Cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển theo tuổi. Theo Kvasnhixky A.V,
(1951) [31] cho biết: Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh hơn cơ quan khác. Trong khi còn trong bào thai bộ máy tiêu hóa đã phát triển đầy đủ song kích thước còn bé.
Lúc 1 ngày tuổi dạ dày nặng 4 - 5 gam, có thể chứa 25 - 40 gam sữa. Ruột non nặng khoảng 40 - 50 gam, dài 3,5 - 4 m, có thể chứa 100 - 110 gam sữa.
Sau khi đẻ 10 ngày, khối lượng dạ dày tăng gấp 3 lần vào khoảng 15 gam, dung tích ruột non tăng gấp 2 lần, ruột già phát triển mạnh.
Thời gian bú sữa, cơ quan tiêu hóa phát triển mạnh, dạ dày tăng khoảng 50 - 60 lần, chiều dài ruột non tăng gấp 4 - 5 lần, dung tích tăng gấp 40 - 50 lần.
Sự gai tăng cảu bộ máy tiêu hóa có liên quan đến tiêu hóa xenllulozo vào thức ăn bổ sung.
* Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn
Trong dạ dày lợn con mới sinh ra chưa có hệ vi sinh vật, vài giờ sau sinh mới có một vài loài vi khuẩn, từ đó chúng bắt đầu sinh sôi nảy nở dần. Hàng ngày có một số vi khuẩn theo thức ăn vào ruột, sống và sinh sôi nảy nở ở đây. Chúng sẽ có những biến đổi nhất định để phù hợp với môi trường sống ở đây, nhưng căn bản vẫn tồn tại đến khi con vật chết. Thành phần, số lượng, chất lượng của hệ vi sinh vật trong đường ruột và dạ dày phụ thuộc vào tuổi, loài, phương thức nuôi dưỡng, điều kiện vật lý, hóa học của môi trường trong dạ dày và ruột (Nguyễn Thị Liên, 2000) [9].
Có thể chia vi khuẩn sống trong dạ dày thành 2 loại, đó là “vi sinh vật tùy tiện”, là loài vi sinh vật thay đổi theo điều kiện thức ăn và loại “vi sinh vật bắt buộc”, là loại vi sinh vật có khả năng thích nghi ngay với môi trường trong đường ruột, dạ dày và chúng trở thành loài định cư vĩnh viễn. Hệ vi sinh vật bắt buộc bao gồm: Streptococus lactic, lactobacterium, acidophilum,… Lợn con mới sinh hệ vi sinh vật chưa phát triển, chưa đủ vi khuẩn có lợi nên chưa đủ khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, lợn con sơ sinh dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Xâm nhập vào xoang miệng và niêm mạc miệng có nhiều loại vi khuẩn, một số vi cầu khuẩn, trực khuẩn Gram (+) như trực khuẩn lactic, trực khuẩn
Gram (-) như E.coli, proteus, pasteurella, xạ khuẩn nấm men, xoắn khuẩn leptospira. Trong xoang miệng dịch nước bọt được tiết ra có chứa chất sát trùng tiêu diệt được một số loài vi khuẩn có hại xâm nhập sâu vào đường tiêu hóa.
- Hệ vi sinh vật dạ dày:
Hệ vi sinh vật dạ dày rất ít do tác dụng diệt khuẩn của acid có trong dạ dày. Vi sinh vật trong dạ dày bao gồm các loại vi khuẩn lên men, các vi sinh vật này có khả năng sống trong môi trường acid ngay cả khi đọ pH toan tính cao, ví dụ như vi khuẩn lactic axetobacteri thiobacterium thioxi có thể sống trong môi trường acid có độ pH = 1, ngoài ra có trực khuẩn đường ruột như phó thương hàn đi qua dạ dày và có phần cư trú ở đó tạm thời.
- Hệ vi sinh vật ruột non:
Ruột non chiếm 2/3 đến 3/5 chiều dài toàn bộ ruột nhưng số lượng vi khuẩn lại không nhiều, nhất lad ở tá tràng. Nguyên nhân lad do khi dịch dạ dày vào ruột non vẫn có tác dụng diệt khuẩn. Ngoài ra còn do dịch mật và dịch tụy tiết ra theo ống đưa vào tá tràng ruột non cũng có tác dụng diệt khuẩn. Trong ruột non có chủ yếu một số loại vi khuẩn lad E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn hiếm khí, yếm khí có nha bào, ở gia súc non có them Streptococus lactic, trực khuẩn lactic lactobacterium.
- Hệ vi sinh vật ruột già:
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1980) [13] hệ vi sinh vật ruột già chủ yếu lad E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn có nha bào, gia súc trưởng thành E.coli chiếm 75% trở lên, trong ruột già còn có hệ vi sinh vật chưa thực hiện được bằng triệu chứng lâm sang như: Phó thương hàn, vi khuẩn Brucella, uốn ván.
Trong hệ tiêu hóa của động vật, hệ vi sinh vật luôn ổn định cao để đảm bảo cân đối cho hoạt động tiêu hóa của vi sinh vật có lợi như vi khuẩn lactic, vi khuẩn này chiếm 90% hoạt động hữu ích tạo ra sự cân bằng cho quá trình tiêu hóa hay hấp thu đường ruột. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển gây rối đường tiêu hóa, gây tiêu chảy. Những vi khuẩn gây tiêu chảy thường gặp nhất lad E.coli, Clostridium perfringens.