3 26 4 24 5 22
Thân nhiệt của lợn con sau khi đẻ khoảng 36oC, sau 10 ngày tăng lên 39,5 đến 39,7oC và giữ ở mức đó. Trong thời gian này thân nhiệt lợn con có thể biến động trên dưới 1oC. Độ ẩm cũng là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng điều hòa thân nhiệt của lợn con. Nếu độ ẩm cao thì lợn con dễ mất nhiệt và có thể bị cảm lạnh. Độ ẩm thích hợp cho lợn con ở nước ta là 65 - 70%. Các kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho thấy rằng khả năng chịu đựng và sự thích nghi của lợn con đối với môi trường bên ngoài còn thấp, làm cho khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn con bị hạn chế và có thể dễ nhiễm bệnh dẫn đến tỷ lệ nuôi sống thấp. Trong chăn nuôi, chúng ta thường sử dụng một số biện pháp kỹ thuật để hạn chế những tác động của yếu tố nói trên đối với lợn con, nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi cũng như điều hòa nhiệt độ và ẩm độ ở tiểu khí hậu chuồng nuôi sao cho thích hợp với lợn con.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Để nâng cao năng suất và chất lượng trong chăn nuôi lợn nái ngoại giai đoạn đẻ và nuôi con người ta phải thực hiện tốt quy trình cai sữa sớm cho lợn
con. Muốn cai sữa sớm cho lợn con đạt được những kết quả tốt nhất thì ta phải thực hiện quy trình tập cho lợn con ăn sớm. Vấn đề này được nhiều tác giả nghiên cứu:
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [12] cho rằng: khi lợn con đã lớn hơn, nó trở thành dẻo dai và có khả năng đương đầu tốt hơn với môi trường ngoại cảnh của nó. Vào thời gian này, phần lớn lợn con theo mẹ đã được 3 - 4 tuần tuổi, chúng bắt đầu ăn thức ăn và lớn nhanh, sự tăng khối lượng sớm này là tăng khối lượng có hiệu quả, do đó người chăn nuôi nên cố gắng giảm bớt stress vì stress làm giảm năng suất.
Một cách để đạt được khối lượng tối đa là cho lợn con bắt đầu ăn thức ăn càng sớm càng tốt. Nói chung sự tiết sữa của lợn mẹ đạt đến đỉnh cao lúc 3 - 4 tuần tuổi và bắt đầu giảm. Lợn con bắt đầu sinh trưởng nhanh và cần nhận được thức ăn bổ sung nên nó sinh trưởng với tiềm năng di truyền của nó. Lợn con cần được tập ăn từ lúc 1 - 2 tuần tuổi.
Theo Cù Xuân Dần và cs (1996) [1], cần tập trung cho lợn con ăn sớm, vừa bổ sung thêm chất dinh dưỡng vừa có tác dụng bổ sung thêm chất tiết dịch vị, tăng hàm lượng HCl và enzyme vừa kích thích sự phát triển của dạ dày và ruột để thích ứng kịp thời với chế độ ăn sau cai sữa.
Trương Lăng (2002) [7], đã cho rằng: sau sơ sinh, tốc độ tăng trưởng của lợn con tăng cao từ 2 - 3 lần đến 10 - 12 lần, đòi hỏi sữa lợn mẹ nhiều dinh dưỡng. Nhưng sữa lợn mẹ giảm dần theo 3 tuần tiết sữa, giảm nhanh theo tuần thứ 4, vì những lẽ đó chúng ta phải đảm bảo vấn đề tập ăn sớm cho lọn con để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng về chất dinh dưỡng cho lợn con.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [12]: Lợn con cho bú sữa có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, tốc độ nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc độ giảm xuống, có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm xuống và hàm lượng Hemoglobin trong máu của lợn con bị giảm. Thời gian bị
giảm tốc độ phát triển thường kéo dài hai tuần và đây là giai đoạn khủng hoảng của lợn con, chúng ta có thể hạn chế giai đoạn này bằng cách cho lợn con tập ăn sớm để bổ sung thức ăn cho lợn con trong giai đoạn này.
Công ty Pig Việt Nam (1998) [17], đã khẳng định dù cho lợn nái ăn tốt và nhiều sữa vẫn nên cho lợn con dùng cám tập ăn sớm để tăng khối lượng sau khi cai sữa, thêm vào đó giúp cho lợn con làm quen với cám khô sau khi cai sữa 3 - 4 tuần tuổi. Cho lợn con tập ăn sớm ở 7 ngày tuổi, dùng loại máng ăn nhỏ, nhẹ, dễ cọ rửa, cho lợn con ăn bằng cách dải một ít cám phía trước, tạo cho chúng niềm vui thích và mong muốn được ăn, không để trực tiếp dưới bóng đèn sưởi và gần vòi uống. Cho lợn tập ăn 3 - 4 lần/ ngày, dần tăng lượng cám lên, cung cấp nước uống thường xuyên cho lợn con.
Công ty thức ăn Cargill tại Việt Nam (2004) [16], đã đưa ra lý do mà các nhà chăn nuôi phải cho lợn tập ăn sớm từ 7 - 10 ngày là:
+ Sau 21 ngày tiết sữa, lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần. Nó chỉ đáp ứng được 95% nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con.
+ Cho lợn con tập ăn sớm, thức ăn tập ăn sớm sẽ kích thích hệ tiêu hóa lợn con sớm phát triển. Điều đó giúp lợn con khi cai sữa sẽ ăn, tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt và làm giảm được sự hao hụt lợn mẹ.
+ Tránh được nguy cơ lợn mẹ bị yếu chân, bại liệt và làm giảm số con đẻ ở những lứa đẻ tiếp theo.
+ Rút ngắn được thời gian chờ phối của lợn nái, làm giảm chi phí thức ăn cho lợn nái thời gian này.
+ Tăng nhanh lứa đẻ, số lợn con thu được của một nái trên năm cao.
Vì vậy trong thời gian lợn con theo mẹ cần phải tập ăn sớm cho lợn con trước khi lượng sữa của lợn mẹ cung cấp thiếu bằng cách tập cho lợn con ăn sớm.
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Vasnhixky (1994) [22] cho rằng ở giai đoạn còn non (trước 3 ngày tuổi),dạ dày lợn chưa có Hcl tự do, nên tác dụng diệt khuẩn của dạ dày chưa cao
và khả năng tiêu hóa của dạ dày,ruột ở mức độ thấp. Đây là nguyên nhân hết sức quan trọng để quyết định hình thành bệnh.
Theo Frank Aherme cho rằng: Cho lợn con ăn thức ăn sớm từ khi được 7 - 10 ngày tuổi để cai sữa cho lợn con thì rất có lợi, mục đích cho lợn con ăn thức ăn sơ sinh là để duy trì mức tăng trưởng sau khi ăn được 3 - 4 tuần tuổi khi lượng sữa mẹ bắt đầu giảm, thức ăn với lợn con cai sữa sau 21 ngày tuổi có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa phát triển làm tăng khả năng sinh sản enzyme tiêu hóa, axit HCl trong dạ dày và chuẩn bị cho lợn con sau khi cai sữa quen với khẩu phần ăn, có protein từ hạt ngũ cốc, rau. Trong thực tế thức ăn dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị, có tác dụng làm cho lợn con cai sữa sớm khi được 24 - 28 ngày tuổi lớn nhanh, nặng cân, tiêu hóa tốt và duy trì tốc độ tăng trưởng tốt trong 1 - 2 tuần đầu cai sữa.