Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại lợn giống Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên.

75 1.8K 6
Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại lợn giống Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƯƠNG VĂN TRƯỜNG Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC LỢN NÁI NUÔI CON VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN GIỐNG TÂN THÁI - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Lớp : 42 - CNTY Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Văn Thăng Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến quý báu của thầy giáo TS. Trần Văn Thăng để xây dựng và hoàn thiện khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu nhà trường, toàn thể các thầy cô giáo khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy giáo TS. TRẦN VĂN THĂNG đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận. Tôi xin chân thành cảm ơn: Toàn bộ cán bộ công nhân viên Trại giống lợn Tân Thái, Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Để góp phần cho việc hoàn thành khoá luận đạt kết quả tốt, tôi luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên TRƯƠNG VĂN TRƯỜNG LỜI NÓI ĐẦU Để trở thành một kĩ sư, bác sỹ giỏi được xã hội công nhận, mỗi sinh viên khi ra trường cần trang bị cho mình vốn kiến thức khoa học, chuyên môn vững vàng và hiểu biết xã hội. Do vậy thực tập trước khi ra trường là một việc hết sức quan trọng đối với sinh viên nhằm giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, vận dụng lý thuyết và thực tiễn sản xuất, tiếp cận và làm quen với công việc. Qua đây sinh viên nâng cao trình độ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc khoa học, tính sáng tạo để ra trường phải là một cán bộ vững vàng về lý thuyết giỏi về tay nghề, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của sản xuất góp phần vào sự phát triển của đất nước. Được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y, giảng viên hướng dẫn cũng như sự tiếp nhận của cơ sở tôi đã tiến hành thực tập tại Trại giống lợn Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên với đề tài: “Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại lợn giống Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên”. Sau thời gian thực tập với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc nên tôi đã hoàn thành khoá luận. Do trình độ, thời gian, kinh phí có hạn, bước đầu còn bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu nên khoá luận của tôi không tránh khỏi những sai sót, hạn chế, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp để khoá luận của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Nhiệt độ, ẩm độ trung bình hàng năm của huyện Đồng Hỷ 2 Bảng 1.2: Kết quả sản xuất của trại Tân Thái từ năm 2010 - 2013 7 Bảng 1.3: Lịch tiêm phòng cho đàn lợn thịt, lợn hậu bị và lợn nái của trại Tân Thái 11 Bảng 1.4: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 15 Bảng 2.1: Thành phần axit amin của sữa lợn (Ellist et al, 1983) 23 Bảng 2.2: Thành phần sữa đầu và sữa thường của lợn (Pond và J.H.Maner) 23 Bảng 2.3: Số lần bú mẹ hàng ngày của lợn con 24 Bảng 2.4: Ảnh hưởng của số lợn con/ổ tới sản lượng sữa lợn mẹ (Esley, 1956) 25 Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho lợn cái hậu bị ngoại 27 Bảng 2.6: Tiêu chuẩn ăn của lợn nái ngoại nuôi con ( TCVN - 1982 ) 32 Bảng 2.7: Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN, 1994) 33 Bảng 2.8: Tăng khối lượng của lợn con có và không bổ sung thức ăn sớm (g/con/ngày) 35 Bảng 2.9: Trọng lượng trung bình của lợn con từ khi sơ sinh đến lúc 8 tuần tuổi lb (đơn vị của nước Anh) 36 Bảng 2.10: Sự biến đổi các thành phần trong cơ thể lợn (Esley - 1958) 36 Bảng 2.11: Kết quả về nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái nuôi con 56 Bảng 2.12: Kết quả đỡ đẻ cho đàn lợn nái 57 Bảng 2.13: Khả năng sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire 57 Bảng 2.14: Sinh trưởng tích lũy của lợn con qua các giai đoạn tuổi 59 Bảng 2.15: Sinh trưởng tuyết đối của lợn con qua các giai đoạn tuổi 61 Bảng 2.16: Sinh trưởng tương đối của lợn con qua các giai đoạn tuổi 62 Bảng 2.17: Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái ở trại 64 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự ĐVT : Đơn vị tính ĐVTĂ : Đơn vị thức ăn KPTĂ : Khẩu phần thức ăn VTM : Vitamin LH : Luteinizing Hormone FSH : Follicle Stimulating Hormone ACTH : Adrenocorticotropic Hormone LTH : Luteotropic Hormone STH : Somatotropin Hormone VSV : Vi sinh vật PTH : Phó thương hàn DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Sinh trưởng tích lũy của lợn con qua các giai đoạn tuổi 59 Biểu đồ 2.2: Sinh trưởng tuyết đối của lợn con qua các giai đoạn tuổi 61 Biểu đồ 2.3: Sinh trưởng tương đối của lợn con qua các giai đoạn tuổi 62 MỤC LỤC Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1 1.1.1. Điều tra điều kiện tự nhiên tại trại giống lợn Tân Thái 1 1.