Sinh trưởng tích lũy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Ferrum B12 để kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con F2 giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại trại lợn xã Yên Mỹ - huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình. (Trang 46)

Sinh trưởng tích luỹ hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể là một chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của vật nuôi, đây là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chăn nuôi quan tâm. Khối lượng cơ thể lợn con qua từng giai đoạn là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn lợn.

Để xác định ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Ferrum - B12 (sắt 20% - B12) tới khả năng sinh trưởng của lợn, chúng tôi tiến hành cân lợn con tại các thời điểm các thời điểm: Sơ sinh, 15, 30, 45, 60 ngày tuổi, đảm bảo nguyên

tắc cùng một người cân, cùng một loại cân và cân vào các buổi sáng. Kết quả xác định khối lượng của lợn được trình bày tại bảng 2.3.

Bng 2.3. Khi lượng ca ln qua các thi k cân (kg/con)

STT Thời điểm khảo sát Lô ĐC Lô TN So với ĐC (%) ± Cv (%) ± Cv (%) 1 Sơ sinh 1,20 ± 0,01 3,33 1,19 ± 0,01 3,36 2 15 ngày 3,91 ± 0,07 9,72 4,01 ± 0,06 7,48 + 2,56 3 30 ngày 7,64 ± 0,08 5,52 7,96 ± 0,05 3,64 + 5,85 4 45 ngày 12,84 ± 0,09 4,05 13,50 ± 0.07 2,74 + 5,14 5 60 ngày 18,02 ± 0,10 2,76 19,07 ± 0,09 2,78 + 5,83

Số liệu của bảng 2.3 cho thấy, khối lượng của cả 2 lô (ĐC và TN) tăng liên tục với sự tăng lên của tuổi lợn, phản ánh đúng quy luật sinh trưởng của lợn theo giai đoạn. Tuy nhiên tốc độ sinh trưởng của lợn của 2 lô là không đồng đều nhau. Khối lượng lợn của lô ĐC và lô TN tại thời điểm sơ sinh không có sự sai khác nhau đáng kể (1,20 và 1,19 kg/con) (P > 0,05), nhưng bắt đầu từ ngày 15 trở đi, khối lượng lợn ở lô TN luôn có xu hướng cao hơn lô ĐC ở mọi thời điểm khảo sát. Cụ thể là ở lúc 15 ngày tuổi , khối lượng lợn ở lô TN đạt 4,01kg/con, cao hơn lô ĐC là 0,1kg/con, tương ứng với 2,56%; ở lúc 30 ngày tuổi khối lượng lợn ở lô TN đạt 7,96 kg/con, cao hơn lô ĐC là 0,32 kg/con, tương ứng với 5,85%; lúc 45 ngày tuổi, khối lượng lợn ở lô TN đạt 13,50 kg/con, cao hơn lô ĐC là 0,66kg/con, tương ứng với 5,14% và lúc 60 ngày tuổi, khối lượng lợn của lô TN đạt 19,07 kg/con, cao hơn lô ĐC là 1,05 kg/con, tương ứng với 5,83%. Đặc biệt là sự tăng khối lượng của lợn ở lô TN so với lô ĐC ở lúc 60 ngày tuổi đã có sự sai khác rõ rệt với mức độ tin cậy là 99,99% (P < 0,001). Điều đó cho thấy, sử dụng chế phẩm Ferrum - B12 đã có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn ở giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi và đã góp phần nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn con thêm 5,83%.

Sự tăng trưởng của lô TN cao hơn lô ĐC có liên quan tới thành phần tác động của chế phẩm Ferrum - B12. Do trong chế phẩm này vừa có sắt, vừa có Vitamin B12 nên đã giúp cho lợn con khắc phục được hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn bú sữa mẹ, đặc biệt là từ sau 3 tuần tuổi, khi mà số lượng và chất lượng sữa mẹ đều tụt giảm nhanh chóng trong khi nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng của lợn con tiếp tục tăng cao. Những lợn con không được đáp ứng được đủ lượng sắt và Vitamin B12 trong giai đoạn này dễ dẫn tới hiện tượng thiếu máu (bần huyết), làm giảm khả năng đề kháng dễ nhiễm các bệnh, trong đó có bệnh tiêu chảy, dẫn đến hệ lụy là chậm lớn, còi cọc. Ngoài ra, khi lợn con mắc bệnh, người ta thường phải dùng các loại thuốc, trong đó có kháng sinh để điều trị và hệ quả càng làm cho lợn con chậm lớn sau các đợt điều trị .Theo tác giả Phạm Hồng Sơn, Bùi Quang Anh (2006)[15], thì kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại gây tiêu chảy mà còn tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa, gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa.

Các kết quả nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa sắt hoặc cả sắt và Vitamin B12 cho lợn con theo mẹ đã có tác dụng kích thích sinh trưởng cho lợn.

Đỗ Trung Cứ và cs (2000)[3] cho biết, sử dụng chế phẩm sinh học Biosubtyl cho lợn con từ 1 - 60 ngày tuổi đã có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn con lúc 60 ngày tuổi hơn lô ĐC tới 13,44%.

Theo Cao Thị Hoa (1999)[7], dùng chế phẩm E.M bổ sung vào thức ăn cho lợn con theo mẹ sẽ làm giảm tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy, hạn chế việc sử dụng kháng sinh cho lợn. Lô TN tăng từ 0,2 - 0,3 kg/con so với lô ĐC. Chúng tôi tiến hành biểu diễn tốc độ sinh trưởng tích lũy của lợn con ở các lô TN và ĐC tại đồ thị 2.1. Đồ thị 2.1 cho thấy, tốc độ sinh trưởng tích lũy của lợn con tăng lên liên tục qua các độ tuổi khảo sát, phản ánh đúng quy luật sinh trưởng tích lũy theo giai đoạn. Tuy nhiên, đường biểu diễn sinh trưởng tích lũy của lô TN luôn nằm trên đường biểu diễn sinh trưởng tích lũy của lô ĐC và càng về cuối giai đoạn thí nghiệm thì đường biểu diễn sinh trưởng của lô TN càng nằm cách xa đường biểu diễn sinh trưởng của lô ĐC. Điều đó cho thấy sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng ngày càng rõ rệt giữa các lô TN và ĐC.

Hình 2.1: Đồ th sinh trưởng tích lũy ca ln con t sơ sinh đến 60 ngày tui

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Ferrum B12 để kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con F2 giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại trại lợn xã Yên Mỹ - huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình. (Trang 46)