Nhưng nhân vật này lại là khởi nguồn để nhà văn Hoàng Quốc Hải viết nên Bão táp triều Trần với hi vọng làm thay đổi quan niệm có khi thiên kiến của các sử gia khi đánh giá nhìn nhận các
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Nước ta đang trong quá trình hội nhập và tiến hành, công nghiêp hóa – hiện đại hóa đất nước Quá trình này luôn phải bắt nguồn từ quá khứ lịch sử để từ đó có những quyết sách phù hợp với tâm lí, tính cách dân tộc Lịch sử đóng vai trò sứ mệnh cao cả là nền tảng, là bệ đỡ cho dân tộc ấy phát triển Và một bài học đặt ra là phải có định hướng như thế nào để giáo dục thế
hệ trẻ về truyền thống dân tộc, về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước
Vì thế tiểu thuyết lịch sử đã góp thêm một tiếng nói mới mẻ góp phần giáo dục làm cho mọi người hiểu biết, am hiểu sâu sắc hơn về lịch sử Việt Nam Đúng như Hồ Chủ tịch đã nói:
“Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Lặng lẽ và cần cù lao động sáng tạo, năm 1993, bộ tiểu thuyết lịch sử
gồm 4 tập: "Bão táp cung đình", "Huyền Trân công chúa", "Thăng Long nổi
giận" và "Vương triều sụp đổ" được xuất bản lần đầu tiên Mỗi cuốn sách nói
về những nhân vật có vị thế của đời nhà Trần, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử dân tộc Bộ tiểu thuyết đã được trao giải "Bùi Xuân Phái - vì tình yêu Hà Nội" (2008) Đây là giải không phải thật sự tầm cỡ, nhưng những khao khát tìm hiểu, lý giải lịch sử và ý tưởng - muốn "văn học hoá lịch sử", bộ tiểu thuyết đã làm nên tên tuổi của nhà văn Hoàng Quốc Hải Sau này ông viết thêm hai tập:
"Đuổi quân Mông - Thát" (chống giặc Nguyên - Mông lần I) và "Huyết chiến Bạch Đằng" (chống giặc Nguyên - Mông lần thứ III) Do đó, "Bão táp triều Trần" gồm 6 tập Hoàng Quốc Hải là một nhà văn "chín muộn" Dịp kỉ niệm
nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, ông đã góp mặt với cái tuổi 73 (tuổi ta) Cách đây 20 năm, ở tuổi ngoài "ngũ thập nhi tri thiên mệnh", ông cặm cụi mở những dòng đầu tiên về triều đại nhà Lý, sau khi đã hoàn thành cơ bản bộ tiểu
Trang 2thuyết về nhà Trần Không có nhà Lý, sẽ không có một triều đại hiển hách võ công, rực rỡ văn hiến như nhà Trần Thêm một lần nữa, ông lại lội dòng lịch
sử Bộ tiểu thuyết gồm 4 tập: "Thiền sư dựng nước", "Con ngựa nhà Phật",
"Bình bắc dẹp nam", "Con đường định mệnh", đã "lấy đi" của ông gần 20 năm
cuộc đời, nói như Hoàng Quốc Hải là đã "dốc cả tâm lực và trí tuệ ra viết "
Con đường "văn học hoá lịch sử" ấy là không thể khác khi nhà văn viết
về lịch sử, nhất là trong hoàn cảnh nước ta Các bộ chính sử không nhiều, lại
có phần giản lược, các nguồn dã sử, truyện dân gian và cái gọi là truyền thuyết, thần phả nhiều khi cũng ngộ nhận và hoang đường Đứng trước một nguồn tư liệu không lấy gì làm phong phú ấy, viết về lịch sử đòi hỏi nhà văn phải có bản lĩnh, sự hiểu biết sâu rộng tri thức, văn hoá và có cách nhìn khoa học của một nhà sử học
Cả hai bộ tiểu thuyết "Tám triều vua Lý" và "Bão táp triều Trần" được
xuất bản với hình thức đẹp, chất lượng bản in tốt như vậy là có sự góp công lớn, cùng sự "liều lĩnh" của nhà sách Vạn Niên - một nhà sách mới ra mắt đã dám chọn bộ sách không dễ kinh doanh như thế
Rõ ràng đây là hai bộ sách đáng trân trọng - không phải là hai "lẵng hoa" chào mừng đại lễ Thăng Long - Hà Nội nghìn năm - vì tác phẩm văn học đích thực không cần phải với lễ lạt, hội hè Chỉ mong sao có nhiều bạn đọc bỏ
công sức, bỏ thời gian để "liều mình" cùng tác giả
Có thể nói, từ những thập niên cuối của thế kỉ XX, trong xu thế đổi mới
toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần
của Hoàng Quốc Hải đã trở thành một hiện tượng thu hút nhiều sự chú ý của
độc giả Vì lẽ đó, chúng tôi quyết định đi vào tìm hiểu đề tài “Nhân vật trong
bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần” Chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng
nói, một cách nhìn thoả đáng về một hiện tượng tiểu thuyết độc đáo trên cơ sở nhìn lại những bước đi, lắng nghe những tiếng nói
Trang 3Chọn đề tài: “Nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần” của
Hoàng Quốc Hải, chúng tôi muốn có cái nhìn rõ hơn về nhân vật lịch sử và nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông Nhằm mục đích góp tiếng nói cá nhân của mình trong việc đánh giá tác giả, tác phẩm trong văn học, đặc biệt là dịp
để bản thân người viết luận văn cũng củng cố được nhiều kiến thức quý báu
về lịch sử dân tộc và kiến thức chung về lí luận nhân vật trong nghiên cứu và giảng dạy
Trong nền văn học nước nhà đương đại, tiểu thuyết lịch sử ngày càng đóng vai trò vị trí quan trọng, và có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội Đặc biệt tiểu thuyết lịch sử không chỉ có sứ mệnh văn học mà còn nhằm mục đích giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử của dân tộc Nhưng để làm nên thành công của tác phẩm phần lớn là nhà văn đã xây dựng thành công được những hình tượng nhân vật lịch sử Tuy nhiên cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu đề cập một cách toàn diện nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam Những hình tượng của tiểu thuyết lịch sử là những biểu tượng của một thời kì vừa vàng son anh hùng, cũng có khi là đau thương của dân tộc Vì vậy, nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa lớn lao trong thời kì đổi mới và hội nhập của nước nhà
Hiện nay ở chương trình phổ thông có những đoạn tác phẩm trích học của Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu… có những nhân vật lịch sử, để hiểu sâu và rõ hơn những đoạn trích này không gì khác là phải tìm hiểu hình tượng nhân vật
Do đó đề tài góp phần vào công việc giảng dạy văn học trung đại ở phổ thông
Đề tài nếu được thực hiện thành công sẽ góp phần đưa văn học sử tới công chúng, đặc biệt là các hình tượng nhân vật lịch sử còn bí ẩn với nhiều người các cuộc tranh luận và tốn khá nhiều bút mực của các nhà nghiên cứu
Từ đó chúng tôi hy vọng góp phần nhỏ giúp nhà văn, người cầm bút giải đáp câu hỏi “làm thế nào để sáng tạo những tác phẩm và nhân vật lịch sử sống
Trang 4động, chân thực vượt không gian và thời gian như tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc”
Nhân vật là trung tâm của tác phẩm tự sự Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi góp phần sẽ hiểu hơn nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử, và ở góc độ nào
đó sẽ phát hiện nét đặc thù của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam với tiểu thuyết lịch sử thế giới
bộ tiểu thuyết được tác giả mất gần 20 năm để hoàn thành, để tái hiện vượt bậc của một vương triều trong cuộc trị quốc an dân, chống giặc ngoại xâm
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá Non sông ngàn thủa vững âu vàng
Hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông trong lễ mừng chiến thắng, ẩn chứa
trong đó hào khí Đông A để giữ cho Đại Việt sự trường tồn đất nước suốt thế
kỉ XIII Một thế kỉ đầy biến động với sự xuất hiện của đế chế Mông Cổ khuấy đảo các quốc gia từ Á sang Tây Âu khiến bao quốc gia nghiêng đổ Nhưng khi đoàn quân khổng lồ ấy xâm lăng Đại Việt, cả ba lần đều đại bại, sức mạnh nào giúp vua tôi nhà Trần làm nên kì tích đó Câu trả lời được tìm thấy trong
bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần gồm 6 tập của nhà văn Hoàng Quốc Hải Bộ
tiểu thuyết liên hoàn từ khi nhà Trần nắm ngôi nước đến khi kết thúc sứ mệnh lịch sử kéo dài 175 năm khởi nghiệp vương triều Trần với việc chuyển giao quyền lực có một không hai trong lịch sử Vị kiến trúc sư triều Trần, Thái sư Trần Thủ Độ thiết kế cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh mà
