Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 102 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
102
Dung lượng
670,75 KB
Nội dung
Trang 1 bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học s phạm hà nội 2 PHNG TH HOA THƠ Tố HữU TRONG CHƯƠNG TRìNH TIểU HọC luận văn thạc sĩ GIáO DụC HọC H NI, 2011 Trang 2 bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học s phạm hà nội 2 PHNG TH HOA THƠ Tố HữU TRONG CHƯƠNG TRìNH TIểU HọC Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học) Mã Số: 601401 luận văn thạc sĩ GIáO DụC HọC Ngời hớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh H NI, 2011 Trang 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền văn học dân tộc, văn học viết cho thiếu nhi là một bộ phận có vị trí rất quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu trong việc bồi đắp làm giàu tâm hồn và xây dựng nhân cách mỗi con người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang cho các em trên suốt đường đời. Dòng văn học ấy phát triển mạnh mẽ song hành cùng với những cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc. Có thể kể đến những nhà văn, nhà thơ chuyên tâm cả đời sáng tác cho thiếu nhi như Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng, Định Hải, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Nhật Ánh… Và còn rất nhiều nhà văn, nhà thơ tuy sáng tác cho nhiều đối tượng độc giả khác nhau vẫn dành tình cảm đặc biệt cho thiếu nhi như: Huy Cận, Đoàn Giỏi, Xuân Quỳnh , trong số đó không thể không kể đến nhà thơ Tố Hữu. Với hàng chục tập thơ trải dọc theo đường đời, tương ứng với những chặng đường lớn của cách mạng Việt Nam như: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta, thơ Tố Hữu được xem là bộ biên niên sử bằng thơ của cách mạng Việt Nam. Thơ ông là tiếng ca vui của thời đại Hồ Chí Minh đấu tranh anh hùng và thắng lợi vẻ vang, là bài hát về những lẽ sống lớn, về ân tình cách mạng sâu nặng, về niềm tin cách mạng mới mẻ. Là đứa con của những cuộc đấu tranh, là người cổ động, người tuyên truyền của cách mạng, thơ Tố Hữu đã có sức cảm hoá, chinh phục được đông đảo quần chúng thanh thiếu niên đón nhận, say mê và đã góp vào hành trang tinh thần của nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam trong thời kỳ dài suốt mấy mươi năm. Với vị trí cũng như sức mạnh của mình, thơ Tố Hữu vì thế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hướng vận động chung của nền thơ cách mạng, đặc biệt là trong giai đoạn 1945 - 1975. Trang 4 Trong nhà trường, thơ Tố Hữu được giảng dạy từ cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đến bậc Đại học. Thơ Tố Hữu đã tạo được niềm yêu mến, sự đam mê bền chắc trong lòng nhiều thế hệ độc giả. Vì vậy, việc nghiên cứu về thơ ông không chỉ đặt ra đối với giới phê bình, nghiên cứu mà còn với cả những người trực tiếp tham gia giảng dạy. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Thơ Tố Hữu trong chương trình Tiểu học với mong muốn được đóng góp một phần trong cái nhìn toàn diện về vị trí văn học sử của nhà thơ Tố Hữu. Đồng thời, là giáo viên Tiểu học, qua việc nghiên cứu này sẽ giúp tôi rất nhiều trong việc giảng dạy học sinh đọc và cảm thụ văn học góp phần bồi đắp cho các em tình yêu thơ ca, tình yêu Tổ quốc. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Thơ Tố Hữu trong chương trình Tiểu học chúng tôi mong muốn có thêm được cái nhìn vừa cụ thể vừa đa dạng về giá trị nội dung, tư tưởng, giá trị giáo dục và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của Tố Hữu, đặc biệt là những đoạn trích, những tác phẩm của nhà thơ được giảng dạy trong chương trình Tiểu học hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Dựa trên nét đặc trưng phong cách thơ Tố Hữu, luận văn nghiên cứu những đoạn trích, những tác phẩm của nhà thơ được giảng dạy trong chương trình Tiểu học. Qua đó, thấy được những đóng góp to lớn về giá trị nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác thơ của Tố Hữu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những bài thơ của Tố Hữu được giảng dạy trong chương trình Tiểu học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trang 5 - Những tài liệu nghiên cứu liên quan đến đặc trưng phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. - Làm rõ nét đặc trưng phong cách thơ Tố Hữu. - Từ nét đặc trưng thơ Tố Hữu thấy được vẻ đẹp và giá trị giáo dục những bài thơ của ông trong chương trình Tiểu học. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn tập trung sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp phân tích tổng hợp. 6. Đóng góp mới của luận văn - Về lý luận: Làm rõ vẻ đẹp và giá trị giáo dục của thơ Tố Hữu trong chương trình Tiểu học. - Về thực tiễn: Từ việc tìm hiểu những đặc trưng thơ Tố Hữu, vận dụng vào quá trình dạy học phân môn Tập làm văn, Tập đọc, Chính tả, đặc biệt quá trình bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học. Trang 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỐ HỮU TRONG NỀN THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1.1. Tiểu sử, con người Tố Hữu Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 04 tháng 10 năm 1920. Quê ông ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế – mảnh đất giàu truyền thống lịch sử với một nền văn hóa bác học và nhiều sinh hoạt văn hóa cung đình. Huế là nơi phong cảnh hữu tình và là nơi sản sinh ra những điệu hò làm mê đắm lòng người như hò mái nhì, mái đẩy, điệu lý, điệu ca nam ai, nam bằng… Cha Tố Hữu vốn là một nhà Nho không đỗ đạt và phải chật vật kiếm sống bằng nhiều nghề nhưng lại ham thích văn thơ. Mẹ Tố Hữu là con của một cụ Tú, một phụ nữ xứ Huế giàu tình thương và thuộc nhiều tục ngữ, ca dao - dân ca. Tuổi thơ Tố Hữu đã được nuôi dưỡng bằng những câu ca, điệu hò quê hương mà trực tiếp qua giọng của mẹ, lại được người cha dạy làm thơ theo lối cổ ngay từ lúc 7, 8 tuổi. Gia đình và quê hương đã góp phần quan trọng hun đúc nên hồn thơ Tố Hữu. Ở cảnh ngộ riêng, tuổi thơ của Tố Hữu sớm phải chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn về tình cảm: cha thường xuyên đi làm ăn xa, ông phải vào Đà Nẵng theo người anh để được đi học. Năm Tố Hữu 12 tuổi thì mẹ mất; 13 tuổi (1933) ông thi đỗ vào trường Quốc học Huế và hầu như sống tự lập từ đó. Cảnh ngộ tuổi thơ này như một ký ức cá nhân khiến tâm hồn nhà thơ Tố Hữu sau này luôn khát khao tình yêu thương, dễ rung động với những thân phận bất hạnh như: trẻ mồ côi, em bé đi ở hay gẩy đàn hát dạo, một chị vú em, một lão đầy tớ Họ đều là những thân phận nghèo khổ, tủi cực trong cuộc đời. Ngay từ tuổi thanh niên, Tố Hữu đã sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng. Đó là những năm phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương Trang 7 đang diễn ra sôi nổi trên khắp đất nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn, lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân lao động, nhất là thanh niên, học sinh. Thành phố Huế lúc ấy là một trong những trung tâm sôi động nhất của phong trào Mặt trận Dân chủ. Được cuốn hút vào phong trào, năm 1936, Tố Hữu gia nhập Đoàn Thanh niên cộng sản. Ông được trực tiếp tiếp xúc với những chiến sĩ cộng sản lớn như Nguyễn Chí Diểu, Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Lê Duẩn và chính họ đã nhóm lửa nhiệt tình cách mạng trong trái tim người