TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm ,ngư nghiệp giai đoạn 2006 -2010 (Trang 31 - 34)

GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

1. Mặt tích cực

- Trong giai đoạn qua, khu vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, góp phần quan trọng vào đảm bảo ổn định chính trị - xã hội. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân khoảng 5,4%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 4,3%, lâm nghiệp tăng 1,3%, thuỷ sản tăng 10,7%.

- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế chung.

Sự thay đổi được thể hiện rõ trong ngành trồng trọt. Ngành trồng trọt đã dần từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắn liền với thị trường, chất lượng và giá trị sản phẩm được nâng cao. Diện tích gieo trồng cây lương thực và môt số cây trồng giảm. Tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực giảm (từ 61% xuống dưới 58%), nhưng sản lượng vẫn tiếp tục tăng, nhờ quá trình thâm canh và áp dụng công nghệ mới. Do đó vấn đề an ninh lương thực, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu vẫn được đảm bảo. Tỷ trọng các loại cây công nghiệp có lợi thế cho xuất khẩu (như cao su, điều, hồ tiêu, cây ăn quả, …) đều phát triển và tăng mạnh.

- Ngành chăn nuôi phát triển tương đối mạnh, quy mô và chất lượng ngày càng tăng. Đàn lợn tăng bình quân trên 5%/năm, đàn bò sữa tăng bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt là quy mô đàn gia cầm cũng tăng trên 1,5%/năm mặc dù chịu nhiều thiệt hại do dịch cúm. Sản lượng thịt hơi các loại tăng với tốc độ trên 7%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng quy mô đàn, một phần do chất lượng đàn gia súc đã được cải thiện đáng kể so với trước.

- Ngành lâm nghiệp tiếp tục chú trọng vào vấn đề bảo vệ rừng tự nhiên và trồng rừng mới. Hoạt động lâm nghiệp ngày càng được xã hội hoá. Diện tích trồng rừng mới qua các năm tăng lên rõ rệt, tăng bình quân gần 1%/năm. Độ che phủ rừng tăng từ 33,7% năm 2000 lên khoảng 38% năm 2005.

- Ngành thuỷ sản phát triển nhanh nhất, đặc biệt là nuôi trồng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành thuỷ sản diễn ra khá mạnh, chuyển từ khai thác tự nhiên là chủ yếu sang nuôi trồng. Nghề nuôi trồng thuỷ sản cơ bản chuyển sang sản xuất hàng hoá, nuôi các loài hải sản có giá trị xuất khẩu cao, giải quyết được việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân. Tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong toàn ngành nông – lâm – ngư nghiệp tăng từ 15,6% năm 2000 lên đến khoảng 21,1% năm 2005. Sản lượng thuỷ sản năm 2005 tăng 1,5 lần so với năm 2000.

- Kinh tế nông thôn trong các năm qua tiếp tục chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá các ngành nghề, tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Trong 5 năm qua, tỷ trọng công nghiệp trong kinh tế nông thôn tăng bình quân 6%/năm, tỷ trọng dịch vụ tăng hơn 4%, trong khi tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm khoảng 10%. Quan hệ sản xuất cũng có sự chuyển biến tích cực. Kinh tế trang trại được hình thành và phát triển với quy mô đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển, cùng với việc ra đời của các khu công nghiệp đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong nhân dân, tạo việc làm, góp phần vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Trình độ tổ chức sản xuất nông nghiệp được tăng lên rất nhiều, việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đến nay, có hơn 90% diện tích lúa, 60% diện tích mía, 80% diện tích ngô, cây ăn quả, bông, … được dùng giống mới.

- Năng lực sản xuất, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp từng bước được tăng cường. Cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư nhiều hơn, và được nâng cấp, mở rộng. Hệ thống các công trình kỹ thuật được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều.

- Nền sản xuất từng bước được hội nhập với khu vực và thế giới, vị thế của nền nông nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Một số nông sản của Việt Nam chiếm được một thị phần hết sức quan trọng trên thị trường quốc tế (gạo, cà phê, điều, hạt tiêu …) . Sản phẩm của nông nghiệp Việt Nam ngày càng có mặt nhiều trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành tương đối cao, tăng bình quân 12%/năm.

2. Mặt hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển nông nghiệp ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế :

- Các phương thức sản xuất tiên tiến chậm được áp dụng trên diện rộng, năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm còn thấp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn chưa được thực hiện một cách bài bản. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, nhất là ở các làng nghề truyền thống vẫn chưa được giải quyết. Vấn đề việc làm ở nông thôn vẫn còn là vấn đề bức xúc. Các dịch vụ cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của sản xuất nông nghịêp vẫn chưa được tổ chức tốt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm ,ngư nghiệp giai đoạn 2006 -2010 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w