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của trại lợn giống Tân Thái 3 1.1.3. Nhận xét chung 7 1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 8 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 8 1.2.2. Phương pháp tiến hành 9 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 9 1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 15 1.3.1. Kết luận 15 1.3.2. Đề nghị 16 Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 18 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 18 2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 19 2.2.1. Cơ sở khoa học 19 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 38 2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 41 2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 41 2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 41 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 42 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 43 2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44 2.4.1. Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ 44 2.4.2. Đánh giá chất lượng lợn nái thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc 56 2.4.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn con qua các giai đoạn tuổi 58 2.4.4. Một số bệnh thường gặp trên lợn nái ở trại 63 2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 64 2.5.1. Kết luận 64 2.5.2. Tồn tại 65 2.5.3. Đề nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1.1.1. Điều tra điều kiện tự nhiên tại trại giống lợn Tân Thái 1.1.1.1. Vị trí địa lý Trại giống lợn Tân Thái là một đơn vị trực thuộc Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên, đóng trên địa bàn của xóm Tân Thái, xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Trại cách thị trấn Chùa Hang 2 km về phía Bắc, trên trục đường từ thị trấn đi xã Khe Mo. Xã Hóa Thượng tiếp giáp với xã Minh Lập ở phía Bắc và Tây Bắc, giáp với xã Hóa Trung ở phía Đông Bắc và Đông Nam giáp với 3 xã Khe Mo, Linh Sơn và Đồng Bẩm ở một đoạn nhỏ phía Đông Nam, giáp với thị trấn Chùa Hang ở phía Nam, giáp với xã Cao Ngạn và Sơn Cẩm ở phía Tây Nam. Nhìn chung, đây là một vị trí khá thuận lợi để một trại chăn nuôi lợn phát triển do cách xa khu công nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, trường học và đường giao thông chính nhưng vẫn thuận tiện cho việc giao thông vận tải và thông thương. 1.1.1.2. Điều kiện khí hậu thuỷ văn - Khí hậu: Theo phân vùng của Nha khí tượng thuỷ văn thành phố, trại giống lợn Tân Thái nằm trong khu vực có khí hậu đặc trưng của khu vực Trung du miền núi phía Bắc đó là nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. + Mùa mưa: Nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 9) Nhiệt độ trung bình: 27 o C Ẩm độ trung bình: 83% Tổng lượng mưa: 1726mm + Mùa khô: Thời tiết khô, rét, ít mưa (từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau) 2 Nhiệt độ trung bình: 19 o C Ẩm độ trung bình: 80,8% Tổng lượng mưa: 299,2mm - Thuỷ văn: Trại Tân Thái có nguồn nước nước mặt và nguồn nước ngầm tương đối phong phú. Nguồn nước dùng trong chăn nuôi được lấy từ giếng khoan. Nguồn nước dùng trong trồng trọt được lấy từ ao nuôi cá. Với điều kiện khí hậu, thuỷ văn như vậy nhìn chung là thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi. Tuy nhiên, cũng có lúc khí hậu thay đổi thất thường như hạn hán, lũ lụt, mùa Hè có ngày nhiệt độ rất cao (38 o C - 39 o C) mùa Đông có ngày nhiệt độ rất thấp (dưới 10 o C) đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Bảng 1.1: Nhiệt độ, ẩm độ trung bình hàng năm của huyện Đồng Hỷ Yếu tố khí hậu Tháng Nhiệt độ Không khí ( o C) Lượng mưa (mm) Ẩm độ không khí (%) 1 14,5 22,0 80 2 15,8 35,0 82 3 18,8 35,3 85 4 22,5 117,6 86 5 27,1 234,0 82 6 28,3 354,5 83 7 28,5 392,2 83 8 27,9 390,3 86 9 26,9 237,5 83 10 24,3 118,0 81 11 20,6 43,4 79 12 17,3 23,5 78 Trung bình 22,71 116,94 82 (Nguồn trích: Nha khí tượng thuỷ văn thành phố Thái Nguyên) [...]... lợn con theo mẹ tại trại lợn giống Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên” 19 Mục đích của đề tài là: - Áp dụng quy trình chuẩn trong nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ - Đánh giá chất lượng của lợn nái sau khi áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ - Đánh giá khả năng sinh trưởng phát dục của lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 35 ngày tuổi 2.2 TỔNG... chăn nuôi lợn, đảm bảo trong sinh trưởng phát triển khỏe mạnh và cung cấp con giống có chất lượng tốt cho chăn nuôi lợn sau này Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và giảng viên hướng dẫn thực tập, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại lợn giống Tân Thái -. .. - Nên cánh ly lợn ốm ngay khỏi đàn lợn khi con vật mới có triệu chứng 17 - Trại cần có phương pháp quản lý cơ sở vật chất của mình, trang thiết bị cần phù hợp với nhu cầu tránh lãng phí để tối thiểu hoá chi phí dẫn đến tối đa hoá lợi nhuận cho trại 18 Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại lợn giống Tân. .. thì trại cũng bị tổn thất lớn về số lượng lợn mắc và tử vong * Công tác tiêm phòng Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trại Tân Thái thực hiện quy trình tiêm phòng rất nghiêm ngặt Bảng 1.3: Lịch tiêm phòng cho đàn lợn thịt, lợn hậu bị và lợn nái Loại lợn Tuổi của lợn 4 - 6 ngày Lợn thịt 16 -1 8 ngày và 28 ngày lợn hậu 35 ngày bị 42 ngày của trại Tân Thái Loại vacxin sử dụng Phòng bệnh Suyễn... Trại giống lợn Tân Thái là một trại giống trực thuộc Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên, có chức năng và nhiệm vụ chính: Trại là một cơ sở cung cấp con giống nên được giao nhiệm vụ nuôi giữ, nhân giống và chọn lọc đàn lợn ông bà giống ngoại để sản xuất đàn lợn giống bố mẹ, cung cấp giống cho bà con nông dân và các cơ sở chăn nuôi khác quanh vùng và khu vực lân cận Nhằm mục đích tăng đàn nái ngoại... của lợn nái - Giống: Lợn Berkshire có sản lượng sữa 1,9 - 3,3 kg/ngày; lợn Polanchina từ 1,5 - 3,8 kg/ngày; lợn Duroc từ 1,9 - 3,0 kg/ngày; lợn Landrace từ 2,5 - 3,5 kg/ngày Các tài liệu gần đây cho biết: Lợn nái Yorshire và Landrace có thể tiết > 10 lít sữa/ ngày - Số con để nuôi trong một ổ: Giữa số con để nuôi với sản lượng sữa của lợn mẹ có mối tương quan chặt chẽ (r = 0.8; Salmon: r = 0,72) Theo. .. sau bụng Do vậy trong chăm sóc lợn con sau khi đẻ việc cố định núm đầu vú cho lợn con rất quan trọng và góp phần nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái Bảng 2.4: Ảnh hưởng của số lợn con/ ổ tới sản lượng sữa lợn mẹ Số lợn con nuôi/ ổ (Esley, 1956) Sản lượng sữa (kg/ngày) Lượng sữa/ con/ ngày (kg) 6 5-6 1,07 8 6-7 0,9 10 7-8 0,8 12 8-9 0,7 (Nguồn: Đại học Nông Nghiệp I) - Dinh dưỡng và thời tiết: Là nhân... cầu trong nước và xuất khẩu Các loại lợn cung cấp ra thị trường đó là: lợn con nuôi thịt, đực giống và lợn gây nái - Chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, thú y tới các nông hộ - Là nơi tiến hành khảo nghiệm các loại cây, con mới cho các chương trình, dự án và các đề tài nghiên cứu khoa học 1.1.2.4 Tình hình sản xuất của Trại giống lợn Tân Thái Căn cứ cơ sở vật chất và điều kiện của trại, đánh giá... ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt là những ngày đầu mới sinh lợn con con yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa phục hồi Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông Ngoài ra, ô úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc... bao bọc và có cổng ra vào riêng Khu chuồng dành cho chăn nuôi có tổng diện tích 1.717 m2 Trại được nhà nước và tỉnh hỗ trợ kinh phí để nâng cấp hệ thống chuồng trại Hiện nay trại đã xây dựng xong với quy mô phù hợp theo hướng chăn nuôi kiểu công nghiệp Hệ thống chuồng lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái chờ phối và lợn nái chửa Chuồng lồng, nền sàn nhựa cho lợn nái đẻ, lợn con và lợn sau cai sữa cùng . THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƯƠNG VĂN TRƯỜNG Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC LỢN NÁI NUÔI CON VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN GIỐNG TÂN THÁI - ĐỒNG. tài: Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại lợn giống Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên . Sau thời gian thực tập với tinh thần làm việc khẩn trương,. chăn nuôi thú y, giảng viên hướng dẫn cũng như sự tiếp nhận của cơ sở tôi đã tiến hành thực tập tại Trại giống lợn Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên với đề tài: Thực hiện quy trình nuôi dưỡng,

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan