Chương III Giải pháp tăng cường huy động vốn của HDbank chi nhánh Cầu Giấy
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ.
+ Ổn định chính trị: Việt Nam được biết đến với môi trường chính trị ổn đinh, an ninh xã hội tốt an toàn bậc nhất của Thế Giới. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy huy động vốn hiệu quả, bởi lẽ khi chính trị ổn định, được kiến tạo vững chắc, có thể chế hợp lý, được nhân dân ủng hộ và tin yêu thì các chính sách về huy động vốn sẽ dễ dàng được thực hiện. Nếu có sự bất ổn về chính trị, sự tin tưởng của nhân dân không có sẽ dẫn đến rủi ro về chính sách là rất cao, các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước sẽ không giám đầu tư mạnh mẽ. Vì thế cần tiếp tục dữ vững ổn định chính trị.
+ Ổn định tiền tệ: Đồng tiền của mỗi nước thể hiện sức mạnh của nền kinh tế nước đó. Tiền tệ là một trong những công cụ hữu hiệu để Chính phủ điều chỉnh chính sách cho nền kinh tế. Cụ thể Chính phủ cần duy trì lạm phát ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền, có chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt, tránh các đột biến làm giảm sức nội tệ. Từng bước tăng sức mạnh của tiền đồng Viêt Nam.
+ Có chính sách phát triển đúng đắn: Việt Nam đang theo đuổi nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Nhưng không vì thế mà Chính phủ làm chệch đường day của nền kinh tế thị trường. Cần tăng cường tính độc lập của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia sao cho phù hợp và gắn liền với thực tiễn. Nhà nước cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp Nhà nước bằng cách đẩy mạng tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, tham ô, lãng phí, lãi giả lỗ thật mà theo Thủ tướng đây là một trong những nguyên nhân gây nên lạm phát phi mã cho nền kinh tế.
3.3.1.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý.
Vào WTO buộc Việt Nam phải mở cửa thị trường tài chính-ngân hàng. Ngân hàng trong nước cạnh tranh với nhau đã khốc liệt nay lại phải đối diện với những Ngân hàng hàng đầu thế giới khó khăn lại thêm khó khăn. Để tạo lợi thế cạnh tranh cho các Ngân
hàng trong nước Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại hoạt động thuận lợi hơn, ưu tiên hơn tạo lợi thế cạnh tranh tương đối giữa khối Ngân hàng trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó Chính phủ cần củng cố lại hệ thống Ngân hàng thương mại, nhằm nâng cao chất lược hoạt động và tiến tới hội nhập với Ngân hàng thương mại trong khu vực và trên thế giới. Đối với Ngân hàng thương mại quốc doanh, cần bổ sung thêm vốn điều lệ tăng năng lực tài chính cũng như tăng sức cạnh tranh, cần có sự độc lập giữa cho vay chính sách và cho vay thương mại. Đối với Ngân hàng ngoài quốc doanh, cần có sự quản lý, thanh tra giám sát chặt chẽ hoạt động của các Ngân hàng thương mại này.