thanh niên Tố Hữu. Tố Hữu trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn Thanh niên dân chủ ở Huế, vừa hoạt động vừa sáng tác thơ ca. Năm 1937 ông đã có thơ đăng báo. Năm 1938, Tố Hữu gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1939 Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên Huế, rồi bị giải đến nhiều nhà tù ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3 năm 1942, Tố Hữu vượt ngục thoát khỏi nhà tù Đắk Lay, tìm ra Thanh Hóa, bắt liên lạc với tổ chức Đảng và tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, Tố Hữu được điều động trở lại Huế làm Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa giành chính quyền tại thành phố quê hương. Cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, Tố Hữu tiếp tục đảm nhận những trọng trách trong chính quyền Cách mạng ở Huế (làm Bí thư xứ ủy Trung Kỳ) đồng thời làm nhiệm vụ tổng hợp đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức đến với cách mạng . Sau đó ông lên chiến khu Việt Bắc rồi trở về Hà Nội giữ nhiều cương vị và trọng trách khác nhau trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nhưng dù ở cương vị và trọng trách nào, ông vẫn thể hiện được phẩm chất của một người chiến sỹ cách mạng. Đương thời ông từng giữ những trọng trách: Trưởng ban Tuyên huấn, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên bộ chính trị và Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Phó thủ tướng Chính phủ). Trang 8 Năm 1986 ông nghỉ hưu. Cũng từ năm 1986 về sau, nhiều tác phẩm của Tố Hữu được xuất bản (và tái bản) gồm: - Phấn đấu vì một nền văn nghệ xã hôi chủ nghĩa (Tiểu luận - NXB Sự thật, Hà Nội 1986). - Tố Hữu – Trăm bài thơ (NXB Văn học, Hà Nội 1987). - Một tiếng đờn (Tuyển tập - NXB Văn học, Hà Nội 1992). - Đợi anh về (Thơ dịch – NXB Giáo dục, Hà Nội 1999). - Tố Hữu (Tuyển thơ – NXB Giáo dục, Hà Nội 1998). - Ta với ta ( Tập thơ - NXB Văn học, Hà Nội 2000). - Nhớ lại một thời (Hồi ký – NXB, Hội nhà văn Hà Nội 2000). Trong sự nghiệp sáng tác thơ của mình, Tố Hữu đã được trao tặng nhiều giải thưởng văn học cao quý: - Giải nhất cho tập thơ Việt Bắc của Hội nhà văn Việt Nam (1954 - 1955). - Giải thưởng Văn học Đông Nam Á cho tập thơ Một tiếng đờn (1996). - Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I (1996). Nhà thơ Tố Hữu từ trần ngày 09 tháng 12 năm 2002 tại Hà Nội. Có thể nói, điểm nổi bật ở con người Tố Hữu là sự thống nhất giữa nhà cách mạng và nhà thơ, giữa con đường cách mạng và con đường thơ. Sự gặp gỡ với lý tưởng của Đảng Cộng sản không chỉ quyết định đường đời của một con người mà còn quyết định con đường và toàn bộ sự nghiệp sáng tác của một nhà thơ. 1.2. Con đường thơ Tố Hữu Về nhà thơ Tố Hữu, nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai từng nhận định: “Tố Hữu là nhà thơ chỉ viết để phục vụ cách mạng, từ trước tới sau. Đó là vinh dự và Trang 9 cũng là đặc sắc của thơ Tố Hữu ”. Quả thật, Tố Hữu được mệnh danh là người biên niên sử hiện đại Việt Nam bằng thơ. Thơ với ông là một phần của sự nghiệp cách mạng, phục vụ cho lý tưởng cách mạng. Con đường thơ của Tố Hữu, do đó, song hành với con đường cách mạng của tác giả và gắn bó mật thiết với các chặng đường của cuộc đấu tranh cách mạng trên đất nước ta suốt hơn nửa thế kỷ kể từ thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939). Con đường thơ ấy phản ánh quá trình hoạt động của một hồn thơ, đồng thời cũng phản ánh sự vận động của lịch sử với những biến cố lớn lao, những vấn đề trọng yếu của thời đại và âm vang của nó trong đời sống tinh thần của con người thời đại ấy. Con đường thơ Tố Hữu vừa giúp độc giả hình dung về một thời kỳ đầy biến động và cũng đầy anh hùng của lịch sử dân tộc, vừa cho thấy chân dung của một nhà thơ – chiến sỹ của thời đại. Thơ của Tố Hữu gồm 7 tập và được chia thành năm chặng đường. 1.2.1. Chặng 1: Tập thơ đầu - Từ ấy (1937-1946) Đây là chặng đầu mười năm thơ Tố Hữu cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của một người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử lịch sử đầy sôi động: phong trào chống Phát xít trên thế giới đang phát triển mạnh, cuộc cách mạng dân chủ trong nước đang ở giai đoạn cao trào, tất cả làm rung chuyển và đổi thay sâu sắc xã hội Việt Nam. Riêng với Tố Hữu, sự ra đời của tập thơ Từ ấy là một mốc quan trọng, là giao điểm đầy ý nghĩa giữa cách mạng – tuổi trẻ và thi ca, ấy là thời kỳ ông bắt gặp lý tưởng cách mạng và trở thành người chiến sĩ cộng sản. Ban đầu tập thơ có tên là Thơ do Hội văn hóa cứu quốc ấn hành năm 1946. Trong lần tái bản có sửa chữa năm 1959 mới được đặt tên Từ ấy. Trang 10 Tập thơ gồm 71 bài (theo bản in năm 1959), được cấu trúc thành ba phần tương ứng với ba chặng đường hoạt động trong mười năm đầu của người thanh niên cách mạng Tố Hữu. Máu lửa: Là niềm vui phơi phới, là tiếng reo ca náo nức của một tâm hồn trẻ đang băn khoăn đi tìm chân lý sống thì gặp gỡ lý tưởng cách mạng mà nhà thơ hình dung là “mặt trời chân lý”: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Từ ấy) Gặp gỡ lý tưởng cách mạng, được ánh sáng lý tưởng chiếu rọi, khiến tâm hồn người thanh niên Tố Hữu bừng nở một thế giới đầy hương sắc, tràn trề sức sống và niềm vui. Sự gặp gỡ lý tưởng đã làm thay đổi căn bản mối quan hệ giữa con người với toàn bộ thế giới, đem lại sự gắn bó ruột thịt giữa nhà thơ với muôn người lao khổ để tạo thành sức mạnh. Từ đây xuất hiện một cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ Tố Hữu: “cái tôi” tự ý thức sâu sắc về mình, đồng thời là cái tôi gắn bó với muôn người, ở giữa mọi người. Niềm vui tràn trề của một tâm hồn trong trạng thái bừng ngộ hòa vào niềm hân hoan của một thế hệ thanh niên cách mạng tạo nên một cảm xúc ngây ngất say mê: Ồ vui qúa! Rộn ràng trên vạn nẻo Bốn phương trời vào theo dấu muôn chân Cũng như tôi tất cả tuổi đương xuân Chen bước nhẹ trong gió đầy ánh sáng (Hy vọng) Bên cạnh những tiếng reo ca náo nức của tâm hồn trẻ gặp gỡ được ánh sáng cách mạng, độc giả còn bắt gặp trong những trang thơ của Tố Hữu một [...]... người đã đưa thơ “chính trị” đạt đến độ “trữ tình” 1.3 Vị trí của Tố Hữu trong nền thơ cách mạng Việt Nam Tố Hữu là một hiện tuợng lớn của thơ Việt Nam hiện đại, là đại biểu xuất sắc có vị trí hàng đầu trong nền thơ cách mạng Việt Nam Tiêu biểu hơn bất cứ nhà thơ nào khác, Tố Hữu là nhà thơ của cách mạng và của dân tộc Với hàng chục tập thơ, thơ Tố Hữu là sự song hành đẹp đẽ giữa thơ và đời, thơ và cách... của lịch sử trong mấy chục năm qua càng thấy rõ vai trò của “Những vần thơ tươi xanh, những vần thơ lửa cháy” của Tố Hữu Tố Hữu luôn là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng, ông xuất hiện để cổ vũ, động viên, để hô hào, kêu gọi, cất những tiếng thơ hào sảng lôi cuốn đông đảo quần chúng Ngọn cờ thơ ca của Tố Hữu cũng không giống bất cứ ai, thơ ông có cách vẫy gọi rất riêng mang đậm phong cách Tố Hữu Như một... đại và một phần trong ý thức nhà thơ nên thơ Tố Hữu giai đoạn này gặp phải một số hạn chế nhất định: đôi chỗ chất chính luận át đi chất trữ tình, cảm xúc không theo kịp tư tưởng 1.2.5 Chặng 5 - Thơ Tố Hữu sau 1975: Một tiếng đờn (1979-1992) và Ta với ta (1992- 1999) Đây là hai tập thơ thuộc chặng cuối của thơ Tố Hữu, khi nhà thơ đã đi qua nhiều biến cố, thử thách và cả những thăng trầm trong cuộc đời... chỗ đạt tới tính