Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bánh cáy tại làng nghề Nguyên Xá Đông Hưng Thái Bình.

86 1.8K 11
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bánh cáy tại làng nghề Nguyên Xá Đông Hưng Thái Bình.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 I HC THI NGUYấN TRNG I HC NễNG LM NGUYN TRNG DUY Tờn ti: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bánh cáy tại làng nghề Nguyên Xá Đông Hng Thái Bình KhóA LUậN tốt nghiệp ĐạI HọC H o to : Chớnh quy Chuyờn ngnh : Kinh t Nụng nghip Lp : K42A - KTNN Khoa : KT - PTNT Khoỏ hc : 2010-2014 Ging viờn hng dn : ThS. Lnh Ngc Tỳ Thỏi Nguyờn, nm 2014 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Lành Ngọc Tú đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp một cách đầy đủ. Xuất phát từ ý nguyện bản thân và được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bánh cáy tại làng nghề Nguyên Xá Đông Hưng Thái Bình” Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Ủy ban nhân dân xã Nguyên Xá cùng toàn thể các hộ nông dân ở xã Nguyên Xá đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành công việc trong thời gian thực tập tại địa phương. Cuối cùng tôi bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện khóa luận nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 06 , năm 2014 Sinh viên Nguyễn Trọng Duy 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bánh cáy tại làng nghề Nguyên Xá Đông Hưng Thái Bình” là khóa luận do chính bản thân tôi thực hiện và dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS.Lành Ngọc Tú. Các số liệu bảng, biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có. Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên. Thái nguyên, ngày tháng 6 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Trọng Duy 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế xã Nguyên Xá- Đông Hưng- Thái Bình năm 2013 32 Bảng 3.2: Số hộ SX và kinh doanh bánh cáy qua 3 năm (2011-2013) 33 Bảng 3.3: Cơ cấu loại hình sản xuất bánh cáy trong vòng 2 năm 2012 2013. 34 Bảng 3.4: Cơ sở vật chất của hộ sản xuất bánh cáy trong làng nghề. 35 Bảng 3.5: Phân bổ khấu hao cơ sở vật chất của hộ 36 Bảng 3.6: Số lượng lao động làm bánh trong làng nghề năm 2013 37 Bảng 3.7:Thu nhập bình quân đầu người lao động của hộ sản xuất 38 và kinh doanh sản phẩm bánh cáy 38 Bảng 8: Trình độ học vấn, quản lý của chủ hộ sản xuất năm 20013 39 Bảng 9: Số lượng bánh được sản xuất ra trong 2 năm (2012-2013) 40 Bảng 10: Nguyên vật liệu để hoàn thành một mẻ bánh 2013 41 Bảng 11: Chi phi sản xuất ra 1 hộp bánh trước khi xuất bán. 42 Bảng 12: Tình hình cung cấp nguyên liệu để phục vụ sản xuất bánh cáy tại xã 2013 43 Bảng 13: Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của các loại hình sản xuất bánh cáy theo vùng miền qua 2 năm (2012-2013) 45 Bảng 14: Số lượng đại lý, siêu thị , của hàng bán bánh cáy 46 trong năm 2012 - 2013 46 Bảng 15: Giá bán sản phẩm trên thị trường qua 2 năm (2012- 2013) 47 Bảng 16: Hiệu quả sản xuất kinh doanh. 48 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NTM Nông thôn mới DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ CNH , HĐH Công nghiệp hóa , Hiện đại hóa TTCN Tiểu thủ công nghiệp HTX Hợp tác xã BHYT Bảo hiểm y tế THCS Trung học cơ sở BCH Ban chấp hành HĐND Hội đồng nhân dân SX Sản xuất SL Số lượng ĐVT Đơn vị tính TP Thành phố TNHH Trách nhiệm hữu hạn .đ Đơn vị tiền tệ việt nam đồng. Cc Cơ cấu 6 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3 1.3.3 Đóng góp mới của đề tài. 3 1.3.4 Bố cục đề tài 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4 1.1.2 vai trò sản phẩm bánh cáy 6 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 9 1.2.1 Làng nghề ở một số nước trên thế giới 9 1.2.2. Kinh nghiệm về phát triển làng nghề ở một số nước châu á và một số địa phương trong nước 11 1.2.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số địa phương trong nước 17 1.2.3. Những bài học kinh nghiệm đối làng nghề bánh cáy Nguyên Xá – ĐôngHưng - Thái Bình 23 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.2. Nội dung nghiên cứu 25 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu 25 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 25 2.3 Phương pháp nghiên cứu 26 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 26 2.3.2. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế 26 2.3.3. Phương pháp phân tích SWOT 26 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 27 2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ 27 7 2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ. 28 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 29 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 30 3.1.3. Đánh giá chung tình hình kinh tế 32 3.2. Tìm hiểu thực trạng quá trình sản xuất kinh doanh bánh cáy tại địa phương nghiên cứu 33 3.2.1. Quy mô sản xuất kinh doanh sản phẩm bánh cáy 33 3.2.2. Cơ sở vật chất của làng nghề 35 3.2.3. Thực trạng lao động sản xuất sản phẩm bánh cáy 37 3.2.5. Trình độ của chủ hộ 39 3.2.6. Tình hình vay vốn sản xuất bánh cáy 40 3.2.7. Số lượng sản phẩm được sản xuất ra 40 3.2.8. Thị trường đầu vào 41 3.2.9. Tình hình sản xuất cung cấp chế biến cho làng nghề 42 3.2.10. Thị trường đầu ra 44 3.2.11. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh cáy của cả nước 45 3.2.12. Giá bán của sản phẩm trên thị trường 47 3.2.13. Lợi nhuận thu được của các hộ sản xuất bánh cáy tại xã Nguyên Xá -Đông Hưng 3.2.14. Kỹ thuật, công nghệ trong làng nghề 49 3.2.15. Tình hình tổ chức kinh doanh 50 3.2.16. Tình hình môi trường trong làng nghề 50 3.3. Những tiềm năng, hạn chết, khó khăn của làng nghề 51 3.3.1. Tiềm năng của làng nghề 51 3.3.2. Những hạn chế khó khăn của làng nghề 52 3.3.4. Sản phẩm cạnh tranh với bánh cáy tại làng nghề 55 Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT BÁNH CÁY 57 4.1. Quan điểm phát triển làng nghề 57 4.2. Phương hướng Bảo tồn và phát triển làng nghề 58 4.3. Các giải pháp nhằm và phát triển làng nghề bánh cáy 59 4.3.1. Giải pháp chung 59 4.4. Giải pháp riêng đối với làng nghề bánh cáy 68 4.5. Kiến nghị 68 KẾT LUẬN 70 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam, đất nước phương đông với rất nhiều nét văn hóa truyền thống nổi tiếng được bạn bè trên thế giới biết đến và ngợi ca. Bên cạnh những nét văn hóa trong giao tiếp ứng xử, nét văn hóa trong ẩm thực cũng tạo nên những nốt nhạc góp chung vào bản nhạc về nét đẹp văn hóa Á Đông bay cao bay xa. Xuất phát điểm là 1 nước nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, với người dân, đặc biệt là người dân nông thôn với nghề chủ yếu là trồng trọt chăn nuôi nhưng đã đem cho giới ẩm thực 1 món ăn đặc biệt. Bánh cáy là món ăn của người nông dân là giản dị nhưng rất đặc biệt đối với ẩm thực việt nam. Nó đã đi vào dân gian, truyền từ đời này sang đời khác của làng. Bánh cáy đã xuất hiện rất lâu tuy chưa đăng ký thương hiệu nhưng bánh cáy đã rất nổi tiếng trên nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh. Nhắc đến Thái Bình thì không ai không biết đến món ăn đặc sản nơi đây đó là bánh cáy. Nhờ có các nguyên liệu có sẵn tại địa phương thêm vào đó là tiếng tăm của bánh cáy từ đó nhiều hộ gia đình đã phát triển và vươn lên từ sản phẩm bánh này. Nguyên Xá là 1 xã thuộc huyện Đông Hưng hay còn gọi là Làng Nguyễn. Cái tên làng Nguyễn là do cả làng này đều cùng 1 họ Nguyễn nên họ gọi là làng Nguyễn. Bánh cáy có ý nghĩa - vài trò rất to lớn đối với việc phát triển kinh tế ổn định đời sống của người dân trong xã. Bánh cáy được xác định là mũi nhọn trong phát triển kinh tế tại xã. Tính đến 2013 có 350 hộ sản xuất bánh cáy tại địa bàn xã. Bánh cáy có nhiều ưu thế nổi chội như, bánh cáy tận dụng được nguyên liệu nông sản tại địa phương, giải quyết được đầu ra cho nhiều loại nông sản khác. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả về sản xuất – chế biến và tiêu thụ sản phẩm bánh cáy, chúng ta vẫn chưa khai thác hết vài trò, giá trị và thế mạnh của sản phẩm bánh cáy. Mặc dù bánh cáy có thương hiệu và được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhưng bánh cáy chỉ đem lại một phần kinh tế nhỏ cho các hộ sản xuất. Mặt khác, người sản xuất còn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng tập quán sản xuất truyền thống lạc hậu và chậm thích ứng với cơ chế kinh tế thị 2 trường, quá trình đầu tư còn chưa cân xứng, chưa khoa học. Do sản xuất thủ công nên năng xuất sản xuất sản phẩm chưa cao, chi phí sản xuất giá thành lớn, hiệu quả kinh tế chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn kém. Xuất phát từ vai trò vị trí và ý nghĩa to lớn của phát triển bánh cáy, cũng như những hạn chế còn mắc phải trong quá trình sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm bánh cáy thì việc nghiên cứu khảo sát đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển bánh cáy. Từ đó xây dựng hướng hoàn thiện hơn cho sản phẩm bánh cáy một cách khách quan khoa học và chính xác là một yêu cầu bức thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, lại vừa mang ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bánh cáy tại làng nghề Nguyên Xá - Đông Hưng - Thái Bình” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng quá trình sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả kinh tế của xã Nguyên Xá – Đông Hưng – Thái Bình. Để từ đó đề xuất được những giải pháp phát triển bền vững làng nghề bánh cáy tại xã Nguyên Xá – Đông Hưng – Thái Bình. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu được điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương nghiên cứu. - Tìm hiểu thực trạng quá trình sản xuất kinh doanh bánh cáy tại địa phương nghiên cứu. - Phân tích được tiềm năng, hạn chế, khó khăn của làng nghề - Đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cho làng nghề. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp bản thân có thể vận dụng được những kiến thức đã học để phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học. - Nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của bản thân, vận dụng được những kiến thức đã học được ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu và những kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân. 3 - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực kinh tế. Các khuyến nghị và dự báo có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý và hoạch định chính sách tại địa phương. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài, đề án về xây dựng phát triển kinh tế tại địa phương hoặc nơi khác. - Công cuộc xây dựng NTM đang diễn ra đồng bộ trên phạm vi cả nước, xã Nguyên Xá cũng đang bắt tay vào xây dựng NTM theo bộ tiêu chí quốc gia vì vậy, đề tài cũng góp một phần giúp cho một số chỉ tiêu nhỏ trong xây dựng nông thôn mới được nhanh chóng đạt đủ với tiêu chí của xây dựng nông thôn mới vd: chỉ tiêu nhu nhập, chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu. - Đề tài cung cấp thông tin về những khó khăn của người dân trong việc sản xuất bánh cáy tại xã đang tiến hành, qua đó giúp cán bộ khi triển khai sẽ có phương thức tác động phù hợp hơn. 1.3.3 Đóng góp mới của đề tài. - Về đánh giá thực tiễn: trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật và có chọn lọc, khóa luận đã trình bày tổng quan thực trạng phát triển làng nghề sản xuất bánh cáy tại xã Nguyên Xá – Đông Hưng Thái Bình thời kỳ 2011-2013 với những đặc trưng cơ bản là đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bánh cáy tại làng nghề, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với phát triển làng nghề sản xuất bánh cáy trong những năm tới của vùng cũng như chỉ rõ thuận lợi khó khăn của làng nghề sản xuất bánh cáy. - Về đưa ra giải pháp: Dựa trên những kết quả mà đề tài nghiên cứu được để đưa ra các giải pháp chung cho các làng nghề trong và ngoài tỉnh, đồng thời đưa ra các giải pháp riêng cho làng nghề. 1.3.4 Bố cục đề tài Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4: Giải pháp phát triển bên vững làng nghề sản xuất bánh cáy. Kết Luận [...]... hoạch ngành nghề nông thôn.