Như chúng ta đã biết đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò hết sứcquan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các nước trong khu vực vàtrên thế giới Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này, nên hầu hếtcác quốc gia trên thế giới đều có chính sách nhằm thu hút nguồn vốn FDI
đối với Việt Nam cũng vậy, để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương mở cửa nềnkinh tế nhằmthu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năm 1987 Chúng ta đã nhận thấyđược vai trò quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài trong sự phát triển kinh tếcủa đất nước Sau gần 20 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam
-đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên nếu so với các nước trong khuvực thì kết quả này còn khá khiêm tốn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.nhận thức được vai trò quan trọng của FDI trong quá trình phát triển kinh tế,
và vị trí của ngành nông nghiệp đối với nước ta, em đã chọn đề tài : “Một số
giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm ,ngư nghiệp giai đoạn 2006 -2010” làm nội dung chuyên đề thực
tập với mong muốn có thể đóng góp phần nào vảo việc hoàn thiện các chínhsách để tích cực thu hú đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn tới vàonước ta
Chuyên đề thực tập được kết cấu làm 3 phần chính :
Chương I : Đầu tư trực tiếp nước ngoài và kinh nghiệm các nước trongthu hút đầu tư nước ngoài
Chương II : Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnhvực nông, lâm, ngư nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua
Chương II : Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2006– 2010
Trang 2Trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề này, với sự hướng dẫn tậntình của Thạc sĩ Bùi Đức Tuân và các cán bộ phòng Nông, Lâm, Ngư nghiệp -Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã giúp em hoànthành chuyên đề này đúng tiến độ đề ra.
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Bùi Đức Tuân và các cán bộ phòngNông, Lâm, Ngư nghiệp - Cục đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợicho emhoàn thành chuyên đề này
Trang 31 Một số khái niệm cơ bản
1.1 Khái niệm về đầu tư
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư luôn được coi là mộttrong những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của pháttriển Điều này được thể hiện rõ trong các lý thuyết kinh tế, không chỉ trong lýthuyết kinh tế thị trường, mà cả trong lý thuyết kinh tế kế hoạch hoá tập trung
Theo nghĩa rộng, đầu tư nói chung là đó là sự hy sinh các nguồn lực ởhiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm mục đích thu về cho ngườiđầu tư các kết quả nhất định trong tương lai, lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra
bỏ vốn đầu tư mà cả đối với cả nền kinh tế Không chỉ người đầu tư mà cảnền kinh tế đều được thụ hưởng những kết quả này
Còn theo nghĩa hẹp, đầu tư được hiểu là chỉ bao gồm những hoạt động
sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội nhữngkết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kếtquả đó
Trang 4Như vậy, nói chung, khi xem xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ cónhững hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại để trực tiếp là tăng các tàisản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ hay duy trì hoạt động của các tàisản và các nguồn lực sẵn có đều thuộc phạm trù đầu tư dù theo nghĩa hẹp haynghĩa rộng
1.2 Khái niệm về đầu tư nước ngoài
Với sự đổi mới tư duy, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng12/1986), Đảng và Nhà nước ta trên cơ sở nhận thức lại các quy luật kinh tếMác – Lênin, và nhận thức đầy đủ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh đã quyết địnhđưa đất nước phát triển theo con đường kinh tế mở Chúng ta đã đề ra nhiềubiện pháp, chính sách đối nội cũng như đối ngoại hợp lý nhằm phát triển đấtnước theo con đường đã chọn Về đối nội, một trong những chính sách quantrọng được thực hiện đó là chính sách kinh tế nhiều thành phần nhằm huyđộng các nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế quốc dân Về đối ngoại, chúng tatiến hành mở cửa nền kinh tế, tăng cường và đẩy mạnh các mối quan hệ vớicác nước trong khu vực và trên thế giới Tháng 12/1987, luật Đầu tư nướcngoài ra đời Đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng của quan hệ kinh tế đốingoại Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, đầu tư nướcngoài ngày càng được mở rộng hơn trước
Đầu tư nước ngoài (mà trước đây Lênin gọi là xuất khẩu tư bản) là mộthình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại Nó là quá trình trong đó haihay nhiều bên (có quốc tịch khác nhau) cùng góp vốn để xây dựng và triểnkhai một dự án đầu tư quốc tế nhằm mục đích sinh lợi
Còn tại Việt Nam, theo quy định của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoàiViệt Nam năm 2000, thì “Đầu tư nước ngoài là việc các nhà đầu tư nướcngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào được chínhphủ Việt Nam chấp thuận để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định củaLuật này”
Trang 5Đối với nước nhận đầu tư, đầu tư nước ngoài có tác động hai mặt tới sựphát triển kinh tế xã hội ở các nước này Một mặt, đầu tư góp phần làm tăngthêm nguồn vốn, giúp giải quyết được tình trạng thiếu vốn cho đầu tư chophát triển kinh tế - xã hội do tích luỹ nội bộ thấp Cùng với việc cung cấp vốnqua các hoạt động đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư (các công ty đa quốc gia,
…) đã chuyển giao công nghệ từ nước mình sang các nước nhận đầu tư Điềunày góp phần cải thiện được công nghệ còn lạc hậu ở nước nhận đầu tư, nângcao kinh nghiệm quản lý, năng lực Marketing Số lượng lao động có việc làmcũng ngày càng tăng, đội ngũ lao động được đào tạo và rèn luyện về nhiềumặt (trình độ kỹ thuật, phương pháp làm việc, kỷ luật lao động, …) Đầu tưnước ngoài còn làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển hơn, tăngkhả năng cạnh tranh của sản xuất trong nước, tạo điều kiện khai thác các tàinguyên phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chính ưu điểmnày của đầu tư nước ngoài đã có tác động mạnh mẽ đến việc chuyển dịch cơcấu kinh tế, cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và lao động, cơcấu lãnh thổ theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế chung, tạo điều kiện chonước nhận đầu tư mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tiếp cận được với nền kinh
tế thị trường hiện đại trên thế giới
Song bên cạnh những lợi ích nhận được, việc thu hút vốn đầu tư nướcngoài cũng đem lại nhiều bất lợi cho nước nhận đầu tư Đầu tư nước ngoài cókhả năng làm gia tăng sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội,giữa các vùng lãnh thổ, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môitrường sinh thái và tăng tính phụ thuộc vào nước ngoài Do đó, trong quátrình xây dựng, thẩm định, ký kết và thực hiện triển khai các dự án đầu tưnước ngoài trong thực tế luôn cần phải có sự tính toán và cân nhắc kỹ nhữngđiều bất lợi trên
Mặc dù còn hạn chế, nhưng ngày nay đầu tư nước ngoài đã trở thành tấtyếu khách quan Có thể nói rằng, không một quốc gia nào dù phát triển theo
Trang 6con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa mà lại không cần đến nguồnvốn đầu tư nước ngoài.
