1. Đặt vấn đề
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
3.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu
- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng.
Hình 3.1. Ô tiêu chuẩn
- Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến khóa luận từ BQL rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc và UBND xã Tân Thái.
3.4.2.2. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn
Phương pháp được thực hiện dựa trên bản đồ thực địa quy hoạch 3 trạng thái rừng, để xác định vị trí ô mẫu và dựa trên số liệu điều tra tại địa phương để tiến hành xác định ô tiêu chuẩn.
Số lượng và vị trí các ô mẫu
Trên thực địa và điều kiện thực hiện chuyên đề tốt nghiệp nên số lượng vị trí các ô tiêu chuẩn có nhiều hạn chế nhưng trên cơ sở đảm bảo về tổng quan các tuổi rừng nghiên cứu. Số lượng các ô mẫu nghiên cứu cần dựa theo phần trăm diện tích nhưng với điều kiện còn nhiều hạn chế và thời gian thực hiện không cho phép nên số lượng ô mẫu được giới hạn là 9 OTC. Vị trí các ô mẫu được xác định theo tuổi rừng (từ 2-3 tuổi; từ 4-5 tuổi; từ 6-7 tuổi), trên các vị trí chân, sườn, đỉnh khác nhau dựa trên kết quả tham vận người dân/ chủ rừng.
Hình dạng và kích thước ô mẫu
Ô đo đếm được thiết lập với diện tích ô tiêu chuẩn là 1000 m2 (25m x 40m) (Hình 3.1).
Đo đếm tại các ô tiêu chuẩn
(1) Tạo lập định vị ô mẫu trên thực địa
Sử dụng bản đồ và địa bàn để xác định vị trí ô mẫu. Dùng GPS xác định tọa độ chính xác của ô mẫu.
(2) Thiết kế và lập ô mẫu Trình tự :
•Trong ô tiêu chuẩn đo đường kính ngang ngực (dbh=D1.3, cm) của tất cả các cây có dbh > 5cm có mặt tại các ô tiêu chuẩn.
• Đo chiều cao vút ngọn (Hvn, m) và chiều cao dưới tán (Hdc, m).
• Đo đường kính tán (Dt,m) theo 2 hướng Đông – Tây và Nam – Bắc, sau đó lấy giá trị trung bình.
• Ghi tất cả các số liệu đo đếm trong ô vào biểu điều tra (dbh >5 cm)