KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại lợn giống Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên. (Trang 52)

2.4.1. Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ

2.4.1.1. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc ln nái nuôi con

Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái nuôi con có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi. Bài viết sau đây xin trình bày những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái ở giai đoạn nuôi con…

a. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái đẻ

- Cần giữ không khí yên tĩnh, thoáng mát vì khi nhiệt độ cao dẫn đến không khí trở nên hầm, nóng, không thông thoáng sẽ làm nái thở mệt, lười rặn, đẻ chậm gây ngạt nhiều lợn con. Bên cạnh đó sự ồn ào, lạ người chăm sóc sẽ làm nái hoảng sợ hoặc hung dữ, ngưng đẻ hoặc đẻ chậm dẫn đến số lợn con tử vong lúc đẻ tăng cao.

- Trước khi sinh 3 ngày phải giảm thức ăn xuống từ 3 - 1 kg/ngày. Ngày nái đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa. Vệ sinh chuồng trại, tắm chải heo mẹ sạch sẽ, diệt ký sinh trùng ngoài da. Cần giữ vệ sinh sạch sẽ vùng giữa âm hộ với hậu môn, vùng này thường chứa nhiều lớp nhăn, da chết bẩn hoặc dính phân, chúng dễ vấy nhiễm vào âm đạo khi can thiệp móc thai.

Lợn nái sắp đẻ có những biểu hiện: Ỉa đái vặt, bầu vú căng mọng, bóp đầu vú sữa chảy ra, khi thấy có nước ối và phân xu, lợn nái rặn từng cơn là lợn con sắp ra. - Thường thì cứ 15 - 20 phút nái sinh được 1 lợn con, cũng có khi nái sinh liên tiếp nhiều con rồi nghỉ một thời gian. Nếu ra nước ối và phân xu sau 1 - 2 giờ rặn đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con nọ cách con kia trên 1 giờ thì phải mời thú y can thiệp. Bình thường thì trong vòng 3 - 4 giờ nái sẽ đẻ hết số con và nhau được tống ra ngoài. Những nái tống nhau ra ngoài hàng loạt sau đó sẽ ít bị viêm nhiễm đường sinh dục vì kèm theo nhau thì có những chất dịch hậu sản cũng được bài thải ra khỏi ống sinh dục.

- Cũng có trường hợp sau khi nhau đã được bài thải ra ngoài hết nhưng vẫn còn kẹt lại một con cuối cùng, con này thường to và nái trở nên mệt nên không đẻ ra kịp thời, điều này sẽ gây ra chết thai gây sình thối và nhiễm trùng nặng cho nái, nái sốt cao, bỏ ăn, mất sữa, lợn con chết nhiều vì đói...

- Cần cảnh giác các trường hợp nái đang đẻ nhanh thì bỗng nhiên ngừng, cường độ rặn đẻ yếu.. lúc này cần can thiệp kịp thời để tống những thai chết trước khi sinh ra ngoài, cứu sống những thai sống còn lại trong bụng nái.

- Không nên can thiệp bằng Oxytocin khi nái chưa đẻ được lợn con đầu tiên, nếu cần thiết thì nên khám vùng lỗ xương chậu nhưng không thọc tay vào quá sâu bên trong.

Cần chú ý đến dấu hiệu sót nhau: nái đẻ hết con thì nhau sẽ được tống ra ngoài, khi cho con bú nếu nái vẫn còn cong đuôi kèm thỉnh thoảng nín thở, ép bụng thì báo hiệu tình trạng sót con hay sót nhau.

- Trong khi đẻ nái thường đứng dậy, đi phân, đi tiểu và trở về nằm nhiều lần. Việc này thường giúp cho thai ở hai bên sừng tử cung phân bố di chuyển để cho việc sinh dễ hơn, vì vậy khi thấy nái đẻ một số con rồi nghỉ thì nên tác động cho nái đứng lên và trở về nằm (nếu muốn nái nằm bên phải thì xoa nắn bệ vú, hàng vú bên trái và ngược lại)

- Một số nái khi sắp đẻ thường bị sưng phù âm môn rất nặng và nếu nái rặn đẻ quá mạnh hoặc dùng thuốc kích thích rặn đẻ thì dễ dẫn đến vỡ âm môn, xuất huyết. Cần có biện pháp cầm máu kịp thời (dùng kẹp mạch máu và chỉ cột mạch máu), tránh tử vong cho nái.

b. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái sau khi đẻ

- Lợn nái đẻ xong nên cho ăn tăng dần, từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi cho ăn tự do (từ 4 - 8 kg/ngày/nái). Đảm bảo đủ nước uống cho lợn nái vì lợn tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước, từ 30 - 50 lít nước mát, sạch/ngày/nái.

- Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải đủ và cân bằng dưỡng chất, máng phải sạch sẽ, không để thức ăn mốc, thừa, không nên thay đổi thức ăn của lợn nái. Vì trong thời gian nuôi con, lớp mỡ bọc thân của nái bị mất đi do phải rút lượng Canxi, Phospho, chất béo dự trữ trong cơ thể để hỗ trợ cho sự tiết sữa, do đó sau khi đẻ nái nhanh gầy, xương trở nên xốp và chân dễ bại liệt.

- Nếu cung cấp dư thừa sắt trong khẩu phần ăn của nái nuôi con cũng không đảm bảo đủ lượng sắt mà lợn con nhận được, mà còn dẫn đến tình trạng lợn con thiếu sắt ở tuần tuổi thứ 2, thứ 3 trở đi. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ sắt trong khẩu phần ăn của lợn nái từ giai đoạn mang thai để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho lợn con sau khi sinh.

- Việc bổ sung chế phẩm Iod cho nái để tăng hoạt động của tuyến giáp cũng giúp cho nái tiết sữa nhiều, nhưng cần phải thận trọng vì nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến các triệu chứng viêm vú, sốt sữa, tắt sữa, tuyến sữa bị teo.

- Có thể tiêm thêm vitamin ADE cho nái sau đẻ đối với người nuôi bằng thức ăn tự chế biến vì có trường hợp lợn con bị sốc sắt khi tiêm lúc 3 - 4 ngày do thiếu vitamin E.

- Thức ăn nái nuôi con cần có Crom hữu cơ giúp nái hấp thu tối đa lượng đường, bảo toàn thể trạng khi nuôi con.

- Sau khi nái đẻ xong cần theo dõi nhiệt độ cơ thể (giai đoạn sau đẻ 7 ngày), thường thì thân nhiệt nái ở khoảng 39oC, nếu thân nhiệt lên trên 40o

C là tình trạng báo động có viêm nhiễm trùng sau đẻ (cần phân biệt hội chứng viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA) với sốt sữa - Milk fever). Vì vậy giai đoạn này cần phải có biện pháp vệ sinh sát trùng khu vực nái đẻ, theo dõi để phát hiện kịp thời và điều trị bệnh một cách thích hợp.

- Cần lưu ý nhất là tình trạng dịch hậu sản bài xuất ở bộ phận sinh dục của nái sau khi đẻ: thông thường nái đẻ tốt thì dịch hậu sản ít, trong hoặc hơi nồng, nhưng nếu chất dịch hậu sản quá nhiều, màu trắng đục hoặc vàng hoặc xanh nhạt hoặc đỏ hồng, lợn cợn như mủ, hôi thối... xem như có sự viêm nhiễm trùng nặng trong bộ phận sinh dục của nái. Các biện pháp tiêm kháng sinh phổ rộng kết hợp với bơm thụt rửa bằng thuốc tím 0,1% (ngày thụt 2 lần, mỗi lần 2 - 4 lít) chỉ có thể giúp điều trị khỏi sự viêm nhiễm nhưng thường có thể gây di chứng tắc vòi dẫn trứng, viêm tắc cổ tử cung không thể thụ tinh trong các lần động dục kế tiếp. Nên biện pháp tốt nhất là sử dụng kích dục tố: Oxytocin, PGF2 tiêm cho nái để kích thích co bóp tử cung giúp loại bỏ sản dịch sau khi đẻ, mặc khác có thể kích thích làm tăng tiết sữa. Sau đó 1 - 2 giờ lại bơm dung dịch kháng sinh thích hợp (Oxytetracyclin, Amoxcyclin...) vào bộ phận sinh dục nái, hai biện pháp luân phiên này đem lại hiệu quả hơn thụt rửa tử cung âm đạo.

- Nhiệt độ thích hợp cho nái nuôi con là dưới 30oC và ánh sáng phải chiếu 24/24 giờ.

