Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Ferrum B12 để kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con F2 giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại trại lợn xã Yên Mỹ - huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình. (Trang 41)

Theo Từ Quang Hiển và cs (2001)[6] thì kháng sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi lợn con. Nó giúp giảm tối thiểu bệnh đường tiêu hóa ở lợn con và làm tăng trọng hơn 5 - 8%, sử dụng thức ăn tốt hơn 3 - 6%.

Nhưng kháng sinh sử dụng lâu dài phải đạt yêu cầu: kháng sinh đó không sử dụng trong y học, không tạo thành tính kháng thuốc, ít hấp thu qua đường tiêu hóa, không đòi hỏi thường xuyên việc tăng thêm liều lượng và không tích tụ trong cơ thể động vật. Do đó mà các chế phẩm sinh học chiết xuất từ vi khuẩn, từ các acid hữu cơ...đảm bảo được các đặc tính kháng sinh đã được các tác giả trong nước nghiên cứu và ứng dụng trong chăn nuôi có tác dụng rất tốt.

Bùi Trung Thực và cs (2003) [25] đã nghiên cứu phòng ngừa tiêu chảy cho lợn con bằng kháng sinh và chế phẩm sinh học trong thức ăn trên 1703 lợn con, cho ăn bổ sung chế phẩm thú y (Paciflor, Pacicoli, acid Pak - 4way và Anflox) thành phần khánh sinh và các chế phẩm sinh học. Lô bổ sung cho kết quả tốt, tỷ lệ giảm tiêu chảy 2,04 - 4,64% so với lô đối chứng, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Phan Thanh Phượng và cs (2004)[14] cho biết: chế phẩm vi sinh lactovet được chế tạo từ chủng vi khuẩn Lactobacillus Acidophylus (LA) bằng công nghệ lên men sục khí trong môi trường nuôi cấy thích hợp tạo ra các loại vitamin và acid amin có tác dụng giữ cân bằng hệ vi sinh vật có hại, phòng chống một số bệnh tiêu chảy và kích thích tiêu hóa, nâng cao tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trần Tố (1998)[22] cho biết, Chế phẩm Lactobac C có chứa vitamin C nên nó tạo nên sự cân bằng sinh lý trong cơ thể gia súc. Vitamin C là chất xúc tác vận chuyển hydrogen trong hệ thống cytocrom và có tác dụng kích thích hoạt động của men aconitara trong chu kỳ Krebs, do đó gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và giữ bền vách huyết quản. Ngoài ra vitamin C còn ảnh hưởng tới hoạt động sản sinh adrenalin của tuyến thượng thận.

Đỗ Trung Cứ và cs (2003)[3] khi dùng chế phẩm EM với tỷ lệ 0,2% bổ sung cho lợn con trước và sau cai sữa thấy rằng lượng vi khuẩn E.coli và

Salmonella giảm đi rõ rệt rừ 20,92 triệu vi khuẩn/1 gam trước thí nghiệm

xuống 16,99 triệu vi khuẩn/1 gam sau thí nghiệm, đồng thời tỷ lệ tiêu chảy giảm 20%.

Nguyễn Thị Tài (2000)[14] nghiên cứu về “chế phẩm sinh học” để điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con cho rằng kháng sinh đặc trị với vi khuẩn

đường ruột (Trimason, Chloramphenicol...) có hiệu quả điều trị từ 75 - 80% khỏi bệnh, nên phối hợp kháng sinh với các chế phẩm sinh học sẽ tăng hiệu quả điều trị từ 85 - 90% và bổ sung điện giải vừa tăng hiệu qảu điều trị vừa tăng tỷ lệ khỏi bệnh từ 89,5 - 90%, con vật mau hồi phục đảm bảo số lượng và chất lượng con giống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Ferrum B12 để kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con F2 giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại trại lợn xã Yên Mỹ - huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)