1. Đặt vấn đề
4.6. xuất một số biện pháp cho rừng trồng Keo trên địa bàn
+ Biện pháp lâm sinh
Trong quá trình kinh doanh rừng trồng thuần loài, biện pháp lâm sinh hết sức quan trọng là điều khiển mật độ rừng. Ở từng giai đoạn sinh trưởng, rừng phải được điều tiết mật độ để đảm bảo không gian dinh dưỡng cho cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt nhất, đáp ứng được mục đích kinh doanh khi khai thác chính, làm cho rừng lợi dụng được tối đa tiềm năng của điều kiện lập địa, năng suất, sản lượng cao, rút ngắn được chu kỳ kinh doanh v.v...; đồng thời lợi dụng sản phẩm trung gian trong quá trình chặt tỉa thưa. Theo cơ sở lý luận của chặt nuôi dưỡng rừng, xét trên phương diện sinh vật học, thông qua chặt nuôi dưỡng sẽ làm tăng diện tích và thời gian quang hợp cho những cây giữ lại. Qua đó, cây rừng sử dụng được năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả hơn bởi độ tàn che và hình thái tán cây đã được cải thiện. Nhiệm vụ của chặt nuôi dưỡng đối với biện pháp đề xuất là chặt bỏ những cây không mong muốn để làm giảm mật độ lâm phần, cắt tỉa cành nhánh để tăng chiều cao dưới cành, giúp điều chỉnh hình thái tán lá được cân đối nhằm nâng cao chất lượng cho lâm phần. Khi chặt nuôi dưỡng cần:
- Tính số lượng cây chặt theo từng tuổi. - Tính toán mật độ tối ưu.
- Cách thức chặt, phương thức chăm sóc.
- Chính quyền địa phương cần liên hệ với những cán bộ khuyến nông khuyến lâm trong khu vực mở các lớp tập huấn cho người dân các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tỉa thưa cho rừng trồng để mang lại hiệu quả kinh tế và sinh thái cao nhất cho những diện tích rừng trồng.
- Cần tổ chức mở các lớp tập huấn cho người dân kỹ thuật phát dọn và xử lý thực bì trong rừng trồng để giảm nguy cơ cháy rừng cho diện tích rừng trồng và bảo vệ rừng một cách tốt nhất.
- Chính quyền địa phương cần có những giải pháp tạo điều kiện người dân được phép khai thác chọn trên lâm phần của mình và hướng dẫn người dân kỹ thuật khai thác hợp lý để người dân phục vụ nhu cầu cuộc sống và làm giảm tình trạng đốt rừng để được khai thác. Để tránh tình trạng như hiện nay: Do các lâm phần rừng trồng Keo của người dân nằm trong khu vực rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc nên khi một lô rừng hoặc một lâm phần đã đến tuổi khai thác thì người dân phải làm đơn và thủ tục xin phép được khai thác, vì thủ tục quá phức tạp nên người dân trong khu vực đã đốt những lô rừng đã đến tuổi khai thác trên chính lâm phần của mình để cây đổ và được phép khai thác. Việc làm này rất nguy hiểm, có thể làm cho cả lâm phần bị cháy và có thể cháy lan sang các lâm phần khác.
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu có thể rút ra những kết luận chính sau đây: - Lâm phần Keo nghiên cứu có tuổi từ 2 – 7, chia ra làm 3 nhóm tuổi: Nhóm 1 (2 – 3 tuổi), nhóm 2 (4 – 5 tuổi), nhóm 3 (6 – 7 tuổi). Lâm phần hoàn toàn chưa được áp dụng các biện pháp tỉa thưa chăm sóc mà chỉ có hoạt động khai thác gỗ to mang tính đơn lẻ, không liên tục.
- Sinh trưởng về đường kính: Sinh trưởng đường kính thân trung bình
tăng theo tuổi, đường kính trung bình thấp (5.51 – 14.71cm), từ tuổi 3 –5 tăng trưởng mạnh nhất về đường kính,từ tuổi 5–7 lại giảm xuống
- Sinh trưởng về chiều cao: Sinh trưởng chiều cao thân cây trung bình
tăng theo tuổi, biến động không đáng kể giữa các tuổi (9.72 – 13.6m), chiều cao trung bình rừng thấp.Lượng tăng trưởng bình quân ở các tuổi (3 –5 –7) là (3.24 –3.78 –4.45m/năm) Tăng trưởng về chiều cao của của rừng tăng dần theo tuổi rừng.
- Sinh trưởng tán lá: Đường kính tán lá và diện tích tán lá của rừng
Keo tai tượng tăng dần theo tuổi rừng, tuy nhiên mức độ biến động không lớn thể hiện qua đường kính tán và diện tích tán:
+ Đường kính tán bình quân 3 năm đạt 1.99m, 5 năm đạt 2.10m và 7 năm đạt 2.49m.lượng tăng trưởng bình quân (∆Dt ) theo độ tuổi(3 –5 –7) là (0.66 –0.70 –0.83m/năm)
+ Diện tích tán lá bình quân 3 năm đạt 1,05 m2/năm , 5 năm đạt1,26 m2/năm; và sau 7 năm đạt 1,81 m2/năm. Lượng tăng trưởng bình quân năm (∆St ) ở tuổi 3 đạt 1,05 m2/năm tuổi 5 năm đạt 1,26 m2/năm,7 năm đạt 1,81 m2/năm.
- Sinh trưởng, tăng trưởng về sinh khối và trữ lượng rừng: Tăng
trưởng về tổng tiết diện thân, sinh khối và trữ lượng của rừng tăng dần theo tuổi rừng với mức độ đáng kể.
5.2. Tồn tại
Mặc dù đã đạt được một số kết quả như trên, khóa luận vẫn còn có những tồn tại sau:
- Chưa đánh giá được mối quan hệ giữa quần xã rừng trồng với các yếu tố môi trường (tiểu hoàn cảnh rừng), đặc biệt là điều kiện về đất và lập địa trồng rừng.
- Chưa nghiên cứu sâu về đặc điểm cấu trúc của rừng: tầng cây gỗ, cây bụi thảm tươi và thảm mục.
- Chưa đánh giá được mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố điều tra rừng.
5.3. Kiến nghị
Để có cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng đối tượng rừng trồng thuần loài, việc nghiên cứu đặc điểm sinh thái và lập quần của các loài cây gỗ là hết sức cần thiết. Mặt khác, để có được cấu trúc rừng hợp lý và có giá trị kinh tế cao cần nghiên cứu trồng bổ sung cho rừng tái sinh tự nhiên. Vì vậy rất cần có những nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm cấu trúc các loại hình rừng trồng thuần loài. - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và lập quần của các loài cây gỗ.
- Nghiên cứu ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố tiểu hoàn cảnh của trạng thái rừng, và ảnh hưởng của các nhân tố khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt
1. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2001), Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh,
tập 1,2. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2002), Quyết định số 516/QĐ-BNN-KHCN về việc ban hành quy trình thiết kế trồng rừng, Hà nội.
3. Bộ Nông nghiệp&PTNT (2011), “Quyết định số 1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/8/2011 về công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010”.
4. Thủ tướng Chính Phủ, Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007.
5. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003), Giống cây rừng, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004), Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao
cho bạch đàn và keo, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
7. Từ điển bách khoa Nông nghiệp (1996), Thâm canh rừng, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
8. Huỳnh Đức Nhân, Nguyễn Quang Đức (1993) A. mangium-xuất xứ nào tốt nhất. Tập san lâm nghiệp 4-1993.
9. Huỳnh Đức Nhân & Nguyễn Quang Đức, 1995 Kết quả khảo nghiệm loài, xuất các loài keo.
10. Huỳnh Đức Nhân, Tình hình sinh trưởng và phát triển của 4 loài cây trồng rừng chính tại vùng nguyên liệu giấy 1989 –1984,Trạm nghiên cứu cây có sợi.
11. Lê Đình Khả (2006), Lai giống cây rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
12. Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991. Growth of some Acacia species in Vietnam. Advances in tropical Acacia Research. Proceeding
of an international workshop held in Bangkok, Thailand, 11-15 Februar 1991. ACIAR proceedings No. 35, Editor: John Turnbull, pg. 173-176. 13. Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2006), Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một
số loài cây gỗ nguyên liệu, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài
14. Belov, X.V,1983. Bài tập lâm học, NXB “Công nghiệp rừng”, Moxcova (Tiếng Nga)
15. Bolstand, P. V. et al (1988), Heigh-growth gains 40 months after fertilization of young Pinus caribeaen var. hondurensis in eastern
Colombia, Turrialba, (38), pg. 233-241.
16. Evans. J (1992), Plantation forestry in the tropics, Clarendon Press, Oxford. 17. FAO (1984), "Land evaluation for forestry" FAO foretry pg. 48, FAO Rome. 18. Goncalves J. L. M. et al (2004), Sustainability of Wood Production in
Eucalypt Plantations of Brazil. Site Management and Productivity in
Tropical Plantation Forests (Proceedings of Workshops in Congo July 2001 and China February 2003). CIFOR.
19. Herrero,G.et al (1988), Effect of dose and type of phosphate on the development of Pinus caribeae var. caribeae, I quartizite ferrallitic soil. Agrotecnia de Cuba, (20), pg 7-16.
PHỤ LỤC