Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống lại những kiến thức về quản trị rủi ro, vận dụng trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.
1 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 4 LỜI CAM KẾT .6 LỜI MỞ ĐẦU .7 Chương 1 .9 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG .9 1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG alt='quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng sacombank' title='quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng sacombank'>QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG .9 1.1.1.Tín dụng ngân hàng .9 1.1.2. Rủi ro tín dụng và sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng .11 1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .17 1.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng .22 1.2.4. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro .27 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG. KINH NGHIỆM QTRR TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO CÁC NHTM VIỆT NAM .28 1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng 28 1.3.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới 29 Chương 2 .35 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO& PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI .35 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI .35 2.1.1. Sự hình thành và phát triển 35 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức .36 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI .39 2.2.1. Nghiên cứu xác định các loại rủi ro tín dụng .39 2.2.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch QTRR tín dụng .41 R = max {0, (A - C)} x r .44 2.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng .46 2.2.4. Kết quả hoạt động QTRR của chi nhánh Bắc Hà Nội .59 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QTRR TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI. .63 2.3.1. Về tổ chức điều hành QTRR tín dụng .63 2.3.2. Về tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng 65 Chương 3 .71 MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI. .71 3.1.DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BẮC HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 71 2 3.1.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Bắc Hà Nội trong thời gian tới 71 3.1.2. Phương hướng phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng Bắc Hà Nội trong những năm tới .76 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HIOATJ ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NO&PTNT BẮC HÀ NỘI .78 3.2.1. Giải pháp về tổ chức và điều hành QTRR .78 3.2.2. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng 83 Khoản mục 86 Tiêu chí .86 Mô tả xếp hạng .86 Điểm 86 Tính ổn định tài chính .86 Đòn cân nợ (bao gồm cả khoản vay đang được xem xét) .86 Đòn bẩy tài chính (bao gồm cả khoản vay đang được xem xét và tất cả các khoản vay từ bên ngoài) 86 4 – 1 .86 3 - 1 .86 2 - 1 86 < 1 – 1 .86 Tính thanh khoản 86 Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn (dựa vào năm dự báo đầu tiên) 86 4:1 86 3.2.3. Các giải pháp về con người 91 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NO&PTNT BẮC HÀ NỘI .93 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 93 3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 95 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam .95 KẾT LUẬN .96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .97 PHỤ LỤC 98 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT QTRR : Quản trị rủi ro DN : Doanh nghiệp TSĐB : Tài sản đảm bảo Vốn CSH : Vốn chủ sở hữu NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TCTD : Tổ chức tín dụng So với NT : So với năm trước BĐS : Bất động sản 4 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tại các NHTM lớn tại Viêt Nam Error: Reference source not found Sơ đồ 2: sơ đồ cơ cấu tổ chức của trụ sở chính . Error: Reference source not found Sơ đồ 3: Sơ đồ mạng lưới chi nhánh của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội . Error: Reference source not found Sơ đồ 4: Quy trình cấp tín dụng Error: Reference source not found Biểu đồ 1: Cơ cấu nợ xấu phân theo nhóm của Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007 . Error: Reference source not found Biểu đồ 2: Tốc độ tăng nợ xấu tại Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn . Error: Reference source not found 2004 -2007 Error: Reference source not found Biểu đồ 3: Tốc độ tăng quỹ dự phòng rủi ro tại Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 -2007 . Error: Reference source not found Bảng số 01: Những biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính sách tín dụng kém hiệu quả Error: Reference source not found Bảng số 02: Các hạng mục và cho điểm tín dụng Error: Reference source not found Bảng số 03: Kết quả phân loại nợ của chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007 Error: Reference source not found Bảng số 04: Tỷ lệ cho vay so với giá trị TSĐB của chi nhánh Bắc Hà Nội Error: Reference source not found Bảng số 05: Kết quả xử lý nợ quá hạn Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007 . Error: Reference source not found Bảng số 06: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2004 – 2007 tại ngân hàng Bắc Hà Nội Error: Reference source not found Bảng số 07: Tình hình trích lập quỹ dự phòng rủi ro giai đoạn 2004 – 2007 tại ngân hàng Bắc Hà Nội. . Error: Reference source not found 5 Bảng số 08: Kết quả huy động vốn của chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007 . Error: Reference source not found Bảng số 09: Kết quả dư nợ của Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007 Error: Reference source not found 6 LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết rằng toàn bộ nội dung của chuyên đề thực tập được trình bày sau đây là do bản thân tôi tự thực hiện trên cơ sở tham khảo một số tài liệu từ các nguồn khác nhau (sẽ được ghi rõ trong mục tài liệu tham khảo). Tôi sẽ chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề liên quan đến nội dung của chuyên đề này. 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh chứa đựng rất nhiều loại rủi ro. Bởi lẽ hoạt động này được thực hiện trên cơ sở niềm tin, niềm tin giữa người gửi tiền đối với ngân hàng, niềm tin của ngân hàng đối với người đi vay. Cũng bởi kinh doanh trên cơ sở niềm tin đó nên ngân hàng không bao giờ có kỳ vọng đưa được các rủi ro này về 0 mà chỉ cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất. Trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008 vừa qua , thị trường tài chính tiền tệ nóng lên chưa từng thấy, trong đó nổi cộm là tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất của một loạt các ngân hàng. Đây là biểu hiện của rủi ro thanh khoản mà nguyên nhân của nó rất gần với rủi ro tín dụng – loại hình rủi ro phổ biến nhất trong kinh doanh ngân hàng. Cũng trong thời gian qua em được thực tập tại phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội, đã trực tiếp tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động tín dụng của ngân hàng và em nhận thấy rằng ngân hàng Bắc Hà Nội đã thực sự bị tác động của rủi ro tín dụng. Em được biết rằng tại ngân hàng bây giờ vấn đề quản trị rủi ro đang rất được quan tâm tuy nhiên triển khai hoạt động này lại khá mới mẻ. Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo, em nhận thấy quản trị rủi ro trước hết là một nội dung của chuyên ngành QTKD Thương mại nên rất phù hợp để làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Sau nữa, đây là một vấn đề hết sức cấp thiết mà các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Bắc Hà Nội nói riêng phải quan tâm nếu muốn hoạt động kinh doanh của mình an toàn và hiệu quả. Nhìn bối cảnh thực trạng hoạt động kinh doanh ngân hàng thời gian qua thì việc nghiên cứu một cách toàn diện và nghiêm túc về quản trị rủi ro lại càng có ý nghĩa hơn nữa. Bởi các lý do trên nên em đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội – thực trạng và giải pháp” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 8 2. Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống lại những kiến thức về quản trị rủi ro, vận dụng trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở đó tiến hành xem xét thực trạng của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội. Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp ngân hàng có thể hoàn thiện hoạt động này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói chung tại các ngân hàng thương mại và thực trạng hoạt động này tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHNO&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội qua 4 năm 2004 – 2007. 