1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Thực trạng chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp ppsx

30 844 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 437,5 KB

Nội dung

Những khoản trợ cấp của chính phủ...24Thực trạng chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp L I NÓI Đ U ỜI NÓI ĐẦU ẦU H

Trang 1

Tiểu Luận

Thực trạng chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh

vực nông nghiệp

Trang 2

M c L c ục Lục ục Lục

LỜI NÓI ĐẦU 1

A.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2

1.Lý do lựa chọn đề tài 2

2.Phương pháp nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

B NỘI DUNG 4

I Sơ lược về đầu tư trục tiếp nước ngoài 4

1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 4

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 4

3 Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI 5

3.1 Các yếu tố điều tiết vĩ mô 6

3.1.1 Các chính sách 6

3.1.2 Luật đầu tư 6

3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng khác 6

II.Thực trạng ĐTNN trong lĩnh vực Nông nghiệp 8

1 Tỉ trọng ĐTNN vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thấp so với các ngành KTQD khác 8 2 Phân bổ ĐTNN không đồng đều giữa các vùng, miền 8

3 Xu thế đầu tư trong nông nghiệp ở Việt Nam 9

4- Cơ cấu ĐTNN trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư : 13

5 Các chính sách thu hút FDI vào lĩnh vục nông nghiệp ở Việt Nam thời gian qua 14

5.1 Chính sách đất đai 14

5.2 Chính sách lao động 16

5.3 Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm 16

.4.Chính sách công nghệ 17

6.Những thành tựu và hạn chế của ĐTNN vào lĩnh vực NLN-NT trong những năm qua: 18

6.1 Thành tựu 18

6.2 Hạn chế 18

III Mục tiêuđịnh hướngvà những chính sách cần thực hiện để thu hút ĐTNN trong lĩnh vực Nông nghiệp 20

1 Mục tiêu và định hướng 20

1.1 Mục tiêu: 20

1.2 Định hướng thu hút ĐTNN trong ngành Nông nghiệp : 20

2.Các khuyến nghị chính sách cho vấn đề 21

2.1 Nhóm giải pháp chung cho nền kinh tế: 21

2.1.1 Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn 21

2.1.2 Đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư 21

Trang 3

2.1.3 Chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư và người nước ngoài 22 2.1.4 Miễn giảm thuế 23 2.1.5 Những khoản trợ cấp của chính phủ 24

Thực trạng chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp

L I NÓI Đ U ỜI NÓI ĐẦU ẦU

Hiện nay xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, quá trình này diễn ratrên mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục… Trong

đo, sự thay đổi rõ rệt nhất là trong đời sống kinh tế nước ta

Trong những năm gần đây đặc biệt la từ sau khi nước ta giai nhập tổ chức thươngmại thế giới WTO thi nền kinh tế nước ta đã có nhiều biến chuyển Cụ thể là

trong hoạt động thu hút vốn FDI từ nước ngoài đã tăng trưởng một cách rõ rệt

Để có những kết quả đó là do những nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt

Nam trong xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa đổi hệ thống chinh sách phu hợp với thực

tế, tạo moi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta đầu tư

Việc thu hút vốn vào nước ta được thực hiện thông qua quá trình tiến hành đầu tưxây dựng cac nha may sản xuất chế biến tại cac khu công nghiệp, khu chế xuất

Từ năm 1991 đến nay chúng ta đa tiến hành đầu tư phát triển các khu công

nghiệp, tạo điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng tốt nhất cho cac nhà đầu tư nước

ngoài khi đầu tư vào nước ta Đến nay tinh đó phần lớn lượng FDI đầu tư vào

lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chứ không nhiều các nhà đầu tư quan tâm tới lĩnh vực nông nghiệp cho dù Việt Nam là một quốc gia có nên nông nghiệp lâu đời vàđang là một trong những quốc gia xuất khẩu các mặt hàng nông sản hàng đầu thếgiới : Lúa , gạo, cà phê, hạt điều…Không những tỷ lệ các nhà đầu tư vào nông

nghiệp ít mà chúng lại đang có xu hướng giảm đi

Việc thu hút FDI thông qua các khu công nghiệp, khu chế xuất đã mang

lại những kết quả đang kể cho việc phat triển kinh tế nước ta, song bên cạnh đó còn có những vấn đề tồn tại đối với việc thu hút FDI vào nông nghiệp

