Sinh trưởng tương đối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Ferrum B12 để kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con F2 giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại trại lợn xã Yên Mỹ - huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình. (Trang 51)

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần khối lượng (thể tích, kích thước) thời điểm kết thúc khảo sát so với thời điểm bắt đầu khảo sát. Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn được trình bày tại bảng 2.5:

Bng 2.5. Sinh trưởng tương đối v khi lượng ca ln (%)

STT Giai đoạn (ngày tuổi) Lô ĐC (n = 30) Lô TN (n = 30) 1 Ss - 15 106,10 108,46 2 16 - 30 63,17 65,99 3 31 - 45 50,78 51,63 4 46 - 60 33,57 34,20

Số liệu của bảng 2.5 cho thấy sinh trưởng tương đối của lợn ở cả 2 lô TN và ĐC đều có xu hướng giảm liên tục so với độ tuổi, phản ánh đúng quy luật sinh trưởng tương đối theo giai đoạn của lợn. Tuy nhiên, tốc độ giảm sinh trưởng tương đối của 2 lô là không đồng đều nhau. Lô TN có tốc độ giảm sinh trưởng tương đối chậm hơn so với lô ĐC. Cụ thể là ở giai đoạn sơ sinh đến 15 ngày tuổi, sinh trưởng tương đối của lô TN là 108,46%, cao hơn lô ĐC là 2,36%; giai đoạn 16 - 30 ngày tuổi, sinh trưởng tương đối của lô TN là 65,99%, cao hơn lô ĐC là 2,82%; giai đoạn 31 - 45 ngày tuổi, sinh trưởng tương đối của lô TN là 51,63%, cao hơn lô ĐC là 0,85% và ở giai đoạn 46 - 60 ngày tuổi, sinh trưởng tương đối của lô TN là 34,20%, cao hơn lô ĐC là 0,63%. Như vậy, trong toàn bộ các giai đoạn sinh trưởng tương đối của lô TN luôn cao hơn lô ĐC. Tuy nhiên sự chênh lệch về sinh trưởng tương đối giữa lô TN và lô ĐC có xu hướng thu hẹp dần đến cuối giai đoạn khảo sát.

Tốc độ giảm sinh trưởng tương đối của lô TN chậm hơn lô ĐC và luôn cao hơn lô ĐC ở mọi giai đoạn khảo sát có liên quan tới việc sử dụng chế phẩm Ferrum - B12 vào lô TN. Điều này được giải thích tương tự như tốc độ sinh trưởng tích lũy và sinh trưởng tuyệt đối của lô TN luôn cao hơn lô ĐC đã được trình bày ở các phần trên.

Đồ thị 2.3 biểu diễn sinh trưởng tương đối của lợn qua các giai đoạn tuổi cho thấy tốc độ sinh trưởng tương đối của lợn ở cả 2 lô TN và ĐC đều giảm dần theo độ tuổi, phản ánh đúng quy luật sinh trưởng theo độ tuổi của lợn. Tuy nhiên, cột biểu diễn sinh trưởng tương đối của lô TN luôn cao hơn lô ĐC tại mọi giai đoạn khảo sát thể hiện rõ ảnh hưởng của chế phẩm Ferrum - B12 tới sinh trưởng tương đối của lợn.

0 20 40 60 80 100 120 SS-15 16-30 31-45 46-60 Lô ĐC Lô TN

Hình 2.3: Biu đồ sinh trưởng tương đối ca ln qua các giai đon tui(%) 2.4.2. nh hưởng ca vic b sung chế phm Ferrum - B12 (St 20% - B12) đến độđồng đều ca ln con

Độ đồng đều của lợn con ở các giai đoạn sinh trưởng chính là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng,nó không những chịu ảnh hưởng cảu yếu tố di truyền, khả năng tiết sữa của lợn mẹ mà còn chịu ảnh hưởng cảu nhóm yếu tố ngoại cảnh: chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn, biện pháp phòng trị bệnh.

Để kiểm tra được độ đồng đều của lợn con, chúng tôi đã tiến hành theo dõi lợn con qua các lần cân, sau đó so sánh khối lượng con nhỏ nhất với con lớn nhất của mỗi lô để tính tỷ lệ đồng đều. Kết tính toán tỷ lệ đồng đều được trình bày tại bảng 2.6.