cổ điển Cái tôi trữ tình của Tố Hữu ở đây là kết quả của sự thống nhất riêng chung, của sự hòa nhập một cách tự nhiên giữa cái tôi riêng tư – tiểu sử và cái tôi sử thi Đó chính là cơ sở tạo nên những bài thơ đặc sắc như: Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bài ca xuân 61… Tập thơ đánh dấu mốc son thứ 3 trên hành trình thơ Tố Hữu 1.2.4 Chặng 4 - Thơ Tố Hữu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: Ra trận (1962... đường thơ Nói như Tế Hanh: “Chân trời đổi mới thơ trăm hướng Anh vẫn mình anh một tiếng đờn” Có thể nói, Tố Hữu đã ghi lại trọn vẹn lịch sử đau thương và hào hùng của dân tộc Việt Nam qua mỗi chặng đường cụ thể Con đường thơ cũng chính là con đuờng đời, con đường cách mạng của Tố Hữu là minh chứng hùng hồn cho sự thành công và niềm vinh dự của một nhà thơ cách mạng Tố Hữu xứng đáng là lá cờ đầu của thơ. .. nước thì hồn thơ Tố Hữu như được nâng bổng, vươn xa trong cảm hứng sử thi hào hùng và tầm khái quát lịch sử với ba bài thơ lớn: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên; Ta đi tới; Trang 22 Việt Bắc Ba bài thơ đã ghi lại một cách tài tình không khí, tâm trạng, khí thế của thời đại trong bước ngoặt đi lên của lịch sử dân tộc, trong đó Việt Bắc được đánh giá là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của thơ ca kháng... riêng Từ ấy là tập thơ đầu, có vị trí đặc biệt trong con đường thơ của Tố Hữu Tập thơ chứa đựng những rung động chân thành, niềm say mê trong trẻo Trang 17 của một tâm hồn trẻ ở đầu đến với lý tưởng cách mạng và với thơ ca Là tập thơ đầu tay của một cây bút trẻ chưa thể đạt tới sự già dặn thành thục nên hạn chế còn tồn tại là điều khó tránh 1.2.2 Chặng 2: Việt Bắc ( 1947 - 1954) Tập thơ in lần đầu vào... với đương thời Cứ mỗi dịp xuân về, cộng đồng lại nhận ra được trong thơ Tố Hữu những nhiệm vụ phải làm và nhận được các năng lượng tiếp sức của thơ, khiến người ta tin tưởng ở bước đường đi tới, ở chân lý cách mạng, ở sự tất thắng của kháng chiến trong tương lai Thơ Tố Hữu vì thế có sức mạnh cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu rất cao Thơ ông đã tạo nên sự cộng hưởng tinh thần của đông đảo, thành... được tác giả sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (trong đó có năm bài dịch thơ nước ngoài) Trong những lần in sau, Tố Hữu có bổ sung bốn bài được viết năm 1946 chưa đưa vào tập Từ ấy là: Đêm xanh, Lạnh nhạt, Trường tôi, Tình khoai sắn Việt Bắc đánh dấu chặng thứ hai trên con đường thơ của Tố Hữu Ở đây, tiếng nói say mê lý tưởng sôi nổi từng xuất hiện ở tập thơ Từ ấy trở nên trầm... Hoa là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào hùng của cả dân tộc cho đến ngày toàn thắng Thơ ông lúc này là khúc ca “ra trận”, là mệnh lệnh tiến công và là lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng cả dân tộc trong cuộc chiến đấu ở cả hai miền Nam, Bắc Khẳng định ý nghĩa lớn lao cao cả của cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với lịch sử dân tộc và thời đại, thơ Tố Hữu cũng thể hiện . cứu đề tài Thơ Tố Hữu trong chương trình Tiểu học với mong muốn được đóng góp một phần trong cái nhìn toàn diện về vị trí văn học sử của nhà thơ Tố Hữu. Đồng thời, là giáo viên Tiểu học, qua. thơ Tố Hữu trong chương trình Tiểu học. - Về thực tiễn: Từ việc tìm hiểu những đặc trưng thơ Tố Hữu, vận dụng vào quá trình dạy học phân môn Tập làm văn, Tập đọc, Chính tả, đặc biệt quá trình. năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học. Trang 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỐ HỮU TRONG NỀN THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1.1. Tiểu sử, con người Tố Hữu Tố Hữu tên thật là Nguyễn