Khái quát về hoạt độngcủa chi nhánh ngân hàng công thương

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa (Trang 28)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trước năm 1988, Ngân hàng Công Thương Quận Đống Đa là Ngân hàng nhà nước Quận Đống Đa, trực thuộc Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội.

Từ ngày 1/7/1988, theo Nghị định số 53/HĐBT, Ngân hàng nhà nước quận Đống Đa được chuyển, tách thành chi nhánh Ngân hàng Công Thương Quận Đống Đa trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội. Từ tháng 4/1993 thực hiện một bước đổi mới công tác tổ chức, ngân hàng Công thương quận Đống Đa sau đó được đổi thành chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa, trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Địa bàn hoạt động của Ngân hàng là quận Đống Đa và các quận xung quanh. Quận Đống Đa với 26 phường, được xếp vào một trong những quận rộng nhất, đối với địa bàn hoạt động này, với ưu điểm là tập trung đông dân cư và nhiều thành phần kinh tế, nhiều doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tập thể và liên doanh, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong những năm gần đấy đang được nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, chung cư, rất thuận lợi cho Ngân hang phát huy những thế mạnh.

Năm 1995, được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng Ba về thành tích kinh doanh tiền tệ Ngân hàng, năm 1998, Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng Nhì, năm 2002, Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng Nhất và đặc biệt là vào năm 2003, chi nhánh nhận được danh hiệu “đơn vị anh hùng lao động thời kì đổi mới”.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận

Trong đó chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Công Thương gồm có phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. Cụ thể, tổ chức bộ máy kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa gồm trụ sở chính tại 187 Tây Sơn và 2 phòng giao dịch Cát Linh và Kim Liên cùng với 16 quỹ tiết kiệm nằm rải rác trong khu vực, chịu sự chỉ đạo, diều hành tập trung của ngân hàng Công Thương Đống Đa. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa

Nhiệm vụ, chức năng của một số phòng ban chính ** Phòng khách hàng số 1 và phòng khách hàng số 2 Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc P.khách hàng cá nhân Phòng tổng hợp tiếp thị P.tổ chức hành chính Phòng khách hàng I Phòng kế toán P.thông tin điện toán P.tài trợ thương mại Phòng giao dịch Cát Linh Phòng giao dịch Kim Liên Phòng quản lí rủi ro Phòng khách hàng II Phó giám đốc Phòng nợ có vấn đề P. tiền tệ kho quỹ

Phòng Khách hàng số 1 và Phòng khách hàng số 2 có chức năng và nhiệm vụ như nhau nhưng khác nhau ở đối tượng khách hàng. Phòng khách hàng số 1 thực hiện các giao dịch với khách hàng là những doanh nghiệp, tổ chức lớn có mức vốn điều lệ ghi trong Giấy phép đăng ký kinh doanh trên 10 tỷ VNĐ, còn Phòng khách hàng số 2 có đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ VNĐ.

* Chức năng: trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ thi hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT VN

* Nhiệm vụ:

- Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng - Tiếp thị, hỗ trợ khách hàng

- Thẩm định và tính toán hạn mức tín dụng (bao gồm cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, thấu chi) cho 1 khách hàng trong phạm vi được ủy quyền của chi nhánh, trình độ có thẩm quyền phê duyệt; quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng

- Thực hiện nghiệp vụ vho vay và xử lý giao dịch

- Phân tích hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả

- Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch… theo khách hàng, nhóm khách hàng theo sản phẩm dịch vụ

- Theo dõi trích lập dự phòng rủi ro theo quy định

- Phản ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết định Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết.

**Phòng khách hàng cá nhân

* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý và các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể leejhieej hành và hướng dẫn của NHCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các khách hàng cá nhân

* Nhiệm vụ:

- Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân - Tổ chức huy động vốn của dân cư (VNĐ và ngoại tệ)

- Thẩm định và tính toán hạn mức tín dụng (bao gồm cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, thấu chi) cho 1 khách hàng trong phạm vi được ủy quyền; quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng

- Thực hiện nghiệp vụ vho vay và xử lý giao dịch

- Nắm bắt, cập nhật, phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định - Quản lý các khoản vay, cho vay, bảo lãnh; quản lý tài sản đảm bảo

- Phân tích hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả

- Điều hành quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch

- Thực hiện nghiệp vụ về Bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của NHCT VN.

- Phản ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết định Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết.

**Phòng kế toán

* Chức năng: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán theo quy định của Nhà nước và của NHCT VN; cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo quy định của NHNN và NHCT VN; quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trong ngày; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

* Nhiệm vụ:

- Quản lý hệ thống giao dịch trên máy.

- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. - Quản lý thông tin và khai thác thông tin.

- Thực hiện các chức năng kiểm soát các giao địch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập và in báo cáo, đóng nhật ký theo quy định.

- Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để trình Ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của NHCT VN.

- Phân phối với phòng Thông tin điện toán để mở và đóng giao dịch cuối ngày. - Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định của ngân hàng. **Phòng tài trợ thương mại

* Chức năng: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại chi nhánh theo quy định của NHCT VN.

* Nhiệm vụ:

- Thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp - Thực hiện các nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ

- Thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh - Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại

- Tổng hợp báo cáo, lưu trữ tài liệu theo quy định

- Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định. .**Phòng thông tin điện toán

* Chức năng: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán, tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

* Nhiệm vụ:

- Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao.

- Quản lý hệ thống giao dịch trên máy: thực hiện đóng mở giao dịch chi nhánh hàng ngày; nhận chuyển giao ứng dụng, các dữ liệu, tham số mới nhất từ NHCTVN; thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch, phối hợp với các phòng liên quan để đảm bảo thông suốt các giao dịch của Chi nhánh.

- Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị ngoại vi, mạng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động của Chi nhánh

- Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bản cập nhật mới nhất từ phía NHCTVN.

2.1.3. Tóm tắt về tình hình kinh doanh

2.1.3.1. Hoạt động huy động và sử dụng vốn:

Bảng 4: Đơn vị: Tỉ đồng

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Huy động vốn 3092 3446 3741 4503

Cho vay và đầu tư 2230 2044 1577 1198

Qua số liệu trên, có thể dễ dàng thấy được rằng trong khi tổng nguồn vốn huy động được ngày càng tăng, thì dư nợ cho vay và đầu tư có xu hướng suy giảm. Nguyên nhân chính là do từ năm 2005, chi nhánh chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ đầu tư, cho vay với những khách hàng hoạt động có hiệu quả, có khả năng trả nợ ngân hàng.

Mặc dù có nhiều khó khăn trong việc huy động vốn do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, song chi nhánh đã làm tốt chính sách phục vụ khách hàng, cải tiến phong cách phục vụ, thuận lợi, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của cá nhân và tổ chức kinh tế vì vậy nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng. Trong những năm gần đây, năm nào chi nhánh cũng vượt chỉ tiêu huy động, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể, năm 2005 là 3.446 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch đặt ra; năm 2006 là 3.741 tỷ, bằng 109% kế hoạch đặt ra; năm 2007 Chi nhánh đã huy động được 4.503 tỷ đồng, bằng 123% kế hoạch đặt ra. Ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua biểu đồ 1:

Biều đồ 1: tổng số tiền cho vay và huy động từ năm 2004 đến năm 2007

- Về nhận thức, chi nhánh xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài vì vậy cần có biện pháp cụ thể trong từng thời điểm cụ thể. Trước hết là đổi mới phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, nhiệt tình, chu đáo nhằm giữ được khách hàng truyền thống, mở rộng được khách hàng mới.

- Nâng cấp, cải tạo quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch mẫu, cung cấp nhiều loại dịch vụ Ngân hàng tiện ích nhằm phục vụ tốt hơn và cung cấp dịch vụ ngày càng thuận lợi hơn cho khách hàng.

- Tìm kiếm và chủ động phối hợp với Ban quản lý dự án để thu tiền gửi từ nguồn đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận, với hình thức tổ chức thu lưu động tại địa điểm chi trả tiền đền bù xây dựng.