Trên cơ sở căn cứ vào mức độ tham gia quản lý quá trình thực hiện đầu
tư, phát huy tác dụng kết quả đầu tư mà người ta chia đầu tư nước ngoài thànhhai loại chính, đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nướcngoài
2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong 4 nguồn tài chính nướcngoài cơ bản chảy vào một nước
(Các nguồn tài chính nước ngoài cơ bản chảy vào một nước bao gồm:
- Viện trợ phát triển chính thức và phi chính phủ
- Tín dụng từ các ngân hàng thương mại
- Trái phiếu, tín phiếu và cổ phiếu
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài)Hiểu một cách đơn giản, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tưtrong đó người bỏ vốn đầu tư và người sử dụng là vốn là một chủ thể
Cụ thể hơn, đầu tư trực tiếp nước ngoài (mà trước đây Lênin gọi là xuấtkhẩu tư bản hoạt động) là một hình thức đầu tư mà quyền sử dụng và quyền
sử dụng quản lý vốn của người đầu tư thống nhất với với nhau, tức là người
có vốn đầu tư trực tiếp tham gia vào tham gia vào việc tổ chức quản lý vàđiều hành dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh,
và thu lợi nhuận
Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Tổ chức phát triển hợp tác kinh tế(OECD), FDI được hiểu định nghĩa bằng một khái niệm rộng hơn, theo đó
FDI là một hình thức đầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của một chủ thể cư trú tại một nền kinh tế (được gọi là nhà đầu tư
trực tiếp) thông qua một chủ thể ở một nền kinh tế khác (gọi là doanh nghiệpnhận đầu tư trực tiếp) Lợi ích dài hạn ở đây hàm ý sự tồn tại lâu dài của mối
Trang 7quan hệ giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư, và mức độảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với việc quản lý doanh nghiệp này.
Theo IMF, FDI là nhằm đạt được những lợi ích lâu dài của một doanhnghiệp cư trú trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu
tư, với mục đích của nhà đầu tư là giành đựoc quyền quản lý doanh nghiệpthực sự
Theo OECD, đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm mục đích thiết lậpcác mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là nhữngkhoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng với việc quản lý doanh nghiệpnói trên bằng cách :
- Thành lập mới, hoặc mở rộng một doanh nghiệp, hoặc một chinhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư
- Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có
- Tham gia vào một doanh nghiệp mới
- Cấp tín dụng dài hạn (> 5năm)
Khái niệm có tính bước ngoặt về FDI của OECD đã chỉ rõ ra rằng mộtdoanh nghiệp được coi là một doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp khi doanhnghiệp có tư cách pháp nhân, hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhàđầu tư nước ngoài sở hữu ít nhất 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểuquyết của doanh nghiệp (mức tối thiểu để được công nhận cho phép nhà đầu
tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp)
Có ba yếu tố chính cấu thành nên đầu trực tiếp nước ngoài :
- Vốn cổ phần
- Thu nhập được tái đầu tư dưới hình thức vốn chủ sở hữu
- Các khoản vay trong nội bộ công ty
Việc so sánh giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với các nguồn vốn nướcngoài khác (mà cụ thể là nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài) sẽ giúp tahiểu rõ hơn về đầu tư trực tiếp nước ngoài Điểm khác biệt cơ bản nhất giữachúng đó là sự khác nhau về cơ chế quản lý và sử dụng vốn Nhà đầu tư trực
Trang 8tiếp có quyền khống chế vốn và doanh nghiệp đầu tư, còn nhà đầu tư gián tiếpkhông có quyền khống chế, mà chỉ có thể thu lợi tức trái phiếu, cổ phiếu vàtiền lãi
Bên cạnh đấy, quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài là quan hệ mangtính chất kinh doanh là chủ yếu Thường tuân theo các quy luật kinh tế thịtrường, ít chịu sự tác động của các quan hệ chính trị, và không đi kèm cácđiều kiện ràng buộc, vì thế việc tiếp nhận nguồn vốn FDI không gây phát sinh
nợ cho các nước nhận đầu tư Đây chính là ưu thế lớn của FDI so với cácnguồn vốn đầu tư nước ngoài khác Còn đối với đầu tư gián tiếp, mục đíchchính của các nhà đầu tư không phải là kinh doanh, quan hệ trong đầu tư giántiếp lại chịu nhiều ảnh hưởng của các quan hệ chính trị giữa các nước, nênviệc tiếp nhận đầu tư gián tiếp có nguy cơ biến nước tiếp nhận đầu tư thành
“con nợ”
Điểm khác biệt nữa đó là về chủ thể đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài
có thể do các cá thể hoặc chủ thể kinh doanh thực hiện Còn đầu tư gián tiếpchủ yếu được thực hiện bởi các quốc gia, các tổ chức quốc tế phi chính phủ,
…
2.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo quy định của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đầu
tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện chủ yếu dưới các hình thức sau :
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh :
Đây là một loại hình đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết
để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu
tư, trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, tráchnhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia
Đặc điểm cơ bản của hình thức đầu tư này không cần phải thành lậpmột pháp nhân mới Việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh được tiến hànhbởi đại diện có thẩm quyền của hai bên Hai bên tự thoả thuận với nhau về nội
Trang 9dung, thời hạn có hiệu lực của hợp đồng và phải qua xét duyệt của cơ quan cóthẩm quyền của nước nhận đầu tư (tại Việt Nam là Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Mặc dù khá đa dạng và không đòi hỏi một khối lượng lớn, song thờigian hợp đồng thường ngắn nên các nhà đầu tư nước ngoài thường không ưathích loại hình đầu tư này
- Doanh nghiệp liên doanh :
Đây là hình thức đầu tư mà vốn do hai bên cùng góp theo một tỷ lệ nhấtđịnh để thành lập một doanh nghiệp mới có hội đồng quản trị và ban điềuhành chung, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ gópvốn Doanh nghiệp liên doanh chủ yếu là dưới hình thức công ty trách nhiệmhữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước nhận đầu tư Cả haibên đều phải có trách nhiệm với nhau, và doanh nghiệp liên doanh trongphạm vi phần vốn góp của mình trong vốn pháp định Tỷ lệ góp vốn của bênnước ngoài (hoặc các bên nước ngoài) do các bên liên doanh tự thoả thuận vớinhau
Ví dụ : Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, tỷ lệ góp vốn củabên nước ngoài không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp
và không được phép giảm vốn pháp định trong quá trình hoạt động Nhưng tỷ
lệ này có thể thấp đến 20% nếu là đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầngtại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, kém phát triển, các dự ánđầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa và các dự án trồng rừng
Theo luật Mỹ, tỷ lệ này được quy định là 10%, Anh và Pháp là 20%.Còn theo quy định của OECD (1996) thì tỷ lệ này là 10%
Loại hình doanh nghiệp liên doanh này rất được các nhận đầu tư ưathích Vì đây chính là cơ hội để những nước này có điều kiện để học tập kinhnghiệm quản lý, nâng cao trình độ cho người lao động, cải tiến công nghệ,qua đó có thể tạo được chỗ đứng trên thị trường thế giới Tuy nhiên, điều khókhăn khi áp dụng hình thức đầu tư này đó là nước nhận đầu tư phải có khả
Trang 10năng góp vốn, có đủ điều kiện tham gia quản lý doanh nghiệp với người nướcngoài thì mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài :
Đây là loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài(có thể là một cá thể hay một tổ chức nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoàithành lập tại nước nhận đầu tư, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp này được thànhlập chủ yếu dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhântheo luật pháp của nước nhận đầu tư
Lúc đầu, các nhà đầu tư nước ngoài không ưa thích hình thức đầu tưnày Vì như thế họ sẽ phải chịu rủi ro rất lớn Còn nước nhận đầu tư cũngkhông thích, do họ không được chia sẻ lợi nhuận, không học tập được kinhnghiệm quản lý và không quản lý được hoạt động của doanh nghiệp Songtrong thời gian gần đây, hình thức đầu tư này ngày càng được các nhà đầu tưnước ngoài ưa thích hơn, vì họ có được quyền chủ động trong việc quản lýdoanh nghiệp và được hưởng toàn bộ lợi nhuận do kết quả đầu tư tạo ra (do
họ chỉ phải làm nghĩa vụ tài chính đối với nước nhận đầu tư) Những dự ánđầu tư đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, độ rủi ro cao và đòi hỏinhiều kinh nghiệm trong quản lý và giám sát thực hiện (như các dự án đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các dự án khai thác dầu khí, …) thường donhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn 100%
Ngoài các hình thức cơ bản trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn đượcthực hiện dưới các hình khác, như :
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (B.O.T) :
Với hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư chịu trách nhiệm tiến hànhxây dựng công trình, kinh doanh và có lợi nhuận Sau khi kết thúc dự án, nhàđầu tư sẽ chuyển giao cho nước chủ nhà toàn bộ công trình mà không thumột khoản tiền nào
Trang 11- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh (B.T.O) :
Sau khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư sẽ tiến hành chuyển giaocho nước nhận đầu tư toàn bộ công trình Chính phủ nước nhận đầu tư sẽ giaoquyền kinh doanh công trình này cho nhà đầu tư trong một thời gian nhất định
để họ thu hồi được vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (B.T) :
Đối với loại hình này, nhà đầu tư sẽ chuyển giao toàn bộ công trình chonước nhận đầu tư sau khi xây dựng xong Nước nhận đầu tư sẽ tạo điều kiệncho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi đủ vốn đầu tư
và có được lợi nhuận hợp lý
Các hình thức đầu tư này chủ yếu là được áp dụng đối với các côngtrình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Vốn để thực hiện các hợp đồng này thường là 100% vốn nước ngoàicộng với vốn của của Chính phủ, hoặc các cá nhân, tổ chức nước nhận đầu tư
Vì thế đây cũng có thể coi là những trường hợp đặc biệt của hình thức đầu tư100% vốn nước ngoài
- Khu công nghiệp, khu chế xuất :
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khu công nghiệp là khu chuyênsản xuất hàng hoá công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất chochính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập
Còn khu chế xuất là khu vực lãnh thổ có ranh giới địa lý xác định dochính phủ nước nhận đầu tư cho phép thành lập, trong đó có thể có một hoặcnhiều xí nghiệp sản xuất hàng hoá chủ yếu là phục vụ xuất khẩu hoặc thay thếnhập khẩu
Việc xây dựng các khu công nghiệp và khu chế xuất để nhằm thu hútFDI là điều khá mới mẻ ở nước ta, song đây lại là một phương pháp thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài khá phổ biến và tương đối có hiệu quả ở nhữngnước đang phát triển
2.3 Các nhân tố chi phối đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trang 12Theo các kết quả khảo sát cho thấy, đối với đa số các ngành dịch vụ vàsản xuất, thì mục đích tăng cường thâm nhập thị trường và giảm chi phí hoạtđộng kinh doanh được cho là quan trọng nhất trong các mục đích của nhữngchiến lược mở rộng ra nước ngoài Tiếp theo đó là mục đích tạo nguồnnguyên liệu mới
Hình 1 : Các mục đích quan trọng nhất đối với việc mở rộng quốc tế (%)
Tăng cường thâm nhập thị trường 55%
Giảm chi phí hoạt động kinh doanh 17%
Hợp nhất các hoạt động kinh doanh 4%
Tăng cường thâm nhập nguồn lao động 1%
Nguồn : MIGA - Điều tra trực tiếp nước ngoài, tháng 1 năm 2002
2.4 Các lợi ích thu được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài
Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước cho thấy rằng nguồn vốn FDIngày càng có vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố thúc đẩy quá trình tăngtrưởng và phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia, đặc biệt là những nướcđang phát triển Nó có thể mang lại cho nước nhận đầu tư nhiều lợi ích khácnhau Có những lợi ích trực tiếp có thể nhận thấy dễ dàng, và có những lợi íchgián tiếp, khó có thể nhận ra được Song, nói chung, các lợi ích thu được từviệc thu hút FDI thường bao gồm:
- Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần thúc đẩy nhanhquá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở những nước đang phát triển, tạotốc độ tăng trưởng nhanh
