1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Ferrum B12 để kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con F2 giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại trại lợn xã Yên Mỹ - huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình.

64 489 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 3,49 MB

Nội dung

Xuất phát từ những lí do trên và được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, cô giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Inh, cùng

Trang 1

TỪ SƠ SINH ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI LỢN XÃ YÊN MỸ

HUYỆN YÊN MÔ - TỈNH NINH BÌNH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2010 - 2014

Thái nguyên, năm 2014

Trang 2

TỪ SƠ SINH ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI LỢN XÃ YÊN MỸ

HUYỆN YÊN MÔ - TỈNH NINH BÌNH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Inh

Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái nguyên, năm 2014

Trang 3

Thái Nguyên, được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã nắm được những kiến thức cơ bản ngành học của mình Kết hợp với 5 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn Điền Mừng, đã giúp em ngày càng hiểu rõ kiến thức chuyên môn, cũng như đức tính cần có của một người làm cán bộ khoa học kỹ thuật Từ đó, đã giúp em có lòng tin vững bước trong cuộc sống cũng như trong công tác sau này Để có sự thành công này, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới:

Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi

- Thú y, đã tận tụy dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong thời gian thực tập

Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ, công nhân của trang trại, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và trực tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại cơ sở

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Inh - Giảng viên khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện vật chất cũng như tinh thần, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên , tháng 6 năm 2014

Sinh viên

Phạm Văn Đậm

Trang 4

quá trình học tập của mỗi sinh viên Đồng thời, thực tập tốt nghiệp là phần cuối cùng trong chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng Đây là thời gian quý báu để mỗi sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học Đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, rèn luyện, nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức, tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất Thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian để mỗi sinh viên tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trang bị cho bản thân những hiểu biết xã hội, kỹ năng sống, để khi ra trường sẽ trở thành những cán bộ kĩ thuật vừa có trình độ chuyên môn, vừa có năng lực công tác và có phẩm chất đạo đức tốt Vì vậy, thực tập tốt nghiệp rất cần thiết đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường

Xuất phát từ những lí do trên và được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú

y, cô giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Inh, cùng với sự tiếp nhận của trại lợn

Điền Mừng, em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Ferrum B12 để kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con F2 [Yorkshire× (Móng Cái × Yorkshire)] giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại trại lợn xã Yên Mỹ - huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình” Do bước đầu

làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, nên khoá luận của em không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được

sự đóng góp phê bình của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp

để khoá luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Bảng 1.1 Lịch sát trùng trại lợn 10

Bảng 1.2 Lịch phòng bệnh của trại lợn 11

Bảng 1.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 16

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 35

Bảng 2.2 Khẩu phần ăn của lợn mẹ và lợn con 36

Bảng 2.3: Khối lượng của lợn qua các thời kỳ cân (kg/con) 37

Bảng 2.4: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn (gram/con/ngày) 39

Bảng 2.5 Sinh trưởng tương đối về khối lượng của lợn (%) 41

Bảng 2.6 Độ đồng đều của lợn con thí nghiệm qua các giai đoạn 43

Bảng 2.7 Tỷ lệ cảm nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn con qua các giai đoạn 44

Bảng 2.8 Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Ferrum - B12 (sắt 20% - B12) đến Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở lợn con giống 45

Bảng 2.9 Chi phí thuốc thú y/kg KL lợn con giống 47

Trang 6

Hình 2.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con qua các thời kỳ 39 Hình 2.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các giai đoạn tuổi 40 Hình 2.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm (%) 42

Trang 8

PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1 Điều tra cơ bản 1

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1

1.1.1.1 Vị trí địa lý 1

1.1.1.2 Điều kiện địa hình, đất đai 1

1.1.1.3 Điều kiện khí hậu, thủy văn 1

1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội và sản xuất nông nghiệp 2

1.1.2.1 Tình hình dân cư 2

1.1.2.2 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt 2

1.1.2.3 Tình hình sản xuất ngành Chăn nuôi - Thú y 2

1.1.3 Quá trình thành lập và phát triển của trại Điền Mừng 3

1.1.3.1 Quá trình thành lập 3

1.1.3.2 Cơ sở vật chất của trang trại 4

1.1.3.3 Cơ cấu tổ chức của trang trại 4

1.1.3.4 Tình hình sản xuất của Trại 4

1.1.4 Thuận lợi và khó khăn 6

1.1.4.1 Thuận lợi 6

1.1.4.2 Khó khăn 6

1.2 Nội dung và phương pháp phục vụ sản xuất 6

1.2.1 Nội dung công tác phục vụ sản xuất 6

1.2.1.1 Công tác chăn nuôi 6

1.2.1.2 Công tác thú y 7

1.2.2 Biện pháp thực hiện 7

1.2.2.1 Công tác chăn nuôi 8

1.2.2.2 Công tác thú y 10

1.2.2.3 Công tác khác 16

1.3 Kết luận 17

1.3.1 Kết luận 17

1.3.2 Đề nghị 17

Trang 9

2.2.1 Cơ sở lý luận 19

2.2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của lợn 19

2.2.1.2 Sự phát triển của cơ quan tiêu hóa: 21

2.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn con 22

2.2.1.4 Bệnh tiêu chảy lợn con 25

2.2.1.5 Các thời kỳ quan trọng của lợn con 28

2.2.1.6 Một số vấn đề về chế phẩm sinh học 29

2.2.1.7 Giới thiệu chế phẩm Ferrum - B12 (sắt 20% - B12) 31

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 31

2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 31

2.2.2.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 33

2.3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 33

2.3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 33

2.3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 33

2.3.1.2 Thời gian nghiên cứu 33

2.3.1.3 Địa điểm nghiên cứu 33

2.3.2 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 33

2.3.2.1 Nội dung nghiên cứu 33

2.3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi 34

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu 35

2.3.3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 35

2.3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 36

2.4 Kết quả và thảo luận 36

2.4.1 Khả năng sinh trưởng của lợn con qua các giai đoạn tuổi 36

2.4.1.1 Sinh trưởng tích lũy 36

2.4.1.2 Sinh trưởng tuyệt đối 39

2.4.1.3 Sinh trưởng tương đối 41

2.4.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Ferrum - B12 (Sắt 20% - B12) đến độ đồng đều của lợn con 42

