Yếu tố khách quan.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường huy động vốn của HDbank chi nhánh Cầu Giấy (Trang 25)

1.6.1.1 Chu kỳ phát triển kinh tế.

Hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng chụi tác động trực tiếp của tình trạng phát triển của nền kinh tế.

Thật vậy, đối với người dân nếu nền kinh tế phát triển ổn định, tăng trưởng cao, thu nhập của người dân không ngừng tăng cao, từ đây một phần người dân dành cho thu nhập một phần dành cho tiết kiệm dẫn đến lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng lên hay khả năng huy động vốn tăng lên.

Đối với doanh nghiệp khi kinh tế tăng trưởng cao và ổn định nhu cầu thành lập và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là rất lớn, từ đó Ngân hàng có thể tăng lãi suất đầu ra, đồng thời tăng lãi suất đầu vào nhằm kích thích nhu cầu gửi tiền của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm trong dân cư.

Mặt khác khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái như thời gian cuối 2008 đến nay, thất nghiệp tăng cao, thu nhập của người dân giảm đi đáng kể, do vậy lượng tiền dành cho tiết kiệm sẽ giảm mạnh. Còn đối với các tổ chức kinh tế lượng tiền dùng để sản xuất và tái sản xuất còn đang khó khăn huống chi đem tiền đi gửi, do vậy ở trên mọi phương diện suy thoái kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn huy động.

Khi nền kinh tế lâm vào lạm phát cao, như Việt Nam năm 2008, Chính phủ buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đẩy lãi suất Ngân hàng tăng cao. Điều này tưởng chừng có lợi cho huy động vốn nhưng thực ra lại không phải. Lãi suất cao, người dân phải chi nhiều tiền hơn để đổi lấy một món hàng, nên xu hướng chung là thắt chặt chi tiêu, và hệ quả của nó là hàng hóa doanh nghiệp sản xuất ra không tiêu thụ được, buộc doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất, lượng vốn cần thiết cũng giảm từ đây. Huy động có thể dễ do lãi suất cao nhưng đầu ra lại không có, Ngân hàng không đảm bảo được cán cân thanh toán, điều này là nguy hiểm cho cả Ngân hàng và nền kinh tế.

1.6.1.2 Môi trường pháp lý.

Do đặc điểm kỹ thuật riêng của mình, Ngân hàng là một công cụ vô cùng quan trọng của Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, có tác động trực tiếp đến sức khỏe và sự vận hành trơn chu của nền kinh tế. Do vậy nó bị quản lý bởi hệ thống pháp luật ngặt nghèo. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước. Không những thế Ngân hàng thương mại còn phải tuân thủ theo những quy định mà Ngân hàng Nhà nước ban hành cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ và hạn mức cho vay…

1.6.1.3 Môi trường cạnh tranh.

Ngành ngân hàng đang bước vào thời kì mức độ cạnh tranh cao, với số lượng ngân hàng mới mọc lên như nấm cùng với việc thực hiện cam kết của Việt Nam sau khi ra nhập tổ chức WTO phải mở cửa ngành Ngân hàng, hiện đã có một ngân hàng của Anh được cấp phép 100% vốn nước ngoài. Vì thế các Ngân hàng trong nước trước đã cạnh tranh khốc liệt nay còn khốc liệt hơn.

Nhưng nói đến kinh tế thị trường là nói đến cạnh tranh. Muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là phải thông minh, sáng tạo nhằm tìm ra cái riêng nhất. Cạnh

tranh làm thúc đẩy sự phát triển. Với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi Ngân hàng, trong khi nguồn vốn của dân cư và tổ chức kinh tế là có hạn, làm cho tính độc quyền của hệ thống Ngân hàng bị mất và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Cạnh tranh giữa các Ngân hàng hiện nay chủ yếu là cạnh tranh bằng lãi suất, cũng có những Ngân hàng bắt đầu cạnh tranh bằng cả dịch vụ nhưng số lượng còn chưa nhiều và lại nếu có chăng thì sự chuyên nghiệp và tính hiệu quả còn hạn chế. Do vậy để lôi kéo khách hàng Ngân hàng buộc phải dùng mức lãi suất cạnh tranh để tăng thị phần huy động. Mà áp dụng mức lãi suất nào sao cho vừa đảm bảo được lợi nhuận vừa đảm bảo được việc lôi kéo khách hàng về phía mình là không dễ.

1.6.1.4 Yếu tố tiết kiệm của dân cư.

Tiết kiệm được hiểu là một phần thu nhập không dùng đến của người dân. Tiền gửi tiết kiệm được hiểu là phần thu nhập không dùng đến người dân đem đến gửi Ngân hàng nhằm mục đích sẽ thu được một khoản tiền nhiều hơn khoản tiền ban đầu đem gửi, để chi tiêu nhiều hơn trong tương lai. Công tác huy động vốn của Ngân hàng chụi nhiều ảnh hưởng của yếu tố này vì hoạt động huy động vốn chủ yếu được hình thành từ việc huy động các nguồn tiền tế nhàn rỗi trong dân cư.

Hơn nữa để tiết kiệm được một khoản tiền nhất định đem đến gửi Ngân hàng, không chỉ phu thuộc vào ý muốn chủ quan của người dân mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt và sự ổn định của nền kinh tế. Cụ thể là sức mạnh của đồng tiền trong nước so với các đồng tiền mạnh khác, hay độ trượt giá.

Yếu tố nữa là với việc phát triển các thị trường như bất động sản, vàng, chứng khoán…một lượng vốn lớn đã bị người dân đầu tư vào đó, vì vậy muốn thu hút được

lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư, lãi suất huy động phải đem đến khoản lời cao hơn khi người dân tham gia đầu tư ở các thị trường khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường huy động vốn của HDbank chi nhánh Cầu Giấy (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w