2.4.1.2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc ln con theo m

Chăm sóc lợn con theo mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi vì không chỉ ảnh hưởng đối với lợn con mà còn rất quan trọng đối với cả lợn mẹ và lợn thịt sau này…

Vì vậy cần có những kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con ở giai đoạn theo mẹ phù hợp sao cho kết quả của giai đoạn này sẽ đạt được những chỉ tiêu về: Tỉ lệ nuôi sống lợn con sơ sinh cao, số con cai sữa cao, trọng lượng cai sữa của lợn con cao, tỉ lệ đồng đều của lợn con cao và nhất là lợn con không mắc bệnh (đặc biệt là thiếu máu và tiêu chảy phân trắng).

a. Cho lợn con bú sữa đầu

Do sữa đầu có vai trò rất quan trọng đối với lợn con vì có chứa hàm lượng vật chất khô cao, đặc biệt là Protein, Vitamin, kháng thể γ globulin và MgSO4... Nhưng sữađầu chỉ hiện diện trong vòng 24h sau khi đẻ nên cần cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để có thể nhận được kháng thể từ mẹ truyền qua (do kháng thể là những phân tử lớn nên khả năng hấp thu rất hạn chế, chỉ ở 1 - 2 ngày tuổi lúc này các khe giữa các niêm mạc ruột non còn rộng nên mới có khả năng hấp thu trực tiếp).

b. Cốđịnh đầu vú * Mục đích

- Việc cố định đầu vú cho lợn con sẽ đảm bảo được tất cả lợn con đều được bú sữa đầu, nhất là trong trường hợp số lợn con đẻ ra vượt quá số vú thì cần thực hiện cho bú luân phiên. Đồng thời việc cố định đầu vú cũng góp phần làm nâng cao tỉ lệ đồng đều của đàn lợn con, vì do giữa các vú khác nhau sẽ có sản lượng sữa khác nhau thông thường các vú vùng ngực sẽ có sản lượng sữa tốt hơn (do các vú vùng ngực được cung cấp máu của 2 động mạch: ngực và gian sườn. Còn phần bụng chỉ có động mạch bụng). Theo bản năng thông thường thì những con to khỏe nhất đàn bao giờ cũng chiếm được những vú tốt nhất và luôn bú cố định ở đó, còn những con nhỏ thì bú ở vú ít sữa, do đó tỉ lệ đồng đều thấp.

- Mặt khác cố định vú cho lợn con cũng là cách tập cho lợn con có phản xạ

trong khi bú nhằm nâng cao sản lượng sữa mẹ, vì sản lượng sữa tiết ra phụ thuộc vào sức bú của lợn con, vào trạng thái thần kinh của lợn mẹ khi cho con bú, nên khi không có sự tranh dành thì lợn mẹ sẽ ổn định tinh thần giúp sữa tiết nhiều hơn. Hơn

nữa, công tác này cũng tạo điều kiện cho người chăm sóc can thiệp kịp thời với những trường hợp lợn mẹ đè chết con, giúp nâng cao tỉ lệ nuôi sống.

* Phương pháp

- Cách làm đơn giản nhưng đòi hỏi tỷ mỷ và kiên trì. Sau khi lợn mẹ đẻ xong ta đánh dấu lợn con theo số vú của lợn mẹ quy định rồi đặt những con nhỏ vào bú những vú phía trước bên phải và những con to bú ở phía sau hoặc những vú phía trước bên trái. Mỗi ngày làm khoảng 5 lần, làm cho đến khi lợn con tìm được vú của mình mà không bị nhầm lẫn thì thôi, thông thường phải làm trong khoảng 3 - 4 ngày đối với những lợn mẹ hay thay đổi cách nằm (lúc nằm bên phải, lúc nằm bên trái).

- Trường hợp lợn mẹ đẻ số con nhiều hơn số vú thì tập cho bú luân phiên đối với những con bú những vú trước, còn những con bú ở vú phía sau có thể cho bú tất cả các lần và lúc này nên tiến hành biện pháp nuôi gửi.

c. Nhốt riêng lợn con trong vòng 3 - 4 ngày sau sinh

- Bên cạnh việc cho bú sữa đầu, cố định đầu vú thì lợn con cần được nhốt

riêng và cho bú theo cữ trong thời gian ít nhất là 3 - 4 ngày sau khi sinh để tránh tình trạng lợn mẹ mệt hay vụng về đè chết con. Đây cũng là cách để dễ theo dõi tình trạng tiết sữa của lợn mẹ vì sau mỗi cữ bú (thường khoảng cách 1,5 - 2 giờ) tùy theo tình trạng của bể sữa mà người chăm sóc sẽ phát hiện ra những trường hợp dư sữa, nếu để nái dư sữa dễ gây đọng sữa và viêm vú. Sau khi heo con bú song gom chúng vào ổ úm sẽ là biện pháp tốt để tránh cho lợn con bị lạnh vào ban đêm, bị rối loạn tiêu hóa.

- Trong thời gia này, người chăn nuôi phải quan sát kỹ tình trạng sức khỏe của lợn con, cần tái sát trùng rốn, kiểm tra sức bú của lợn con, tình trạng tiêu chảy, nhịp thở và phát hiện sớm những con thiếu vú mẹ hoặc vú mẹ không có sữa để sớm ghép sang những đàn khác.

d. Tiêm sắt cho lợn con

- Khi lợn con được 3 ngày tuổi thì tiến hành tiêm sắt (khoảng 1ml chế phẩm Dextran Fe chứa 100 mg Fe++/con) và tiến hành tiêm lặp lại lần 2 cách khoảng 10 ngày sau để tránh thiếu máu.

- Những trường hợp bị sốc khi tiêm sắt rất dễ xảy ra ở những đàn lợn con yếu là do trong sữa mẹ nghèo VTM E và khoáng chất Selenium. (Khi lợn con thiếu những chất này sẽ làm cho sắt tiêm vào bị oxy hóa, tạo độc tố trong máu, làm lợn con chết rất nhanh). Vì vậy nên bổ sung VTM E premix (100g/100kg TĂ) và khoáng Selenium - Selplex50 (15g/100kg TĂ) vào thức ăn của lợn nái trong thời gian mang thai. Lưu ý khi tiêm sắt nên tiêm cho những con nhỏ trước, nếu thấy lợn con có biểu hiện sốc thì nên tạm ngưng tiêm sắt đến vài ngày sau và hỗ trợ giải độc bằng cách tiêm thêm VTM C. Bên cạnh đó cũng phải bổ sung VTM E và Selen cho lợn con qua khẩu phần ăn của lợn mẹ trước 1 ngày tiêm sắt cho lợn con.

e. Bổ sung thức ăn sớm cho lợn con * Mục đích

- Bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của lợn con khi sản lượng sữa mẹ giảm sau 3 tuần tiết sữa.

- Rèn luyện bộ máy tiêu hóa của lợn con sớm hoàn thiện về chức năng, đồng thời kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh hơn về kích thước và khối lượng. - Giảm bớt sự nhấm nháp thức ăn rơi vãi của lợn con để hạn chế được các bệnh đường ruột của lợn con.

- Giảm bớt sự khai thác sữa mẹ kiệt quệ và giảm tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ, tạo điều kiện cho lợn mẹ sớm động dục trở lại sau khi cai sữa.

- Tránh sự cắn xé bầu vú lợn mẹ, hạn chế bệnh viêm vú.

- Có điều kiện để cai sữa sớm cho lợn con, tăng hệ số quay vòng lứa đẻ/nái/năm.

f. Dinh dưỡng cho lợn con theo mẹ

- Nước: Mặc dù sữa mẹ có chứa nhiều nước nhưng trong thành phần hóa học cơ thể của lợn con tỷ lệ nước chiếm 70 - 80% , cộng với tốc độ sinh trưởng của lợn con trong giai này nhanh do đó phải cho lợn con uống nước đầy đủ thỏa mãn yêu cầu. Nước uống phải sạch sẽ và được khử trùng để tránh nhiễm khuẩn đường ruột. - Protein: Cung cấp đủ protein cho lợn con ở giai đoạn này rất quan trọng vì đây là thời kỳ sinh trưởng rất mạnh của hệ cơ và lượng protein được tích lũy rất lớn. Thông thường khẩu phần ăn của lợn con phải đảm bảo 18 - 20% protein thô trong khẩu phần. Nguồn cung cấp protein thường dùng là: bột sữa, bột thịt, bột cá loại I hoặc khô đậu nành. Ngoài ra cần phải đảm bảo cung cấp đủ loại acid amin sau: Lyzin 5 - 6,5% và Methionine: 3 - 3,2% trong protein thô của khẩu phần.

- Năng lượng: Nhu cầu bổ sung năng lượng ở lợn con chỉ cần khi lợn con bắt đầu vào tuần tuổi thứ 3 và cần bổ sung ngày càng nhiều vì sữa mẹ ở giai đoạn này cung cấp cho lợn con ngày càng giảm. Nguồn cung cấp năng lượng phải là những thức ăn dễ tiêu như: Ngô, gạo, cám, sắn…

Ở nước ta Bộ NN&PTNT quy định mức bổ sung như sau (1986):

Ngày tuổi Năng lượng trao đổi bổ sung (Kcal)

10 - 20 250

20 - 30 500

30 - 45 625

45 - 60 700

- Khoáng: Vì đây là giai đoạn lợn con phát triển mạnh về hệ cơ và hệ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại lợn giống Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)