Trang 10

đến tiêu tốn thức ăn của lợn con thí nghiệm 45

2.4.5 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm Ferrum - B12

(Sắt 20% - B12) 46

2.5 Kết luận, tồn tại và đề nghị 47

2.5.1 Kết luận 47

2.5.2 Tồn tại 48

2.5.3 Đề nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

I Tài liệu trong nước 49

II Tài liệu nước ngoài 50

Trang 11

PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1 Điều tra cơ bản

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý

Trại chăn nuôi Điền Mừng nằm trên địa bàn xã Yên Mỹ, huyện Yên

Mô, tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm huyện Yên Mô khoảng 7 km, vị trí cụ thể như sau :

- Phía Bắc giáp với xã Yên Hưng

- Phía Nam giáp với xã Yên Mạc

- Phía Đông giáp với xã Yên Phong, Yên Từ

- Phía Tây giáp với xã Yên Thành

1.1.1.2 Điều kiện địa hình, đất đai

Yên Mỹ là xã đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng Đất đai ở đây được chủ yếu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho việc canh tác của nhân dân, mặt khác cơ cấu đất đa dạng nên rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau

Trại nằm ở khu vực cánh đồng rộng lớn của xã có địa hình khá bằng phẳng với diện tích là 1,5 ha Trong đó:

- Đất trồng hoa màu : 0,3ha

- Đất xây dựng nhà và chuồng trại: 0,8 ha

- Đất trồng cây cảnh : 0,3ha

- Ao, hồ chứa nước và nuôi cá: 0,1 ha

1.1.1.3 Điều kiện khí hậu, thủy văn

- Xã Yên Mỹ có lượng mưa trung bình cả năm là 1920 mm, mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 chiếm gần 80% tổng lượng mưa trong năm Ngày

có lượng mưa cao nhất lên đến 300 - 350 mm

- Khí hậu: Là xã nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, lạnh về mùa đông, nóng ẩm về mùa hè Độ ẩm không khí trung bình hàng năm dao động từ 85-86%, các tháng có độ ẩm không khí cao là tháng 2 và tháng 3 lên đến 92%, thấp nhất vào các ngày có gió mùa Tây Nam có khi xuống dưới 80%

Trang 12

- Nhiệt độ trung bình trong năm là 230C đến 260C Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 200C, mùa hè là 270C Mùa nóng tập trung vào tháng 6 đến tháng 7 Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam nên có sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các mùa

- Về chế độ gió: Trong năm có 2 hướng gió hình thành:

+ Gió Đông Nam thổi vào mùa hạ với tốc độ 2 - 4 m/s

+ Gió Đông Bắc có tốc độ không lớn nhưng thường xuyên gây ra lạnh đột ngột vào những tháng mùa đông

+ Ngoài ra trên địa bàn xã còn chịu ảnh hưởng của gió theo hướng Tây và Tây Nam

- Thủy lợi : Xã Yên Mỹ có hệ thống mương cấp I dài 3,1 km, cấp II dài 8,85km, cấp III dài 1,55km

1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội và sản xuất nông nghiệp

1.1.2.1 Tình hình dân cư

Số liệu thống kê cho thấy, xã Yên Mỹ có diện tích đất tự nhiên là 473,89

ha với gần 1283 hộ dân và gần 4646 nhân khẩu sinh sống ở 15 xóm Trong số đó, hầu hết là các hộ nông nghiệp Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,86%

Nguồn lực lao động của xã ở độ tuổi thanh niên khá nhiều Nhân dân xã Yên Mỹ cần cù lao động, nhạy bén trong kinh doanh và sản xuất nông nghiệp

1.1.2.2 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt

Xã Yên Mỹ có diện tích đất để sản xuất nông nghiệp là 329,95 ha Người dân địa phương ngày càng quan tâm tới việc áp dụng khoa học vào ngành trồng trọt để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Cây lúa là cây lượng thực chính của bà con trong xã Năng suất của các giống lúa ngày càng tăng cao do được đầu tư giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới Một số cây trồng khác cũng được nhân dân trong xã phát triển: Ngô, đậu tương, khoai lang, rau mầu không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng mà còn cung cấp cho thị trường

1.1.2.3 Tình hình sản xuất ngành Chăn nuôi - Thú y

Song song với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng phát triển không ngừng Trong những năm gần đây, người dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi Từ các hộ sản xuất manh mún,

Trang 13

quy mô nhỏ, nay đã mạnh dạn đầu tư vốn, kỹ thuật, con giống mới, có năng suất cao, trang thiết bị hiện đại vào chăn nuôi và đã thu được nhiều kết quả quan trọng

- Chăn nuôi lợn: Những năm gần đây, đàn lợn của xã Yên Mỹ có xu hướng tăng, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt và sản xuất lợn con Do đặc thù của xã

là xã đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng cũng như nhận thức của người dân ngày càng cao nên địa bàn xã đã có nhiều trang trại chăn nuôi tập trung Trang trại của anh Điền là một trong số đó

- Chăn nuôi gia cầm: Trong những năm gần đây, mặc dù giá cả thị trường luôn biến động, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nhưng chăn nuôi gia cầm vẫn phát triển mạnh, đa dạng về chủng loại Trên địa bàn xã cũng có 1 số

hộ chăn nuôi vịt đẻ với quy mô lớn, một số trang trại nuôi gà đẻ thương phẩm

và rất nhiều trang trại nuôi gà thịt Hầu hết các gia đình trong xã đều có nuôi một số lượng gia cầm nhất định để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày

- Công tác thú y: Công tác thú y đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi, nó quyết định sự thành công hay thất bại của người chăn nuôi Ngoài ra,

nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh

tế của người dân Vì vậy, công tác thú y luôn được ban lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương cùng người chăn nuôi hết sức quan tâm, chú trọng như:

+ Tuyên truyền lợi ích vệ sinh phòng dịch bệnh cho người và vật nuôi + Tập trung chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn + Thường xuyên đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở, nâng cao trình độ chuyên môn

Theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh để kịp thời có phương án chỉ đạo Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây ngành chăn nuôi của xã có hướng phát triển, đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi

1.1.3 Quá trình thành lập và phát triển của trại Điền Mừng

1.1.3.1 Quá trình thành lập

Trang trại sản xuất lợn giống siêu nạc của anh Điền nằm trên địa phận

xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, được thành lập năm 2009 Trại chủ yếu mua giống lợn con về nuôi để lên lợn thịt rồi đem bán ra thi trường với quy mô toàn trại là 200 lợn thịt, 500 gà thịt và có nuôi thêm 100 chim cút

Trang 14

Đến năm 2011, nhận thấy sự phát triển của chăn nuôi lợn nái và để chủ động con giống Trại đã đầu tư thêm 1 ô chuồng nuôi thêm 10 nái, để sản xuất ra lợn con nuôi thành lợn thịt, không phải đi mua từ bên ngoài Cho tới nay, toàn Trại hiện đang nuôi quy mô là 30 lợn nái, 300 lợn thịt và đang dần mở rộng quy mô sang năm tới

1.1.3.2 Cơ sở vật chất của trang trại

- Trại lợn có 2 nhà ở cho công nhân cùng với bếp ăn, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại

- Khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng trại cho 30 nái bao gồm: 10 sàn đẻ, 30 ô chuồng chờ phối và chửa, cùng một số công trình phụ phục vụ cho chăn nuôi như: Kho thức ăn, phòng phòng đựng dụng cụ chăn nuôi Chuồng nuôi được thiết kế theo hệ thống chuồng hở, xung quanh chuồng đều được che chắn bằng bạt để giữ ấm vào mùa đông, trong chuồng có quạt để làm mát vào mùa hè cho lợn, trên trần được lắp hệ thống chống nóng bằng ngói blô

Hệ thống đường đi lại trong khu chăn nuôi và giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng

Nước trong khu chăn nuôi là nước giếng khoan Nước uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, qua hệ thống ống dẫn về các ô chuồng Nước tắm và nước xả gầm, phục vụ cho công tác khác, được bố trí từ tháp bể lọc và được bơm qua hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa các chuồng

1.1.3.3 Cơ cấu tổ chức của trang trại

Cơ cấu của trại được tổ chức như sau:

Trang 15

Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,1 - 2,25 lứa/năm

Số con sơ sinh là 11,23 con/đàn, số con cai sữa: 9,46 con/đàn Lợn con theo

mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày thì tiến hành cai sữa

và và chuyển sang ô nuôi lợn con sau cai sữa

Trại có 1 đực giống, lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo Tinh lợn được khai thác từ giống lợn lai 2 máu Pidu Lợn nái được phối 2 lần theo hình thức phối lặp cách nhau 10 - 12 h.Thức ăn cho lợn nái là hỗn hợp hoàn chỉnh

có chất lượng cao, là thức ăn của công ty CP

Công tác thú y: Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại luôn

thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của nhân viên kỹ thuật và

chủ trại

Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về

mùa hè, ấm áp về mùa đông Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn, phun thuốc sát trùng, hành lang đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định

Công nhân, kỹ sư, khách tham quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải sát trùng tại nhà sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động

Công tác phòng bệnh: Quy trình của trại là trong khu vực chăn nuôi

hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại phải được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở đây đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vaccine đầy đủ

Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn

Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn lợn luôn đạt 100%

Trang 16

Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật của Trại có nhiệm vụ theo dõi, kiểm

tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được

kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu nên điều trị đạt hiệu quả khỏi bệnh từ 80-90% trong một thời gian ngắn Vì vậy, không gây thiệt hại về số lượng đàn gia súc

1.1.4 Thuận lợi và khó khăn

- Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng

- Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử

lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn

- Đường đi vào trời mưa thì bị lầy lội, khó đi

1.2 Nội dung và phương pháp phục vụ sản xuất

1.2.1 Nội dung công tác phục vụ sản xuất

1.2.1.1 Công tác chăn nuôi

- Tìm hiểu về quy trình chăn nuôi các loại lợn: Lợn nái chửa, nái nuôi con, lợn con theo mẹ, lợn đực

- Nắm vững đặc điểm của các giống lợn có ở trại

- Tham gia công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn

Trang 17

- Tham gia đỡ đẻ cho lợn nái, cắt rốn, bẻ nanh, cắt đuôi cho lợn con, làm ổ úm cho lợn con

- Tham gia công tác phát hiện lợn động dục và phụ giúp phối giống cho lợn nái động dục

1.2.1.2 Công tác thú y

- Tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn theo quy trình tiêm phòng của Trại

- Phun thuốc sát trùng chuồng trại, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi theo quy trình vệ sinh thú y

- Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn mắc phải trong quá trình thực tập

- Tham gia vào các công tác khác

- Vận dụng những kiến thức lý thuyết ở trường vào công việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn

- Thực hiện, bám sát cơ sở sản xuất và đi sâu kiểm tra, tìm hiểu quy trình chăn nuôi của trại

- Khiêm tốn, hòa nhã với mọi người, không ngại khó và ngại khổ tham gia vào các công việc của trại

- Trực tiếp tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thí nghiệm

- Tham khảo sổ sách theo dõi của trại và trao đổi các vấn đề chuyên môn với cán bộ kỹ thuật trại và chủ trang trại

- Trong thời gian thực tập tại trang trại được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong trang trại cùng với sự cố gắng của

bản thân tôi đã thu được các kết quả sau:

Trang 18

1.2.2.1 Công tác chăn nuôi

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi

đã thực hiện tốt các công việc như:

* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Trong quá trình thực tập tại trang trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, lợn thịt, trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn thí nghiệm Thực hiện quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo

mẹ đến khi cai sữa như sau:

+ Đối với nái chửa:

Lợn nái chửa và chờ phối, được nuôi chung ở 1 dãy chuồng Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức

ăn cho lợn ăn, rửa máng, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566, 567 với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

Đối với lợn nái chửa từ tuần đầu đến tuần 15 cho ăn khoảng 2 - 3kg ăn

566, tùy vào khối lượng của lợn, cho ăn 2 bữa/ ngày

Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn thức ăn 567 với tiêu chuẩn 3,5- 4 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần/ ngày

+ Đối với nái đẻ:

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7- 10 ngày Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày cho

ăn loại 567, chia làm 2 bữa sáng, chiều

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày, tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 5 kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc

Trang 19

nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 6 kg/con/ngày

+ Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:

Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh, bấm đuôi

- Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được tiêm chế phẩm chứa sắt, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy

Lợn con 3 - 4 ngày tuổi, cho uống thuốc phòng cầu trùng

Lợn con 6 ngày tuổi, tiến hành thiến lợn đực

Lợn con được từ 5 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550

Lợn con được 16 - 18 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả

Lợn con được 21 - 27 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn

* Phát hiện lợn nái động dục

- Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng nhốt lợn đực thì lợn nái động dục

có biểu hiện kích thích thần kinh, có biểu hiện mê ì, không muốn đi nữa

- Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được vào khoảng 10 - 11 giờ trưa

- Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính

* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

- Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, quan sát triệu chứng động dục trước đó và đã xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp nhất

- Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ

- Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100 ml) và

số lượng tinh trùng tiến hành trong một liều dẫn (1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng)

- Bước 4: Vệ sinh lợn nái

- Bước 5: Dẫn tinh

- Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ Số lần

lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 2 lần và được ghi lại trên thẻ nái Sau khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại Kết

Trang 20

quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục ấy

1.2.2.2 Công tác thú y

* Công tác vệ sinh

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng

Ở các chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển xuống chuồng nái chờ phối và chửa Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10 % trong thời gian

1 ngày, sau đó được cọ sạch, phơi khô Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột Để khô 2 ngày tiến hành lắp tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ lên Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 1.1

Bảng 1.1 Lịch sát trùng trại lợn

Thứ

Trong chuồng

Ngoài Chuồng

Ngoài khu vực chăn nuôi

Chuồng

thịt

Chuồng đẻ + chuồng chửa và chờ phối

Chuồng cách ly

Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực

Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực

Thứ 3 Phun thuốc sát trùng +

quét vôi đường đi

Quét hoặc rắc vôi đường đi

Thứ 4 Phun ghẻ Phun thuốc sát trùng

+ xả vôi, xút gầm Phun ghẻ

Thứ 6 Phun sát

trùng

Phun thuốc sát trùng + rắc vôi

Phun thuốc sát trùng

Phun thuốc sát trùng

Phun thuốc sát trùng

Trang 21

* Công tác phòng bệnh

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của Trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể Trong thời gian thực tập tại Trại, chúng tôi đã thực hiện lịch tiêm phòng như sau:

Bảng 1.2 Lịch phòng bệnh của trại lợn

Loại lợn Tuần tuổi Phòng bệnh

Vaccine/

Thuốc/chế phẩm

Đường đưa thuốc

Liều lượng (ml/con)

Lợn con

Tiêu chảy Nova-Ampisur Tiêm 1

3 - 6 ngày Cầu trùng Nova - Coc 5% Uống 1

7 ngày Suyễn Respi - sure Tiêm bắp 2 16- 18 ngày Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

25 - 29 tuầntuổi Khô thai Parvo Tiêm bắp 2

26 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

27 - 30 tuầntuổi Giả dại Begonia Tiêm bắp 2

28 tuần tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 Lợn nái

sinh sản

10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

14 tuần Giả dại Begonia Tiêm bắp 2 Vaccine Giả dại và LMLM cứ 4 tháng tiêm lại 1 lần

* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

Để điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ

lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế Vì vậy, hàng ngày tôi và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả

Trang 22

các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm Trong thời gian thực tập, tôi

đã gặp và cùng nhân viên kỹ thuật điều trị một số bệnh sau:

* Bệnh viêm tử cung

- Nguyên nhân: Là một quá trình bệnh lí phức tạp có thể do rất nhiều nguyên nhân: Công tác phối giống không đúng, do lợn mẹ đẻ khó, bị sát nhau phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ trợ sản làm tổn thương, xây xát niêm mạc cổ tử cung và âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm Do sàn chuồng không được vệ sinh sạch, lợn nái không được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đẻ Mặt khác, do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: Bệnh xảy thai truyền nhiễm và phó thương hàn

- Triệu chứng: Khi bị bệnh, lợn biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu như: Thân nhiệt tăng cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, vật đau đớn, có khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh Âm hộ sưng đỏ Từ cơ quan sinh dục thải

ra ngoài dịch viêm màu trắng đục hoặc phớt hồng, có mùi tanh, thối khắm

- Điều trị: Để hạn chế quá trình viêm lan rộng, kích thích tử cung co bóp thải hết dịch viêm ra ngoài và đề phòng hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể, chúng tôi tiến hành điều trị như sau:

Tiêm một liều Oxytoxin: 3 - 5 ml/con

Tiêm Analgin: 1ml/10kgTT/1lần/ngày

Tiêm Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày

Điều trị liên tục trong 3 - 6 ngày

Trong quá trình thực tập tại Trại, tôi đã tiến hành điều trị 2 nái mắc bệnh viêm tử cung bằng phác đồ trên Kết quả là 2 nái đều khỏi bệnh (đạt tỷ lệ 100%)