Trang 5đến bây giờ công và tội của Thái sư Trần Thủ Độ vẫn còn gây nhiều tranh cãi Nhưng nhân vật này lại là khởi nguồn để nhà văn Hoàng Quốc Hải viết nên
Bão táp triều Trần với hi vọng làm thay đổi quan niệm có khi thiên kiến của
các sử gia khi đánh giá nhìn nhận các nhân vật lịch sử…Gần 3000 trang sách
đã đưa đến cho độc giả một cái nhìn bao quát và sâu sắc về một triều đại huy hoàng bậc nhất trong lịch sử dân tộc với các bậc văn võ, bá quan phong kiến Những người đã cùng vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên cường bảo vệ Đại Việt trong cơn nguy biến Và cũng chính có cái nhìn khách quan và công tâm với lịch sử đã giải mã để phát lộ và làm sáng rõ hơn những nhân vật trong chính sử Đó là nàng công chúa An Tư đã dùng mĩ nhân kế khiến cho Thoát Hoan vì say mê nàng mà chậm trễ trong việc tấn công vào Thăng Long cứu vua tôi nhà Trần lúc lâm nguy Hay nàng Huyền Trân công chúa đổi một tấm thân làm hoàng hậu Chămpa để đem về cho Đại Việt một mảnh đất rộng lớn như Ô Châu, Ô Lý và giữ được tình hòa hiếu của Đại Việt và Chămpa Dựng
lại lịch sử một triều đại bằng văn chương Bão táp triều Trần không chỉ đem
đến cho người đọc một nguồn tư liệu vô cùng phong phú về lịch sử, quân sự, văn hóa, kinh tế, chính trị mà hướng người đọc có một thái độ sống đúng với
giá trị mà tiền nhân để lại trong đó lợi ích dân tộc là tối thượng”
Vấn đề tiểu thuyết lịch sử được Hoàng Quốc Hải tâm sự trên nhiều báo,
thông tin đại chúng, những nghiên cứu về Bão táp triều Trần thì hầu như
chưa có ai Do vậy chúng tôi xin giới thiệu bài viết:
Khi trả lời phóng viên chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách về nhân
vật Trần Thủ Độ, nhà văn tâm sự: “Tôi đánh giá cái cao nhất của Trần Thủ
Độ, cùng với mưu lực và cả thủ đoạn nữa là đã thôn tính được cả hai thế lực
mà tránh được cuộc nội chiến, và từ đấy làm cho Đại Việt trở nên hưng thịnh Trong quá trình ấy, ông đã có rất nhiều cái lỗi lầm, ví dụ mà lịch sử chê ông
là kẻ vô luân Đấy là cái lỗi lầm không thể biện minh Trong khi viết Bão táp
Trang 6cung đình tôi cũng không hề lương nhẹ cái đó Nhưng tôi có cảm tình với sự
nghiệp của ông, bởi ông ấy làm quá lợi cho đất nước, mà ai làm lợi cho đất nước, có lợi cho nhân dân thì được nhân dân kính trọng mà nhà văn không có quyền loại bỏ những người ấy ra khỏi ngòi bút của mình Nhân vật của nhà văn chính là phải tìm ra chỗ khuất lấp để mà đưa ra ánh sáng”
Trong lời tựa cuốn tiểu thuyết Bão táp cung đình nhà văn đã tâm sự về
nhân vật Trần Thủ Độ “Tôi thường suy ngẫm về vai trò của nhà chiến lược thiên tài Trần Thủ Độ Thế nhưng qua sử sách các đời, vẫn coi ông là kẻ tàn bạo, lộng hành và bất trung Càng nghiền ngẫm, tôi càng thấy không thể đồng tình với các nhà sử gia trung đại Mặt khác, tôi cũng chờ đợi các nhà lịch sử đương đại phán xét Nhưng tuyệt nhiên không có một cuộc hội thảo nào, về vai trò của Trần Thủ Độ với vương nghiệp nhà Trần Còn với các cuốn sử được viết lại thời nay, tuy không phê phán nặng hơn các sử gia thời trước, song cũng chưa có một đánh giá khả dĩ về nhân vật lịch sử này
Tôi nghĩ, Trần Thủ Độ đối với nhà Lý tựa như Mạc Đăng Dung đối với nhà Lê Bởi tới thời điểm lịch sử ấy, hai nhà Lý và Lê đều đã suy đồi tới cực điểm Song với quan điểm cố chấp, nếu không nói là “ngu trung” của các sử gia phong kiến, nên đã coi hai nhân vật lịch sử tầm cỡ này như là giặc của nhà
Lý và nhà Lê
Với tấm lòng của kẻ hậu thế, nhìn vào quá khứ với thái độ khách quan, kính cẩn và thận trọng, tôi mạnh dạn viết giai đoạn đầu của nhà Trần với vai trò chủ chốt của Trần Thủ Độ, mong trả lại sự công bằng cho nhân vật lịch sử cũng như giai đoạn lịch sử này” [tr 11 - 12]
Trong bài viết: Hoàng Quốc Hải – Công viêc của người viết tiểu thuyết
lịch sử in trên Văn nghệ quân đội 735, H, 10, 2011
Nhà văn Phùng Văn Khai đã có buổi trò chuyện và đưa ra những nhận
xét trao đổi và đánh giá về Hoàng Quốc Hải và bộ Bão táp triều Trần: “ Thấy
Trang 7rất rõ một điều rằng, trong toàn bộ bộ sách, nhà văn luôn luôn là một vị tổng chỉ huy các nhân vật của mình, lại là các nhân vật lịch sử, hẳn nhiên vị tổng chỉ huy phải rất cao tay Điều binh khiển tướng thế nào, cân nhắc thái độ ra sao của vua, của quan, của tướng, của triều thần, kẻ sĩ, và cả của dân là một bài toán cực khó Ở đây, tác giả đã lựa chọn sự thật, nói thẳng, nói thật nhất lịch sử Nhưng là sự nói thẳng nói thật từ tâm thế nhà văn, tâm thế một người yêu dân, yêu nước Chính từ quan điểm ấy dẫn đến giọng văn trong sáng, giản
dị và mới mẻ của toàn bộ bộ sách” Tác giả viết tiếp: “Thấy rất rõ trong bộ sách là tác giả đặt nước lên trên vua, dân cũng ở trên vua, sĩ tốt trên tướng lĩnh, văn hoá ở trên chính trị, giường mối đoàn kết ở trên bè cánh thị phi, nhân phẩm ở trên tính cách, lợi ích dân tộc là tối thượng, trọng tình không mù quáng, ái quốc không tư vị, nhẫn nhục không hèn kém, cao thượng không hống hách… Ở đấy vấn đề con người được đặt lên hàng đầu Ở đấy học đạo làm người trước học đạo làm vua, làm tướng Ở đấy những bô lão được kính trọng, trẻ nhi đồng được nâng niu Ở đấy tướng cởi trần tập võ với quân, người thương yêu ngựa, trâu, voi, chó Đến như loài chim câu còn biết đưa thư đánh giặc, đầm lầy năn lác vây giặc, đỉa muỗi cũng biết nhằm chỗ sơ hở của giặc mà đánh Dựng lên một xã hội sinh động như vậy dưới diện mạo lịch sử có sẵn, phải là một nhà văn có tài và có đức Xưa nay các tác giả có tài viết về lịch sử không ít nhưng nếu chỉ khoe tài, khoe câu chữ, khoe kiến thức tất sẽ dẫn đến ham ngọn mà bỏ gốc, thích sặc sỡ tô vẽ mà
quên người thực việc thực”
Về tính cách nhân vật Trần Thủ Độ, tác giả nhận định:
“Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã dành nhiều tâm huyết cho tập sách cuối
của bộ sách Bão táp triều Trần, đó là tập Vương triều sụp đổ Vẫn bằng một
thái độ trong sáng, chân thực và tinh thần quyết chiến với cái xấu xa bỉ ổi, cái
ác, cái mưu mô, vạch trần chúng ra trước ánh sáng của chân thiện mĩ Tập
Trang 8sách hẳn là một đau đớn của ông trước những gì diễn ra oái oăm, ngu muội, dốt nát, đểu cáng và đặc biệt là sự thoái hoá, xuống cấp của đạo đức, tinh thần Còn đâu hào khí Đông A, còn đâu tinh thần xả thân, trượng nghĩa với những võ công hiển hách Chỉ còn lại là mưu ma chước quỷ, là sa đoạ, là lừa phỉnh hà hiếp dân lành Những người dân lương thiện một thời thích hai chữ
“Sát Thát” không sợ đầu rơi máu chảy xông ra diệt địch bây giờ cúi gầm sợ sệt lũ vua quan mục nát tăm tối Dân ngoảnh mặt với triều đình Giặc vào ra kinh thành như chốn không người cướp phá, đốt giết Quan lại thì tư vị, bè cánh, chuyên quyền, hà lạm, lừa vua dối dân Một xã hội đang đà phát triển bỗng sập gãy vì những suy nghĩ và hành động tăm tối của chế độ cầm quyền Một bài học lịch sử đau đến trăm năm, ngàn năm Sự tiếm quyền của mấy tên quan đầu triều như Hồ Quý Ly - Nguyễn Đa Phương… cộng với sự ưa chuộng cái ảo, rời xa chính tâm của vua Trần Nghệ Tông đã hùa nhau tàn phá, huỷ diệt vương triều Trần”
Có thể khẳng định, cho đến bây giờ, ông là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết lịch sử với những thành tựu nhất định, đặc biệt là khoảng thời gian 400 năm lịch sử Việt Nam triều đại nhà Lý, nhà Trần
Với hai bộ tiểu thuyết lịch sử “Tám triều vua Lý” và “Bão táp triều
Trần” cùng 6.442 trang sách, tác giả Hoàng Quốc Hải đã không chỉ dựng lên
bức tranh toàn cảnh về hai thời đại huy hoàng bậc nhất trong lịch sử dân tộc là thời Lý và thời Trần, hơn thế, ông đã khắc họa đậm nét bản sắc văn hóa Việt cùng các bài học lịch sử, thức dậy mạnh mẽ hồn thiêng sông núi, khí phách cùng niềm tự hào dân tộc Việt Nam