4. Kết cấu của chuyên đề. Chuyên đề gồm ba phần chính sau: Chương 1: Lý luận cơ bản về hoạt động QTRR tín dụng trong kinh doanh ngân hàng. Chương 2: Thực trạng hoạt động QTRR tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động QTRR tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội. Em xin được cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. 9 Chương 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG. 1.1.1.Tín dụng ngân hàng 1.1.1.1 Khái niệm Trước hết tín dụng ngân hàng được định nghĩa là hoạt động giao dịch về tài sản giữa ngân hàng và khách hàng. Trong đó ngân hàng chuyển giao vốn tín dụng cho khách hàng dưới dạng một vài loại tài sản nào đó và khách hàng cam kết sẽ trả lại trong một khoảng thời gian nhất định. Hoạt động tín dụng ngân hàng có những đặc điểm cần lưu ý sau: Thứ nhất, giao dịch tín dụng được thực hiện trên cơ sở sự tin tưởng giữa hai bên khách hàng và ngân hàng. Trong đó khách hàng tin tưởng ngân hàng về khả năng cung cấp dịch vụ và thực hiện những cam kết đối với khách hàng còn ngân hàng tin tưởng ở khả năng hoàn trả cũng như tính sẵn lòng hoàn trả của khách hàng. Nghiên cứu lý luận quản trị rủi ro tức là đứng trên góc độ ngân hàng thì đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng vì rủi ro ở đây nằm ở chỗ khách hàng có hoàn trả khoản vay cho ngân hàng hay không trong đó tính “sẵn lòng hoàn trả” của khách hàng giữ vai trò quyết định. Thứ hai, giao dịch được thực hiện trên cơ sở chuyển giao tài sản từ phía ngân hàng cho khách hàng. Ngân hàng cấp tín dụng thực chất là tài trợ vốn cho khách hàng mà vốn là một khái niệm mang tính vô hình do đó nó phải được biểu hiện dưới một hình thái hữu hình nào đó mà ta gọi là tài sản. Tài sản này có thể là tiền, máy móc, thiết bị, hàng hóa, …nhưng chủ yếu là dưới hình thái tiền. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm này trong quản trị rủi ro tín dụng nằm ở chỗ rủi ro ở đây nằm trong quá trình lưu chuyển vốn. 10 Cụ thể là vốn được chuyển từ ngân hàng tới tay khách hàng dưới hình thái tiền tệ (là chủ yếu), sau đó tùy theo mục đích sử dụng của mình mà khách hàng tiếp tục chuyển hóa hình thái tiền tệ đó sang các hình thái khác…cuối cùng nó lại quay về hình thái tiền tệ để hoàn trả ngân hàng. Trong dòng lưu chuyển vốn đó rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào và điều cần lưu ý ở đây là rủi ro đó sẽ xảy ra đối với khách hàng trước rồi mới đến ngân hàng. Bởi vậy để quản trị được rủi ro thì ngân hàng phái kiểm soát khách hàng từ việc khách hàng đã chuyển hóa đồng vốn vay như thế nào. Thứ ba, giá trị hoàn trả của khách hàng phải lớn hơn giá trị ban đầu. Đến kỳ đáo hạn, khách hàng phải hoàn trả khoản vay cho ngân hàng bao gồm khoản vay gốc và một khoản lãi vay. Khoản lãi vay này dùng để trang trải các chi phí mà ngân hàng bỏ ra (như chi phí huy động vốn, chi phí các hoạt động…) và để ngân hàng có lợi nhuận. Việc tính toán lãi của khoản vay liên quan đến vấn đề lãi suất và rủi ro lãi suất cũng nằm trong hệ thống rủi ro kinh doanh mà ngân hàng phải đối mặt, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này thì rủi ro lãi suất sẽ không được đề cập đến. Thứ tư, khách hàng cam kết sẽ hoàn trả khoản vay cho ngân hàng đúng hạn. Đặc đỉểm này hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng vì những lý do sau. Trước hết, khoản tiền mà ngân hàng cho vay không thuộc sở hữu của ngân hàng vì ngân hàng chỉ là một đơn vị trung gian tài chính thực hiện “kinh doanh tiền gửi” nói nôm na là “đi vay để cho vay” . Hoạt động kinh doanh tiền gửi này có một quy tắc là khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với bất kỳ thời hạn nào thì ngân hàng không có quyền từ chối nếu khách hàng đó muốn rút tiền trước thời hạn, ngược lại khi ngân hàng cho vay một khách hàng nào đó thì dù có bất cứ lý do gì cũng không được phép đòi khách hàng đó thanh toán nếu chưa đến hạn. Bởi vậy, việc các khoản vay được thanh toán đúng hạn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng. Trong trường hợp này, rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có thể là nguyên nhân của rủi ro thanh khoản mà bất kỳ ngân hàng nào cũng luôn lo sợ phải đối mặt. Một điều nữa đối với tính đúng hạn của khoản hoàn trả là “liệu ngân hàng có muốn khách hàng trả trước hạn [...]... suất Rủi ro thanh khoản Rủi ro hối đoái Rủi ro thiếu vốn khả dụng Rủi ro trong tín dụng quốc tế Các rủi ro khác Trong số các loại rủi ro kể trên thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất do tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu và đồng thời là nghiệp vụ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao nhất của ngân hàng Bởi vậy mối lo lắng lớn nhất trong hoạt động tín dụng cũng chính là rủi ro tín dụng Rủi. .. kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy trong công tác quản trị ngân hàng thương mại 16 không thể không quan tâm đến quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro trong hoạt động tín dụng 17 1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Nghiên cứu xác định các loại rủi ro Để quản trị được rủi ro, trước hết phải xác định được các loại rủi ro mà ngân hàng có thể gặp... triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam Chi nhánh Bắc Hà Nội là một Chi nhánh cấp 1 trong mạng lưới Chi nhánh của NHNo&PTNTVN Chi nhánh Bắc Hà Nội được thành lập theo quyết định số 342/QĐ/HĐQT-TTCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNTVN ngày 05 tháng 9 năm 2001 NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội có trụ sở đặt tại số 217 Phố Đội Cấn Quận Ba Đình Hà Nội Sau 6 năm hình thành và phát triển. .. kinh doanh ngân hàng là tính rủi ro lớn hơn bất kì một hoạt động kinh doanh nào khác nên chấp nhận kinh doanh ngân hàng tức là phải chấp nhận rủi ro Cũng với lý do như vậy bất kì ngân hàng thương mại nào cũng phải thực hiện quản trị rủi ro tín dụng nhằm nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng và việc kinh doanh của ngân hàng đó nói chung Xây dựng chi n lược quản trị rủi ro tín dụng là... 1.2.2 Xây dựng chi n lược, kế hoạch QTRR tín dụng Trên cơ sở việc nghiên cứu tính toán các loại rủi ro ngân hàng mình đã và có thể gặp phải, ngân hàng tiến hành xây dựng các chi n lược dài hạn để quản trị những rủi ro đó và cụ thể hóa thành các kế hoạch quản trị cho từng giai đoạn cụ thể 1.2.2.1 Chi n lược quản trị rủi ro Tại các ngân hàng thương mại Việt nam, việc triển khai quản trị rủi ro mới ở thời... chức thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng Kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng được triển khai ngay từ khâu đầu tiên của quy trình tín dụng tức là phải quản trị rủi ro từ khi tiếp cận khách hàng đến khi hợp đồng được thanh lý 1.2.3.1 Lựa chọn khách hàng Đây là giai đoạn ngân hàng tiến hành thu thập các thông tin về khách hàng nhằm đưa giá các đánh giá về mức độ rủi ro và chọn lựa những khách hàng. .. khách hàng, tài sản đảm 29 bảo…; các yếu tố khách quan ngoài ý chí của khách hàng như thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp… 1.3.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới 1.3.2.1 Các NHTM trên thế giới tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng như thế nào? Tại các ngân hàng thương mại trên thế giới, hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói... chức quản trị rủi ro tại các NHTM lớn tại Viêt Nam HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÒNG, BAN NGHIỆP VỤ PHÒNG KẾ TOÁN KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRUNG TÂM QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG, BAN NGHIỆP VỤ 1.3.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam Từ việc nghiên cứu các kinh nghiệm quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại trên thế giới và thực trạng quản trị rủi ro hiện nay của các ngân hàng thương... vay, ngân hàng phải coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro 35 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO& PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI 2.1.1 Sự hình thành và phát triển. .. và thực thi các chính sách và biện pháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững Chi n lược quản trị rủi ro tín dụng phải đạt được mục tiêu tối đa hóa tỷ suất thu nhập đã được điều chỉnh rủi ro hoặc giảm tối đa chênh lệch giữa mức sinh lời thực tế và kỳ vọng Nói cách khác mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng là để kiểm soát mức độ rủi ro hoặc tổn thất tín dụng trong . ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG. 1.1.1 .Tín dụng ngân hàng. về quản trị rủi ro, vận dụng trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở đó tiến hành xem xét thực trạng của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại