Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
5,33 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG VIỆT ĐỨC Tên chuyên đề: ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG THUẦN LOÀI KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) TẠI XÃ TÂN THÁI - HUYỆN ĐẠI TỪ -TỈNH THÁI NGUYÊN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Lớp : 42 - QLTNR Khoá học : 2010-2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG VIỆT ĐỨC Tên chuyên đề: ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG THUẦN LOÀI KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) TẠI XÃ TÂN THÁI - HUYỆN ĐẠI TỪ -TỈNH THÁI NGUYÊN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Lớp : 42 - QLTNR Khoá học : 2010-2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Hoàng Chung Khoa Lâm Nghiệp - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Thái Nguyên, ngày 26 tháng 05 năm 2014 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học! T.S Đỗ Hoàng Chung Nông Việt Đức XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên) LỜI CẢM ƠN Để bài báo cáo khóa luận thực tập tốt nghiệp đạt kết quả tốt đẹp, trước hết em xin gửi tới toàn thể thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc nhất Với sự quan tâm, dạy dỗ và chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, sự ủng hộ rất lớn và giúp đỡ của gia đình cùng các bạn, đến nay em đã có thể hoàn thành khóa luận thực tập, đề tài: “Đánh giá sinh trưởng rừng trồng thuần loài Keo tai tượng (Acacia mangium) tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Để có được kết quả này em xin gửi lời cảm ơn UBND xã Tân Thái cùng toàn thể nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình về với địa phương. Đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Đỗ Hoàng Chung đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận thực tập trong thời gian qua. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để em có điều kiện bổ sung để em có thể hoàn thành khóa luận thực tập hoàn chỉnh hơn Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn…! Thái Nguyên, ngày 19 tháng 05 năm 2014 Nông Việt Đức DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Sinh trưởng và tăng trưởng về đường kính 25 Bảng 4.2. Sinh trưởng và tăng trưởng về chiều cao 26 Bảng 4.3. Sinh trưởng về đường kính và diện tích tán lá 27 Bảng 4.4. Sinh trưởng về tổng tiết diện thân, sinh khối và trữ lượng 28 Bảng 4.5. Không gian dinh dưỡng và khoảng cách cây để lại 30 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Ảnh vệ tinh địa hình xã Tân Thái 13 Hình 3.1: Ô tiêu chuẩn 21 Hình 4.1: Lượng tăng trưởng về tổng tiết diện thân,sinh khối và trữ lượng 29 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý BTTN Bảo tồn thiên nhiên ĐDSH Đa dạng sinh học IUCN Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên IVI Chỉ số mức độ quan trọng KBT Khu bảo tồn REDD Giảm phát thải từ nạn phá rừng và suy thoái rừng SPZ Khu bảo vệ nghiêm ngặt OTC Ô tiêu chuẩn VQG Vườn quốc gia VCF Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam UBND Uỷ ban nhân dân WWF Qũy bảo vệ động vật hoang dã MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 1.1. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2 . TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Đặc điểm sinh thái cây Keo tai tượng (Acacia mangium) 4 2.2. Những nghiên cứu về cây Keo tai tượng 5 2.2.1. Trên thế giới 5 2.2.2. Tình hình nghiên cứu về Keo tai tượng ở Việt Nam 9 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 12 2.3.1. Điều kiện tự nhiên 12 2.3.2. Kinh tế - xã hội 14 2.3.3. Tình hình sản xuất 15 2.3.4. Nhận xét chung về khó khăn và thuận lợi 17 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4. Phương pháp tiến hành 20 3.4.1. Công tác chuẩn bị 20 3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp 20 3.4.3. Phương pháp nội nghiệp 22 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25 4.1. Sinh trưởng và tăng trưởng về đường kính 25 4.2. Sinh trưởng và tăng trưởng về chiều cao 26 4.3. Sinh trưởng tán lá 27 4.4. Sinh trưởng, tăng trưởng về sinh khối và trữ lượng rừng 28 4.5. Không gian dinh dưỡng và khoảng cách cây để lại nuôi dưỡng 30 4.6. Đề xuất một số biện pháp cho rừng trồng Keo trên địa bàn 31 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33 5.1. Kết luận 33 5.2. Tồn tại 34 5.3. Kiến nghị 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nước ta thuộc vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa nên rất thuận lợi cho sự tăng trưởng của các loài cây trồng đặc biệt là các loài cây lấy gỗ. Ở vùng hàn đới muốn có cây gỗ đường kính 20- 25 cm thì phải trồng và chăm sóc hàng chục năm, nhưng ở nước ta chỉ cần 5-7 năm (Đối với một số loài cây ưa sáng, mọc nhanh). Sản lượng gỗ khai thác mỗi luân kỳ bình quân đạt từ 60 - 80 m3/ha, ở những nơi đất tốt, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về tuyển chọn giống, hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh thì sản lượng gỗ có thể đạt trên 100 m3/ha . Lượng tăng trưởng hàng năm của cây gỗ càng lớn thì năng suất rừng trồng càng cao, chu kỳ khai thác càng ngắn, rút ngắn thời gian thu hồi vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, rừng còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và góp phần làm giảm đáng kể sự biến đổi khí hậu toàn cầu… Tính đến ngày 31/12/2010 Việt Nam có 13.388.075 ha đất có rừng, nhiều hơn so với năm 2008 là 269.302 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.304.816 ha, rừng trồng là 3.083.259 ha. Độ che phủ toàn quốc năm 2010 là 39,5%, tăng 0,8% so với năm 2008 (Theo Quyết định số 1267 QĐ-BNN-KL ngày 08/5/2009 và Quyết định số 1828/QĐ- BNN-TCLN ngày 11/8/2011 của Bộ Nông Nghiệp&PTNT về công bố hiện trạng rừng toàn quốc). Tuy diện [...]... Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi đã thực hiện đề tài: Đánh giá sinh trưởng rừng trồng thuần loài Keo tai tượng (Acacia mangium) tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” 1.1 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được tình hình sinh trưởng, xác định trữ lượng hiện tại, chất lượng rừng trồng thuần loài Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu - Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh. .. nên việc áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y và phòng bệnh còn khó thực hiện 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các quần thể rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 3.2: Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm: xã xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Thời gian: Từ tháng 2... tích trồng rừng Keo tai tượng từ hạt được trồng ở nhiều nơi trên cả nước do bởi: Keo tai tượng là loài cây sinh trưởng nhanh, với biên độ sinh thái rộng và là loài cây có khả năng cố định đạm trong đất do vậy nó có khả năng cải tạo đất tốt Giá thành về cây giống trồng rừng keo tai tượng không cao, trong khi đó nhu cầu về thị trường gỗ nguyên liệu hiện nay đối với loài keo tai tượng lại rất lớn, giá. .. người trồng rừng Keo tai tượng ngày càng nhiều hơn 12 2.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 2.3.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu Tân Thái là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Đây là một xã có nhiều hộ dân sống trên sườn núi và ven bờ Hồ Núi Cốc, có địa hình mấp mô theo đường tỉnh lộ 260, chiều dài xã là 8 km, chiều rộng 4 km Xã Tân Thái nằm ở phía Đông Nam của huyện Đại. .. 8 loài keo đã được thực hiện ở tuổi thứ 2 Trong đó Keo tai tượng không nằm trong nhóm loài và xuất xứ dẫn đầu Sau 2 năm tuổi Keo tai tượng sinh trưởng D . tài: Đánh giá sinh trưởng rừng trồng thuần loài Keo tai tượng (Acacia mangium) tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên . Để có được kết quả này em xin gửi lời cảm ơn UBND xã Tân Thái. trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi đã thực hiện đề tài: Đánh giá sinh trưởng rừng trồng thuần loài Keo tai tượng (Acacia mangium) tại xã Tân Thái, huyện Đại. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG VIỆT ĐỨC Tên chuyên đề: ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG THUẦN LOÀI KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) TẠI XÃ TÂN THÁI