Được sự định hướng của cô và theo chương trình môn Chính sách phát

triển kinh tế xã hội trong bài này em xin đưa ra môt số thông tin về thực trạng

và các chính sách nhằm thu hút vốn FDI vào nông nghiệp của nước ta, từ đó đưa

ra hướng đi, giải pháp cho vấn đề

Bài viết chỉ được thưc hiện trong một thời gian ngắn nên không thể tránh

khỏi sai sót,kính mong cô và các bạn góp ý để vấn để em đưa ra càng hoàn thiện hơn

Trang 4

Sinh viên: Hoàng Văn Tiến

A.T NG QUAN NGHIÊN C U ỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ỨU 1.Lý do l a ch n đ tài ựa chọn đề tài ọn đề tài ề tài

Trong thời gian qua, dòng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào lĩnh vực nông lâm nghiệp còn hết sức hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như thế mạnh của Việt Nam và ngày càng có xu hướng giảm sút Mặt khác, so với hoạt động ĐTNN trong các lĩnh vựckhác, hiệu quả thực hiện các dự án trong lĩnh vực này còn rất hạn chế Do vậy, báo cáo nghiêncứu này được thực hiện với mục đíchđánh giá thực trạng ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời đưa ra kiến nghị về phương hướng, giả

2.Ph ương pháp nghiên cứu ng pháp nghiên c u ứu

- Phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu, báo cáo chính thức đã công bố của

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tổ chức quốc tế về các vấn đề có lien quan đến Báo cáo nghiên cứu

3 Ph m vi nghiên c u ạm vi nghiên cứu ứu

- Chính sách thu hút ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp, các cam kết quốc tế

có liên quan và kinh nghiệm của một số nước trong khu vực ( một số nước ASEAN, Trung Quốc) để tìm ra giải pháp tối ưu cho việc thu hút FDI vào Việt Nam

- Thực trạng thu hút ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp

- Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thu hút ĐTNN trong lĩnh vực này

Trang 6

B N I DUNG ỘI DUNG

I S l ơng pháp nghiên cứu ược về đầu tư trục tiếp nước ngoài c v đ u t tr c ti p n ề tài ầu tư trục tiếp nước ngoài ư ục Lục ếp nước ngoài ước ngoài c ngoài

1 M T S KHÁI NI M CHUNG ỘI DUNG Ố KHÁI NIỆM CHUNG ỆM CHUNG

Khái ni m đ u t tr c ti p n ệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ầu tư trục tiếp nước ngoài ư ựa chọn đề tài ếp nước ngoài ước ngoài c ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình thức di chuyển vốn

quốc tế Trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu:

 Hợp đồng hợp tác kinh doanh

 Doanh nghiệp liên doanh

 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1 H p đ ng h p tác kinh doanh ợc về đầu tư trục tiếp nước ngoài ồng hợp tác kinh doanh ợc về đầu tư trục tiếp nước ngoài

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên

(gọi là bên hợp danh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả cho mỗi bên,

để tiến hành đầu tư vào Việt Nam mà không lập thành một pháp nhân

Hình thức đầu tư này đã xuất hiện từ sớm ở Việt Nam nhưng đáng tiếc cho

đến nay vẫn chưa hoàn thiện được các quy định pháp lý cho hình thức này Điều

đó đã gây không ít khó khăn cho việc giải thích, hướng dẫn và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam Ví dụ như có sự nhầm lẫn giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh với các dạng hợp đồng khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.(như hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng mau thiết bị trả chậm vv ) Lợi dụng sơ hở này, mà một số nhà đầu tư nước ngoài đã trốn sự quản lý của Nhà Nước Tuy vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài dễ thực hiện và có ưu thế lớn trong việc phối hợp sản phẩm Các sản phẩm kỹ thuật cao đòi hỏi có sự kết hợp thế mạnh của nhiều công ty của nhiều quốc gia khác nhau Đây cũng là xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanh trong một tương lai gần xu hướng của sự phân công lao động chuyên môn hóa sản xuất trên phạm vi quốc tế

2.2 Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiền bên

nước ngoài hợp tác với nước chủ nhà cùng góp vón, cùng kinh doanh, cùng

hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp Doanh nghiệp liên doanh

được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp

Trang 7

nhân theo pháp luật nước nhận đầu tư Đây là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất trong thời gian qua chiếm 65% trong tổng ba hình thức đầu tư (trong đó hình thức hợp tác kinh doanh chiếm 17%, Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18%).

Thông qua hợp tác liên doanh với các đối tác Việt Nam, các nhà đầu tư

nước ngoài tranh thủ được sự hỗ trợ và những kinh nghiệm của các đối tác Việt Nam trên thị trường mà họ chưa quen biết trong quá trình làm ăn của họ tại Việt Nam Mặt khác do môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều bất chắc nên các nhà đầu tư nước ngoài không muốn gánh chịu rủi ro mà muốn các đối tác Việt Nam cùng chia sẻ với

họ nếu có Liên doanh với một đối tác ở bản địa, các nhà đầu nước goài yên tâm hơn trong kinh doanh vì họ đã có một người bạn đồng hành

Những năm gần đây, xu hướng của các nhà đầu tư nước ngoài giảm sự quan

tâm đến hình thức này và các dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại có xu hướng tăng lên Đó là do sau thời gian tiếp xúc với thị trường Việt Nam, các nhà đầu

tư nước ngoài đã hiểu rõ hơn về luật pháp, chính sách và các quy định khác của Việt Nam Thậm chí họ còn hiểu rõ về phong tục tập quán và thói quen trong đó thói quen tiêu dùng của người Việt Nam cũng như cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam Mặt khác khả năng tham gia liên doanh của các đối tác Việt Nam ngày càng bị hạn chế bởi thiếu cán bộ giỏi, thiếu vốn đóng góp Do vậy các nhà đầu tư nước ngoài muốn được điều hành trong quản lý doanh nghiệp

2.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà

đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do các nhà đầu tư

nước ngoài thành lập tại Việt Nam Tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hìnhthức của công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thành lập theo hình thức 100%

vốn nước ngoài.Thời gian đầu chưa nhiều, những xu hướng gia tăng của các dự án đầu tư theo hình thức này ngày càng mạnh mẽ Trong những năm gần đây vì hình thức này có phần dễ thực hiện và thuận lợi cho họ

Nhưng bằng hình thức đầu tư này về phía nước nhận đàu tư thường chỉ nhận

được cái lợi trước mắt, về lâu dài thì hình thức này còn có thể phải gánh chịu

nhiều hậu quả khó lường

3 Nh ng nhân t nh h ững nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI ố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI ưởng tới thu hút vốn FDI ng t i thu hút v n FDI ớc ngoài ố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI

Sau nhiều lần nghiên cứu phân tích, đánh giá lợi hại (được, mất) của

nước nhận đầu tư và của người bỏ vốn đầu tư Hội đồng kinh tế Brazin- Mỹ đã rút ra được 12 nhân tố có ý nghĩa quyết định cho việc lựa chọn một vùng hay một nước nào

đó để đầu tư 12 nhân tố này có thể được chia lại cho gọn như sau:

Trang 8

3.1 Các y u t đi u ti t vĩ mô ếp nước ngoài ố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI ề tài ếp nước ngoài

3.1.1 Các chính sách

 Chính sách tiền tệ ổn định và mức độ rủi ro tiền tệ ở nước tiếp nhận đầu tư

Yếu tố đầu tiên ở đây góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các nhà

đầu tư Tỷ giá đồng bản bị nâng cao hay bị hạ thấp đều bị ảnh hưởng xấu tới

hoạt độnh xuất nhập khẩu

 Chính sách thương nghiệp.Yếu tố này có ý nghĩa đặc biệt đối với vấn đề đầu tư trong lĩnh vực làm hàng xuất khẩu Mức thuế quan cũng ảnh hưởng tới giá hành xuất khẩu Hạn mức (quota) xuất nhập khẩu thấp và các hàng rào

thương mại khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như có thể không kích thích hấp dẫn tới các nhà đầu tư nước ngoài Chính yếu tố này làm phức tạp