Như vậy, nghiên cứu về nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều
Trần có lẽ chúng tôi là những người đầu tiên tiếp cận
Trang 93 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn trong bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần của Hoàng
Quốc Hải
4 Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp thống kê phân loại
4.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống
4.3 Phương pháp nghiên cứu liên ngành
5 Đóng góp của luận văn:
Chúng tôi hệ thống hóa, phân loại nhân vật, phân tích cụ thể nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết lịch sử đã được thừa nhận đánh giá cao, phát hiện bổ sung một số khía cạnh để có cái nhìn đầy đủ trọn vẹn về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Luận văn làm rõ một số phương diện đặc điểm nội dung của nhân vật, đặt trưng nghệ thuật xây dựng nhân vật từ nguyên mẫu đến hư cấu, tưởng tượng trong bộ tiểu thuyết
lịch sử Bão táp triều Trần Từ những dẫn chứng và phân tích cụ thể, luận văn
sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết về nhân vật
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho người nghiên cứu, giảng dạy và quan tâm đến thể loại tiểu thuyết lịch sử
6 Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tham khảo và danh mục tiểu thuyết lịch sử, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tiểu thuyết lịch sử và nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần
Chương 3: Nhân vật qua không gian – thời gian nghệ thuật
Trang 10CHƯƠNG 1 TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
1.1 Về thể loại tiểu thuyết lịch sử
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi chủ biên) văn học lịch sử / tiểu thuyết lịch sử được quan niệm:
Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và các sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán, phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này [tr.255]
Theo Từ điển văn học, bộ mới (Đỗ Đức Hiểu chủ biên) quan niệm tiểu thuyết lịch sử như sau: Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm
nội dung chính Lịch sử trong ý nghĩa khái quát là quá trình phát triển của
tự nhiên và xã hội Các khoa học xã hội (cũng được gọi là khoa học lịch sử) đều nghiên cứu quá khứ của loài người trong tính cụ thể và đa dạng của nó Tuy vậy những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử thường đều là sự hình thành, hưng thịch, diệt vong của các nhà nước [tr.1725]
Như vậy, tiểu thuyết lịch sử là thể loại lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính, đối tượng phản ánh là nhân vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến trình lịch sử,
có thể là một quá khứ rất xa so với thời đại chúng ta đang sống hoặc thuộc về một thời kỳ lịch sử đặc biệt Cuộc đời và thế giới nghệ thuật không phải là một, để thu hút được sự quan tâm của độc giả, người nghệ sĩ đã sử dụng khả
Trang 11năng hư cấu phong phú khi sáng tạo tác phẩm, khiến nhân vật trở nên sinh động Lấy đề tài và cảm hứng từ quá khứ nhưng nhà văn không hề thoát ly khỏi đời sống thực tại Thông qua hình tượng người anh hùng lịch sử trong tác phẩm, người viết thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc Biêlinxki đã chỉ ra cái đích cuối cùng mà tiểu thuyết lịch sử hướng tới là phản ánh được những vấn đề quan trọng của cuộc sống com người hiện tại: Chúng ta hỏi và chúng ta chất vấn những cái đã qua để chúng ta giải thích cho cái hiện tại và chỉ ra tương lai của chúng ta
Cho đến nay có cả một hệ thống quan niệm về tiểu thuyết lịch sử Sự
phong phú đó xuất phát từ chính đặc trưng của thể loại, cho dù bị chi phối bởi
đề tài lịch sử nhưng nhà văn vẫn chú ý tới đặc trưng của thể loại tiểu thuyết Nhờ cái nhìn dân chủ và bình đẳng của mình, tiểu thuyết giúp nhân vật vượt khỏi mọi ràng buộc, quy phạm, mọi ước lệ, khô cứng của lịch sử Nhà văn là người tự do bày tỏ quan điểm của bản thân, đề xuất chuẩn mực giá trị mới trong tác phẩm Do đặc trưng “năng động” của thể loại nên cách hiểu về tiểu thuyết lịch sử vì thế cũng phong phú, mềm dẻo
G Lukacs nhà tiểu thuyết lịch sử Hunggari khẳng định “tiểu thuyết lịch
sử về nguyên tắc không khác gì tiểu thuyết thông thường nhưng phải thể hiện
sự vĩ đại của con người trong lịch sử với những khả năng của tiểu thuyết nói chung” [36, tr 136]
Hella S Haasse – cây bút tiểu thuyết nổi tiếng Hà Lan thế kỷ XX nhấn mạnh nội dung suy tư, nhận thức cá nhân trong tiểu thuyết lịch sử: “những cuốn tiểu thuyết của tôi có thể là tiểu thuyết lịch sử ( bởi vì nó dựa trên những
sự kiện và biến cố lịch sử hoặc có liên quan đến những con người có thật)… Trong văn học, đề tài lịch sử là một phương tiện chứ không phải là một cứu cánh” [10]
Trang 12Ở Việt Nam, theo thống kê của chúng tôi, hiện nay (tính tới thời điểm 2009) có hơn 80 quan niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử
Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng quan niệm: “Thực chất sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử là khai thác lịch sử theo một cách tiếp cận mới… trên nguyên tắc vừa tôn trọng sự thật lịch sử vừa trọng sự thật nghệ thuật” [59]
Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa hư cấu nghệ thuật với sự thực lịch sử: “Trong quá trình sáng tác, các nhà tiểu thuyết lịch sử vừa phải tôn trọng các sự kiện lịch sử vừa phải phát huy cao độ vai trò của hư cấu, sáng tạo cấu nghệ thuật ” [12]
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những tiểu thuyết lịch sử
tiêu biểu thời đổi mới như Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn lại cho rằng: “Theo
tôi lịch sử chỉ là cái cớ để tôi bám vào… Tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện
tại” (Nguyễn Xuân Khánh, Trả lời phóng viên Báo Văn nghệ trẻ, 10/2005)
Từ những ý kiến trên ta thấy, quan niệm về tiểu thuyết lịch sử trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi và còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều Các quan niệm thường xoay quanh một số nội dung: vấn đề sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật, độ lùi của quá khứ ở mức độ nào, tiểu thuyết lịch sử là quá khứ đọng lại trong kí ức huyền thoại, thần thoại hay trong con người đương thời? Đành rằng là viết về quá khứ của dân tộc, nhưng quá khứ ấy xa bao lâu thì coi là tiểu thuyết lịch sử?
Theo chúng tôi, tiểu thuyết lịch sử là sự kết hợp giữa hai yếu tố: tiểu thuyết và lịch sử Ở yếu tố tiểu thuyết, tác phẩm thể hiện nhân vật trong mối quan hệ phức tạp, đa chiều, ôm chứa phạm vi đời sống rộng lớn Do đặc trưng
của tiểu thuyết là hư cấu nên người viết có thể phát huy khả năng tưởng tượng
và sáng tạo mãnh liệt Ở yếu tố lịch sử, lại khuôn người viết vào giới hạn bám sát tư liệu lịch sử Đối với người Việt Nam, lịch sử là điều xác quyết, mặc
Trang 13nhiên thừa nhận và nhiều người biết tới Nếu nghĩ khác đi về lịch sử, “xem lại” lịch sử là hành động “gây hấn” với niềm tin cộng đồng Vì vậy, tiểu thuyết lịch sử có những yêu cầu riêng khi sáng tạo và nhà văn đứng trước những thử thách không nhỏ Người cầm bút vừa phải sắm vai nhà lịch sử, vừa phải làm tốt công việc của một nhà tiểu thuyết để biến những nhân vật lịch sử vốn tồn tại như những “mẫu vật hóa thạch” trở nên chân thực, thân gần với cuộc sống thường ngày Bằng việc “tựa vào” lịch sử như một nguyên cớ sáng tạo, tiểu thuyết lịch sử là thể loại văn học nên ưu tiên tính chất hư cấu cốt truyện, nhưng cần tạo cho được cái vẻ giống như thật bởi kết cấu Bảo đảm cho người đọc tin mọi sự việc đều có thể xảy ra như thế trong quá khứ, đồng thời giúp chúng ta hiểu sâu hơn về quá khứ, hiểu hơn những nguyên nhân, hậu quả của những điều đã xảy ra trong lịch sử Sự thật của tiểu thuyết lịch sử thống nhất với sự thật lịch sử cuộc đời, nhưng hai thế giới đó không phải là một Việc đồng nhất hai loại sự thật này, dù chỉ là vô tình cũng làm phương hại đến sự lung linh, đa nghĩa của nghệ thuật Một người đọc thực sự sẽ không nhầm lẫn tác phẩm viết về lịch sử với công trình khoa học lịch sử Với
ý nghĩa đó, tiểu thuyết lịch sử trở thành mũi khoan thăm dò cuộc sống, khám phá lớp trầm tích phong phú của quá khứ vẫn ẩn náu
Tiểu thuyết lịch sử là thể loại viết về các sự kiện trong quá khứ, nhưng quá khứ xa hay gần, xa bao lâu thì chấp nhận được? Trong lúc chưa tìm ra được sự thống nhất ý kiến về độ lùi thời gian trong tiểu thuyết lịch sử, chúng tôi đề xuất ý kiến cá nhân Chúng tôi cho rằng: lịch sử là toàn bộ những gì đã qua, đã thuộc về quá khứ, được phủ lên bởi lớp thời gian dài mà về đời sống,
văn hóa đã khác con người hiện tại Từ quan niệm này chúng tôi xác định: chỉ
những tác phẩm viết về nhân vật và sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng, dân tộc, đóng góp vào việc làm phát triển đất nước, thì được xem xét là tiểu thuyết lịch sử
Trang 14Sự khác biệt giữa nhà văn và nhà sử học: cùng viết và cùng quan tâm
đến lịch sử nhưng mỗi người lại có mục đích riêng Nhà chép sử chú trọng đến sự đầy đủ, chân thực của từng sự kiện, từng nhân vật rồi để tự nó nói lên
ý nghĩa Nghĩa là nhà sử học chỉ chú ý tới đúng sai, thật giả của từng chi tiết Nhà văn lại thông qua việc tái hiện các sự kiện lịch sử phải đắp lên những ý nghĩa mới, cách cảm thụ mới, từ lịch sử mà rút ra những quan niệm và suy ngẫm về cuộc đời, về con người Milan Kundera đã có sự phân biệt tinh tế
“nhà sử học kể lại với anh các sự kiện đã xảy ra”, nhà tiểu thuyết “nắm bắt một khả năng cuộc sống – khả năng của con người và của thế giới” Từ đó M.Kundera nêu lên một số nguyên lí chất liệu lịch sử: thứ nhất “tất cả các tình tiết lịch sử, tôi xử lí với sự tiết kiệm tối đa”; thứ hai “trong các tình tiết lịch
sử, tôi chỉ giữ lại những cái tạo cho nhân vật của tôi một tình huống hiện sinh tiêu biểu”; thứ ba “những sự kiện được nói đến trong các tiểu thuyết của tôi thường bị khoa chép sử bỏ quên”; thứ tư “lịch sử từ trong chính nó phải được hiểu và phân tích như là một tình huống hiện sinh” [25, tr 44-45] Tôixtôi cũng phân biệt rất rõ “nhà sử học chú trọng tới các kết quả của một biến cố, còn
nhà nghệ sĩ thì chú trọng tới chính bản thân của sự kiện trong biết cố” [Tạp
chí văn học số 10/1996, tr 40]. Nhà văn không quan tâm tới tính chỉnh thể cúng như sự chính xác đến từng chi tiết lịch sử như nhà sử học mà chỉ chú ý tới một tình huống hiện sinh, từ đó thêm bớt chi tiết cho nhân vật ở phần lịch
sử không nói đến
Cách thức miêu tả nhân vật lịch sử giữa nhà văn và nhà sử học rất khác nhau Sử gia giới thiệu từ góc độ danh nhân, anh hùng trong các biến cố, sự kiện lịch sử Nhà văn lại đặt nhân vật lịch sử trong vô vàn các mối quan hệ của đời sống Sử gia kể lại lịch sử một cách khách quan, nhưng nhà tiểu thuyết lịch sử lại làm “sống lại” lịch sử bằng cái nhìn mang đậm tính chủ quan Họ có quyền thực hóa cái hư, hư hóa cái thực để khơi gợi trí tưởng
Trang 15tượng của người đọc Tiểu thuyết là thể loại khuyến khích khả năng sáng tạo, người viết tự do lựa chọn nhân vật, chi tiết lịch sử Nhưng khi chọn lịch sử làm chất liệu cho sáng tác là lúc nhà văn đứng trước sự ràng buộc của đề tài Việc chọn lựa một sự kiện một nhân vật hay một thời đại lịch sử để phản ánh trong tác phẩm đòi hỏi nhà văn phải có vốn kiến thức và phông nền văn hóa nhất định, lịch sử, ngôn ngữ Từ đó nhà văn mới có thể miêu tả chân thực lịch
sử, đồng thời làm sinh động lịch sử
1.2 Về nhân vật tiểu thuyết lịch sử
Giới hạn tư liệu lịch sử của nhân vật là những đặc điểm của con người
lịch sử được nhà văn sử dụng để xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm của mình: hình thức bề ngoài, đặc điểm tính cách, chức vụ, thói quen ứng xử, thời gian, không gian… Dấu ấn lịch sử được đánh giá qua hình tượng nghệ thuật tôn trọng sự chính xác nguyên mẫu đến đâu Nguyên mẫu thường
là “nhân vật có thực mà tác giả lấy làm hình mẫu ban đầu để xây dựng nhân vật văn học của mình” [21, tr 1099] Theo định nghĩa, nguyên mẫu lịch sử được hiểu là con người có tên tuổi thật ngoài đời, là người có bản lĩnh, trí tuệ, khát vọng và chiến công to lớn được lưu danh trong chính sử Với đời sống tinh thần của dân tộc, họ hiện diện như những tượng đài bất tử, chất chứa tầm vóc và ước ao của tập thể cộng đồng Họ có thể là những anh hùng kiệt hiệt,
mưu lược như Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo (Bão táp cung đình, Thăng Long
nổi giận – Hoàng Quốc Hải), Nguyễn Huệ (Sông Côn mùa lũ – Nguyễn Mộng
Giác), Nguyễn Trãi (Vằng vặc Sao Khuê – Hoàng Công Khanh), cũng có khi trở thành “nghi án” trong lòng người và của triều đình như Hồ Quý Lý (Hồ
Quý Ly – Nguyễn Xuân Khánh)…Tùy nhu cầu tái hiện đời sống và việc thể
hiện giá trị thẩm mĩ khác nhau mà mỗi nhà văn sẽ lựa chọn cho mình phương thức tổ chức tác phẩm riêng Có thể nói, thể loại là nơi chỉ ra giới hạn tiếp xúc với đời sống, một góc nhìn, một quan niệm hiện thực, là nguyên tắc xây dựng
Trang 16thế giới nghệ thuật Thông qua thể loại, nhà văn dự báo với người đọc vùng đời sống được quan tâm, một cách tiếp cận và quan sát đối với nó, hướng người đọc vận dụng những kinh nghiệm nhất định vào việc thưởng thức tác phẩm Nếu như thể loại trữ tình, thông qua việc bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu ghét của tác giả mà phản ánh hiện thực, thể loại kịch, nhân vật chủ yếu dùng ngôn ngữ, động tác, xung đột kịch trên sân khấu bộc lộ tính cách, thì tiểu thuyết lại lấy việc mô tả con người, khắc họa tính cách làm trung tâm Là tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử làm đối tượng phản ánh, nội dung tác phẩm không thể vắng mặt các chất liệu lịch sử Tuy nhiên, mức độ hướng vào nguyên mẫu cũng như việc sử dụng nguyên mẫu tùy thuộc vào khuynh hướng, phong cách
và ý đồ nghệ thuật của từng tác giả Có nhà văn xây dựng nhân vật bằng cách trung thành với nguyên mẫu, nghĩa là tôn trọng lịch sử một cách tuyệt đối – thứ lịch sử thuộc về chính sử, lịch sử của sách giáo khoa Với lối viết này, gương mặt của một triều đại, một sự kiện, một con người của thời kì được phục hiện khá toàn diện, thậm chí rất gần với thực tế Giống như các nhà văn khác tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải cũng theo dòng đổi mới, khắc họa tính cách nhân vật trên tinh thần tôn trọng sự chính xác của lịch sử Đây cũng là đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết lịch sử thời kì này Khác với giai đoạn trước, tiểu thuyết thời kì này dựa trên nguồn cảm hứng công dân mới Nhà văn thường miêu tả người anh hùng với cảm hứng ngưỡng vọng thành kính Nhân vật lịch sử hiện lên thường rất đẹp, hành động quyết đoán, mang sức mạnh phi thường… Nhà văn tạo ra hàng loạt các sự kiện, từ chuỗi sự kiện đó người anh hùng tỏa sáng bằng chiến công lẫy lừng, có đôi khi thất bại, nhưng sự thất bại không mang tính bi lụy Nội dung các cuốn tiểu thuyết này thường quá chú tâm vào việc tái hiện lại sự kiện lịch sử, luôn nhìn nhận con người ở khía cạnh địa vị xã hội, con người của cộng đồng nên tác phẩm còn nhạt chất tiểu thuyết
Trang 17Tiểu thuyết lịch sử cũng giống tiểu thuyết thông thường ở tính chất
hư cấu, in đậm dấu ấn chủ quan của người viết Tiểu thuyết là thể loại mang đặc điểm tự do, không chấp nhận sự chế định chặt chẽ, Vấn đề “trung thành với sự thật lịch sử là chuyện thứ yếu trong giá trị của tiểu thuyết”, tác giả tiểu thuyết “không phải là nhà sử học…anh ta là người thám hiểm cuộc sống” [25tr 49, 51] Thể loại này có khả năng thể hiện bối cảnh thời đại rộng lớn, quá trình sống với nhiều trạng thái phong phú, phức tạp Nhiều nghệ sĩ coi viết tiểu thuyết tựa như tham gia một trò chơi, người chơi có quyền đưa ra những giả thuyết đầy sức tưởng tượng hoặc bắt chước hiện thực Tiểu thuyết mang khả năng khám phá đặc biệt, nhà văn có thể thêm thắt nhiều chi tiết
về ngoại hình cũng như nội tâm cho nhân vật để biến những sự kiện và tên tuổi trở nên tươi mới như con người thực Tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải chúng tôi nhận thấy nhân vật được xây dựng theo hai khuynh hướng chính: khuynh hứng xây dựng nhân vật in đậm dấu ấn nguyên mẫu lịch sử và khuynh hướng xây dựng nhân vật in đậm dấu ấn của tiểu thuyết Ở khuynh hướng ưu tiên phát huy tính chất hư cấu của tiểu thuyết so với yếu tố lịch sử, nhà văn thường đi sâu khai thác khía cạnh con người tâm lí, các mặt khác nhau trong tính cách, con người đầy đặn cả ngoại hình, hành động lẫn nội tâm
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong thời kì mở rộng giao lưu văn hóa như hiện nay có xu hướng thiên về “tái tạo” và “sáng tạo” lại lịch sử trên tinh thần và cảm hứng mới Với cuộc sống hiện đại hôm nay, tầng lớp độc giả có tri thức muốn tìm vẻ đẹp thực sự của nghệ thuật ngày càng đông đảo Trong khi thưởng thức tác phẩm văn học, nhiều người mong muốn được đối thoại và bình đẳng với từng trang sách để tự tìm ra chân lí chứ không chấp nhận dễ dàng thứ chân lí đã được vạch sẵn một cách khiên cưỡng Bằng cách tựa vào nguyên mẫu lịch sử như là “cái cớ” để sáng tạo tác phẩm, người viết mong
Trang 18muốn nhóm lên ngọn lửa nơi thế hệ sau truyền thống yêu nước, đánh giặc hào hùng của cha anh Thấp thoáng trong những tác phẩm mang nội dung này còn
có cái nhìn “đính chính” lại một quan điểm, một cách nhìn của quá khứ lịch
sử Người cầm bút theo quan điểm này vẫn sử dụng nguyên mẫu lịch sử trong tác phẩm, nhưng dĩ nhiên các hành động, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật được sáng tạo mới theo quan điểm nhà văn Chính sử khi ghi chép và lưu giữ tư liệu về các vị anh hùng, thông thường chỉ ghi lại tên tuổi, nguồn gốc xuất thân, chức
vụ thứ bậc trong triều đình mà người đó đảm nhiệm, hoặc các sự kiện ngày sinh, ngày mất, những chiến công đã đạt được trong đấu tranh… Tiểu thuyết lịch sử lại viết về quá khứ bằng cách điểm xuyết trong tác phẩm một số đặc điểm nào đó của con người nguyên mẫu, chủ yếu quan tâm tới đời sống tinh thần nhân vật, lấp đầy khoảng trống cho con người chính sử bằng thế giới nội tâm phong phú cùng mối quan hệ đời tư Nhân vật tiểu thuyết lịch sử những năm gần đây chú ý phát huy yếu tố sáng tạo, tưởng tượng, vì thế con người quá khứ đã xích lại gần hơn với cuộc sống thường nhật, ấm hơi thở của con người đương đại sâu sắc Thông qua những sự kiện và con người trong quá khứ, nhà văn mang đến bài học bổ ích cho cuộc sống, khiến tiểu thuyết lịch
sử mang ý nghĩa đương đại sâu sắc Đây cũng là cơ sở giúp bạn đọc phân biệt tác phẩm sử học, luôn có cái nhìn tuyệt đối quá khứ với tiểu thuyết lịch sử - một thể loại có khả năng thể hiện bức tranh sinh động về cuộc sống con người Sự kiện lịch sử thường kéo người đọc về quá khứ còn tiểu thuyết lịch
sử lại đưa quá khứ về sống với hiện tại Ở tiểu thuyết lịch sử thì bề ngoài là viết về người anh hùng và những sự kiện lịch sử, nhưng thực chất là gửi gắm trong đó cái nhìn nhân sinh có ý nghĩa thời sự
Trang 19CHƯƠNG 2 CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG BỘ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
BÃO TÁP TRIỀU TRẦN CỦA HOÀNG QUỐC HẢI
2.1 Đặc điểm chung của nhân vật trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần
Đối với tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải nói riêng, nhân vật là yếu tố quan trọng, là bệ đỡ cho tác phẩm Nhận thức được điều đó Hoàng Quốc Hải đã xây dựng hệ thống nhân vật lịch sử kết hợp hư cấu và tiểu thuyết hóa nhân vật của mình tạo nên hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú với đủ tính cách muôn mặt của đời sống Qua nhân vật nhà văn gửi gắm ý tưởng suy nghĩ của mình về người đời và đời người Dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn, nhân vật hiện lên với đời sống riêng, định mệnh riêng, in đậm dấu ấn sáng tạo của Hoàng Quốc Hải Bằng trí tưởng tượng, nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của ông thật sinh động và chuyển tải thông điệp thẩm mĩ của nhà văn Cũng có khi nhà văn sáng tạo nhân vật hư cấu nhân vật của mình chân thật như hiện diện ngoài cuộc đời thực như một hình ảnh lí tưởng Nhân vật ấy dù sâu sắc, có sức ám ảnh lớn đến đâu đi nữa thì nó vẫn là sản phẩm chủ quan của nhà văn, không nên phán xét và đồng nhất với con người lịch sử
Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải không mang đặc điểm con người hành động của sử thi và kịch Nhà văn đã dùng kinh nghiệm cá nhân để nhìn nhận lí giải nhân vật từ nhiều phía Thái độ của nhà văn lúc thì thành kính, ngưỡng vọng có khi mỉa mai cười cợt… sự nhìn nhận,
đa chủ thể, sử dụng nhiều giọng nói, từ nhiều góc cạnh khác nhau, đa điểm nhìn, đa chủ thể, sử dụng nhiều giọng nói hấp thu mọi loại lời khác nhau của đời sống Với sự đổi mới tư duy, đổi mới phương thức hành động và thể hiện, nhà văn đã đi sâu phản ánh nội tâm và diễn biến tâm lí nhân vật, đem đến một
Trang 20luồng gió mới mẻ, hiện đại trong bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần
Kiểu nhân vật nguyên phiến đặc trưng cho phẩm hạnh thiện – ác, tốt – xấu…của tiểu thuyết lịch sử thời trung đại được thay thế bằng kiểu nhân vật phức tạp đan xen cả tốt lẫn xấu, cả cao thượng lẫn nhỏ nhen…khiến người đọc khó phân biệt được tính cách riêng biệt Nói cách khác , ranh giới giữa các phẩm chất tốt – xấu, chính diện – phản diện…đã được Hoàng Quốc Hải làm nhòe, khó tách bạch đâu là đúng – sai một các giản đơn Bộ tiểu thuyết
lịch sử Bão táp triều Trần đẫ được Hoàng Quốc Hải mở rộng trường nhìn và
sự đa dạng của các tính cách có khi xung đột đã khiến cho nhân vật của có xu hướng gần với con người xã hội với những tâm lý phức tạp đan xen Điều đó thể hiện sự nỗ lực không ngừng của Hoàng Quốc Hải trong việc sáng tạo nghệ thuật nhằm có hình thức thể hiện không lặp lại cho nhân vật, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của bạn đọc
Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải tái hiện cuộc sống với tất cả chi tiết như thật, bên cạnh đó còn có cả thi vị hóa, lãng mạn hóa, và không né tránh miêu tả việc con người ở góc độ khuyếm khuyết, những thói tật, khuyết
tật Vì vậy tiểu thuyết của ông có khả năng miêu tả cuộc đời một cách chi tiết
giống như thật, nó kéo con người lịch sử xích lại gần, bớt trang nghiêm, thần thánh hóa, nói khác đi nhân vật trong Bão táp triều Trần dù là anh hùng, là vĩ
nhân cũng đều mang đặc điểm của con người đời thường thế tục Miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lí là thế mạnh của tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải Nhà văn dùng khả năng hư cấu, tưởng tượng của mình để phục sinh và thổi linh hồn cho nhân vật, bắt nó phải phục vụ tác phẩm nghệ thuật của mình Con người lịch sử đi vào trang văn của cuộc sống hiện đại thông qua sự miêu tả con người nghệ sĩ, họ trở thành nhân vật văn học – lịch sử với
số phận điển hình, sống động
Trang 212.2 Kiểu nhân vật hành động
Hoàng Quốc Hải đứng trên lập trường muốn trung thành với lịch sử đã đưa vào tác phẩm của mình cái nhìn của nhà sử học Nội dung phản ánh của tiểu thuyết là những điều được chép trong sách sử, trong chính sử, vốn tồn tại bên trong cộng đồng xưa nay Rất nhiều nhân vật của ông được xây dựng trên tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử Miêu tả kiểu nhân vật in đậm dấu ấn lịch sử
được xác định bằng việc sử dụng nguyên mẫu lịch sử trong bộ Bão táp triều
Trần của Hoàng Quốc Hải Việc sử dụng nguyên mẫu tạo cho tác phẩm một
nội dung giống như thật, khiến cho người đọc tưởng như mình đang được đồng hành cùng thời với con người lịch sử Tuy nhiên sử dụng nguyên mẫu không chỉ để người đọc tìm xem nhân vật chân thực đến đâu, bởi nhà văn không chỉ làm công việc sao chép, mà họ còn sáng tạo thực sự nghiêm túc Sử dụng nguyên mẫu trong tác phẩm cũng không phải là việc nhà văn muốn thể hiện vốn sống của bản thân mình, mà là một sự tìm tòi về tư tưởng, thể hiện nghệ thuật xử lí chất liệu, cải tạo nguyên mẫu thành tác phẩm nghệ thuật Nhà
văn Hoàng Quốc Hải trong Bão táp triều Trần vừa tái hiện một vương triều
vàng son vừa gửi gắm những điều ấp ủ về cuộc đời và thời đại của nhà văn
trong cuộc sống hiện đại Tiêu biểu trong Bão táp triều Trần là Bão táp cung
đình và Vương triều sụp đổ
Những con người mang khát vọng đánh đuổi giặc xâm lăng, khát vọng
độc lập, khát vọng canh tân đất nước…được hiện diện lần lượt trong Bão táp
triều Trần Đây là những con người đầy bản lĩnh, tài trí hơn đời Tính cách
của họ ảnh hưởng và làm thay đổi lịch sử, đóng vai trò là người dấn thân, mở đường Dù con đường của họ thành công hay thất bại, nhưng họ là đại diện cho tầm vóc của dân tộc, tên tuổi đã được ghi trong sử sách Có người trở thành anh hùng của thời đại, có người phải chấp nhận đắng cay, có khi là cái
Trang 22chết Nhưng kiểu nhân vật này đã khẳng định được vai trò quan trọng của cá nhân đối với lịch sử
Tiêu biểu và sáng chói nhất trong Bão táp triều Trần là nhân vật Trần
Thủ Độ với khát vọng cải cách canh tân đất nước Đây là kiểu nhân vật chỉ xuất hiện trong thời đại lịch sử đặc biệt, là con người nắm giữ quyền lực để xây dựng và cải cách đất nước Trần Thủ Độ đã hi sinh lợi ích nhỏ riêng tư vì nghĩa lớn vì dòng tộc nhà mình ông đã đi những nước cờ táo bạo, tạo nên bước ngoặt lịch sử có một không hai trong lịch sử dân tộc, đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết thẩy Trần Thủ Độ đã sớm nhận ra vai trò của lịch sử nhà Lý
đã hết, đi vào mục rỗng, đồng thời nhận thấy vận hội của nhà Trần đã đến, dòng họ dũng mãnh của ông không thể cứ mãi phục vụ vương triều nhà Lý,
mà nhà Trần có thể đảm đương sứ mệnh gánh vác non sông Là người có cá tính mạnh mẽ, quyết liệt, ông đã nhìn thấu được tình thế của lịch sử nên không chấp nhận làm ngu trung cho triều đại đã đến lúc mạt vận Dưới sự điều hành của những ông vua cuối nhà Lý, triều đình rối ren loạn lạc, nhân dân đói khổ, lầm than, loạn lạc liên miên, giặc phương Bắc đang lăm le dòm ngó xâm lược Khát vọng nắm giữ quyền lực để cải cách, chấn hưng đất nước
đã thôi thúc Trần Thủ Độ phải hành động gấp bằng việc làm khéo léo biến trò chơi con trẻ thành nước cờ có một không hai trong lịch sử Việt Nam: bắt Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh nhằm nhanh chóng và có khả năng
tự lập tự cường chống đỡ với vó giặc Mông Nguyên Có thể nói, để thực hiện được khát vọng xây dựng, cải cách đòi hỏi Trần Thủ Độ có một bản lĩnh vững vàng, sự quyết đoán và những tính toán khôn ngoan, đôi khi cả sự lạnh lùng tàn nhẫn
Nhiều khi để thực hiện những mục tiêu, những con người này thực hiện
cả những thủ đoạn và mưu mô, phải tàn nhẫn với chính người thân Trần Thủ
Độ đã sử dụng Trần Thị Dung, người đàn bà yêu thương của mình để thực
Trang 23hiện mưu đồ chính trị của mình Ông đã diễn khéo léo vở kịch nhường ngôi của đôi vợ chồng trẻ Lý Chiêu Hoàng với Trần Cảnh để chính thức đưa nhà Trần lên chính trường điều hành xã tắc Và đã diệt phải diệt đến cùng, Trần Thủ Độ đã diệt hết mầm họa là ông vua già Huệ Tôn bằng cách đưa ra chùa Chân Giáo với vỏ tu hành rồi bức tử chết Đó là cách làm quyết liệt tàn nhẫn, gạt bỏ tất cả cái gì cản trở trên con đường của vương triều nhà ông Trần Thủ
Độ đã có những bước đi quan trọng mà lời khen rất nhiều, lời chê cũng không
ít Đó là việc cho Trần Cảnh ngành thứ lên làm vua mà không cho Trần Liễu ngành trưởng lên ngôi Rồi việc yêu cầu người trong họ lấy nhau nhằm bảo vệ dòng tộc và ngai vàng Hoàng Quốc Hải đã dụng công miêu tả Thủ Độ là một
bậc khai quốc công thần, là người làm thay đổi cả lịch sử
Để miêu tả những nhân vật hoàng tộc, Hoàng Quốc Hải dựa trên các chi tiết của nguyên mẫu như ngoại hình, hành động, các mối quan hệ của con người lịch sử…
Hoàng Quốc Hải nhắc đến khá đầy đủ các văn võ bá quan của triều đại
nhà Trần trong Vương triều sụp đổ Tác phẩm viết về một giai đoạn suy thoái
suốt 60 năm trị vì của những ông vua cuối nhà Trần (1341 - 1400) Nhà Trần
đã trải qua tám lần thay ngôi đổi vị, chưa tính đến các trường hợp Nghệ Hoàng nắm quyền trong lúc ngôi vua trống Quãng thời gian 175 năm nắm quyền “chăn dân”, đây là thời kì đen tối nhất của nhà Trần, không chỉ có ông vua hiền lành đến nhu nhược như Nghệ Tông, ông vua yếu đuối đến mức ngu khờ như Thuận Tông; ông vua miệng búng hơi sữa đã phải ngồi lên trên ngôi báu; còn cả những hôn quân đắm chìm trong dâm loạn, giết chóc dân lành chưa từng có trong tiền lệ nhà Trần Tác giả Hoàng Quốc Hải đã rất tôn trọng chính sử, nhân vật của ông được xây dựng với đầy đủ chi tiết mà bút tích lịch
sử để lại Nhà văn chỉ thêm thắt vào những cuộc đối thoại giữa các nhân vật
để từ đó tạo ra chiều sâu cho tác phẩm, nhấn mạnh hơn vào tính cách của từng
Trang 24nhân vật mà thôi So với Nguyễn Xuân Khánh, nhân vật của Hoàng Quốc Hải còn chưa mạnh ở đời sống nội tâm bởi nhà văn chủ yếu dụng công và bút lực của mình để khai thác miêu tả diện mạo hành động của nhân vật
Tóm lại, kiểu nhân vật hành động là đặc điểm xuất hiện nhiều trong
tiểu thuyết Bão táp triều Trần Ưu điểm của nhân vật này là khẳng định
được phẩm chất sáng ngời cùng khát vọng cống hiến của người anh hùng dân tộc qua những trận chiến với kẻ thù Song kiểu nhân vật in đậm dấu ấn lịch sử chủ yếu với tính cách một chiều, “đơn trị” Nhân vật khiến người đọc phải suy nghĩ và cảm phục về tài năng, nhưng vẫn thấy chiều sâu, đời
sống tâm lí con người còn ở mức sơ lược, nhân vật vì thế đậm chất sử thi
kể lịch sử Nhà văn cố gắng thêm thắt cho nhân vật nhiều yếu tố về tính cách
để chúng đầy đặn, chân thực hơn so với nguyên mẫu Các biện pháp nghệ thuật nếu được kết hợp nhịp nhàng trong khi miêu tả sẽ giúp độc giải hình dung về nhân vật dễ dàng, từ đó hé mở những điều thầm kín sâu xa, của tính cách con người Tùy thuộc vào dụng ý nghệ thuật của nhà văn có nhiều cách miêu tả nhân vật khác nhau, từ đó chuyển tải tối ưu quan điểm sáng tác của nhà văn về các giá trị cuộc sống
Trong Huyền Trân công chúa nhà văn chỉ dựa vào vài dòng ngắn ngủi ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư sau đó sáng tạo cho nhân vật nhiều chi
tiết mới về tính cách và đời sống tình cảm Huyền Trân là nhân vật hiện diện
Trang 25trong tư cách là trang nữ kiệt về văn hóa, đạo đức Hoàng Quốc Hải đã trao cho nhân vật một quan niệm vượt lên hẳn cái nhìn phong kiến trọng nam khinh nữ Ở nàng có sự kiên nghị, sáng suốt, có ý thức xây dựng, củng cố tình
hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Chiêm Đại Việt sử ký toàn thư nhắc đến
Huyền Trân qua vài dòng ngắn ngủi: “Mùa hạ tháng 6, gả công chúa Huyền Trân cho vua nước Chiêm Thành là Chế Mân Trước đây, Thượng hoàng đi chơi các địa phương sang nước Chiêm Thành đã trót gả con gái cho Các văn sĩ trong triều ngoài nội, nhiều người mượn điểm vua nhà Hán đem Chiêu Quân gả cho Hung Nô, làm thơ bằng chữ quốc ngữ để chê cười” [31,tr 567, t1] Từ những tư liệu ít ỏi đó, nhà văn đã đưa vào nhiều yếu tố ngoại hình, tính cách Huyền Trân – con gái yêu vua Nhân Tông Huyền Trân vừa là công chúa xinh đẹp, lại thông tuệ sử sách Bên cạnh đời sống kinh thành sôi động, Huyền Trân từng sống cuộc sống chốn làng quê Bề ngoài Huyền Trân lạnh lùng, khó bảo, nhưng thực chất nàng là người con yêu cha sâu sắc, biết hi sinh vì đất nước Việc nhận lời làm dâu nước Chiêm Thành, một mặt là sự trả ơn đối với cha, mong đất nước tránh được họa xâm lược, mặt khác công chúa ý thức được sứ mệnh trở thành cầu nối tình bang giao Chiêm – Việt Đời sống của công chúa luôn song hành vui buồn, yêu ghét, đắng cay và hạnh phúc như bất kỳ người bình thường nào Không phải làm công chúa lúc nào cũng sống trong nhung lụa và sự cưng chiều, Huyền Trân cũng từng đau khổ, tủi thân, có những phút giây trái tim tan nát khi không có được người mình yêu Việc chấp nhận là vợ Chế Mân ngoài việc chứng tỏ mình là “một người con thuận thảo” [tr 239] đó còn là hành động mang tính liều lĩnh Ẩn sau sự vui vẻ mà nàng vẫn tạo ra
“trong sâu thẳm của suy tư, nàng ra đi còn là… một sự trả thù đối với Trần Khắc Chung” [tr 239] Sự đầy đặn và đa diện trong tính cách nhân vật không ngừng được bộc lộ sau khi đã làm vợ vua Chế Mân Sự thông minh, khéo léo của Huyền Trân đã chiếm được sự tin yêu của chồng, nàng đặc biệt biết cách
Trang 26hòa nhã với quần thần, tôn kính hoàng hậu Vẻ bề ngoài ngây thơ là cách nàng tạo ra nhằm che đi bản chất tỉnh táo, cẩn trọng bên trong Con người Huyền Trân còn mang tấm lòng độ lượng, vị tha Nàng đã coi Chămpa là quê hương thứ hai của mình, thành tâm khuyên chồng chăm lo việc an dân, trị nước, lấy đức độ làm gương cho trăm họ Huyền Trân cũng rất thẳng thắn trong trong tính cách khi chỉ ra căn nguyên đói khổ của người dân Chămpa Qua khả năng sáng tạo tinh tế, người cầm bút đã xây dựng công chúa với những suy nghĩ phong phú, tính cách đa dạng, chân thực như con người ngoài đời, không còn
là cái tên và vài dòng chữ ghi trong sử sách Đây là con người biết nghĩ tới tình hòa bình bền chặt của khu vực, mặt khác lại biết khuyên chồng lo việc chấn hưng đất nước, mang lại hạnh phúc cho nhân dân Nhân vật Huyền Trân
là người chuyển tải sâu sắc tư tưởng của tác phẩm Trong bối cảnh đổi mới đất nước, mở rộng giao lưu văn hóa như ngày nay, con người ấy đại diện cho hòa bình, của tình hữu nghị Huyền Trân của thế kỷ XIII đã mang hơi thở của cuộc sống đương đại thế kỉ XXI Xây dựng kiểu nhân vật phức tạp, đa diện về tính cách, nhà văn tránh được những phán xét nông nổi, dễ dãi và để người đọc có thể đưa ra kiến giải cho riêng mình Trong các tiểu thuyết lịch sử trước đây, chúng ta thường bắt gặp kiểu nhân vật đơn nhất, một chiều, hoặc là tích
cực hoặc là tiêu cực Chẳng hạn, nhân vật Lê Ngọa Triều (Cái hột mận – Lan Khai), Đặng Mậu Lân (Đêm hội Long Trì – Nguyễn Huy Tưởng) là con người
hoàn toàn dâm loạn, tàn ác, người ta không thể tìm thấy một chút ánh sáng của lương tri trong tâm hồn những con người ấy Về sau, tiểu thuyết lịch sử
đã khắc phục nhược điểm này như: Vằng vặc Sao Khuê, Bão táp cung đình…
Ngoài ra còn có những kiểu con người lưỡng cực, đa trị, kiểu con người
“trong mỗi con người đều có phần sáng – tối, âm - dương” như Hồ Quý Ly,
Giàn Thiêu
Trang 272.3.2 Đời sống tư tưởng, tâm hồn phong phú
Đời sống tâm lí là toàn bộ suy nghĩ, ước muốn thầm kín bên trong của con người, không dễ bày tỏ cùng người khác Cuộc sống luôn tồn tại những chuẩn mực do xã hội và cộng đồng quy định, để phù hợp với những chuẩn mực ấy, cá nhân nhiều khi phải mang “chiếc mặt nạ” để che đi phần bản chất thực bên trong Con người sẽ thành thực nhất khi đối diện với chính mình, mọi sự sám hối, thổ lộ khi ấy đều là nhu cầu tự thân Nỗi niềm ấy có khi là niềm vui, một sự thỏa mãn, nhưng phần lớn vẫn là day dứt, mất mát buồn đau không dễ san sẻ Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải có xu hướng thâm nhập vào đời sống tâm lí con người bằng nhiều cách Trong cái nhìn của nhà tiểu thuyết , dù là người ở đỉnh cao nhất của sự thành đạt, trước khi lên bục vinh quang họ là một con người Muôn dân nhìn vào trong bộ trang phục của
sự vinh hoa, phú quý nhưng chắc gì đã nắm bắt được họ là ai, họ đang nghĩ
gì Sự thực sau mỗi vai hành động thường là con người suy tư, đời sống nội tâm phức tạp Tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải đậm tính nhân văn khi nhìn nhận con người ở phần khuất lấp, khó nắm bắt ấy
Con người lịch sử trong Vương triều sụp đổ được Hoàng Quốc Hải
dành nhiều bút lực miêu tả tâm lý là Tư đồ Trần Nguyên Đán Nhà văn xoáy sâu vào nỗi niềm trăn trở, những mất mát và thua thiệt mà con người này đã nếm trải trong cuộc đời, đồng thời khẳng định tài năng và nhân cách của nhân vật lịch sử này
Trong Đại Việt sử kí toàn thư viết về Trần Nguyên Đán như sau:
“Nguyên Đán có hai con gái, con lớn là Thái, con thứ hai là Thai”, lại có đoạn chép “ Tháng 11, ngày 14, Tư đồ Chương Túc quốc thượng hầu Nguyên Đán chết Nguyên Đán là người nhân từ phúc hậu nho nhã, có vẻ người quân
tử đời xưa Thượng hoàng thường đến nhà riêng thăm bệnh và hỏi việc về sau, Nguyên Đán không đáp chỉ nói: xin bệ hạ kính nước Minh như cha, yêu
Trang 28Chiêm Thành như con, thì nhà nước được vô sự, tôi dầu chết cũng không nát xương” [31, tr 688, 703]. Qua từng ấy chi tiết về cuộc đời Trần Nguyên Đán, nhà văn đã để cho nhân vật của mình trở thành vị tướng luôn mang nỗi niềm trăn trở trước chữ “trung” Nghiên cứu tính cách nhân vật lịch sử này ta thấy quan điểm nghệ thuật của nhà văn thể hiện hết sức mới mẻ Hoàng Quốc Hải đánh giá cao vai trò tiên phong, tầm nhìn xa trông rộng của người trí thức trong việc làm thay đổi da thịt đất nước Nguyên Đán không chỉ là vị tướng
võ tài năng mà còn là người học rộng hiểu nhiều Tấm lòng trung và nỗi niềm trăn trở về công cuộc cải cách đất nước của Trần Nguyên Đán được thể hiện
cụ thể, tỉ mỉ trong kế sách chấn hưng đất nước Tài năng ấy đã không được trọng dụng, trái lại, đã bị vùi dập oan uổng Nguyên Đán cay đắng trong lòng,
sự im lặng từ phía ông là sự phản ứng âm thầm và vô vọng trước sự xuống
cấp của vương triều Nghệ Tông cai trị: “Ôi! Tôi còn gì tâm huyết hơn là cái
kế hưng nước đã bao lần bày tỏ với ông, mà ông chẳng đoái hoài” [tr 420]
Cáo quan về ở ẩn ở tuổi sáu mươi Nguyên Đán hi vọng có một cuộc sống cuộc đời điền viên, tưởng dưỡng nhàn mà hóa lại không, thân nhàn mà tâm có
nhàn đâu: “Sự thật tôi đâu có cầu nhàn Tôi chỉ chán cái triều đình rối ren
của bệ hạ Chán hơn hết là bệ hạ, bởi ông cũng chỉ là con rối trong tay kẻ khác” [tr 420] Đúng là dứt khỏi công việc triều đình “cái thân có nhàn,
nhưng cái tâm ngày càng chất chứa nỗi đau thế sự Nhiều việc đời ngang trái hàng ngày cứ dội vào tai ông, rồi chứa chấp chất ứ trong não, tưởng vỡ tung
cả đầu óc” [tr 469] Con người ấy, đến phút hấp hối vẫn không nguôi nghĩ về dân, về nước Nhân vật Trần Nguyên Đán thể hiện cách nhìn, cách hiểu và cách đánh giá của nhà văn về lẽ sống về cuộc đời Đây là nhân vật mang dáng dấp con người đội trời đạp đất trong văn học cổ Nhưng con người trượng phu của văn học trung đại có đặc điểm chọc trời khuấy nước, tung hoành ngang dọc, khi bất mãn thì than, hận, tiếc, sầu, thì nhân vật của Hoàng Quốc Hải