Bng 2.6. Độđồng đều ca ln con thí nghim qua các giai đon Thời gian khảo sát (ngày tuổi) Lô ĐC Lô TN Con nhỏ nhất (kg) Con lớn nhất (kg) Tỷ lệ đồng đều (%) Con nhỏ nhất (kg) Con lớn nhất (kg) Tỷ lệ đồng đều (%) Sơ sinh 1,13 1,27 89,98 1,14 1,27 89,76 15 ngày 3,10 4,42 70,14 3,39 4,7 72,13 30 ngày 7,01 8,36 83,85 7,13 8,36 85,28 45 ngày 11,48 13,84 82,95 12,46 14,13 88,18 60 ngày 17,16 18,91 90,75 18,11 19,85 91,23

Số liệu của bảng 2.5 cho thấy độ đồng đều của lợn biến động theo độ tuổi. Ở cả 2, lô lợn con sơ sinh có độ đồng đều khá cao và tương đương nhau (89,98% và 89,76%). Tuy nhiên, độ đồng đều của 2 lô có biến động giảm mạnh trong giai đoạn từ 15 đến 30 ngày tuổi. Cụ thể là ở giai đoạn 15 ngày tuổi, độ đồng đều của lợn con ở cả 2 lô TN và ĐC đều giảm xuống mức thấp nhất (72,13% và 70,14%) và đến 30 ngày tuổi đạt lần lượt là 85,28% và 83,85%. Từ giai đoạn 45 ngày tuổi trở đi, độ đồng đều tăng nhanh ở cả 2 lô TN và ĐC, lần lượt là 88,18% và 82,95% (lúc 40 ngày tuổi); 91,23% và 90,75% (lúc 60 ngày tuổi). Sự tăng lên về tỷ lệ đồng đều của lợn ở cả 2 lô TN và ĐC ở độ tuổi 45 và 60 ngày được giải thích là ở các thời điểm này, lợn đã quen với thức ăn, sức đề khỏe, sức đề kháng tăng, sinh trưởng tốt và khá đồng đều.

Tuy nhiên, khi so sánh về độ đồng đều giữa lô TN và ĐC, chúng tôi thấy sự sai lệch giữa 2 lô này là không lớn. Cụ thể là lúc 15 ngày tuổi , độ đồng đều của lô TN là 72,13%, cao hơn lô ĐC là 1,99%; lúc 30 ngày tuổi, độ đồng đều của lô TN đạt 85,28%, cao hơn lô ĐC là 2,04%; lúc 45 ngày tuổi, độ đồng đều của lô TN là 88,18%, cao hơn lô ĐC là 5,24% và lúc 60 ngày tuổi, độ đồng đều của lô TN là 91,23%, cao hơn lô ĐC là 0,48%. Độ đồng đều của lô TN luôn cao hơn so với lô ĐC có liên quan tới việc sử dụng Ferrum - B12. Bởi vì, lợn được sử dụng Ferrum - B12 ít bị cảm nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy hơn so với lợn không được sử dụng Ferrum - B12 (xem bảng 2.7), vì vậy số lợn bị còi cọc ít hơn, làm cho độ đồng đều cao hơn.

2.4.3. nh hưởng ca vic s dng chế phm Ferrum - B12 đến t l tiêu chy ca ln con thí nghim

Để đánh giá việc bổ sung chế phẩm Ferrum - B12 (Sắt 20% - B12) đến khả năng nhiễm bệnh cảu lợn con hay không, chúng tôi đã tiến hành theo dõi trực tiếp tình hình cảm nhiễm bệnh tiêu chảy và tiến hành ghi chép số liệu. Kết quả tình hình cảm nhiễm bệnhđàn lợn hàng ngày sau đó tổng hợp. Kết quả theo dõi tình hình cảm nhiễm bệnh tiêu chảy được trình bày tại bảng 2.7.

Bng 2.7. T l mc bnh tiêu chy ln con qua các giai đon

Giai đoạn (ngày tuổi) ĐVT Lô ĐC (n = 30) Lô TN (n = 30)

