NHCT đã có quyết định số 147/ICB ngày 15/04/2006 về “hướng dẫn việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng được quy định theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết đinh 18/2007 NHNN ngày 25/04/2007.Trong quyết định ghi rõ các nhóm nợ cùng với tỷ lệ trích lập dự phòng
Bảng 8.
Các nhóm nợ Tỷ lệ trích lập dự phòng
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
Nhóm 2: Nợ cần chú ý 5%
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 50%
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 100%
Công thức tính dự phòng cụ thể:
Số tiền phải trích dự phong = (giá trị các khoản nợ - giá trị các TSĐB)* tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Tỷ lệ có thể áp dụng để xác định giá trị TSĐB được quy định chi tiết trong bảng sau: Bảng 9. Giá trị của TSĐB
Loại tài sản đảm bảo Tỷ lệ
Số dư trên tài khoản tiền gửi VNĐ tại chi nhánh 100% Số dư trên tài khoản tiền gửi USD tại chi nhánh 95% Trái phiếu chính phủ:
- Thời hạn còn dưới 1 năm
- Thời hạn còn lại từ 1 đến 5 năm
95% 85%
- Thời hạn còn lại trên 5 năm 80% Thương phiếu, giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng 75% Chứng khoán của các tổ chức tín dụng khác 70%
Chứng khoán của doanh nghiệp 65%
Bất động sản 50%
Các loại tài sản đảm bảo khác 30%
Ngoài ra ngân hàng còn phải trích lập dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.Việc trích lập dự phòng theo quy đinh của ngân hàng, chi nhánh thực hiện khá chặt chẽ phần nào giúp chi nhánh giảm thiểu các rủi ro xảy ra.