Chương III Giải pháp tăng cường huy động vốn của HDbank chi nhánh Cầu Giấy
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.
3.3.2.1 Xây dựng lãi suất linh hoạt cho từng thời kì.
Trong năm 2008 lạm phát Việt Nam cao, Chính phủ buộc phải dùng chính sách thắt chặt tiền tệ, đẩy lãi suất Ngân hang tăng cao, tác động tiêu cực của nó là sản xuất đình trệ, thất nghiệp tăng cao, cho đến gần cuối năm 2008 giảm phát xuất hiện lúc này Chính Phủ lại buộc phải kích cầu bằng chính sách giảm lãi suất, hỗ trợ lãi suất…
Đến đây ta thấy được lãi suất là một công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ của nhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ cung cầu trên thị trường, nó còn là đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích người dân có tiền gửi vào Ngân hàng thay bằng đầu tư vào các kênh khác. Thông qua công cụ lãi suất thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tác động đến lượng tiền cung ứng thông qua các Ngân hàng Thương mại từ đó tác động đến lượng tiền trong lưu thông. Đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững cho nền kinh tế.
Nhưng việc thực hiện chính sách lãi suất phù hợp là không phải dễ, đòi hỏi sự nhạy bén, bám sát biến động thị trường, với mục đích cuối cùng làm tạo sức bật cho nền kinh
tế. Nếu chính sách phù hợp kinh tế sẽ đi lên còn nếu không phù hợp hậu quả sẽ khôn lường.
Vẫn biết nền kinh tế thị trường tuân theo quy luật cung cầu, nhưng trong lĩnh vực lãi suất Ngân hàng nếu để cho các tổ chức tín dụng tự điều hành lãi suất của mình theo sự biến động của thị trường sẽ làm cho sự cạnh tranh càng trở nên phức tạp hơn, dễ gây ra sự biến động lớn cho thị trường. Do vậy vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều hành của Ngân hàng Nhà nước, theo phương châm phù hợp với tình hình biến đổi không ngừng của thị trường tiền tệ trong và ngoài nước.
3.3.2.2 Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại.
Mặc dù thời gian gần đây Chính phủ đã có những chính sách công bằng hơn giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, xong về tổng thể nền kinh tế nói chung và của ngành tài chính ngân hàng nói riêng thì sự đối sử không công bằng vẫn tồn tại phổ biến.
Để thúc đẩy kinh tế phát triển, Chính phủ cần tạo điều kiện cho cả Ngân hàng Nhà nước phát triển tối đa tiềm lực của mình, tránh tình trạng phân biệt đối sử vô hình tạo sức ỳ cho các Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời kìm hãm sự phát triển lành mạnh của các Ngân hàng thương mại.
3.3.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Để đưa hoạt động của các tổ chức tín dụng đi vào nề nếp, khuôn phép song vẫn phải đảm bảo quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của từng Ngân hàng, chi nhánh. Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống Ngân hàng, cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh và sử lý kịp thời những hành vi, những biểu hiện tiêu cực làm thất thoát vốn của nhà nước.