Sơ sinh - 15 ngày con 8 4

16 - 30 ngày con 5 3

31 - 45 ngày con 0 0

46- 60 ngày con 0 0

Số lợn con mắc bệnh Con 13 7

Tỷ lệ % mắc bệnh % 43,33 22,33

Số liệu bảng 2.7 cho thấy, ở cả 2 lô lợn con chỉ bị nhiễm bệnh tiêu chảy trong giai đoạn từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi, trong đó giaai đoạn từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi có số lợn và tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy cao nhất. Điều này có liên quan đến sự thích ứng của lợn con sau sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ lợn con mắc bệnh ở các lô là không đồng đều. Lô ĐC có số lượng và tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy luôn cao hơn lô TN. Cụ thể, ở giai đoạn sơ sinh - 15 ngày tuổi, lô ĐC có 8/30 lợn con bị nhiễm bệnh tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 26,26% trong khi đó lô TN chỉ có 4/30 lợn con bị nhiễm bệnh tiêu chảy, chiếm 13,33%; giai đoạn 15 - 30 ngày tuổi, lô ĐC có 5/30 lợn con nhiễm bệnh tiêu chảy, chiếm 16,66%, trong khi lô TN chỉ có 3/30 lợn bị mắc bệnh, chiếm 10,00%. Tính chung trong toàn giai đoạn từ sơ sinh - 60 ngày, lô ĐC có 13/30 lợn con bị nhiễm bệnh tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 43,33%, trong khi đó lô TN chỉ có 7/30 lợn con nhiễm bệnh tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 23,33% (thấp hơn lô ĐC 20,00%). Sự giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lô TN so với lô ĐC có liên quan tới việc bổ sung Ferrum - B12 cho lợn ở lô TN. Việc bổ sung Ferrum - B12 cho lợn làm tăng khả năng tổng hợp Hemoglobin trong quá trình tạo máu.

Chính sự tăng cường tạo máu là nguyên nhân nâng cao sức chống đỡ bệnh tật của lợn con.

2.4.4. nh hưởng ca vic s dng chế phm Ferrum - B12 (st 20% - B12) đến tiêu tn thc ăn ca ln con thí nghim

Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm Ferrum - B12 (Sắt 20% - B12) cho lợn con, chúng tôi đã tiến hành theo dõi tổng hợp lượng thức ăn tiêu tốn cho lợn con và lợn mẹ, chi phí thuốc thú y cho lợn con, tổng khối lượng lợn con lúc 60 ngày tuổi.

Sau khi tổng hợp đầy đủ số liệu, em đã tiến hành xử lý số liệu và sơ hoạch toán kinh tế, kết quả thu được như sau:

Bng 2.8. nh hưởng ca vic b sung chế phm Ferrum - B12 đến Tiêu tn thc ăn/kg tăng khi lượng ln con ging

Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN

Số lượng lợn mẹ Con 3 3

Số lượng lợn con Con 30 30

Tổng thức ăn cho lợn con đến lúc 21

ngày tuổi Kg 96 105

Tổng thức ăn cho lợn mẹ nuôi con đến

21 ngày tuổi Kg 278 264

Tổng khối lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi

Kg 162,12 168,64

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con lúc cai sữa Kg 2,31 2,19

So với lô ĐC % 100 94,81

Tổng thức ăn cho lợn con từ 21 ngày

đến 60 ngày Kg 467 481

Tăng khối lượng lợn con tăng từ 21 ngày đến 60 ngày tuổi

Kg 378,48 403,46

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

lợn con từ lúc cai sữa đến 60 ngày tuổi Kg 1,23 1,19

Qua bảng số liệu 2.8 cho ta thấy, tổng thức ăn tiêu tốn cho lợn mẹ và lợn con ở lô TN và lô ĐC đến 21 ngày tuổi lần lượt là 369 kg và 374kg. Khối lượng của lợn con ở lô TN và lô ĐC ở 21 ngày tuổi lần lượt là 168,64kg và 162,12 kg. Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi của lô TN và lô ĐC là 2,19kg và 2,31kg.

Tổng khối lượng lợn con tăng từ 21 ngày đến 60 ngày ở lô TN và ĐC lần lượt là 403,46kg và 378,48kg. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ cai sữa (lúc 21 ngày tuổi) của lô TN và lô ĐC lần lượt là 1,19kg và 1,23kg.

Nếu coi tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi ở lô ĐC là 100,00% thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lô TN chỉ là 94,81%, giảm hơn so với lô ĐC là 5,19%. Nếu coi tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con từ 21 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi của lô ĐC là 100,00% thì ở lô TN chỉ có 96,75%, giảm hơ so với lô ĐC là 3,25%. Ở cả 2 giai đoạn thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con ở lô TN đều thấp hơn so với lô ĐC.

Sự giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lô TN so với lô ĐC có liên quan tới việc sử dụng chế phẩm Ferrum - B12 cho lợn con ở lô TN. Chế phẩm Ferrum - B12 đã có tác dụng kích thích sinh trưởng ở lợn con , qua đó làm giảm tiêu tốn thức ăn cho sinh trưởng.

2.4.5. Hiu qu kinh tế khi s dng chế phm Ferrum - B12

Trong chăn nuôi, việc hạch toán chi phí sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì nó quyết định đến giá thành sản phẩm chăn nuôi. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại trại lợn Điền - Mừng, chúng tôi đã tiến hành theo dõi và ghi chép chi phí thuốc thú y trong việc phòng bệnh và chữa bệnh tiêu chảy của lợn con. Kết quả theo dõi và hạch toán chi phí thuốc thú y trong phòng trị bệnh tiêu chảy của lợn con được trình bày tại bảng 2.9.

Bng 2.9. Chi phí thuc thú y/kg KL ln con ging

Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN

1. Phần chi: + Chế phẩm Ferrum - B12 + Thuốc thú y + Tổng chi đồng đồng đồng 0,00 245.000,00 245.000,00 80.000,00 122.500,00 202.500,00 2. Tổng khối lượng lợn tăng Kg 504,60 536,40 3. Chi phí (thuốc thú y + CP)/kg KL lợn con tăng đồng 486,00 378,00 4. So sánh lô ĐC % 100 77,78

Kết quả bảng 2.9 cho ta thấy, chi phí (thuốc thú y + chế phẩm sinh học Ferrum - B12)/1kg khối lượng lợn ở lô TN và lô ĐC lần lượt là 245.000,00 đồng và 202.500,00 đồng. Khối lượng tăng của lợn con ở lô TN và lô ĐC lần lượt là 536,40kg và 504,60kg. Chi phí (thuốc thú y + CP)/1kg tăng khối lượng lợn con lúc 60 ngày tuổi của lô TN và lô ĐC là 378,00 đồng và 486,00 đồng.

Nếu coi chi phí (thuốc thú y + CP)/1kg tăng khối lượng lợn con lúc 60 ngày tuổi của lô ĐC là 100,00% thì chi phí (thuốc thú y + CP)/1kg tăng khối lượng lợn con lúc 60 ngày tuổi của lô TN chỉ là 77,78%, giảm hơn so với lô ĐC là 22,22%. Sự giảm chi phí (thuốc thú y + CP)/1kg tăng khối lượng lợn con lúc 60 ngày tuổi của lô TN so với lô ĐC có liên quan tới việc sử dụng Ferrum - B12 cho lợn con ở lô TN. Chế phẩm Ferrum - B12 có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho lợn con, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, qua đó giảm được chi phí thuốc thú y/1kg tăng khối lượng lợn con.

2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị

2.5.1. Kết lun

Từ các kết quả thu được của nghiên cứu khi sử dụng chế phẩm Ferrum - B12 cho lợn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Sử dụng chế phẩm Ferrum - B12 cho lợn con vào lúc 5 ngày tuổi đã có tác dụng:

+ Nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn con them 5,83%. + Giảm tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy 20,00 % so với đối chứng.

+ Giảm chi phí thức ăn/1kg lợn giống lúc 21 ngày tuổi là 5,19% và chi phí thức ăn/1kg lợn giống từ 21 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi 3,25%.

+ Giảm chi phí thuốc thú y điều trị bệnh tiêu chảy lợn con/1kg lợn giống lúc 60 ngày tuổi là 22,22%.

+ Tăng tỷ lệ đồng đều của lợn con lúc 60 ngày tuổi là 0,48% .

2.5.2. Tn ti

Do điều kiện và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế, phạm vi thí nghiệm chưa được rộng, thí nghiệm lặp lại chưa nhiều lần và làm ở các mùa thời tiết khác nhau nên kết quả nghiên cứu chưa thể phản ánh được toàn diện ảnh hưởng của chế phẩm Ferrum - B12 đối với lợn con.

Bản thân mới lần đầu làm công tác nghiên cứu khoa học mặc dù nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ cô giáo hướng dẫn và bạn bè đồng nghiệp nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác thu thập số liệu cũng như phương pháp nghiên cứu.

Trại chưa có đầy đủ trang thiết bị và hoạt động với tính chất và mục đích sản xuất kinh doanh nên nhiều trường hợp chưa thực sự tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu

2.5.3. Đề ngh

Cần thực hiện nghiêm ngặt hơn trong công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi cũng như trong tiêm phòng.

Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường, chuồng trại phải được tiêu độc định kỳ.

Cần thực hiện tốt hơn nữa vấn đề vệ sinh môi trường chuồng trại, có biện pháp khoa học để xử lý chất thải. Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh. Vấn đề quan tâm trước mắt là kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm bài tiết của lợn khỏe cũng như lợn bệnh đảm bảo thu gom và có biện pháp xử lý thích hợp.

Và để có kết quả nghiên cứu khách quan, đầy đủ và chính xác hơn đề nghị nhà trường và khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục cho nghiên cứu để làm sáng tỏ vai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Ferrum B12 để kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con F2 giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại trại lợn xã Yên Mỹ - huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)