thêm cho thủ tục xuất khẩu và bị xếp vào hàng rào xuất khẩu khác

 Chính sách thuế và ưu đãi Chính sách ưu đãi thường được áp dụng để thu

hút các nhà đầu tư nước ngoài

 Chính sách kinh tế vĩ mô Chính sách này, mà ổn định thì sẽ góp phần tạo

điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư bản xứ lẫn nước ngoài

Nếu không có những biện pháp tích cực chống lạm pháp thì có thể các nhà

đầu tư thích bỏ vốn vào nước này Nếu giá cả tăng nhanh ngoài dự kiến thì

khó có thể tiên định được của kết quả hoạt độnh kinh doanh

3.1.2 Lu t đ u t ật đầu tư ầu tư trục tiếp nước ngoài ư

Yếu tố này có thể làm hạn chế hay cản trở hoạt động của các công ty nước ngoài trên thị trường bản địa (Luật này thường bảo vệ lợi ích của các nhà bản xứ) Nhiều nước mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo các điều kiện giống như cho các nhà đầu tư bản xứ ở Việt Nam, luật khuyến kích đầu tư nước ngoài triển khai còn chậm

và khônng đáp ứng được sự mong mỏi bởi mức độ ưu đãi và khuyến khích còn hạn chế,chưa nhất quán

3.1.3 Các y u t nh h ếp nước ngoài ố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI ưởng tới thu hút vốn FDI ng khác

 Yếu tố hàng đầu là đặc điểm của thị trường bản địa (quy mô, dung lượng của thị trường sức mua của dân cư bản xứ và khả năng mở rộng quy mô đầu tư)

 Đặc điểm của thị trường nhân lực Công nhân lao động là mối quan tâm hàng đầu

ở đây, đặc biệt đối với những nhà đầu tư nước ngoài muốn bỏ vốn vào các lĩnh vực cần nhiều lao động, có khối lượng sản xuất lớn Trình độ nghề nghiệp và học vấn của các công nhân đầu đàn (có tiềm năng và triển vọng) có ý nghĩa nhất định

 Khả năng hồi hương vốn đầu tư Vốn và lợi nhuận được tự do qua biên giới

(hồi hương) là tiền đề quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.ở một số

nước mang ngoại tệ nước ngoài phải xin giấy phép của ngân hàng trung ương

Trang 9

khá rườm rà.

 Bảo vệ quyền sở hữu Quyền này gồm cả quyền của người phát minh sáng

chế, quyền tác gỉa, kể cả nhãn hiệu hàng hóa và bí mật thương nghiệp vv

Đây là yếu tố đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với những người muốn đầu tư vào

các ngành hàm lượng khoa học cao và phát triển năng động (như sản xuất

máy tính, phương tiện liên lạcvv ) ở một số nước, lĩnh vực này được kiểm

tra, giám sát khá lỏng lẻo, phổ biến là sử dụng không hợp pháp các công

nghệ ấy của nước ngoài Chính vì lý do này mà một số nước bị các nhà đầu

tư loại khỏi danh sách các nước có khả năng nhận vốn đầu tư

 Điều chỉnh hoạt động đầu tư của các công ty đầu tư nước ngoài Luật lệ cứng nhắccũng tăng chi phí của các công ty đầu tư nước ngoài Các nhà đầu tư rấtbthích có sự

tự do trong môi trường hoạt động và do vậy họ rất quan tâm đến mt đạo luật mềm dẻogiúp họ ứng phó linh hoạt, có hiệu quả với những diễn biến của thị trường Ví dụ có những nước cấm sa thải công nhân là không phù hợp với lợi ích của công ty nước ngoài Chính sách lãi suất ngân hàng và chính sách biệt đãi đối với một số khu vực cũng có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư ở một số nước

 Ổn định chính trị ở nước muốn nhận đầu tư và trong khu vực này Đây là yếu không thể xem thường mỗi khi bỏ vốn đầu tư vì rủi ro chính trị có thể gây

thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài

 Cơ sở hạ tầng phát triển Nếu các yếu tố nói trên đều thuận lợi nhung chỉ một khâu nào đó trong kết cấu hạ tầng (giao thông liên lạc, điện nước) bị thiếu

hay bị yếu kém thì cũng ảnh hưởng và làm giảm sự hấp hẫn của các nhà đầu

Trang 10

II.Th c tr ng ĐTNN trong lĩnh v c Nông nghi p ựa chọn đề tài ạm vi nghiên cứu ựa chọn đề tài ệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

1 T tr ng ĐTNN vào lĩnh v c nông nghi p và nông thôn th p ỉ trọng ĐTNN vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thấp ọn đề tài ựa chọn đề tài ệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ấp

so v i các ngành KTQD khác ớc ngoài

Đến hết năm 2003, cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho 5.424 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 54,8 tỷ USD, trong đó có 4.376 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 41 tỷ USD Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 66,9% về số dự án và 57,2% tổng vốn đầu tư đăng ký Tiếp theo là lĩnh

vực dịch vụ, chiếm 19,5% về số dự án và 35,8% về số vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực

nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm 13,6% về số dự án và 7% về vốn đầu tư đăng ký

(Thống kê của Bộ KH&ĐT).