[5] 1.2.3 Những bài học kinh nghiệm đối làng nghề bánh cáy Nguyên Xá – ĐôngHưng - Thái Bình - Nhắc đến bánh cáy người tiêu dùng liên tưởng đến món ăn cổ truyền của nông thôn Việt Nam và của dân tộc Việt Nam Để phát triển làng nghề bánh cáy phải sản xuất ra bánh có chất lượng ổn định là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của làng nghề để giữ gìn uy tín, giá cả phải... năm 2013 - 2014 - Thời gian thực tập:16/02/2014 – 30/04/2014 2.2 Câu hỏi nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bánh cáy tại xã Nguyên Xá- Đông Hưng- Thái Bình như thế nào? - Những tiềm năng và khó khăn mà làng nghề gặp phải ra sao? - Nên đưa các giải pháp nào để phát triển bền vững làng nghề sản xuất bánh cáy? 26 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu * Phương pháp thu... vv Bánh cáy có quy trình làm đặng biệt cách pha chế các nguyên liệu với nhau để thành một món bánh - Bánh cáy là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, cùng với bước tiến của lịch sử nhân loại bước phát triển của khoa học kỹ thuật, vai trò và giá trị của bánh cáy ngày càng được khẳng định và nâng cao 1.1.2 vai trò sản phẩm bánh cáy 1.1.2.1 Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa Sự xuất hiện của sản phẩm bánh cáy. .. nhập của các hộ) và giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương Vì vậy, khái niệm làng nghề cần được hiểu là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế với số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông 1.1.1.3 Khái niệm bánh cáy - Bánh cáy không phải làm từ con cáy Bánh cáy là 1 loại bánh được làm chủ yếu từ các nguyên liệu nông... trường, người sản xuất phải có kinh nghiệm quy trình kỹ thuật với bí quyết gia truyền sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Sản 24 phẩm sản xuất ta phải đồng đều có địa chỉ sản xuất mỗi hộ phải có thương hiệu riêng và phải xây dựng thương hiệu cho làng nghề để người tiêu dùng biết đến nhiều hơn về xuất sứ sản phẩm, tạo lên uy tín, danh tiếng cho làng nghề, góp phần bảo tồn giá trị và tri... QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình và điều kiện thuỷ văn a) Vị trí Xã Nguyên Xá thuộc huyện Đông Hưng Cách thị trấn Đông Hưng 1km có đường quốc lộ 39A chạy qua xã thuận lợi cho phát triển kinh tế, thuận lợi cho các ngành tiểu thủ công nghiệp đặc biệt là sản xuất và kinh doanh bánh cáy Phía Đông giáp xã Đông Hợp Phía Đông. .. hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại Sao? Như thế nào? Và bao nhiêu? Sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt 2.3.2 Phương pháp phân tích thống kê kinh tế - Điểm nghiên cứu làng nghề bánh cáy là làng nghề sản xuất bánh có từ lâu đời thuận lợi cho việc tiến hành khảo sát nghiên cứu, phân tích đánh giá Toàn xã có 350 hộ trong đó có 10 hộ lớn: là những hộ sản xuất lượng lớn sản phẩm trong vòng 1 tháng từ... Bùi Văn Vượng thì Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền thủ công, ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình ” [6] Làng nghề là những làng sống bằng hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở... quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương Với quy mô nhỏ bé, hàng năm làng nghề đã xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa khác lớn, đóng góp đáng kể cho nên kinh tế quốc dân nói chung và cho địa phương nói riêng Sản phẩm của làng nghề là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn Tỷ trọng hàng hóa ở làng nghề cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông khác Nếu đem... doanh nghiệp tham gia vào các cụm công nghiệp làng nghề - Xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề - Lập ra Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề để điều hành các khu,cụm công nghiệp làng nghề hoạt động có hiệu quả - Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã lãnh đạo trực tiếp Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn . phát triển làng nghề sản xuất bánh cáy tại xã Nguyên Xá – Đông Hưng Thái Bình thời kỳ 2011-2013 với những đặc trưng cơ bản là đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bánh cáy tại làng nghề, tìm. “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bánh cáy tại làng nghề Nguyên Xá - Đông Hưng - Thái Bình 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng quá trình sản xuất kinh. cũng như hiệu quả kinh tế của xã Nguyên Xá – Đông Hưng – Thái Bình. Để từ đó đề xuất được những giải pháp phát triển bền vững làng nghề bánh cáy tại xã Nguyên Xá – Đông Hưng – Thái Bình. 1.2.2.

Ngày đăng: 23/07/2015, 15:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan