1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa

68 523 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 607 KB

Nội dung

Hoạt động tín dụng là hoạt động đặc trưng của ngân hàng, nó đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực trongmọi lĩnh vực Đang từng bước bắt nhịp với xu thế phát triển của các nước trong khu vực vàtrên thế giới Việt nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trong việc phát triểnkinh tế Để có được những thành công to lớn này một phần là có sự lãnh đạo bằng nhữngđường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước, mặt khác là sự đóng góp của các thành phầnkinh tế trong nước Trong đó có ngân hàng thương mại, với vai trò là một trung gian tàichính đã cung cấp một lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế của đấtnước Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại quốcdoanh lớn nhất Việt Nam Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp trong cả nước cùng sảnphẩm dịch vụ đa dạng phục vụ được một số lượng lớn khách hàng, nó đã đóng góp mộtphần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nhất là cho đầu tư cơ sở hạ tầng, máymóc thiết bị…

Hoạt động tín dụng là hoạt động đặc trưng của ngân hàng, nó đem lại nguồn thu nhậpchủ yếu cho ngân hàng Song hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao chính vìvậy ngân hàng thương mại phải tìm mọi biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.Đối với ngân hàng Công Thương Việt Nam thì việc hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụngcàng trở nên cần thiết

Qua quá trình học tập nghiên cứu ở trường, cùng với sự giúp đỡ của khoa, của trường

và sự giúp đỡ của tập thể cũng như Ban lãnh đạo chi nhánh NHCTĐĐ đã tạo điều kiện cho

em được thực tập tại chi nhánh Với những kiến thức đã được học và thời gian thực tập tạichi nhánh cùng sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hữu Tài em đã quyết định chọn đề tài:

“Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa"

Nội dung đề tài được trình bày theo kết cấu như sau:

Chương 1: Những lý luận chung về quản lý rủi ro tín dụng trong NHTM

Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCTĐĐ

Chương 3: Giải pháp kiến nghị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCTĐĐ

Trang 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI

RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Lý luận chung về hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái quát về các hoạt động tín dụng ngân hàng

Tín dụng được hiểu là một giao dịch thỏa thuận giữa hai bên, trong đó một bên (cóthể là trái chủ hoặc người cho vay) chu cấp tiền, hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng khoán dựavào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (là người thụ trái hoặc người đi vay).Những giao dịch này thường còn bao gồm cả việc thanh toán lợi tức cho người cho vay.Tín dụng ngân hàng là sự cho vay hay ứng trước tiền do ngân hàng thực hiện Bảnthân ngân hàng là người cho vay còn người đi vay là những khách hàng khác nhau Giá màngân hàng ấn định cho khách hàng khi đi vay là phí hoa hồng mà họ phải trả trong suốtthời gian tồn tại khoản ứng trước đó

Vậy hoạt động tín dụng có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của một ngân hàng?Trong nền kinh tế thị trường cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngânhàng Tín dụng là hoạt động sinh lời nhiều nhất song rủi ro lại là lớn nhất cho NHTM Đốivới hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm tới hơn 1/2 tổng tài sản có và thunhập từ tín dụng chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng Mặt khác, rủi

ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng Khingân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phátsinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng

Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến rủi ro về lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro nguồn vốn

Do đó các ngân hàng phải có những biện pháp quản lý hoạt động tín dụng một cách thíchhợp để nâng cao chất lượng tín dụng một mặt hạn chế rủi ro, mặt khác nhằm mang lại hiệuquả kinh doanh cao cho ngân hàng

1.1.1.1 Phân loại các nghiệp vụ tín dụng trong ngân hàng

a) Căn cứ vào mục đích:

Dựa vào căn cứ này tín dụng được chia làm các loại:

* Cho vay mua bất động sản: Là việc cho vay để mua sắm và xây dựng bát động sản

nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ

Trang 3

* Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ xung vốn lưu

động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ

* Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân

bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu

* Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm

các vật dụng đắt tiền, ngày nay ngân hàng còn thực hiện các khoản cho vay để trang trảicác chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng

* Thuê mua và các loại khác.

b) Căn cứ vào thời hạn cho vay:

Theo căn cứ này thì chia làm 3 loại:

- Cho vay ngắn hạn.

- Cho vay trung hạn

- Cho vay dài hạn.

Nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn , nhưng

từ những năm 70 trở lại đây các ngân hàng đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp và mộttrong những nội dung đổi mới đó là nâng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng số

dư nợ của ngân hàng

c) Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:

Theo căn cứ này bao gồm:

- Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có

sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân kháchhàng Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chínhmạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của kháchhàng mà không cần một nguồn thu nợ bổ sung

- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay được ngân hàng cung ứng, phải có tài sản thế

chấp hoặc cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba

d) Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng:

Theo căn cứ này thì được chia thành:

- Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp

bằng tiền Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng và việc thực hiện bằng cácnghiệp vụ khác nhau như: tín dụng ứng trước, thấu chi, dễ dãi ngân quỹ, tín dụng thời vụ,tín dụng trả góp

Trang 4

- Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng,

riêng đối với ngân hàng cho vaybằng tài sản được áp dụng phổ biến là tài trợ thuê mua.Theo phương thức cho vay này ngân hàng hoặc công ty thuê mua cung cấp trực tiếp tài sảncho người đi vay được gọi là người đi thuê, và theo định kỳ người đi thuê hoàn trả nợ vaybao gồm cả vốn gốc và lãi

e) Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:

- Cho vay trả góp

- Cho vay phi trả góp.

- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu.

1.1.1.2 Các nguyên tắc trong tín dụng ngân hàng

Hoạt động tín dụng của NHTM có một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính

an toàn và khả năng sinh lời.Các nguyên tắc này được phản ánh rõ trong các quy định củangân hàng nhà nước và các NHTM

Trước hết, khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định:Các khoản tín dụng ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng

và các khoản ngân hàng vay mượn Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả lãi và gốcnhư đã cam kết Do vậy ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phải thực hiện đúngcam kết này Đây là điều kiện tiên quyết để ngân hàng tồn tại và phát triển

Với việc sử dụng vốn vay: Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đíchđược thoả thuận với ngân hàng, phù hợp với các điều lệ ngân hàng, không trái với các quyđịnh của pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên

Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả: Thực hiện nguyên tắc này là điềukiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất Phương án hoạt động có hiệu quả của người vayminh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng Cáckhoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liền với việc hình thành tài sản của người vay Trongtrường hợp xét thấy kém an toàn, ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khivay Các tài sản này cũng phải có đầy đủ các yêu cầu về tài sản đảm bảo của ngân hàng

1.1.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng

Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt và những rủi ro đối với hoạtđộng ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù Những rủi ro mà một ngân hàng phảiđối mặt bao gồm:

Trang 5

1.1.2.1 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do kháchhàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi Khi thực hiệnmột hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất,cấp tín dụng và nhận các giấy nhận nợ do con nợ phát hành với sự cam kết sẽ thanh toán cảgốc và lãi đầy đủ đúng hạn.Do vậy tại thời điểm cấp tín dụng đồng nghĩa với việc ngânhàng đã thừa nhận khả năng thanh toán của khách hàng với một xác suất cao Tuy nhiênnhững khoản vay đó luôn hàm chứa nhiều rủi ro

1.1.2.2 Rủi ro hối đoái

Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ giá hối đoáithay đổi vượt quá thay đổi dự tính Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường xuyên dao động

Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra thặng dư hoặc thâm hụttạm thời Tuy nhiên những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng, ta

có thể lấy một ví dụ nhỏ sau: giả sử một ngân hàng Việt Nam cấp tín dụng bằng USD chokhách hàng của mình, khi đồng USD giảm giá so với VND, thì gốc và lãi của khỏan chovay bằng USD thu về sẽ bị giảm khi quy thành VND

1.1.2.3 Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất khi lãi suất thay đổi ngoài dự tính.Lãi suất ngân hàng thường xuyên biến động với các mức độ khác nhau cùng với sự khôngcân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho ngân hàng có thể dẫn đến tổn thất.Rủi ro lãi suất có liên quan chặt chẽ với rủi ro tín dụng

1.1.2.4 Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanhkhoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến làm gia tăng các chi phí để đáp ứngnhu cầu thanh khoản hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán.Hay nói cách khác

nó phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngaylập tức Mặc dù ngân hàng luôn lường trước điều này bằng việc duy trì lượng tiền mặt ởmức tối ưu đủ để đáp ứng các nhu cầu rút tiền thường xuyên của người gửi tiền mà khônggây ảnh hưởng đến độ thanh khoản của ngân hàng Tuy nhiên, trong một vài trường hợpđặc biệt ngân hàng vẫn phải đối mặt với rủi ro thanh khoản như trong tình huống nhữngngười gửi tiền mất lòng tin vào ngân hàng hay nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà

Trang 6

ngân hàng không dự tính trước được đòi hỏi ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiềnlớn hơn mức bình thường Hậu quả là ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi to phá sản.

1.1.2.5 Rủi ro khác

Ngoài các rủi ro chính đã nêu ngân hàng còn phải luôn sẵn sàng đối mặt với các rủi

ro khác là: rủi ro tồn đọng vốn,rủi ro công nghiệ và hoạt động, khả năng xảy ra cướp ngânhàng, nhầm lẫn trong thanh toán, hoả hoạn…

Tất cả các loại rủi ro này đòi hỏi ngân hàng ngày càng phải hoàn chỉnh quy trìnhquản lý, giám sát của mình một cách chặt chẽ nhằm đưa ra các dự báo kịp thời cũng như cócác biện pháp nhanh chóng thích hợp để hạn chế rủi ro xảy ra

1.2 Rủi to tín dụng

Để đạt được lợi nhuận cao thu hút nhiều khách hàng, tăng sức cạnh tranh, các ngânhàng tìm cách mở rộng tín dụng, cung ứng nhiều dịch vụ mới cho khách hàng nhưng đồngthời cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, các loại rủi ro này luôn tiềm ẩn làm tăng chiphí để bù đắp rủi ro làm giảm lợi nhuận, lỗ hoặc mất vốn; thiếu hụt nguồn vốn để chi trảtiền gửi cho khách hàng, các khoản vay của tổ chức tín dụng, tài chính khác do không thuhồi được các khoản nợ và lãi đến hạn, dẫn đến mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán

dễ rơi vào tình trạng phá sản; ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng cho vay, nếu nghiêmtrọng và kéo dài dễ gây hiệu ứng phản ứng dây truyền đe doạ đến hàng loạt các ngân hàngkhác do khách hàng đua nhau rút tiền gửi ở ngân hàng Nền kinh tế lâm vào khủng hoảngtài chính tiền tệ

Hoạt động tín dụng là hoạt động tiêu biểu của hầu hết các ngân hàng, hoạt động nàyđòi hỏi ngân hàng phải tìm mọi cách để kiểm soát được khả năng hoàn trả nợ của kháchhàng, ít nhất cũng là dự tính, phán đoán khả năng này Rủi ro trong hoạt động tín dụngkhông chỉ xảy ra đối với các khoản tín dụng bình thường mà còn xảy ra đối với các khoảnngoại bảng như bảo lãnh L/C, hoạt động bao thầu phát hành trái phiếu,…nếu việc quản trịđiều hành không hiệu quả hoặc không đánh giá đúng được tác dụng của các nghiệp vụngoại bảng có thể dẫn đến những tổn thất to lớn

Trang 7

gồm cả gốc và lãi như cam kết sẽ có thể bị trì hoãn hoặc thậm chí là không được trả, vàhậu quả là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sự luân chuyển tiền tệ và sự bền vững của tính chấttrung gian dễ bị tổn thương trong hoạt động của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng gắn liền với họat động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất củaNHTM – hoạt động tín dụng Khi thực hiện hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dựkiến được chính xác các rủi ro có thể xảy ra và khoản cho vay đó có thể sẽ bị tổn thất Rủi

ro tín dụng là không thể tránh khỏi trong hoạt động của ngân hàng, trên quan điểm quản lýtoàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan Do vậy, khi tổnthất dưới mức tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng thì ngân hàng coi đó cũng làmột thành công trong quản lý

Chính vì rủi ro tín dụng luôn được coi là người bạn đồng hành trong kinh doanh ngânhàng, chỉ có thể dự đoán đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ.Chính vì vậy nó đặt chocác nhà quản lý ngân hàng cần có những quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát và dự báonhững rủi ro dự kiến có thể xảy ra trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng

có thể huy động được

Trang 8

Rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đến khách hàng vay vốn bởi vì:

Rủi ro tín dụng xảy ra cụ thể là nợ quá hạn phát sinh thì doanh nghiệp vay vốn phảichịu lãi suất quá hạn là 150% lãi suất trong hạn, một mức lãi suất cao làm cho tổng nợ củakhách hàng đối với ngân hàng tăng lên nhanh chóng, tình hình tài chính của họ đã khókhăn nay lại càng khó khăn hơn, khả năng trả nợ cho ngân hàng ngày càng thấp Hơn nữa,khách hàng để phát sinh nợ quá hạn là dấu hiệu nói lên sự hoạt động kém hiệu quả củakhách hàng và uy tín của khách hàng sẽ bị giảm sút Do đó họ sẽ gặp nhiều khó khăn khimuốn vay vốn tại ngân hàng đó hoặc tại ngân hàng khác để khôi phục hoạt động sản xuấtkinh doanh

Thứ hai, rủi ro tín dụng có thể gây ra hậu quả đối với cả một hệ thống tài chính: Ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động của mỗi ngân hàng có sự tác độngmạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống tài chính Nếu có sự thất thoát trong hoạt động tín dụng nào

đó, dù chỉ một ngân hàng và ở một mức nhất định nào đó cũng sẽ đe doạ đến tính an toàn

và tính ổn định của toàn hệ thống ngân hàng Từ đó sẽ dẫn đến các chính sách tài chínhcũng không còn phù hợp và hệ thống tài chính tiền tệ không còn được vững mạnh Giảm

uy tín trên thị trường tài chính thế giới Vì lẽ đó mà các ngân hàng Trung Ương đều quyđịnh mọi ngân hàng phải tuân thủ quy trình phân tích rủi ro trong cho vay

Thứ ba, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế:

Khi có tổn thất xảy ra, trước hết thu nhập của ngân hàng giảm sút, dẫn đến tỷ suất lợitức và thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm Việc cổ phiếu giảm giá sẽ có thể kéo theo việcbán hàng loạt cổ phiếu trên thị trường, là điểm mở đầu của quá trình mua lại, sát nhập, thaythế ban quản lý ngân hàng Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, mọi người sẽmất lòng tin ở ngân hàng và việc huy động vốn của ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn Rủi

ro tín dụng không chỉ có ảnh hưởng đến phạm vi của một ngân hàng nào đó mà nó ảnhhưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, đến thị trường tài chính, từ đó ảnh hưởng đến sựphát triển kinh tế

Do đó việc quản lý để hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng là điều rất cần thiết trongquá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trang 9

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng ngân hàng thường do khách hàng mang lại, sự yếu kém về quản lýcủa ngân hàng, do hoàn cảnh ngân hàng mang lại Tuy nhiên, khả năng gây ra rủi ro tíndụng phổ biến nhất, hay gặp nhất trong thực tế là từ phía khách hàng vay vốn mang lại Theo hình thức tín dụng ta có thể đưa ra một số loại rủi ro chủ yếu như sau:

- Rủi ro đối với tín dụng ngắn hạn:

Mục đích của tín dụng ngắn hạn là nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu chocác doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh với thời hạn ngắn (thường dưới 1 năm) Cáckhoản tín dụng ngắn hạn thường được kiểm tra qua tính toán hiệu quả đầu tư giản đơn vànhanh chóng, lãi suất cho vay thấp, phương pháp này dễ xảy ra tình trạng khách hàng sửdụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn, sử dụng sai mục đích, gây thiệt hại chongân hàng