* Bệnh viêm vú

- Nguyên nhân: Do các loài vi khuẩn: Liên, tụ cầu trùng, E.coli xâm

nhập vào tuyến vú qua da, do xây xát núm vú do răng nanh lợn con mới sinh,

do lợn mẹ nhiều sữa, ứ đọng tạo nên môi trường cho vi khuẩn phát triển, hoặc

do quá nhiều sữa làm căng nhức, gây viêm

Do vệ sinh chuồng trại kém, phân, nước tiểu không thoát hết, nhiệt độ chuồng trại quá lạnh, quá nóng

Do việc dùng thuốc sát trùng tẩy uế chưa hợp lý trong khu trang trại cũng như trong chuồng lợn nái trước và sau khi đẻ

Trang 23

Do kế phát từ các bệnh viêm âm đạo, tử cung

- Triệu chứng: Lợn nái bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao, không cho con bú Tất cả các bầu vú hay một vài bầu vú bị viêm, đỏ, đau, nóng, sưng, có con bị viêm nặng bầu vú tím bầm lại, sờ nắn bầu vú thấy cứng

- Điều trị:

+ Điều trị cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nóng kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần

Tiêm quanh vùng bầu vú bị viêm bằng Nor100 1ml/10kgTT

+ Điều trị toàn thân:

Tiêm Analgin: 1ml/10kgTT/1lần/ngày

Tiêm Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày

Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày

* Bệnh phân trắng lợn con

- Nguyên nhân: Bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một

trạng thái lâm sàng rất đa dạng Do trực khuẩn E.coli thuộc họ Enterobacteriaceae, nhiều loại Samonella (S.choleraesuis, S.typhysuis…) và đóng vai trò phụ là: Proteus, Step-tococcus Trong điều kiện bình thường vi khuẩn E.coli khu trú tự nhiên trong đường tiêu hoá của lợn, chủ yếu ở cuối

ruột non và suốt ruột già Vi khuẩn này sẵn sàng tấn công vào cơ thể lợn khi

cơ thể lợn gặp những điều kiện bất lợi Do hệ thống phòng vệ của lợn con chưa hoàn chỉnh trong những ngày đầu tiên như: Lượng axit trong dạ dày lợn con rất ít nên không đủ ngăn cản sự tấn công, xâm nhập và tăng sinh của vi khuẩn vào ruột và gây bệnh

Do việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn mẹ chưa hợp lý, chuồng trại ẩm ướt, rét mướt, vệ sinh kém, sữa mẹ kém, trong thời gian nuôi con lợn mẹ ăn uống kém, ốn do đó không đủ sữa cho con bú dẫn đến sức đề kháng của con giảm làm cho lợn dễ mắc bệnh

- Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh (tanh khắm), trong phân có dính hạt sữa chưa tiêu hóa Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh

Trang 24

- Điều trị:

Bệnh phân trắng lợn con có nhiều loại thuốc điều trị nhưng tại trang trại

có điều trị bằng thuốc sau:

Norfacoli: 1ml/10kg P/ngày (cho uống)

Điều trị liên tục trong 3 - 4 ngày, kết hợp với vệ sinh chuồng trại, sưởi

- Triệu chứng: Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh, nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân

Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau

- Điều trị: Tiêm Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày

Điều trị liên tục trong 3 - 6 ngày

* Bệnh viêm phổi

- Nguyên nhân: Do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra Bệnh gây ra

trên lợn con ngay từ khi mới sinh ra Bênh xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp Do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém , thời tiết thay đổi…, do sức đề kháng của lợn giảm Bệnh thường lây lan do nhốt chung giữa con nhiễm bệnh và heo con mắc bệnh do bú sữa của heo mẹ bị bệnh

- Triệu chứng: lợn con còi cọc chậm lớn, lông xù, khi thở hóp bụng lại Bình thường nghỉ ngơi lợn không ho chỉ khi xua quấy rầy lợn mới ho (ho vào lúc sáng sớm hay chiều tối do nhiệt độ thấp), nhiệt độ cơ thể bình thường hay tăng nhẹ

- Điều trị:

Tylogenta : 1,5ml/con Tiêm bắp ngày/lần

Vetrimoxin : 1,5ml/con Tiêm bắp 2 ngày/lần

Trang 25

Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm tiamuline: 2ml/con

Điều trị trong 3 - 6 ngày

* Hiện tượng lợn nái mang thai giả:

- Nguyên nhân: Đây là một vấn đề phức tạp liên quan đến đặc điểm cá thể về cảm thụ sinh dục và hàm lượng hormone FSH duy trì ở mức dưới bình thường không đủ để kích thích tiết hormone ostrogen mãnh liệt khi động dục

- Triệu chứng: Lợn nái sau 5 tuần phối thì bắt đầu kiểm tra hiện tượng mang thai giả Tuy nhiên thời gian này rất khó phân biệt mà thường từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 9 mới phân biệt được

Lợn nái mang thai giả không có biểu hiện động dục trở lại sau nhiều tuần phối và bụng không phát triển to lên như những lợn nái khác có cùng tuần phối, lông hai bên sườn cũng dầy hơn Lợn hay kêu la phá chuồng chứ không ngủ nhiều như những lợn nái mang thai khác

- Điều trị: Khi phát hiện lợn nái mang thai giả thì trước hết chuyển lợn

về khu nhốt lợn có vấn đề rồi dùng thuốc sau:

ADE: 6ml/con Tiêm bắp

Sau khi tiêm ADE thì chuyển những lợn nái này nhốt xen kẽ với chuồng lợn đực giống để kích thích động dục trở lại

Nếu lợn nái sau 42 ngày vẫn không động dục trở lại thì loại bỏ

* Bệnh ghẻ:

- Nguyên nhân: do cái ghẻ Sracopes scabiei là loại côn trùng hình

nhện, thường đào hang ở biểu bì lợn Vòng đời của chúng là 8 - 25 ngày, chúng đục khoét lớp biểu bì da, gây rụng long, lở loét, ngứa ngáy Lợn mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, bị do vệ sinh chuồng kém