Trang 13Phần lớn ở những nước đang phát triển, tỷ lệ tích luỹ nội bộ thườngthấp, điều này đã gây ảnh hưởng không ít đến quá trình phát triển Vì thế việcthu hút FDI là hết sức cần thiết, góp phần giải quyết được bài toán thiếu vốnđầu tư cho quá trình phát triển Trong thực tế, FDI đã có đóng góp rất tích cựcvào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước, đặc biệt là ở nhữngnước đang phát triển, và là nguồn vốn bổ sung quan trọng góp phần đẩynhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- FDI thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ngày này, FDI đã trở thành một trong những nhân tố chính thúc đẩynhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá, phù hợp với xu thế chung ttrên thế giới, tạo điều kiện cho cácnước tiếp cận được với nền kinh tế thị trường hiện đại trên thế giới
- FDI góp phần giải quyết được việc làm và đào tạo nguồn nhân lực Đây là lợi ích thường đi kèm với đầu tư trực tiếp nước ngoài Cùng vớiviệc tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư là sự ra đời của rất nhiều các doanhnghiệp liên doanh, các công ty 100% vốn nước ngoài ở các nước, thu hútđược rất nhiều lao động Điều này đã góp phần giải quyết được tình trạng thấtnghiệp ở những nước nhận đầu tư
Bên cạnh đấy, qua việc hợp tác đầu tư, một số lượng lao động đáng kể
đã được đào tạo, nâng cao được năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, kỹthuật, có thể thay thế cho các chuyên gia nước ngoài Không chỉ thế, việc hợptác kinh doanh với người nước ngoài còn giúp người lao động tiếp thu đượccông nghệ mới, rèn luyện tác phong làm việc, và thích ứng dần với cơ chế laođộng mới
FDI còn đem lại thu nhập đáng kể cho người lao động, góp phần nângcao sức mua của xã hội Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong khuvực FDI thường cao hơn thu nhập bình quân của lao động làm việc tại cácdoanh nghiệp trong nước
- FDI góp phần làm tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước
Trang 14Đóng góp cho ngân sách của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài cũng rất đáng kể (thông qua việc thu thuế, phí và các nghĩa tài chínhkhác của các doanh nghiệp), ngày càng tăng lên, đem lại nhiều lợi ích chongân sách, làm tăng nguồn thu của Chính phủ.
- FDI tăng cường chuyển giao công nghệ
FDI là nguồn chuyển giao công nghệ chính ở những nước mà cơ sở hạtầng kỹ thuật còn lạc hậu, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế vớinhiều công nghệ mới được áp dụng, tạo ra bước ngoặt quan trong trong quátrình phát triển của một số ngành kinh tế mũi nhọn Bên cạnh đấy, chuyểngiao công nghệ thông qua FDI còn góp phần thúc đẩy các ngành nghề mớiphát triển, đặc biệt là những ngành nghề đòi hỏi cao về kỹ thuật và công nghệ
- Tác động tích cực tới đầu tư trong nước
Cùng với sự gia tăng của các nguồn vốn FDI, các nguồn vốn trongnước cũng tăng lên đáng kể, đồng thời làm tăng khả năng thu hút các nguồnvốn đầu tư nước ngoài khác Điều này chứng tỏ việc huy động FDI đã có tácđộng tích cực đến việc huy động vốn từ các nguồn khác, đặc biệt là vốn trongnước và nguồn vốn ODA
- Hoạt động thu hút FDI cũng đã có tác động đáng kể đến các hoạtđộng xuất khẩu
Một phần quan trọng của FDI được hướng vào xuất khẩu, điều này đãtạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mở rộng thị trường, qua đó nâng caođược năng lực xuất khẩu (do các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng thamgia vào thị trường xuất khẩu dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp trongnước) Rất nhiều quốc gia đã sử dụng FDI như một cách để nâng cao mứcxuất khẩu của mình và cải thiện được doanh thu
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tếquốc tế
Bên cạnh những lợi ích trên, việc thu hút FDI cũng có những hạn chếnhất định, như:
Trang 15- Số dự án đầu tư nước ngoài không được phân bổ một cách đồng đềugiữa các lĩnh vực, các vùng, có thể dẫn đến sự phát triển không cân đối giữacác ngành, và làm gia tăng phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, các miền.
- Đầu tư chủ yếu là để phục vụ tiêu dùng trong nước, các ngành thiếtyếu quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân còn ít được quan tâm, đầu tư
- Việc tiếp nhận quá nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ làm tăngtính lệ thuộc vào nước ngoài
- Một số nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng vào để hoạt động tình báo
và gây rối loạn trật tự trị an
- Đa số vẫn chưa có định hướng và quy hoạch rõ ràng cho việc đầu tưnước ngoài, điều này đã gây không ít khó khăn cho nền sản xuất trong nước
Mặc dù còn có một số mặt hạn chế, nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoàivẫn luôn là một trong những nguồn vốn quan trọng, và hết sức cần thiết đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, đặc biệt là ở những nướcđang phát triển đang phải đối mặt với sự thiếu thốn các nguồn lực cần thiết(vốn, công nghệ, lao động có trình độ, …) cho sự phát triển
3 Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta
Việc xác lập quan hệ quốc tế trong đầu tư đã được Đảng và Nhà nước
ta khẳng định là tất yếu, khách quan Sau chiến tranh, về cơ bản Việt Nam vẫn
là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ, thu nhập bìnhquân đầu người tương đối thấp so với thế giới, đời sống của nhân dân hết sứckhó khăn Do đó, Việt Nam rất cần huy động mọi nguồn lực trong nước cũngnhư ngoài nước nhằm khôi phục và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống chonhân dân Với sự thay đổi trong nhận thức, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy
sự cần thiết phải mở cửa nền kinh tế, từ sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Namlần thứ VI, chính sách mở cửa của Việt Nam được thực hiện Và Luật đầu tưtrực tiếp nước ngoài của Việt Nam đã được ra đời
Trang 16Quan điểm cơ bản của nước ta trong chính sách hợp tác đầu tư nướcngoài là:
- Bình đẳng và hai bên cùng có lợi Nghĩa là vừa bảo đảm có lợi cho
ta, đồng thời bảo đảm những lợi ích chính đáng của đối tác nướcngoài
- Bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh, quốc phòng và mục tiêu tiến lênchủ nghĩa xã hội của Vịêt Nam
Hiểu một cách chung nhất, môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tốbên ngoài có liên quan đến hoạt động đầu tư So với các nước đang phát triển,đặc biệt là những nước trong khu vực, môi trường đầu tư của nước ta có nhiềuđiểm mạnh, đồng thời cũng có hạn chế nhất định cần phải khắc phục
Qua việc sử dụng ma trận SWOT để phân tích về môi trường đầu tưcủa Việt Nam đã cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơcủa Việt Nam như sau:
3.1 Những điểm mạnh
- Đầu tiên phải kể đến đó là nguồn nhân công dồi dào với giá lao độngkhá ổn định và có mức tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực(giá lao động ở các nước này đang có xu hướng tăng nhanh) Mà giá lao độngluôn là yếu tố được đặc biệt quan tâm trong sản xuất
- Với sự khá ổn định về chính trị, Việt Nam luôn là nước có môi trườngđầu tư tương đối an toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Sau sự kiện ngày
11 tháng 9, tổ chức Tư vấn rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) tại Hồng Kông
đã xếp Việt Nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị và xã hội.Bên cạnh đấy, so với các nước trong khu vực (Malayxia, Inđônêxia, Philiphin,
…) Việt Nam ít có các vấn đề liên quan đến tôn giáo hơn Không chỉ thế, saukhi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, Việt Nam luôn đạt được tốc độtăng trưởng cao và ổn định Với sự ổn định về chính trị - xã hội và khả năngduy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam luôn được đánh giá là nơi antoàn để đầu tư
Trang 17- Không chỉ có vậy, với nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phongphú (bao gồm nhiều loại: dầu khí, quặng kim loại, khi đốt, than, …) vẫn chưađược khai thác nhiều chính là ưu thế của Việt Nam so với các nước khác (ởnhững nước này, các nguồn tài nguyên hầu hết đã được khai thác nhiều vàdần trở nên khan hiếm).
- Việt Nam còn là nước có vị trí địa lý hết sức thuận lợi (nằm ở trungtâm của khu vực Đông Nam Á), chính điều này đã làm cho Việt Nam có cơhội mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới và trong khu vực
- Bên cạnh đấy, với dân số hơn tám mươi triệu người, Việt Nam sẽ trởthành thị trường tiêu thụ rất lớn cho các sản phẩm
3.2 Những điểm yếu
- Mặc dù lực lượng lao động khá dồi dào nhưng chất lượng lao độngnói chung còn thấp, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu Tỷ lệ người lao động đãqua đào tạo không đáng kể (chỉ gần 12% lực lượng lao động), và thiếu trầmtrọng Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc đào tạo người lao động kém, hệ thốnggiáo dục và đào tạo không phù hợp
- Chi phí kinh doanh ở Việt Nam tương đối cao so với nước trong khuvực Đây là điểm bất lợi chính của Việt Nam Hệ thống hai giá không ảnhhưởng đáng kể đến chi phí kinh doanh nhưng tạo ra ấn tượng không tốt đốivới nhà đầu tư nước ngoài Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trườngđầu tư của Việt Nam
- Cơ sở hạ tầng yếu kém vào bậc nhất so với các nước trong khu vực.Đây là trở ngại tương đối lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho sựphát triển kinh tế - xã hội
- Hệ thống ngân hàng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của kháchđầu tư, hệ thống kế toán chưa đồng bộ với quốc tế
- Kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ vẫn cònchiếm tỷ lệ đáng kể Trình độ quản lý kém, kỷ luật lao động không nghiêm
Trang 18- Việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong các ngành, các lĩnh vực đòihỏi công nghệ cao (như: dầu khí, năng lượng, điện tử, viễn thông, …) vẫn cònhạn chế Điều này thực sự gây khó khăn cho các dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài dưới dạng đầu tư vốn là công nghệ.
- Một hạn chế nữa phải kể đến đó là sự thiếu ổn định, chặt chẽ của hệthống luật pháp Hệ thống văn bản luật và dưới luật liên quan đến đầu tư trựctiếp nước ngoài còn thiếu nhiều, phức tạp, lại hay thay đổi đã gây tâm lý engại cho các nhà đầu tư nước ngoài
- Ngoài ra, việc tham gia ký kết các hiệp định đa phương và songphương sẽ thực sự đem lại cho Việt Nam cơ hội thâm nhập vào các thị trườngkhác trong khu vực và trên thế giới
3.4 Những nguy cơ
- Sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ giúp Việt Nam đạt được tốc
độ tăng trưởng cao Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng có thể không cao, tốc
độ tăng trưởng cao có thể kéo đến sự cạn kiệt tài nguyên thiên thiên nhiênquốc gia, trong đó có những tài nguyên đặc biệt quý hiếm, và có tác động lớnđến môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường
- Việc Việt Nam áp dụng chế độ thuế quan cao là để nhằm mục đíchbảo hộ sản xuất trong nước Chi phí sản xuất của Việt Nam thường lớn hơn sovới hàng nhập khẩu Việc giảm thuế quan trong thời gian tới sẽ có tác độngđáng kể tới các ngành công nghiệp trong nước vốn đã được Nhà nước bảo hộ.Các ngành công nghiệp khó có khả năng có thể cạnh tranh được so với cácnước trong khu vực và trên thế giới Và nếu Việt Nam không có các biện pháp