- Rủi ro đối với tín dụng trung và dài hạn:

Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn là thời hạn thu hồi vốn dài, có khối lượnglớn, vòng quay vốn chậm (từ một năm trở lên) chủ yếu cấp vốn để mua tài sản cố định, cảitiến mở rộng sản xuất, đầu tư cho các công trình và dự án lớn mà hiệu quả của công việcđầu tư này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như biến động về chính trị, xã hội, thiên tai địchhoạ Những yếu tố có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả đầu tư Những hoạtđộng tiêu cực gây ra sự đình trệ, thất thoát vốn của doanh nghiệp, trì hoãn thời gian thuvốn của dự án gây ảnh hưởng đến các món nợ của ngân hàng

- Rủi ro trong nghiệp vụ chiết khấu:

Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn kháccủa người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán

Tái chiết khấu là việc mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã đượcchiết khấu trước khi đến hạn thanh toán

- Rủi ro đối với tín dụng thuê mua:

Nói chung đây là một hình thức tín dụng có độ an toàn tương đối cao vì trong suốtquá trình thực hiện hợp đồng tín dụng thuê mua, tài sản cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữucủa người cho thuê

Theo hình thức quản lý thì rủi ro tín dụng bao gồm hai loại:

- Rủi ro tín dụng có thể kiểm soát được:

Trang 10

Đối với rủi ro này ngân hàng phần nào dự đoán được chủ thể gây ra rủi ro, ước tínhđược mức độ ảnh hưởng của rủi ro, đồng thời dự kiến được thời gian phát sinh từ đó cónhững biện pháp phòng ngừa và hạn chế ở mực thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra cho ngânhàng Những rủi ro này thường do tính chủ quan của con người gây ra, có thể do kháchhàng gây ra như kinh doanh kém hiệu quả hoặc quản lý yếu kém, có thể do nguyên nhân từphía ngân hàng như không tuân thủ nguyên tắc cũng như quy trình thẩm định, năng lực,đạo đức cán bộ tín dụng…Thông thường là do khách hàng gây ra rủi ro này.

- Rủi ro tín dụng không kiểm soát được:

Đây là loại rủi ro mà ngân hàng không thể dự đoán trước được, không biết chúng sẽxảy ra vào thời điểm nào, cũng như không thể tính toán một cách chính xác được nhữngảnh hưởng thiệt hại mà chúng gây ra Những rủi ro này chủ yếu do những bất lợi về yếu tố

tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, mất mùa, hoả hoạn…Ngoài ra rủi ro này còn do những thayđổi cơ chế cũng như chính sách của nhà nước

1.2.3 Các nguyên nhân và dấu hiệu của rủi ro tín dụng

1.2.3.1 Những nguyên nhân:

Quản lý rủi ro tín dụng cần xác định những nguyên nhân cụ thể, chính xác nguyênnhân gây ra rủi ro để có biện pháp hạn chế Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tíndụng, trong đó được chia ra làm ba loại sau:

Những nguyên nhân bất khả kháng

+ Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên:

Là các nguyên nhân không thể phòng tránh thuộc về thiên nhiên, thiên tai, địch hoạ,gây mất mát thiệt hại về tài sản của ngân hàng

+ Nguyên nhân về phía người vay:

Năng lực của người đi vay yếu kém

Điều này thể hiện trong khả năng sử dụng vốn của người vay Một nguồn vốn sửdụng có hiệu quả khi nó tạo ra của cải vật chất phù hợp và được xã hội chấp nhận Vớinăng lực kém, người vay không có khả năng nhận biết được sự phát triển của khoa học kỹthuật, trình độ thưởng thức cũng như sự đòi hỏi của nhu cầu trên thị trường, do vậy sửdụng vốn một cách không hợp lý dẫn đến không có khả năng chi trả, phá sản và gây tổnthất cho ngân hàng

Do sự yếu kém của người điều hành

Trang 11

Người điều hành không có khả năng dự đoán được sự biến động của giá cả thịtrường, không xác định được thị phần của các đối thủ cạnh tranh, không nắm được thị hiếucủa người tiêu dùng dẫn đến sự tồn đọng hàng hoá, bị cạnh tranh mất thị phần Điều nàyảnh hưởng không chỉ tới kết quả sản xuất kinh doanh của người vay mà còn ảnh hưởng tớikhả năng thu hồi các khoản vay của nhà ngân hàng.

Do không nắm bắt kịp thời các thông tin

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, sự nắm bắt tình hình về giá cả, sựxuất hiện của các hàng hoá cùng loại, thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường là điềukiện cần thiết nhất quyết định kinh doanh đúng đắn nhất, có hiệu quả nhất Do vậy, sựthiếu thông tin có thể dẫn người vay tới tình trạng thua lỗ do mất thị trường, tồn đọng hànghoá gây ra sự mất chi trả đối với các khoản nợ của ngân hàng

Do tư cách người vay kém

Hiện nay, phương châm của mọi nhà ngân hàng là mở rộng tín dụng nhằm thu hútlợi nhuận Do vậy không tránh khỏi sự quản lý lỏng lẻo, sự xuất hiện của các loại rủi ro.Nhân đà này, không ít những kẻ có tư cách đạo đức kém, đã đưa ra những dự án giả, chứng

từ giả, sử dụng sai mục đích tín dụng trong hợp đồng nhằm mục đích chiếm dụng vốncủa ngân hàng

+ Nguyên nhân từ môi trường cho vay:

Môi trường kinh tế không lành mạnh, nhịp độ tăng trưởng không ổn định, chu kỳcủa nền kinh tế ngắn, ngân hàng rất khó nắm bắt được thị trường, sản xuất trong nướckhông ổn định, dễ đình trệ, không có hiệu quả Mặt khác, nền kinh tế xuất hiện nhiều tệnạn xã hội như buôn lậu, hàng giả dẫn đến sự phá sản của các doanh nghiệp Do vậy,ngân hàng rất khó khăn trong các mục tiêu mở rộng tín dụng, đánh giá môi trường tíndụng

Môi trường pháp lý không thuận lợi Hệ thống pháp luật ban hành không đồng bộ vàkhông phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh, nhiều khi cản trở hoạt động kinhdoanh Cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật kém hiệu lực

Những nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay

Trong hoạt động tín dụng rất nhiều người vay sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm với kìvọng thu được lợi nhuận cao Trong khi Ngân hàng luôn thận trọng với những khoản chovay của mình do vậy để đạt được mục đích nhiều khách hàng đã tìm mọi thủ đoạn ứng phóvới Ngân hàng như cung cấp thông tin sai, mua chuộc… Bên cạnh đó có thể người vay

Trang 12

không tính toán kỹ lưỡng hoặc không có khả năng phân tích kỹ lưỡng những khó khăn cóthể xảy ra hoặc không có những khả năng thích ứng với những khó khăn trong kinh doanh.Cũng có nhiều trường hợp khách hàng kinh doanh có hiệu quả những lại cố tình không trả

nợ Như vậy có thể kết luận, trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đềkinh doanh, trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ tín dụng hay thiếu thiện trí trả nợ lànhững nguyên nhân gây ra RRTD

Nguyên nhân do rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng

Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá khôngtốt, cố tình làm sai là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Khách hàngcủa ngân hàng rất đa dạng, họ hoạt động trên nhiều lĩnh vực ở nhièu vùng khác nhau, vớiphong tục tập quán khác nhau Để khoản cho vay an toàn cao, nhân viên ngân hàng phải

am hiểu khách hàng, do đó đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải có sự hiểu biết xâu rộng, trênnhiều lĩnh vực, đồng thời phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay.Nếu nhân viên ngân hàng không đủ trình độ để hiểu kĩ lưỡng khách hàng khi cho vay thìrủi ro tín dụng rất dẽ xảy ra

1.2.3.2 Những dấu hiệu của rủi ro tín dụng

 Các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng

- Trì hoãn hoặc gây khó khăn đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định

kỳ hoặc đột suất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tổ chức, hoạt động sản xuất kinhdoanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục

- Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong quátrình quan hệ tín dụng

- Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sưgiải thích minh bạch, thuyết phục

- Không có các báo cáo hay dự đoán về lưu chuyển tiền tệ

- Đề nghị gia hạn điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu căn cứthuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ

- Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại NH, xuất hiện nhiều thayđổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong tốc độ và tổng mức lưuchuyển tiền gửi thanh toán của KH

- Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn

- Thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn

Trang 13

- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng, không có khả năng hoàn trả hoặc kháchhàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi con nợ chậm hơn dự tính

- Tài sản bảo đảm không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giákhi cho vay Có dấu hiện tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biếnmất, không còn tồn tại

- Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác, đặc biệt

từ đối thủ cạnh tranh của ngân hàng

- Chấp nhận sử dụng các nguồn vốn vay với giá cao, với mọi điều kiện

 Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạtđộng sản xuất kinh doanh của khách hàng

- Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khikhách hàng đề nghị cấp tín dụng

- Nhiều thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt độngcủa khách hàng

- Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như sự gia tăng đột biếntrong chi phí quảng cáo, tiếp khách, tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bịvăn phòng hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền

- Thay đổi thường xuyên ban điều hành

- Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quátrình quản lý

- Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu tư dự

án không hiệu quả

- Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới

 Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng

- Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm củakhách hàng về việc duy trì, khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từkhoản tín dụng được cấp Đặc biệt một số ngân hàng có khuynh hướng cạnh tranh thái quá,giảm thấp lãi suất cho vay phí dịch vụ hay thực hiện chiến lược “giữ chân” khách hàngbằng những khỏan tín dụng mới – tiềm ẩn nhiều rủi ro cao

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng, năng lực kiểm soátcũng như nguồn vốn của ngân hàng

- Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng

Trang 14

không xê dịch hoàn trả đối với từng khoản vay, có ý thoả hiệp các nguyên tắc tín dụng vớikhách hàng dù biết có tiềm ẩn rủi ro(lieu quan đến rủi ro đạo đức của nhân viên tín dụng).

- Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để kẽ hở cho khách hàng lợi dụng

- Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho các khách hàng không thuộc phân đoạnthị trường tối ưu của ngân hàng

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ Các quyđịnh hiện hành phê duyệt tín dụng

Doanh sốcho vay -

Doanh sốthu nợ

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Nợ quá hạn là khoản nợ mà kháchhàng không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng

Nợ quá hạn được coi là một dấu hiệu của một vấn đề rủi ro tiềm ẩn Để hiểu bảnchất của khoản nợ quá hạn chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân của khoản nợ quá hạn đóbằng việc: cán bộ tín dụng kiểm tra các báo cáo tài chính, hồ sơ lưu trữ kho hàng, danhmục các khoản phải thu và các thông tin tài chính khác Nếu nợ quá hạn là một biểu hiệncủa một doanh nghiệp không muốn hoặc không có khả năng hoàn trả thì có thể khoản vay

đã có vấn đề nghiêm trọng và có thể không cứu vãn được Nếu việc nợ qúa hạn hình thành

do việc tiêu thụ hàng hoá hoặc thu hồi các khoản phải thu chậm hơn dự tính, hay do việcchậm trễ không lường trước được trong việc vận chuyển hàng từ nơi sản xuất đến thịtrường tiêu thụ thì vấn đề có thể là chưa đến mức trầm trọng Nếu vào ngày đáo hạnngười vay đưa ra yêu cầu giãn nợ hoặc xin vay tiếp mà không dự tính trước thì đây cũng có

Trang 15

thể là một biểu hiện của việc phá vỡ thoả thuận hoàn trả và điều đó cũng nghiêm trọnggiống như nợ quá hạn.

1.2.4.2 Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ:

Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã quá một kỳ gia hạn nợ Nợ khó đòi càng tăngthì rủi ro tín dụng của ngân hàng đó càng lớn Nếu tỷ lệ nợ khó đòi chiểm tỷ trọng lớntrong các khoản nợ tín dụng thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng cao

Tuy nhiên một ngân hàng có thể có những cách định lượng các chỉ tiêu trên nhằmphản ánh sai lệch rủi ro như: giãn nợ, đảo nợ Vì vậy một số ngân hàng phản ánh rủi ro tíndụng không chỉ bằng các chỉ tiêu trên mà quan trọng hơn bằng chỉ tiêu rủi ro tiềm năng

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tíndụng khác nhau Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn có liên quan đếnthanh khoản và rủi ro thanh khoản: Chi phí gia tăng để tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi vàcho vay đúng hợp đồng

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ củangân hàng nào mà lớn hơn 5% thì ngân hàng đó được xem là có chất lượng tín dụng kém.Tuy nhiên, có trường hợp tỷ lệ nợ quá hạn ở dưới mức cho phép song vẫn không đượcđánh giá là tốt nếu trong số nợ quá hạn đó, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi chiếm tỷtrọng lớn hơn hoặc giá trị tài sản thế chấp không đủ để thu hồi nợ

1.2.4.3 Nhóm chỉ tiêu về hoạt động của khách hàng (ảnh hưởng đến việc ko thu hồi được lãi và vốn của ngân hàng)

Trước khi ngân hàng quyết định cho khách hàng vay vốn thì ngân hàng phải cóphương pháp để thu thập và xử lý thông tin về khách hàng của mình Sau đó xem xét vàphân tích hồ sơ tín dụng có phù hợp hay không Để biết được khách hàng có đủ năng lực

để trả nợ trong tương lai thì ngân hàng cần phải phân tích tình hình tài chính của kháchhàng và phương án sử dụng vốn có đúng như trong hồ sơ vay vốn hay không Việc phântích tình hình tài chính của khách hàng là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến chấtlượng tín dụng của ngân hàng và yếu tố rủi ro trong hoạt động tín dụng

Ngân hàng đọc và phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp cần vay vốn để

có thể phản ánh một cách tổng quát tình hình tài sản, vốn, nguồn vốn, công nợ tại thờiđiểm lập báo cáo Tiếp đến là phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanhnghiệp, số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thứckinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động kinh doanh đó có đem

Trang 16

lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay gây tình trạng lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tìnhhình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanhcủa doanh nghiệp Các chỉ tiêu về tài chính của doanh nghiệp có thoả mãn điều kiện nhấtđịnh thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó mới có thể đảm bảo rằng việc vay vốn

là đúng mục đích kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả

a) Trước hết là nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

* Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợngắn hạn, đảm bảo khả năng chi trả kịp thời khi cần thiết

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phảidùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận tài sảnthành tiền Trong tổng số tài sản hiện doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng và sở hữu, chỉ

có tài sản lưu động trong kỳ là có khả năng chuyển đổi thành tiền Do đó hệ số thanh toántạm thời được xác định theo công thức:

Hệ số này phải lớn hơn 1, càng lớn thì càng tốt

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

TSLĐ trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền.Trong TSLĐ hiện có thì vật tư, hàng hoá chưa thể chuyển đổi thành tiền ngay được, do đó

nó có khả năng thanh toán kém nhất Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo

về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá và được xácđịnh theo công thức:

Trang 17

* Hệ số thanh toán nợ dài hạn:

Khả năng thanh toán

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt,bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao

Doanh thu hàng năm

c) Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy:

Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy phản ánh quy mô nợ so với vốn cổ phần của doanh nghiệp

Trang 18

* Tỷ số nợ trên tổng tài sản: (Hệ số đòn bẩy)

Tỷ số nợ càng cao phản ánh hoạt động của doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn vaycàng lớn Chính vì vậy, khi cho vay ngân hàng cần phải xem xét thận trọng những doanhnghiệp có hệ số đòn bẩy quá cao so với mức bình quân ngành

* Khả năng trả lãi tiền vay:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán lãitiền vay là như thế nào, và được tính theo công thức:

Khả năng trả lãi tiền vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Chi phí lãi tiền vay

d) Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời:

Mục đích phân tích các chỉ tiêu sinh lời để đánh giá tính hiệu quả trong việc sửdụng các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông

* Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu:

Với cùng một mức doanh thu, nếu doanh nghiệp nào càng giảm được chi phí đầu vào thì

tỷ lệ sinh lời trên doanh thu càng lớn, điều này nói lên doanh nghiệp này hoạt động tốt

* Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Trang 19

Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu.

* Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA):

ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp

1.2.4.4 Bảo đảm tiền vay.

Để đảm bảo an toàn trong cho vay, ngân hàng xem xét 3 yếu tố chính của kháchhàng: Uy tín của khách hàng, hiệu quả dự án và tài sản đảm bảo

Trong hoạt động của ngân hàng, tài trợ hoàn toàn dựa trên uy tín của khách hàngđược gọi là tài trợ không có đảm bảo bằng tài sản mặc dù uy tín được coi là tài sản rất lớncủa khách hàng song nếu người vay mất khả năng chi trả thì uy tín cũng bị giảm sút vàngân hàng thì cũng không thể bán uy tín đó để thu nợ

Hiệu quả dự án được các nhà ngân hàng đặc biệt quan tâm Thông qua thẩm định

dự án, ngân hàng dự tính các yếu tố tác động tới quá trình kinh doanh của khách hàngtrong tương lai, mối liên hệ giữa sức mạnh tài chính của khách hàng hiện tại và kết quả dự

án trong tương lai

Tài trợ dựa trên tài sản đảm bảo tức là ngân hàng yêu cầu khách hàng phải cónguồn trả nợ thứ hai bên cạnh nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động của kháchhàng Khi cần thiết ngân hàng có thể bán tài sản đảm bảo để thu nợ Tài sản đảm bảo, vềbản chất tạo nguồn thu thứ hai, khi nguồn thu thứ nhất không đủ, không kịp thời bù đắpthiệt hại cho ngân hàng Do vậy, giá trị tài sản đảm bảo mà ngân hàng yêu cầu không phảiphụ thuộc hoàn toàn vào quy mô tài trợ mà chủ yếu phụ thuộc vào rủi ro dự kiến Với cáckhách hàng mức độ rủi ro là khác nhau, ngân hàng có thể yêu cầu giá trị đảm bảo khácnhau so với số tiền cho vay.Do đó định giá tài sản đảm bảo, thế chấp là một yếu tố quantrọng trong việc đưa ra quyết định cho vay Việc dự tính rủi ro để xác định giá trị tài sảnđảm bảo, loại đảm bảo, hình thức đảm bảo là giải pháp mở rộng tài trợ của ngân hàng, tăngsinh lợi và an toàn trong hoạt động của ngân hàng hiện nay

Bảng 1: Những biểu hiện của một khoản tín dụng có vấn đề và một chính sách tín dụng

kém hiệu quả

Tổng tài sản

Trang 20

Các biểu hiện của tín dụng có vấn đề Các biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu

6 Tỷ lệ “nợ/vốn chủ sở hữu” tăng 6 Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sót và

không đồng bộ.

7 Thất lạc hồ sơ đặc biệt là báo cáo tài

chính khách hàng.

7 Tỷ lệ cho vay nội bộ cao.

8 Chất lượng bảo đảm tín dụng thấp 8 Cấp tín dụng xấu để giữ chân khách hàng

9 Tin vào đánh giá lại tài sản để tăng

vốn chủ sở hữu của khách hàng.

9 Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ.

10 Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng

tiền hay dự báo luồng tiền.

10 Không nhạy cảm với sự thay đổi các điều kiện môi trường kinh tế.

11 Khách hàng dựa vào nguồn thu bất

thường để trả nợ như: bán nhà xưởng

hay máy móc thiết bị).

1.2.5 Quản lý rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng như trên đã đề cập là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến nênhậu quả khó lường trước Vì vậy, mỗi ngân hàng cần quan tâm đến quản lý RRTD Nhìnchung, quản lý rủi ro tín dụng là toàn bộ quá trình kiểm tra, giám sát, phòng ngừa liên tục,bắt đầu từ khâu thẩm định, đánh giá khách hàng cũng như khoản vay của khách hàng trướckhi có quyết định cho vay, đến giải ngân, theo dõi và các biện pháp xử lý những khoản nợ

có vấn đề nhằm giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro có thể xảy ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng tín dụng Hoạt động quản lý tín dụng nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động tín

Trang 21

dụng của ngân hàng không phải gánh chịu những hậu quả xấu, giảm thiểu xự tổn thất, giúpngân hàng tránh được sự đổ vỡ.

1.2.5.1 Quy trình và các phương pháp quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng được coi là chặt chẽ chỉ khi các nhà quản lý có một chínhsách tín dụng an tòan và hiệu quả.Một cơ chế hoạt động quan trọng của ngành ngân hàngchính là cơ chế sàng lọc, qua đó lựa chọn những dự án tốt nhất để cho vay Phân loại kháchhàng để quản lý các khoản tín dụng nhằm tránh những tổn thất có thể xảy ra được coi lànội dung hàng đầu trong quản lý rủi ro tín dụng Các nhà kinh tế, các nhà phân tích ngânhàng đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giác độ rủi ro Các mô hình này rất đadạng, bao gồm các mô hình phản ánh về mặt định lượng và các mô hình phản ánh về mặtđịnh tính, những mô hình này không mâu thuẫn loại trừ lẫn nhau nên một ngân hàng có thể

sử dụng nhiều mô hình để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng

Mô hình định tính về rủi ro tín dụng

Để tìm hiểu và phân tích về người đi vay, cán bộ tín dụng cần nghiên cứu mô hình6C của người xin vay bao gồm: Character(đặc điểm), Capacity(năng lực), Cash(thu nhập),Collaterat(bảo đảm), Conditions(điều kiện) và Controls(kiểm soát) Nếu tất cả các tiêu chínày là tốt thì rủi ro xảy ra đối với khoản cho vay là rất nhỏ

- Đặc điểm,tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải tin chắc người vay phải có mụcđích rõ ràng phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành và sẽ tuân thủ đúng các quy địnhkhi đến hạn trả nợ Bên cạnh đó phải xem xét người vay có trách nhiệm trong việc sử dụngvốn vay hay không, có thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả vay khi đến hạn

- Năng lực của người đi vay: Nhân viên tín dụng phải chắc chắn rằng người vay có

đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng Trong trường hợpcông ty có đối tác kinh doanh thì cán bộ tín dụng phải biết được thỏa thuận đối tác kinhdoanh để xác định rõ xem ai là người được ủy quyền ký kết hợp đồng tín dụng cho công ty.Một hợp đồng được ký kết bởi những người không được ủy quyền sẽ không thu hồi được

nợ, tiềm ẩn nhiều rủi roc ho ngân hàng

- Thu nhập của người vay: Có ba khả năng để người vay tạo ra luồng thu nhập chomình đó là tiền có từ doanh thu hay thu nhập bán hàng; bán thanh lý tài sản, từ phát hànhchứng khoán nợ hay chứng khoán vốn Bất cứ nguồn thu nào trong ba nguồn thu này đều

có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng Với ngân hàng luồng tiền có từ doanh thu –

Trang 22

thu nhập bán hàng được ưu tiên hơn cả khi đánh giá vì ngân hàng coi đó là nguồn thu cănbản để trả nợ ngân hàng.

- Bảo đảm tiền vay: Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng phải

tự hỏi người vay có sở hữu một tài sản tốt để hỗ trợ khoản vay hay không Đặc biệt phảichú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện, mức độ chuyên dụng của tài sảnngười vay Khía cạnh công nghệ đối với các tài sản của người vay cũng phải đặc biệt chú

ý, bởi nếu tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu thì giá trị tài sản giảm rất nhiều vàkhó tìm được người mua trong trường hợp người vay không trả được nợ

- Các điều kiện: Cán bộ tín dụng và các nhà phân tích cần nắm rõ xu hướng hiệnhành và sự thay đổi môi trường kinh tế đối với ngành nghề kinh doanh của người vay bởikhi các điều kiện này thay đổi sẽ có ảnh hưởng rất lớn hoạt động của người vay,hầu hết cácngân hàng đều phải duy trì các dữ liệu về thông tin khách hàng

- Kiểm soát: Đặt ra vấn đề người vay phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của ngân hàng

và nhà quản lý về chất lượng tín dụng cũng như sự giám sát của ngân hàng trong quá trìnhhoạt động đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật

Tóm lại các tiêu chí tín dụng “6C” đảm bảo cho cán bộ tín dụng đánh giá được tưcách của người vay một cách chính xác, qua đó phần nào làm giảm thiểu những rủi ro tíndụng xuất phát từ người đi vay xuống mức thấp nhất

Mô hình định lượng về rủi ro tín dụng

Bên cạnh việc sử dụng mô hình định tính trong quản lý rủi ro tín dụng các nhà quản

lý còn còn sử dụng mô hình định lượng như một công cụ hữu hiệu Dưới đây là một số môhình lượng hóa rủi ro tín dụng mà các ngân hàng thường áp dụng như một quy trình trongquản lý rủi ro

 Mô hình điểm số Z

Đại lượng Z là thước đo để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay Nó phụthuộc vào:

1 Trị số của các chỉ số tài chính của ngưòi vay ( Xj)

2 Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngườivay trong quá khứ

Ta có mô hình tính điểm như sau:

Z1 = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó:

Trang 23

X1 = Tỷ số “ Vốn lưu động ròng / Tổng tài sản”

X2 = Tỷ số “ Lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản”

X3 = Tỷ số “ Lợi nhuận trước thuế và lãi / Tổng tài sản”

X4 = Tỷ số “Thị giá cổ phiếu / Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

X5 = Tỷ số “Doanh thu / Tổng tài sản”

Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Vậy khi Z thấp hoặc là

âm là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm nguy cơ vỡ nợ cao Theo mô hình này bất cứcông ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm rủi ro cao Tuy nhiên môhình điểm số tín dụng cũng có một số hạn chế :

Mô hình trên chỉ phân biệt được khách hàng thành hai nhóm là “ Vỡ nợ” và “không

vỡ nợ” Nhưng trong thực tế thì vỡ nợ lại được phân thành nhiều loại từ không trả haychậm trễ trong trả lãi đến việc không hoàn trả gốc và lãi

Không có lý do rõ ràng để giải thích sự bất biến và tầm quan trọng của các biến sốtheo thời gian dù là trong ngắn hạn Tương tự các biến X cũng không phải là bất biến đặcbiệt là khi tập thể kinh doanh thường xuyên biến đổi, không phụ thuộc mô hình trên còngiả thuyết rằng Xj là hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc, không tính tới 1 số nhân tố quantrọng nhưng khó lượng hoá, nhưng làm ảnh hưởng đáng kể điểm số mức độ rủi ro tín dụngcủa khách hàng

Có thể nhận thấy với mô hình cho điểm này thường không sử dụng các thông tinđại chúng có sẵn như: giá cả thị trường của các tài sản tài chính…

 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng :

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm tíndụng gồm : Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thunhập, điện thoại cố định, số loại tài khoản cá nhân, thời gian công tác

Mô hinh cho điểm tín dụng tiêu dung(có ghi trong sổ tay tín dụng ngân hàng)thường sử dụng 7 -> 12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 -.> 10

BẢNG 2: Mô hình cho điểm tín dụng của chi nhánh NHCTĐĐ

STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số

1 Nghề nghiệp của người vay

Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10

Trang 24

Công nhân ít có kinh nghiệm

Nhân viên văn phòng

Sinh viên

Công nhân không có kinh nghiệm

Công nhân bán thất nghiệp

87642

2 Trạng thái nhà ở

Nhà riêngNhà thuê hay căn hộ

Số người cùng bán hay người thầu

642

3 Xếp hạng tín dụng

Tốt Trung bìnhKhông có hồ sơTồi

12520

4 Kinh nghiệm nghề nghiệp

Nhiều hơn 1 năm

Từ 1 năm trở xuống

52

5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

Nhiều hơn 1 năm

Từ 1 năm trở xuống

21

6 Điện thoại cố định

Có Không

20

7 Số người sống cùng

KhôngMộtHaiBaNhiều hơn 3

33342

Cả tài khoản tiết kiệm và phát hánh sécChỉ tài khoản tiết kiệm

43

Trang 25

Chỉ tài khoản phát hành sécKhông có

20Khách hàng có điểm cao nhất là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm Trên cơ sở đó ngânhàng hình thành một khung chính sách tín dụng tiêu dùng theo mô hình điểm số như sau:

Bảng 3:

Tổng điểm số của khách hàng Quyết định tín dụng

Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng

1.2.5.2 Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi

Để thực hiện được biện pháp này ngân hàng phải thận trọng khi cấp tín dụng, thựchiên đa dạng hoá

- Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tíndụng và trong các nghị định của Ngân hàng Nhà nước

Các quy định nêu rõ các trường hợp mà ngân hàng không được phép tài trợ cho các

tổ chức cá nhân

- Xác định doanh mục các khoản tài trợ với mức rủi ro tín dụng khác nhau.Các loại khách hàng khác nhau, các đối tượng cho vay khác nhau…sẽ có rủi rokhác nhau như:

+ Tín dụng thương mại: Rủi ro liên quan đến khả năng đánh giá tình trạng kinhdoanh, tài chính của người vay Ngân hàng cần phải thu thập thông tin cả quá khứ và tươnglai Nhưng tương lai của công ty cần chú trọng hơn Đối với những khách hàng quan hệ vớingân hàng lâu dai thường ít rủi ro hơn và rủi ro cũng dễ kiểm soát hơn

Trang 26

+ Cho vay đối với người tiêu dụng: Rủi ro liên quan đến thu nhập của người vay vàkhả năng kiểm soát thông tín về người vay: Thông tin thường ít, ngân hàng khó kiểm soátngười vay và khó thu nợ, công ăn việc làm của người vay không ổn định…

+ Cho vay đối với trung tâm tài chính khác như các ngân hàng thương mại, các tổchức tài chính phi ngân hàng Phần lớn các khoản vay này đều không có tài sản đảm bảo,

do vậy nếu tổ chức tài chính đi vay phá sản thì ngân hàng cho vay sẽ bị mất Vì vậy rủi roliên quan đến vị thế của tổ chức tài chính đi vay

+ Cho vay đối với Nhà nước: Độ an toàn của khoản vay nay rất cao Tuy nhiên nềnkinh tế toàn cầu bị khủng hoảng thì các khoản vay này cũng bị ảnh hưởng

- Xây dựng các chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng phù hợp

Hoạt động tín dung liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng vì vậy đòi hỏi phải

có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, qui tắc và sự kiểm soát chung

Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng nhằm nâng cao thunhập cho ngân hàng Chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro như: chính sách tài sản đảmbảo, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợ…

Quy trình tín dụng do Ban giám đốc ngân hàng quyết định, được xây dựng mộtcách chi tiết và quán triệt đến từng chi nhánh ngân hàng Quy trình phân tích tín dụng thểhiện nội dung mà cán bộ phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chể rủi ro như phân tích tìnhhình sản xuất kinh doanh, thẩm định dự án cho vay, lịch sử của người vay…

- Xác định dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề, giới hạn khoản tín dụng và

đa dạng hoá

+ Xác định các khoản cho vay có vấn đề

+ Xác định tỷ trọng các khoản cho vay khác nhau

+ Xây dựng chiến lược đa dạng hoá

1.2.5.3 Xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi và các khoản nợ có vấn đề

- Thành lập công ty quản lý nợ xấu: Xây dựng một chính sách xử lý nợ xấu thíchhợp Phân công và quy trách nhiệm đòi nợ Liên kết các bên ngân hàng-khách hàng- chínhquyền địa phương trong việc xử lý nợ

- Ngân hàng phân loại nợ quá hạn hoặc nợ có vấn đề theo các tiêu thức đã được quiđịnh, phân tích nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết

- Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn có khả năng

và ý chí trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ…

Trang 27

- Trong trường hợp người vay lừa đảo, cố tình không trả hay không có khả năngtrả, ngân hàng áp dụng chính sách thanh lí như bán tài sản thế chấp, phong toả tiền gửi trêntài khoản…

- Trong trường hợp cán bộ ngân hàng gây ra, cán bộ ngân hàng phải có trách nhiệmtrả nợ, bồi thường

- Xử lý bằng quỹ dự phòng: Sử dụng quỹ dự phòng để loại trừ nợ xấu không thể thuhồi ra khỏi nội bảng

Hoạt động tín dụng luôn gắn liền với rủi ro chính vì vậy, hạn chế rủi ro là hết sứccần thiết giúp ngân hàng tồn tại và phát triển Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều biệnpháp nhằm hạn chế rủi ro tín dung co thể xảy ra

Trang 28

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI

NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

2.1 Khái quát về hoạt động của chi nhánh ngân hàng công thương đống đa

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trước năm 1988, Ngân hàng Công Thương Quận Đống Đa là Ngân hàng nhà nướcQuận Đống Đa, trực thuộc Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội

Từ ngày 1/7/1988, theo Nghị định số 53/HĐBT, Ngân hàng nhà nước quận Đống

Đa được chuyển, tách thành chi nhánh Ngân hàng Công Thương Quận Đống Đa trực thuộcNgân hàng Công thương thành phố Hà Nội Từ tháng 4/1993 thực hiện một bước đổi mớicông tác tổ chức, ngân hàng Công thương quận Đống Đa sau đó được đổi thành chi nhánhNgân hàng Công Thương Đống Đa, trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam Địabàn hoạt động của Ngân hàng là quận Đống Đa và các quận xung quanh Quận Đống Đavới 26 phường, được xếp vào một trong những quận rộng nhất, đối với địa bàn hoạt độngnày, với ưu điểm là tập trung đông dân cư và nhiều thành phần kinh tế, nhiều doanh nghiệpquốc doanh, doanh nghiệp tập thể và liên doanh, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trênnhiều lĩnh vực, đặc biệt trong những năm gần đấy đang được nhà nước đầu tư, xây dựng cơ

sở hạ tầng, đường xá, chung cư, rất thuận lợi cho Ngân hang phát huy những thế mạnh

Năm 1995, được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng Ba về thành tíchkinh doanh tiền tệ Ngân hàng, năm 1998, Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạngNhì, năm 2002, Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng Nhất và đặc biệt là vàonăm 2003, chi nhánh nhận được danh hiệu “đơn vị anh hùng lao động thời kì đổi mới”

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận

Sơ đồ về hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công Thương

Trang 29

Trong đó chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa là chi nhánh cấp 1 của

Ngân hàng Công Thương gồm có phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm Cụ thể, tổ chức bộ

máy kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa gồm trụ sở

chính tại 187 Tây Sơn và 2 phòng giao dịch Cát Linh và Kim Liên cùng với 16 quỹ tiết

kiệm nằm rải rác trong khu vực, chịu sự chỉ đạo, diều hành tập trung của ngân hàng Công

Thương Đống Đa

Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa

Nhiệm vụ, chức năng của một số phòng ban chính

Giám đốc

Phó

giám

đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

P.khách hàng cá nhân

Phòng tổng hợp tiếp thị

P.tổ chức hành chính

Phòng khách hàng I

Phòng giao dịch Cát Linh

Phòng giao dịch Kim Liên

Phòng quản lí rủi ro

Phòng khách hàng II

Phó giám đốc

Phòng

nợ có vấn đề

P tiền

tệ kho quỹ

Trang 30

** Phòng khách hàng số 1 và phòng khách hàng số 2

Phòng Khách hàng số 1 và Phòng khách hàng số 2 có chức năng và nhiệm vụ nhưnhau nhưng khác nhau ở đối tượng khách hàng Phòng khách hàng số 1 thực hiện các giaodịch với khách hàng là những doanh nghiệp, tổ chức lớn có mức vốn điều lệ ghi trong Giấyphép đăng ký kinh doanh trên 10 tỷ VNĐ, còn Phòng khách hàng số 2 có đối tượng là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ có mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ VNĐ

* Chức năng: trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác vốn bằng VNĐ vàngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phùhợp với chế độ, thể lệ thi hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT VN

có thẩm quyền phê duyệt; quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng

- Thực hiện nghiệp vụ vho vay và xử lý giao dịch

- Phân tích hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn, xin bảolãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả

- Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch… theo khách hàng, nhóm khách hàng theosản phẩm dịch vụ

- Theo dõi trích lập dự phòng rủi ro theo quy định

- Phản ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảysinh, đề xuất biện pháp giải quyết định Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết

**Phòng khách hàng cá nhân

* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân,

để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,quản lý và các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể leejhieej hành và hướng dẫn củaNHCTVN Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngânhàng cho các khách hàng cá nhân

* Nhiệm vụ:

- Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân

- Tổ chức huy động vốn của dân cư (VNĐ và ngoại tệ)

Trang 31

- Tiếp thị tư vấn cho khách hàng

- Thẩm định và tính toán hạn mức tín dụng (bao gồm cho vay, tài trợ thương mại,bảo lãnh, thấu chi) cho 1 khách hàng trong phạm vi được ủy quyền; quản lý các hạn mức

đã đưa ra theo từng khách hàng

- Thực hiện nghiệp vụ vho vay và xử lý giao dịch

- Nắm bắt, cập nhật, phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định

- Quản lý các khoản vay, cho vay, bảo lãnh; quản lý tài sản đảm bảo

- Phân tích hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn, xin bảolãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả

- Điều hành quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các quỹ tiết kiệm, điểmgiao dịch

- Thực hiện nghiệp vụ về Bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướngdẫn của NHCT VN

- Phản ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảysinh, đề xuất biện pháp giải quyết định Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết

**Phòng kế toán

* Chức năng: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toántheo quy định của Nhà nước và của NHCT VN; cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo quyđịnh của NHNN và NHCT VN; quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặttrong ngày; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngânhàng

* Nhiệm vụ:

- Quản lý hệ thống giao dịch trên máy

- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng

- Quản lý thông tin và khai thác thông tin

- Thực hiện các chức năng kiểm soát các giao địch trong và ngoài quầy theo thẩmquyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập và

in báo cáo, đóng nhật ký theo quy định

- Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để trình Ban lãnhđạo chi nhánh quyết định mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn củaNHCT VN

- Phân phối với phòng Thông tin điện toán để mở và đóng giao dịch cuối ngày

Trang 32

- Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định của ngân hàng.

**Phòng tài trợ thương mại

* Chức năng: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại chi nhánh theo quyđịnh của NHCT VN

* Nhiệm vụ:

- Thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp

- Thực hiện các nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ

- Thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh

- Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại

- Tổng hợp báo cáo, lưu trữ tài liệu theo quy định

- Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định

.**Phòng thông tin điện toán

* Chức năng: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán, tại chinhánh Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máytính của chi nhánh

- Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị ngoại vi, mạng máy tính, đảm bảo thông suốthoạt động của Chi nhánh

- Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bản cậpnhật mới nhất từ phía NHCTVN

** Phòng tổng hợp

Trang 33

Qua số liệu trên, có thể dễ dàng thấy được rằng trong khi tổng nguồn vốn huy độngđược ngày càng tăng, thì dư nợ cho vay và đầu tư có xu hướng suy giảm Nguyên nhânchính là do từ năm 2005, chi nhánh chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ đầu tư, cho vayvới những khách hàng hoạt động có hiệu quả, có khả năng trả nợ ngân hàng.