Trong giai đoạn 1998 - 2003, ngành nông nghiệp đã tiếp nhận 781 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 3,8 tỉ USD Trong đó, 528 dự án đã đi vào thực hiện với tổng

vốn thực hiện trên 1,75 tỉ USD (Thống kê của Bộ NN&PTNT).

Bình quân mỗi năm ngành NN&PTNT thu hút gần 50 dự án tương ứng khoảng

200 triệu USD Nhìn chung, các dự án FDI trong nông nghiệp có quy mô vừa và nhỏ,

chủ yếu gắn với nguồn nguyên liệu địa phương

Năm 2003, các doanh nghiệp FDI trong ngành đang sử dụng khoảng 75.000 lao động công nghiệp và hàng vạn lao động nông nghiệp, nộp ngân sách trên 17 triệu

USD, tạo ra kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 500 triệu USD.

Tỉ lệ vốn đưa vào thực hiện bình quân khoảng 50% tổng số vốn đăng ký

Và giai đoạn tư năm 2003 cho tới nay

2 Phân b ĐTNN không đ ng đ u gi a các vùng, mi n ổ ĐTNN không đồng đều giữa các vùng, miền ồng hợp tác kinh doanh ề tài ững nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI ề tài

Cơ cấu vốn ĐTNN còn có một số bất hợp lý Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư

nghiệp mặc dù đã có những chính sách ưu đãi nhất định, nhưng ĐTNN còn quá thấp

và tỷ trọng vốn ĐTNN đăng ký liên tục giảm ĐTNN tập trung chủ yếu vào những địaphương có điều kiện thuận lợi như miền Đông Nam Bộ (54%), trong khi có tác động rất hạn chế đến khu vực miền núi phía Bắc (4%), đồng bằng sông Hồng (5%), Bắc Trung Bộ (5%), Tây Nguyên (4%) và đồng bằng song Cửu Long (13%)

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số ưu đãi của Chính phủ đã được quy định trong nghị định của Chính phủ như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu 5 năm cho sản xuất đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư vào các địa bàn có điều kiện inh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng thiếu hướng dẫn nên chưa được áp dụng

Trang 11

Hình 1: Phân phối FDI theo các vung kinh tế

3 Xu th đ u t trong nông nghi p Vi t Nam ếp nước ngoài ầu tư trục tiếp nước ngoài ư ệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ởng tới thu hút vốn FDI ệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm thay đổi lưu lượng và cấu trúc dòng vốn FDItoàn cầu Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới 2009 (WIR 2009) của Liên hiệp quốc, dòngFDI sẽ giảm từ 1.700 tỷ USD trong năm 2008 xuống còn 1.200 tỷ USD trong năm

2009, sau đó có thể tăng lên 1.400 tỷ USD trong năm 2010 và 1.800 tỷ USD trongnăm 2011

Về cơ cấu, do dòng vốn FDI đổ vào các nước phát triển giảm mạnh trong năm

2008, tỷ trọng FDI vào các nước đang phát triển đã chiếm tới 43% tổng lượng FDItoàn cầu Trong sự thay đổi này, một xu thế quan trọng đối với các nước đang pháttriển là dòng FDI chảy vào khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (gọi chung là khu vựcnông nghiệp) trong mấy năm trở lại đây đang tăng lên

Nếu như trong những năm 1990, lượng vốn FDI trong nông nghiệp của toàn thếgiới chưa tới 1 tỷ USD/năm, thì trong giai đoạn 2005-2007, con số này đã lên tới 3 tỷUSD/năm Không những thế, các tập đoàn đa quốc gia ngày nay không chỉ tham giavào các hoạt động ở hạ nguồn (như chế biến và siêu thị), mà còn mở rộng lên thượngnguồn, tham gia cả hoạt động sản xuất và ký hợp đồng tiêu thụ với nông dân, làm choquy mô của FDI trong khu vực nông nghiệp ngày càng lớn

Trong khi xu thế FDI vào khu vực nông nghiệp của cả thế giới đang ngày mộttăng, thì ở Việt Nam lại đang xảy ra điều ngược lại Nếu như lượng giải ngân FDItrung bình trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp của Việt Nam trong 20 năm, từ

1988 đến 2007 là khoảng 100 triệu USD/năm, thì con số này giảm xuống còn 62 triệutrong giai đoạn 2002-2004 và chỉ còn 51 triệu trong giai đoạn 2005-2007 Tỷ trọngcủa FDI trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp cũng giảm một cách tương ứng

Trang 12

Bảng 1: Cơ cấu vốn ĐTNN vào Việt Nam năm 2002

Bảng 2: Cơ cấu vốn ĐTNN vào Việt Nam năm 2009

Trang 13

Năm 2002, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 8% trong tổng cơ cấu đầu

tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam Tuy nhiên đến năm 2009, lĩnh vực này chỉ còn 1%.Trong khi đó, các lĩnh vực dịch vụ, bất động sản lại chiếm đến hơn 70%

Năm 2008, vốn đăng ký FDI vào nước ta tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực công

nghiệp, dịch vụ và xây dựng với 572 dự án, tổng số vốn đăng ký 32,62 tỷ USD Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 1,982 tỷ USD, tăng 25,8% sovới năm 2007 tạo ra 200.000 việc làm mới

Tuy nhiên, trong cơ cấu vốn FDI, lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ

và ngày càng có xu hướng giảm, nhất là trong 3 năm gần đây Trong 10 năm (1998 – 2008), FDI trong nông nghiệp chỉ chiếm 10,7% tổng số dự án FDI của cả nước với

966 dự án Vốn đầu tư cho lĩnh vực này cũng rất thấp và dàn trải, chiếm khoảng 4,24% tổng vốn đầu tư FDI “Đây là một trong những điểm yếu của chúng ta trong việc thu hút vốn FDI, mặc dù Nhà nước luôn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhưng do hạn chế trong các giải pháp xúc tiến thương mại, chưa quan tâm đầy đủ trong việc giao đất, giải phóng mặt bằng cũng như quản lý hợp đồng đầu

tư với nông dân nên các nhà đầu tư nước ngoài rất thờ ơ

Và Thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài cho thấy, trong tổng số vốn đăng ký đầu

tư của nước ngoài vào Việt Nam 8 tháng đầu năm 2010 khoảng hơn 11,5 tỷ USD thì

đầu tư vào nhóm nông, lâm, thủy sản chỉ có chiếm 1,2 %, với 10 dự án.Trong năm 2009, mặc dù chưa có số liệu về vốn FDI giải ngân, nhưng nhìn vào tỷtrọng 0,4% của vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp cũng có thểthấy vai trò của FDI trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam đang tiếp tục suy giảm.Điều đáng lo ngại không chỉ ở chỗ dòng FDI vào nông - lâm - ngư nghiệp ở ViệtNam đi ngược lại xu thế chung của thế giới, và do vậy khó tận dụng được cơ hội thịtrường và lợi thế của Việt Nam, mà còn là sự không tương thích giữa tầm quan trọngcủa khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta

Trong khi nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới hơn 50% lực lượng lao động, đónggóp khoảng 20% cho GDP và chiếm tới 7/10 măt hàng xuất khẩu chủ yếu của đấtnước và khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì tỷ trọng đầu tư chokhu vực này lại giảm gần một nửa, từ 13,8% vào năm 2000 xuống chỉ còn 7,1% vàonăm 2008, chủ yếu do sự suy giảm của đầu tư nhà nước.Để thấy rõ được tỷ lệ FDItrong lĩnh vực nông nghiệp với toàn bộ nền kinh tế em xin so sánh cơ cấu vốn FDIđầu tư vào nền kinh tế Viêt Nam trong năm 2007 và 2009 dựa theo biểu đồ sau:

Trang 14

Biểu đồ 1 : Phân phối theo ngành và khu vực của FDI (2007)

Từ biểu đờ trên ta có thể thấy được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nôngnghiệp là rất ít so với các lĩnh vực khác.Trong khi FDI vào nghành công nghiệp chiếm

tỷ lệ cao nhất với 45% tổng đầu tư FDI vào Việt Nam với 17.855 triệu USD năm

2007 với 1445 dự án, hay BĐS là 26%,xây dựng 6% thì ngành nông nghiêp chỉ thu hút 282.47 triệu USD chiếm 2% tổng vốn đầu tư FDI vào nước ta năm 2007 và chỉ còn 0.4% năm 2009.Rõ ràng 2%(năm 2007) và 0.4% (năm 2009) là một con số quá nhỏ với một đất nước có tới gần 2/3 lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, và với một nền nông nghiệp lâu đời đang đóng góp hơn 20% GDP cho quốc gia hằng năm

Cơ cấu vốn đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2009

Dvụ lưu trú và ăn uống

KD bất động sản

CN chế biến,chế tạo Xây dựng

Khai khoáng Nghệ thuật và giải trí Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa Vận tải kho bãi

Nông,lâm nghiệp;thủy sản Các lĩnh vực khác

Hình 2 : Phân phối theo ngành và khu vực của FDI (2009)

Trang 15

4- C c u ĐTNN trong lĩnh v c Nông-Lâm-Ng ơng pháp nghiên cứu ấp ựa chọn đề tài ư :

Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp đã được chútrọng ngày từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987 Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyênnhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thuhút ĐTNN vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được như mong muốn

Đến hết năm 2007, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực,tổng vốn đăng ký hơn 4,4 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD; chiếm 10,8% về

số dự án ; 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện, (giảm từ 7,4% so với năm2006) Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả baogồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau Tiếp theo là các dự án trồngrừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành Rồi tới lĩnhvực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7% Cuối cùng là lĩnh vực trồngtrọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án Có 130 dự án thuỷ sản với vốn đăng ký là 450triệu USD,

Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành lâm-ngư nghiệp nước ta, trong đó, các nước châu Á ( Đài Loan, Nhật Bản, TrungQuốc, Hồng Kông, ) chiếm 60% tổng vốn đăng ký vào ngành nông nghiệp (riêngĐài Loan là 28%) Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm cóPháp (8%), quần đảo British Virgin Islands (11%) Một số nước có ngành nôngnghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australi)a vẫn chưa thực sự đầu tư vàongành nông nghiệp nước ta

Các dự án ĐTNN trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ởphía Nam Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng bằngsông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15% Miền Bắc và khu vực miềnTrung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượngvốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước

Ngày đăng: 07/07/2014, 01:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự thảo Báo cáo kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn thời kỳ 2006-2010, Hà Nội, tháng 1/ 2005 Khác
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các báo cáo về ĐTNN trong ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, Hà NộI, tháng 7/2005 Khác
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự thảo chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà NộI, tháng 11/2004 Khác
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề án tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài thờI kỳ 2001-2005, Hà NộI, 2001 Khác
5. Bộ NN và PTNT, dự thảo kế hoạch 5 năm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ 2006-2010, Hà NộI, tháng 2/2005 Khác
6. Bộ NN và PTNT, các báo cáo về kế hoạch của ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, Hà NộI, 2004 Khác
7. Bùi Anh Tuấn, tạo việc làm cho ngườI lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà xuất bản thống kê, Hà NộI, 2000 Khác
8. Cục Đầu tư nước ngoài, ThờI báo kinh tế Việt Nam, Kỷ yếu đầu tư nước ngoài, Nhà xuất bản văn hoá thong tin, Hà NộI, 2004 Khác
9. Chu Tiến Quang, Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà NộI, 2005 Khác
10. Nguyễn Xuân Thảo, Góp phần phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà NộI, tháng 3/2005 Khác
11. Vision and Associates, Nghiên cứu ngành – Xúc tiến đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, Hà NộI, tháng 4/2003 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Phân phối FDI theo các vung kinh tế - Tiểu luận: Thực trạng chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp ppsx
Hình 1 Phân phối FDI theo các vung kinh tế (Trang 11)
Bảng 1: Cơ cấu vốn ĐTNN vào Việt Nam năm 2002 - Tiểu luận: Thực trạng chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp ppsx
Bảng 1 Cơ cấu vốn ĐTNN vào Việt Nam năm 2002 (Trang 12)
Bảng 2: Cơ cấu vốn ĐTNN vào Việt Nam năm 2009 - Tiểu luận: Thực trạng chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp ppsx
Bảng 2 Cơ cấu vốn ĐTNN vào Việt Nam năm 2009 (Trang 12)
Hình 2 : Phân phối theo ngành và khu vực của FDI (2009) - Tiểu luận: Thực trạng chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp ppsx
Hình 2 Phân phối theo ngành và khu vực của FDI (2009) (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w