- Duy trì được quan hệ truyền thống với các đơn vị có số dư tiền gửi lớn như Kho bạc Đống Đa, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, Công ty Tài chính Dầu khí, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổng Công ty Xi măng Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, các trường Đại học.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Đây là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, là hoạt động đem lại thu nhập chính cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất do môi trường pháp lý chưa đồng bộ, tính chất khách hàng phức tạp. Vì vậy để đảm bảo an toàn vốn vay NHCTĐĐ đã rất nghiêm túc trong việc thực hiện thể lệ, qui trình nghiệp vụ tín dụng. Không phải vô lí mà trong 4 năm liên tiếp, số dư nợ tín dụng của Chi nhánh không những không tăng mà còn có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi một số điều kiện cho vay trong Chi nhánh theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

- Năm 2007 đánh dấu 1 bước chuyển quan trong trong hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCTĐĐ, chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ đầu tư cho vay đối với khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ Ngân hàng đã khiến cho dư nợ đầu tư vốn tín dụng của năm 2007 (1.200 tỷ đồng) gần như không tăng so với năm 2006, thậm chí còn giảm (1.600 tỷ), mặt khác cũng có một phần nguyên nhân do dư nợ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, khối giao thông có một số khó khăn trong việc nghiệm thu, quyết toán, nâng cấp chậm nên chi nhánh chủ trương thận trọng trong cho vay ở khối này mà tập trung thu hồi nợ.

- Từ đầu năm 2007, chi nhánh thực hiện cho vay có hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát khách hàng, đặc biệt không cho vay những khách hàng yếu kém sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, chuẩn cho vay mới chính thức được thực hiện, cho vay theo đúng quy trình quy định của ngân hàng Công Thương Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp trước đây đủ điều kiện được vay vốn từ Ngân hàng nhưng đến nay không còn đủ tiêu chuẩn nên không còn được vay thêm nữa, thay vào đó, Chi nhánh tập trung thu hồi nợ xấu. Do vậy mà dư nợ tín dụng trong năm 2006 và 2007 suy giảm so với những năm trước đó, từ hơn 2000 tỷ năm 2005 giảm chỉ còn 1.600 tỷ vào năm 2006 và 1.200 tỷ vào năm 2007, chỉ trong 2 năm dư nợ tín dụng giảm gần 50%. Năm 2007 chi nhánh tập trung tích cực bằng nhiều biện pháp để thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn.

Mặc dù công tác tín dụng của Chi nhánh về mặt số lượng đang ngày càng suy giảm nhưng về mặt chất lượng thì đang ngày càng được nâng cao. Bằng chứng là cho đến năm 2007, chi nhánh vẫn tiếp tục đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn và giữ vững mối quan hệ với các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao, sức tiêu thụ lớn, qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh như: Công ty cổ phần Cao su Sao vàng, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú, Công ty Cổ phần Dược Trung ương…

Bên cạnh việc duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống, Chi nhánh còn quan tâm cho vay với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có phương án khả thi, có tài sản đảm bảo, kết quả cho vay ngoài quốc doanh tăng trưởng đáng kể, chiếm hơn 40% tổng dư nợ trong hầu hết các năm.

Công tác thu hồi nợ quá hạn của Chi nhánh cũng đạt được hiệu quả khá cao. Nếu trong năm 2005, Chi nhánh chỉ thu hồi được 8 tỷ 025 triệu, thì đến năm 2007, con số này đã nâng cao vượt bậc, đạt được 41 tỷ 366 triệu.

2.1.3.3. Hoạt động khác

Ngoài hai hoạt động chính,chi nhánh NHCTĐĐ còn có một số hoạt động khác nhằm tăng thu nhập, tạo sự cạnh tranh với các Ngân hàng khác tại địa bàn.

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Bước vào thời kỳ đổi mới Ngân hàng ngày càng đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài nghiệp vụ truyền thống là cho vay và thu nợ bằng VNĐ, chi nhánh đã tham gia vào việc mua bán ngoại tệ, mở L/C, thanh toán kiều hối, chiết khấu chứng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN chi nhánh Đống Đa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w