-Triêụ chứng: Thông thường ghẻ bắt đầu từ tai, đầu mắt, sau lan xuống hai bên sườn, đùi, hang…trên da xuất hiện những mụn ghẻ sau đó trọc

da thành vảy màu nâu hay xám, lợn kém ăn, gầy còm, rụng lông Bệnh lây lan

do tiếp xúc giữa lợn bị ghẻ và lợn khỏe

- Điều trị: Dùng Sebal pour-on đổ dọc sống lưng từ đầu đến gốc đuôi, lợn con và lợn thịt:4ml/10kg P

Tắm vệ sinh sạch cho lợn, đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi

Trang 26

1.2.2.3 Công tác khác

Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học, tôi còn tham gia một số công việc khác như: Đỡ lợn đẻ cho lợn nái, thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

Kết quả công tác phục vụ sản xuất trong thời gian thực tập được thể hiện qua bảng 1.3:

Bảng 1.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất

STT Nội dung công việc Số lượng

(con)

Kết quả (an toàn/ khỏi)

Số lượng (con)

Tỷ lệ (%)

Trang 27

1.3 Kết luận

1.3.1 Kết luận

Qua thời gian thực tập, phục vụ sản xuất tại Trại, tôi đã thu được một

số kết quả sau:

* Về chuyên môn: Đã biết cách sử dụng một số loại vaccine, chẩn đoán

và điều trị một số bệnh thông thường xảy ra trên lợn, biết cách sử dụng thuốc, vận dụng một cách hợp lý giữa lý thuyết với thực tế

Qua đó giúp tôi mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao Từ đó làm cho tôi cảm thấy yêu ngành, yêu nghề hơn, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đi trước kết hợp với kiến thức đã học ở trường em cho rằng việc thực tập tại các cơ sở sản xuất là rất cần thết đối với bản thân em cũng như tất cả các sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường

Trong quá trình thực tập, tôi thấy từ lý thuyết đến thực hành còn một khoảng cách rất xa, nếu chỉ học lý thuyết thì chưa đủ, mà cần phải làm được

để giúp ngành chăn nuôi ngày càng phát triển Vì vậy, tôi thấy việc đi thực tập tại các cơ sở sản xuất là rất cần thiết đối với bản thân nói riêng, cũng như tất

cả mọi sinh viên nói chung trước khi tốt nghiệp ra trường

- Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

- Thay thế một số trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi bị cũ, hỏng để tránh thất thoát về lợn

- Mở rộng quy mô chuồng trại để chăn nuôi đạt hiệu quả hơn nữa

- Công tác tiêm phòng và vệ sinh phòng bệnh cần thực hiện tốt hơn nữa

Trang 28

PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài: “Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Ferrum B12 để kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con F2 [Yorkshire× (Móng Cái × Yorkshire)] giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại trại lợn xã Yên

Mỹ - huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình”

2.1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây chăn nuôi ngày càng được chú trọng, đặc

biệt là chăn nuôi lợn Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp thực phẩm giàu chất đạm chủ yếu cho xã hội (trên 70% lượng thịt tiêu thụ trên thị trường là thịt lợn) Nuôi lợn thịt là giai đoạn cuối cùng trong chăn nuôi lợn để tạo ra sản phẩm cho con người Số đầu lợn thịt thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng đàn lợn, thường từ 65 - 80% (khoảng 2/3 tổng số đàn), do vậy sự thành công của

chăn nuôi lợn thịt chính là thành công của nghề chăn nuôi lợn

Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chất lượng con giống là một trong những yếu tố quyết định Lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi là giai đoạn thường mắc bệnh do cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh Những lợn con bị mắc trong giai đoạn này có thể dẫn đến còi cọc,

là nguyên nhân làm giảm chất lượng con giống ở giai đoạn nuôi tiếp theo Trong số các bệnh thường gặp ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi, bệnh tiêu chảy diễn ra khá phổ biến và có thể gây thành dịch Lợn con mắc bệnh tiêu chảy có thể gây chết từ 70 - 100% , những cá thể chữa khỏi thường còi cọc, ảnh hưởng đến sinh trưởng ở giai đoạn nuôi tiếp theo Vì vậy, phòng, chống bệnh tiêu chảy cho lợn con trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng con giống và nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn nói chung và lợn thịt nói riêng ở giai đoạn tiếp theo

Xuất phát từ thực tế, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Ferrum B12 để kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con F2 [Yorkshire× (Móng Cái × Yorkshire)] giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại trại lợn xã Yên Mỹ - huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình”

Trang 29

* Mục tiêu của đề tài

- Xác định ảnh hưởng của chế phẩm Ferum - B12 trong kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi

- Xác định hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm Ferrum - B12 trong chăn nuôi lợn con

- Khuyến cáo với người chăn nuôi việc sử dụng chế phẩm Ferrum - B12 trong chăn nuôi lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi

2.2 Tổng quan tài liệu

2.2.1 Cơ sở lý luận

2.2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của lợn

a Khái niệm về sinh trưởng và phát dục

Theo Chavez E.R.(1985) [27], sinh trưởng là quá trình sinh lý sinh hoá phức tạp duy trì từ phôi thai được hình thành đến khi con vật thành thục về thể vóc Như vậy, ngay từ khi còn là phôi thai, quá trình sinh trưởng đã được khởi động

Johanson.L (1972) [28] đã đưa ra khái niệm: Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp protein, cho nên người ta lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng Tuy nhiên, cũng có khi tăng khối lượng không phải là sinh trưởng (ví dụ như có trường hợp tăng khối lượng chủ yếu là tăng mỡ và nước chứ không phải sự phát triển của mô cơ) Sinh trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, chất lượng và các chiều của

tế bào mô cơ Ông cho rằng, cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến sự phát triển của con vật

Theo Trần Đình Miên và cs (2004) [10], sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, sự tăng chiều cao, bề dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền

có từ đời trước Sinh trưởng là sự tích lũy dần các chất chủ yếu là protein mà tốc độ và khối lượng các chất do tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng

Khi nghiên cứu về sinh trưởng, không thể không đề cập đến quá trình phát dục Đây là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm, hoàn thiện thêm

về tính chất, chức năng của các bộ phận cơ thể

Trang 30

Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình thái, kích thước các bộ phận cơ thể Phát dục của cơ thể con vật là quá trình phức tạp trải qua nhiều giai đoạn từ khi trứng rụng tới khi trưởng thành, khi con vật trưởng thành quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở các cơ quan, tổ chức không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ yếu

là tích luỹ mỡ, còn tích luỹ cơ thể xem như ở trạng thái ổn định

b Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn con

Lợn con trong gian đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng, phát dục nhanh So với những loài gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con là cao nhất Khối lượng cai sữa của lợn con khi 2 tháng tuổi gấp 12 - 16 lần so với khối lượng sơ sinh, trong khi đó bê nghé chỉ tăng 3 - 5 lần

Qua thực tế sản xuất và nghiên cứu của nhiều tác giả đã chứng minh giai đoạn lợn con theo mẹ có khả năng sinh trưởng rất nhanh

Theo Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2006) [23], lợn con ở 7 - 10 ngày tuổi đã gấp 2 lần khối lượng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 lần và đến 60 ngày tuổi gấp 10 - 15 lần khối lượng sơ sinh

Lợn con sinh trưởng, phát dục nhanh nên khả năng tích luỹ các chất dinh dưỡng rất mạnh Lợn con 3 tuần tuổi mỗi ngày tích luỹ được 9 - 14 g protein/kg khối lượng cơ thể Trong khi lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0,3 - 0,4 g protein/kg khối lượng cơ thể

Lợn con bú sữa sinh trưởng, phát dục nhanh, nhưng không đồng đều qua các giai đoạn Sinh trưởng nhanh trong 21 ngày tuổi đầu, sau đó giảm Sự giảm này do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần và hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn con giảm Thời gian giảm sinh trưởng thường kéo dài khoảng 2 tuần tuổi, còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con Chúng ta có thể hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách tập cho lợn con tập ăn sớm (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[12]

Khả năng miễn dịch của lợn con trong giai đoạn cũng có những đặc điểm đặc biệt Lợn con mới đẻ, trong máu không cóγ - globulin nhưng sau 24 giờ bú sữa

đầu, hàm lượngγ - globulin trong máu đạt tới 20,3mg/100ml máu Do đó, lợn con

cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ

20 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể (Trần Cừ, 1972)[2]

Trang 31

2.2.1.2 Sự phát triển của cơ quan tiêu hóa:

Cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển theo tuổi Theo Kvasnhixky A.V,

(1951) [31] cho biết: Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh hơn cơ quan khác Trong khi còn trong bào thai bộ máy tiêu hóa đã phát triển đầy đủ song kích thước còn bé

Lúc 1 ngày tuổi dạ dày nặng 4 - 5 gam, có thể chứa 25 - 40 gam sữa Ruột non nặng khoảng 40 - 50 gam, dài 3,5 - 4 m, có thể chứa 100 - 110 gam sữa

Sau khi đẻ 10 ngày, khối lượng dạ dày tăng gấp 3 lần vào khoảng 15 gam, dung tích ruột non tăng gấp 2 lần, ruột già phát triển mạnh

Thời gian bú sữa, cơ quan tiêu hóa phát triển mạnh, dạ dày tăng khoảng 50 -

60 lần, chiều dài ruột non tăng gấp 4 - 5 lần, dung tích tăng gấp 40 - 50 lần

Sự gai tăng cảu bộ máy tiêu hóa có liên quan đến tiêu hóa xenllulozo vào thức ăn bổ sung

* Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn

Trong dạ dày lợn con mới sinh ra chưa có hệ vi sinh vật, vài giờ sau sinh mới có một vài loài vi khuẩn, từ đó chúng bắt đầu sinh sôi nảy nở dần Hàng ngày có một số vi khuẩn theo thức ăn vào ruột, sống và sinh sôi nảy

nở ở đây Chúng sẽ có những biến đổi nhất định để phù hợp với môi trường sống ở đây, nhưng căn bản vẫn tồn tại đến khi con vật chết Thành phần, số lượng, chất lượng của hệ vi sinh vật trong đường ruột và dạ dày phụ thuộc vào tuổi, loài, phương thức nuôi dưỡng, điều kiện vật lý, hóa học của môi trường trong dạ dày và ruột (Nguyễn Thị Liên, 2000) [9]

Có thể chia vi khuẩn sống trong dạ dày thành 2 loại, đó là “vi sinh vật tùy tiện”, là loài vi sinh vật thay đổi theo điều kiện thức ăn và loại “vi sinh vật bắt buộc”, là loại vi sinh vật có khả năng thích nghi ngay với môi trường trong đường ruột, dạ dày và chúng trở thành loài định cư vĩnh viễn Hệ vi sinh

vật bắt buộc bao gồm: Streptococus lactic, lactobacterium, acidophilum,…

Lợn con mới sinh hệ vi sinh vật chưa phát triển, chưa đủ vi khuẩn có lợi nên chưa đủ khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh Vì vậy, lợn con sơ sinh dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Xâm nhập vào xoang miệng và niêm mạc miệng có nhiều loại vi khuẩn, một số vi cầu khuẩn, trực khuẩn Gram (+) như trực khuẩn lactic, trực khuẩn

Trang 32

Gram (-) như E.coli, proteus, pasteurella, xạ khuẩn nấm men, xoắn khuẩn leptospira Trong xoang miệng dịch nước bọt được tiết ra có chứa chất sát trùng tiêu diệt được một số loài vi khuẩn có hại xâm nhập sâu vào đường tiêu hóa

- Hệ vi sinh vật dạ dày:

