THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm ,ngư nghiệp giai đoạn 2006 -2010 (Trang 34 - 37)

LÂM – NGƯ NGHIỆP

1. Chính sách thu hút FDI và các cam kết quốc tế của Việt Nam

1.1. Chính sách thu hút FDI

Việt Nam vốn là nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nên trong chính sách thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và phát triển nông thôn luôn được coi là các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư.

Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam luôn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực nuôi, trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, các dự án chế biến nguyên liệu và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam, dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực này. Các chính sách này chủ yếu được áp dụng dưới các hình thức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và miễn giảm tiền thuê đất. Cụ thể như sau :

Thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi

Nhà nước ta áp dụng mức thuế suất ưu đãi 20% đối với các dự án trong 10 năm, miễn trong 2 năm và giảm tiếp 50% trong 3 năm tiếp theo.

Trong luật đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam quy định mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi đối với các dự án :

- Các dự án đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ; các chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; các dự án cung cấp dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Các dự án chế biến nông, lâm, thuỷ sản bao gồm : các dự án chế biến nông sản từ nguồn nguyên liệu trong nước (chế biến gia súc, gia cầm); sản xuất thức ăn gia cầm, gia súc, thuỷ sản; chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất sữa lỏng và các sản phẩm chiết xuất từ sữa; sản xuất bột thô; sản xuất

dầu, tinh bột, chất béo từ thực vật; sản xuất nước uống đóng chai, đóng hộp từ hoa quả; chế biến, bảo quản thuỷ sản; sản xuất bột giấy, giấy bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản trong nước.

- Các dự án trồng rừng, tái sinh rừng; trồng rừng lâu năm trên vùng đất hoang hoá, đồi, núi trọc. Các dự án trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả trên các vùng đất hoang. Các dự án khai hoang phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Các dự án làm muối (sản xuất, khai thác, tinh chế muối). Dự án về nuôi trồng thuỷ sản ở vùng nước chưa được khai thác.

- Các dự án cung cấp dịch vụ hỗ trợ trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp; hoạt động hỗ trợ chăn nuôi; hoạt động hỗ trợ lâm nghiệp; dịch vụ thuỷ sản; dịch vụ bảo vệ vật nuôi; nhân và lai tạo giống; dịch vụ bảo quản nông, lâm, thuỷ sản; dự án xây dựng kho bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.

- Các dự án cung ứng công nghệ mới về sinh học trong sản xuất cây giống, phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, vắc xin thú y.

- Những dự án đầu tư vào các ngành nghề khác như : trồng mía, trồng bông, trồng chè phục vụ công nghiệp chế biến; sản xuất giống cây trồng vật nuôi; sản xuất tơ sợi các loại; trồng cây dược liệu; thuộc, sơ chế da; đầu tư sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc phòng và chữa bệnh cho động vật và thuỷ sản; đầu tư sản xuất máy phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, máy chế biến thực phẩm; các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có quy mô trang trại; sản xuất vật liệu tổng hợp thay gỗ, than hoạt tính, sản xuất phân bón; các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Ngoài ra, nước ta còn áp dựng mức thuế suất ưu đãi hơn cho các dự án trên (15% trong 12 năm, miễn 2 năm và giảm tiếp 50% trong 7 năm tiếp theo) nếu các dự án được thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, ở miền núi được hưởng ưu đãi cao

nhất (10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm tiếp 50% trong 8 năm tiếp theo).

Ưu đãi về thuế nhập khẩu

Tại Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, các ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực này được quy định cụ thể như sau :

- Miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với các dự án nông, lâm, nghiệp thuộc danh mục khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu để thực hiện dự án sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để thực hiện các dự án nông, lâm, ngư nghiệp.

- Miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất nông sản cho xuất khẩu.

1.2. Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực nông, lâm, ngưnghiệp nghiệp

Trong khuôn khổ quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết xoá bỏ các yêu cầu nói trên ngay tại thời điểm gia nhập WTO. Việc xoá bỏ trợ cấp bị cấm dưới hình thức ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích xuất khẩu và sử dụng hàng nội địa đang được đàm phán theo hướng duy trì một thời gian quá độ nhất định phù hợp với điều kiện của một nước đang phát triển.

Theo quy định tại Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), Việt Nam cam kết sẽ xoá bỏ hoàn toàn yêu cầu bắt buộc phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đối với các dự án sản xuất mía đường, dầu thực vật, sữa, gỗ.

2. Tình hình thu hút FDI trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp

2.1. Tình hình chung

Sau gần 20 năm thực hiện Luật đầu nước ngoài, FDI vào nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, và có tác động đáng kể cho sự

phát triển lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tính đến 20/12/2005, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thu hút được gần 1000 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 4 tỷ USD. Trong đó, có 772 dự án còn có hiệu lực với tổng vốn đăng ký 3,73 tỷ USD, chiếm 13,04% số dự án và 7,38% vốn đầu tư đăng ký trong cả nước. Tính bình quân, toàn ngành thu hút bình quân mỗi năm khoảng 57 dự án. Thực tế, nhịp độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp trong thời gian qua không đều, cao nhất vào năm 1995, nhưng trong giai đoạn 1996 – 2000 đã giảm xuống chỉ còn bằng 50% của giai đoạn trước, và từ năm 2001 trở lại đây, vốn đầu tư nước ngoài chỉ bằng 50% của thời kỳ 1991 – 1995.

Cơ cấu thu hút FDI trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với yếu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Từ năm 1994 đến nay, nguồn vốn FDI được thu hút khá đồng đều vào các lĩnh vực trồng trọt, chế biến lâm sản, sản xuất đường mía, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy, sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong khi đó giai đoạn đầu FDI chủ yếu tập trung hướng vào lĩnh vực chế biến gỗ và các loại lâm sản. Các địa bàn là những vùng có nguyên liệu truyền thống, có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp cho việc phát triển các nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy được phần lớn các nhà đầu tư đặc biệt chú trọng và quan tâm. Đa số các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp là những dự án có quy mô nhỏ và gắn liền với nguồn nguyên liệu của địa phương (trừ một số dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, dự án trồng rừng và chế biến nguyên liệu giấy, các dự án sản xuất mía đường là có quy mô lớn, hàng chục triệu USD).

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài được thu hút vào Việt Nam chủ yếu dưới hai hình thức : Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, còn hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Bên cạnh đấy, phần lớn các ngành trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp không thuộc vào danh mục đầu tư có điều kiện, nên có gần 2/3 số dự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm ,ngư nghiệp giai đoạn 2006 -2010 (Trang 34 - 37)