Mặc dù có nhiều khó khăn trong việc huy động vốn do sự cạnh tranh giữa các ngânhàng ngày càng gay gắt, song chi nhánh đã làm tốt chính sách phục vụ khách hàng, cải tiếnphong cách phục vụ, thuận lợi, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của cá nhân và tổchức kinh tế vì vậy nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng Trong những năm gần đây,năm nào chi nhánh cũng vượt chỉ tiêu huy động, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể, năm

2005 là 3.446 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch đặt ra; năm 2006 là 3.741 tỷ, bằng 109% kếhoạch đặt ra; năm 2007 Chi nhánh đã huy động được 4.503 tỷ đồng, bằng 123% kế hoạchđặt ra Ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua biểu đồ 1:

0 1000

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

huy động cho vay

Biều đồ 1: tổng số tiền cho vay và huy động từ năm 2004 đến năm 2007

Đạt kết quả cao như vậy là do chi nhánh đã có những giải pháp sau:

Trang 34

- Về nhận thức, chi nhánh xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng,thường xuyên và lâu dài vì vậy cần có biện pháp cụ thể trong từng thời điểm cụ thể Trướchết là đổi mới phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, nhiệt tình, chu đáo nhằm giữ đượckhách hàng truyền thống, mở rộng được khách hàng mới

- Nâng cấp, cải tạo quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch mẫu, cung cấp nhiều loại dịch

vụ Ngân hàng tiện ích nhằm phục vụ tốt hơn và cung cấp dịch vụ ngày càng thuận lợi hơncho khách hàng

- Tìm kiếm và chủ động phối hợp với Ban quản lý dự án để thu tiền gửi từ nguồnđền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận, với hình thức tổ chức thu lưu động tại địađiểm chi trả tiền đền bù xây dựng

- Duy trì được quan hệ truyền thống với các đơn vị có số dư tiền gửi lớn như Khobạc Đống Đa, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, Công ty Tài chính Dầu khí, Bảo hiểm

xã hội Việt Nam, tổng Công ty Xi măng Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, các trườngĐại học

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Đây là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, là hoạt động đem lại thu nhậpchính cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất do môi trườngpháp lý chưa đồng bộ, tính chất khách hàng phức tạp Vì vậy để đảm bảo an toàn vốn vayNHCTĐĐ đã rất nghiêm túc trong việc thực hiện thể lệ, qui trình nghiệp vụ tín dụng.Không phải vô lí mà trong 4 năm liên tiếp, số dư nợ tín dụng của Chi nhánh không nhữngkhông tăng mà còn có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng Nguyên nhân chính là do sựthay đổi một số điều kiện cho vay trong Chi nhánh theo sự chỉ đạo của Ngân hàng CôngThương Việt Nam

- Năm 2007 đánh dấu 1 bước chuyển quan trong trong hoạt động tín dụng của chinhánh NHCTĐĐ, chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ đầu tư cho vay đối với khách hànghoạt động kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ Ngân hàng đã khiến cho dư nợ đầu

tư vốn tín dụng của năm 2007 (1.200 tỷ đồng) gần như không tăng so với năm 2006, thậmchí còn giảm (1.600 tỷ), mặt khác cũng có một phần nguyên nhân do dư nợ trong lĩnh vựcxây dựng cơ bản, khối giao thông có một số khó khăn trong việc nghiệm thu, quyết toán,nâng cấp chậm nên chi nhánh chủ trương thận trọng trong cho vay ở khối này mà tập trungthu hồi nợ

Ngày đăng: 12/04/2013, 10:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Giáo trình: Lý thuyết tài chính tiền tệ.(2002) - TS. Nguyễn Hữu Tài 2.Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính -Frederic S.Mishkin Khác
9. Các văn bản của NHCT Việt Nam ban hành đối với các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng về nghiệp vụ tín dụng Khác
10. Thời báo Ngân hàng năm 2005, 2006, 2007 Khác
11. Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ năm 2005, 2006, 2007 Khác
12. Trang web của các ngân hàng Khác
13. Nghị định, Thông tư, văn bản của NHNN về tín dụng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

hình thức đảm bảo là giải pháp mở rộng tài trợ của ngân hàng, tăng sinh lợi và an toàn trong hoạt động của ngân hàng hiện nay. - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
hình th ức đảm bảo là giải pháp mở rộng tài trợ của ngân hàng, tăng sinh lợi và an toàn trong hoạt động của ngân hàng hiện nay (Trang 20)
Hình thức đảm bảo là giải pháp mở rộng tài trợ của ngân hàng, tăng sinh lợi và an toàn trong  hoạt động của ngân hàng hiện nay. - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Hình th ức đảm bảo là giải pháp mở rộng tài trợ của ngân hàng, tăng sinh lợi và an toàn trong hoạt động của ngân hàng hiện nay (Trang 20)
Mô hình này loại bỏ được sự nhận xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của NH - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
h ình này loại bỏ được sự nhận xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của NH (Trang 25)
Bảng 3: - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 3 (Trang 25)
Bảng 4: Hoạt động bản lãnh - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 4 Hoạt động bản lãnh (Trang 36)
Bảng 4 : Hoạt động bản lãnh - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 4 Hoạt động bản lãnh (Trang 36)
Bảng 6: Phân loại mức độ rủi ro cùng quan điểm của ngân hàng - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 6 Phân loại mức độ rủi ro cùng quan điểm của ngân hàng (Trang 39)
Bảng 6:  Phân loại mức độ rủi ro cùng quan điểm của ngân hàng - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 6 Phân loại mức độ rủi ro cùng quan điểm của ngân hàng (Trang 39)
Bảng 8. - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 8. (Trang 40)
Bảng 9. Giá trị của TSĐB - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 9. Giá trị của TSĐB (Trang 40)
Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn (Trang 41)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh NHCTĐĐ tăng dần qua các năm - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
ua bảng số liệu trên ta nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh NHCTĐĐ tăng dần qua các năm (Trang 41)
Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn (Trang 41)
Bảng 2.2: Nợ quá hạn theo kỳ hạn - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.2 Nợ quá hạn theo kỳ hạn (Trang 43)
Bảng 2.2: Nợ quá hạn theo kỳ hạn - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.2 Nợ quá hạn theo kỳ hạn (Trang 43)
Bảng 2.3: Nợ khó đòi và tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.3 Nợ khó đòi và tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ (Trang 44)
Bảng 2.3: Nợ khó đòi và tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.3 Nợ khó đòi và tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ (Trang 44)
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế. - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế (Trang 45)
Bảng 2.5:Tốc độ cho vay qua các năm - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.5 Tốc độ cho vay qua các năm (Trang 45)
Bảng 2.5:Tốc độ cho vay qua các năm - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.5 Tốc độ cho vay qua các năm (Trang 45)
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế. - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế (Trang 45)
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế. - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.6 Hiệu quả sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế (Trang 46)
Bảng 2.6:  Hiệu quả sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế. - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.6 Hiệu quả sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế (Trang 46)
Dư nợ cho vaybằng VNĐ chiếm tỷ trọng quá cao. Điều đó được thể hiện ở bảng sau: - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
n ợ cho vaybằng VNĐ chiếm tỷ trọng quá cao. Điều đó được thể hiện ở bảng sau: (Trang 47)
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian. - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian (Trang 47)
Bảng 2.8 : Dư nợ phân theo đơn vị tiền tệ - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.8 Dư nợ phân theo đơn vị tiền tệ (Trang 47)
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian. - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian (Trang 47)
(Nguồn: Bảng báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh hàng năm tại phòng kế toán chi nhánh) - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa
gu ồn: Bảng báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh hàng năm tại phòng kế toán chi nhánh) (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w