Hệ vi sinh vật dạ dày rất ít do tác dụng diệt khuẩn của acid có trong dạ dày Vi sinh vật trong dạ dày bao gồm các loại vi khuẩn lên men, các vi sinh vật này có khả năng sống trong môi trường acid ngay cả khi đọ pH toan tính cao, ví dụ như vi khuẩn lactic axetobacteri thiobacterium thioxi có thể sống trong môi trường acid có độ pH = 1, ngoài ra có trực khuẩn đường ruột như phó thương hàn đi qua dạ dày và có phần cư trú ở đó tạm thời

- Hệ vi sinh vật ruột non:

Ruột non chiếm 2/3 đến 3/5 chiều dài toàn bộ ruột nhưng số lượng vi khuẩn lại không nhiều, nhất lad ở tá tràng Nguyên nhân lad do khi dịch dạ dày vào ruột non vẫn có tác dụng diệt khuẩn Ngoài ra còn do dịch mật và dịch tụy tiết ra theo ống đưa vào tá tràng ruột non cũng có tác dụng diệt khuẩn Trong ruột non có chủ yếu một số loại vi khuẩn lad E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn hiếm khí, yếm khí có nha bào, ở gia súc non có them Streptococus lactic, trực khuẩn lactic lactobacterium

- Hệ vi sinh vật ruột già:

Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1980) [13] hệ vi sinh vật ruột già chủ yếu lad E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn có nha bào, gia súc trưởng thành E.coli chiếm 75% trở lên, trong ruột già còn có hệ vi sinh vật chưa thực hiện được bằng triệu chứng lâm sang như: Phó thương hàn, vi khuẩn Brucella, uốn ván

Trong hệ tiêu hóa của động vật, hệ vi sinh vật luôn ổn định cao để đảm bảo cân đối cho hoạt động tiêu hóa của vi sinh vật có lợi như vi khuẩn lactic, vi khuẩn này chiếm 90% hoạt động hữu ích tạo ra sự cân bằng cho quá trình tiêu hóa hay hấp thu đường ruột Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển gây rối đường tiêu hóa, gây tiêu chảy Những vi khuẩn gây tiêu chảy thường gặp nhất lad E.coli, Clostridium perfringens

2.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn con

a Các yếu tố bên trong :

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [12], yếu tố di truyền là một trong

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh lợn nái - lợn con - lợn thịt, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, trang 45,47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng trị bệnh lợn nái - lợn con - lợn thịt
Tác giả: Nguyễn Xuân Bình
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 2000
2. Trần Cừ (1972), Cơ sở sinh lý nuôi dưỡng lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở sinh lý nuôi dưỡng lợn con
Tác giả: Trần Cừ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1972
3. Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2000), “Sử dụng chế phẩm sinh học Biosubtyl để phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con trước và sau khi cai sữa”, Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú Y, Tập VII, (số 2), trang 58 -62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng chế phẩm sinh học Biosubtyl để phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con trước và sau khi cai sữa
Tác giả: Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên
Năm: 2000
6. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc, gia cầm. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc, gia cầm
Tác giả: Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
7. Cao Thị Hoa (1999), Nghiên cứu dùng chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn con theo mẹ, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu dùng chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn con theo mẹ
Tác giả: Cao Thị Hoa
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1999
8. Trương Lăng và Giao Xuân (2002), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Lao Động Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn
Tác giả: Trương Lăng và Giao Xuân
Nhà XB: Nxb Lao Động Xã Hội
Năm: 2002
9. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên (2000), Giáo trình vi sinh vật học chăn nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vi sinh vật học chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2000
10. Trần Đình Miên (1982), Chọn và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn và nhân giống gia súc
Tác giả: Trần Đình Miên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1982
11. Lê Văn Năm, Trần Văn Bình, Nguyễn Thị Hương (1999), Hướng dẫn phòng trị bệnh lợn cao sản, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, trang 73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn phòng trị bệnh lợn cao sản
Tác giả: Lê Văn Năm, Trần Văn Bình, Nguyễn Thị Hương
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 1999
12. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, tr 43 165, 187 - 188 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi lợn
Tác giả: Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo
Năm: 2004
13. Nguyễn Vĩnh Phước (1980), Vi sinh vật ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật ứng dụng trong chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Phước
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1980
14. Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Công Hoạt (2004), Bốn bệnh đỏ của lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội trang 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn bệnh đỏ của lợn và biện pháp phòng trị
Tác giả: Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Công Hoạt
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2004
15. Phạm Hồng Sơn, Bùi Quang Anh (2006), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Đại học Nông Lâm - Đại học Huế, trang 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y
Tác giả: Phạm Hồng Sơn, Bùi Quang Anh
Năm: 2006
16. Nguyễn Thị Tài (2000), Nghiên cứu chế phẩm sinh học để điều trị hội chứng tiêu chảy , Nghiên cứu khoa học thú y (1996 - 2000), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chế phẩm sinh học để điều trị hội chứng tiêu chảy
Tác giả: Nguyễn Thị Tài
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2000
17. Lê Thị Tài, Đoàn Thị Kim Dung, Phương Song Liên (2004), Phòng trị một số bệnh thường gặp trong thú y bằng thuốc nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 47, 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng trị một số bệnh thường gặp trong thú y bằng thuốc nam
Tác giả: Lê Thị Tài, Đoàn Thị Kim Dung, Phương Song Liên
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2004
18. Lê Văn Tạo (2006), “Bệnh do vi khuẩn Escherichia coli gây ra ở lợn”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập XIII, (số 3), trang 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh do vi khuẩn Escherichia coli gây ra ở lợn
Tác giả: Lê Văn Tạo
Năm: 2006
19. Phan Đình Thắm (1995), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc
Tác giả: Phan Đình Thắm
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1995
20. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý động vật, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lý động vật
Tác giả: Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2006
21. Nguyễn Văn Thiện (2002), Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Văn Thiện
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
22. Trần Tố (1998), Giáo trình Sinh hóa động vật, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, trang 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Sinh hóa động vật
Tác giả: Trần Tố
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 1998

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w