theo những quy định mà Ngân hàng Nhà nước ban hành cụthể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ và hạn mức cho vay…

1.6.1.3 Môi trường cạnh tranh

Ngành ngân hàng đang bước vào thời kì mức độ cạnh tranh cao, với số lượng ngânhàng mới mọc lên như nấm cùng với việc thực hiện cam kết của Việt Nam sau khi ranhập tổ chức WTO phải mở cửa ngành Ngân hàng, hiện đã có một ngân hàng của Anhđược cấp phép 100% vốn nước ngoài Vì thế các Ngân hàng trong nước trước đã cạnhtranh khốc liệt nay còn khốc liệt hơn

Nhưng nói đến kinh tế thị trường là nói đến cạnh tranh Muốn tồn tại và phát triểnkhông còn cách nào khác là phải thông minh, sáng tạo nhằm tìm ra cái riêng nhất Cạnh

Trang 27

tranh làm thúc đẩy sự phát triển Với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi Ngânhàng, trong khi nguồn vốn của dân cư và tổ chức kinh tế là có hạn, làm cho tính độcquyền của hệ thống Ngân hàng bị mất và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngânhàng.

Cạnh tranh giữa các Ngân hàng hiện nay chủ yếu là cạnh tranh bằng lãi suất, cũng

có những Ngân hàng bắt đầu cạnh tranh bằng cả dịch vụ nhưng số lượng còn chưa nhiều

và lại nếu có chăng thì sự chuyên nghiệp và tính hiệu quả còn hạn chế Do vậy để lôi kéokhách hàng Ngân hàng buộc phải dùng mức lãi suất cạnh tranh để tăng thị phần huyđộng Mà áp dụng mức lãi suất nào sao cho vừa đảm bảo được lợi nhuận vừa đảm bảođược việc lôi kéo khách hàng về phía mình là không dễ

1.6.1.4 Yếu tố tiết kiệm của dân cư

Tiết kiệm được hiểu là một phần thu nhập không dùng đến của người dân Tiền gửitiết kiệm được hiểu là phần thu nhập không dùng đến người dân đem đến gửi Ngân hàngnhằm mục đích sẽ thu được một khoản tiền nhiều hơn khoản tiền ban đầu đem gửi, để chitiêu nhiều hơn trong tương lai Công tác huy động vốn của Ngân hàng chụi nhiều ảnhhưởng của yếu tố này vì hoạt động huy động vốn chủ yếu được hình thành từ việc huyđộng các nguồn tiền tế nhàn rỗi trong dân cư

Hơn nữa để tiết kiệm được một khoản tiền nhất định đem đến gửi Ngân hàng, khôngchỉ phu thuộc vào ý muốn chủ quan của người dân mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưthu nhập, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt và sự ổn định của nền kinh tế Cụ thể là sứcmạnh của đồng tiền trong nước so với các đồng tiền mạnh khác, hay độ trượt giá

Yếu tố nữa là với việc phát triển các thị trường như bất động sản, vàng, chứngkhoán…một lượng vốn lớn đã bị người dân đầu tư vào đó, vì vậy muốn thu hút được

Trang 28

lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư, lãi suất huy động phải đem đến khoản lời cao hơn khingười dân tham gia đầu tư ở các thị trường khác.

1.6.2 Các nhân tố thuộc về ngân hàng.

1.6.2.1 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng

Ngân hàng không thể đứng vững khi không có chiến lược kinh doanh cụ thể Mỗingân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh riêng biệt, phối hợp vớiđiều kiện bên trong và bên ngoài Ngân hàng Xây dựng chiến lược kinh doanh tốt Ngânhàng sẽ chủ động hơn với sự thay đổi của môi trường tài chính nói riêng và sự biến độngkhó lường của môi trường kinh tế nói chung Trong chiến lược kinh doanh, Ngân hàngcần xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được mạnh điểm yếu, cơ hộicũng như thách thức đã, đang và sẽ gặp phải Bên canh đó cũng cần xây dựng những kếhoạch cụ thể hơn về thời gian cũng như quy mô nhằm thực hiện chiến lược thuận lợi hơn,hiệu quả hơn Chiến lược phải cân đối được tính thanh khoản an toàn, phải làm tốt việchuy động vốn với sử dụng vốn hiệu quả tránh sử dụng không đúng mục đích đem lạihiệu quả không cao Hơn nữa Ngân hàng phải chú trọng đến chi phí vốn mà Ngân hàngphải chụi trong khâu huy động Phải tìm kiếm nguồn vốn quy mô lớn, lãi suất hợp lý, thờihạn dài thông qua các hình thức huy động khác nhau

1.6.2.2 Các hình thức huy động vốn, kỳ hạn huy động, dịch vụ khách hàng

Hình thức huy động vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn huy động của Ngânhàng Ngân hàng nào có các hình thức huy động và kỳ hạn huy động vốn phong phú, kinhhoạt, thuận tiện hơn thì sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn Ngoài các hình thức huy độngquen thuộc như tiền gửi tiết kiệm, các Ngân hàng còn khuyến khích người dân gửi tiềndưới nhiều hình thức khác nhau như mở tài khoản tiền gửi, huy động qua trái phiếu, cổphiếu phong phú về mệnh giá, kỳ hạn và chủng loại…

Trang 29

Khi hình thức huy động vốn đa dạng sẽ đáp ứng tốt hơn, phù hợp hơn với nhiều nhucầu khác nhau của những khách hàng khác nhau từ đó số lượng người gửi sẽ tăng lên, chiphí huy động giảm xuống, ngoài ra hình thức huy động vốn phong phó là yếu tố quantrọng để thu hút những khoản vốn đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau vơi những tính chấtkhác nhau về số lượng chất lượng và kỳ hạn… Từ đó sẽ giúp Ngân hàng sử dụng vốn antoàn, linh hoạt và hiệu quả…

Trong điều kiện cạnh tranh lãi suất như nhau dịch vụ của Ngân hàng nào đa dạng,chất lượng dịch vụ cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ thu hút được kháchhàng đến với mình Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt hiện nay Ngân hàng nào có dịch

vụ ưu việt hơn là một yếu tố cạnh tranh vô cùng lợi hại để lôi kéo khách hàng

Ngày đăng: 24/07/2015, 19:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w