Trang 29mang ý nghĩa khái quát hơn Chỉ trong sự nghiệp chung con người mới cảm thấy hạnh phúc, tự do có tầm quan trọng Cuộc sống sẽ trở nên có nghĩa khi tài năng được sử dụng đúng chỗ Trần Nguyên Đán trong lịch sử không bày tỏ suy nghĩ, nhưng đi vào tác phẩm, lại suy tư và trăn trở rất nhiều Như vậy, từ các chất liệu “thô” của lịch sử, qua bàn tay “tinh chế” của Hoàng Quốc Hải nhân vật trở nên chân thực trong từng suy nghĩ, tựa như con người ngoài đời
2.4 Kiểu nhân vật bi kịch
2.4.1 Những ông hoàng, đại công tử với cuộc đời bi kịch
Trong tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải xuất
hiện hàng loạt nhân vật là những ông hoàng, đại công tử rơi vào bi kịch, từ những vai chính đến những vai phụ, là ông vua già Nghệ Tôn, Thuận Tôn, Chiêu Thánh hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng rồi cả đức vua Trần Cảnh, cuộc sống rơi vào những bi kịch đau đớn, bi hài “cười ra nước mắt” Đó là vua Trần Thái Tông lên làm vua dưới sự chỉ đạo của người chú ruột Trần Thủ Độ, mọi việc đều phải làm theo lời của Thủ Độ, ngay cả việc lấy chị dâu làm vợ là một việc trái với lẽ thường Thái Tông đã bỏ triều chính lên núi Yên Tử để chống lại việc làm của chú song lại bị Thủ Độ mời về, nhưng thực chất là
“bắt về” cuối cùng lại phải tuân lệnh chú Như vậy làm vua mà quyền hành
có nằm trong tay mình thực tế là bị sai khiến Cuối đời Trần thì những ông vua đầy bi kịch, bi hài xuất hiện Từ ông vua cuối Thuận Tôn cho đến ông vua già Nghệ Tôn đều phải lên ngôi và kết thúc cuộc đời làm vua trong tâm trạng thật bi thảm Đứa con nhận ngôi báu do cha truyền lại mà như nhận thứ nghiệp chướng của dòng tộc: “xin cha thương cho con Con vốn không có chí làm vua” [tr 360], nhưng sứ mệnh đế vương vẫn đeo đẳng không buông tha Sau cái chết của cha, Thuận Tôn lên ngôi, xung quanh ngai vàng là sự dòm ngó giành giật của hai phe canh tân và bảo thủ Cả hai phe cầu mong Thuận Tôn chết sớm để họ nhanh chóng thực hiện âm mưu của mình Trong những
Trang 30ngày cuối đời uất ức, vì nhân tình thế thái, nhà vua luôn thấy hình ảnh anh trai người đầm đìa máu hiện lên trước mắt cùng nhiều câu hỏi dằn vặt: “ai bảo ngươi sinh vào kiếp làm vua! Ai bảo ngươi là một ông vua hiền”, “hỡi ôi kẻ làm quan làm vua có thể chẳng ác nhưng phải làm ác” [tr 456] Thuận Tôn ý thức được quyền lực phải đi đôi với cái ác, làm vua mà tâm hồn hiền hậu, yếu
ớt quá sẽ có kết thúc bi thảm Biết rõ tính cách nhu mì của mình nhưng không thể thay đổi được, không đủ sức xoay chuyển thời thế chuyển vần thời cuộc
Trở lại với triều đại vua già Nghệ Tôn cai trị, có lẽ đây là giai đoạn bi hài nhất
[tr 411] trong lịch sử các vua chúa nước Nam Cả đời làm vua, mãi tới khi trao quyền lại cho con, nhà vua nghẹn ngào trong nước mắt, thổ lộ: “con tưởng cha thích làm vua lắm hay sao?”, “mọi người trong tôn thất bắt cha đứng ra gánh vác giành lên ngôi báu” [tr 435] Lợi ích dòng họ đã chọn ông, ông buộc phải làm vua Bảy mươi tư tuổi, ở ngôi tột đỉnh ba mươi năm mà
“thực bụng ông không bao giờ có ý làm vua” [tr 480], ông mong cho mau chóng “xong nốt màn kịch trần gian” và kết thúc vai “một diễn viên tồi” của mình để lòng nhẹ nhõm Ngẫm nghĩ toàn bộ cuộc đời mình, tiếng là “cho em, cho cháu làm vua nhưng thực quyền tất cả vẫn nằm trong tay ông” [tr 490]
Ba mươi năm khi làm vua “ông đã nhường ngôi cho em trai”, bốn năm sau ông nhường ngôi cho cháu, nhưng rồi cháu đi ngược dòng thời thế nên ông phải nhường ngôi cho con Ấy vậy mà một lần nữa “gánh nặng non sông lại
đè lên vai ông” [tr 513] Ngẫm lại những năm tháng ngồi trên bệ rồng, ông thấy “đời mình chỉ xứng đáng…một tiếng thở dài” [tr 520] Là vị vua nắm quyền vụng về, đất nước dưới sự chăn dắt của ông trở nên đói khát, bệnh tật, loạn lạc, cơ đồ tổ tiên ngả nghiêng, ngay chính bản thân ông cũng trở thành miếng mồi cho lũ người gian mãnh Cơ nghiệp ngót hai trăm năm của nhà Trần đến đời ông thì mục rỗng hoàn toàn Bản thân ông nắm quyền “đã để đất nước xộc xệch”, tựa “như cái giếng khơi để lâu năm, dưới đáy có nhiều bùn
Trang 31nhơ lắng cặn…” [tr 525] Nghệ Tôn là người “đỡ đầu cả hai phe cách tân và bảo thủ” chính ông là bà đỡ cho những cải cách của Hồ Quý Ly, giúp Quý Ly tiêu diệt đối thủ, ngay cả khi đối thủ ấy là cháu ông Lại chính ông là người muốn kéo dài đến vô hạn cơ nghiệp của tổ tiên nhà Trần, dù ông đã hiểu nó đã mục rỗng hết rồi…Hình ảnh ông vua già, người đứng đầu thiên hạ hiện lên trong tác phẩm thật đáng thương Xưa nay người ta vẫn thường nói “sướng như vua” nhưng xem ra quan niệm đó không còn đúng khi ứng vào cuộc đời Nghệ Tông Đối với Nghệ Hoàng, ngay cả khi đã đối diện với cái chết, vị vua này chưa có một chút thanh thản Đối với ông, việc làm vua giống như đầy ải, phải đeo trên mình đá nặng, lúc nào cũng mong được trút bỏ, nhưng không thể Khi vua trước cảnh sức tàn lực kiệt, hơi thở mỏng như chiếc lá, người ta vẫn bắt ông phải diễn nốt vai băng hà với đày đủ nghi thức triều chính dành cho bậc quân vương Bộ triều phục quân thần khoác lên người lần cuối đối với ông “nó nặng lắm” và cũng ba mươi năm nay mỗi lần mặc nó ông “cảm thấy như bị mang cùm” [tr 540] Mấy chục năm ngự trị trên ngai vàng là từng
ấy ngày Nghệ Tôn sống trong tâm trạng một phạm nhân giam lỏng giữa các quy định khắt khe của triều đình, dòng tộc ràng buộc
Tác giả Hoàng Quốc Hải đã dụng công và rất thành công trong việc làm nổi bật số phận bị động, đầy chua chát của những ông vua cuối triều Trần Tác phẩm toát lên cái nhìn theo chiều sâu triết lí: không phải con người nào sinh ra làm vua đều sướng, không phải con người nào cũng có khả năng chọn cho mình cuộc sống hạnh phúc Là vua, đứng trên bục cao nhất của danh vọng thì cũng có thể ở điểm đỉnh của nỗi cô đơn và những ràng buộc hệ lụy
Là người ai cũng như ai, cũng đều có được và mất, có người sống nhiều hơn trong những điều tốt đẹp nhưng có người bất hạnh hiện hữu như thứ định mệnh đeo đẳng suốt đời Nghệ Tôn và cả Thuận Tôn cảm thấy làm vua thật khổ sở, họ không đáng trách mà đáng thương nhiều hơn Với tính cách của
Trang 32hai cha con, ngôi báu là thứ quyền lực quá lớn nằm ngoài khả năng của họ Bi kịch dở khóc dở cười của hai cha con không phải là việc bị tước mất ngôi báu,
mà chính họ không đủ mạnh mẽ để nắm bắt cơ hội về cho mình Từ những đắng cay và mất mát, con người sẽ rút ra cho bản thân bài học để được lớn
dần lên Đó là những con người bi kịch trong bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp
triều Trần chính vì lẽ đó tác giả đã đặt tên tập này là Vương triều sụp đổ
2.4.2 Những công chúa, hoàng hậu với số phận bất hạnh, đáng thương
Lịch sử trong thời điểm bão lửa của nó, số phận con người chỉ là những cánh bèo dạt trôi Sau những cơn chuyển mình dữ dằn của đất nước, số phận cộng đồng thường có chiều hướng tốt lên, những số phận cá nhân thì không hoàn toàn như thế Có những con người nằm ngoài quy luật tất yếu của lịch sử Họ trở thành nạn nhân của cơn bão thời đại cuốn trôi Lịch sử rất có thể sẽ bỏ qua những số phận như thế, Nhưng văn học thì không thể, nó hướng
tới những mảnh đời đau khổ để chia sẻ cảm thông Bộ tiểu thuyết lịch sử Bão
táp triều Trần đậm chất thế sự và mang tính nhân văn khi phản ánh những số
phận như thế Ám ảnh người đọc sâu sắc là số phận những người phụ nữ sống cuộc sống vương giả nhưng bất hạnh, trở thành nạn nhân của chế độ phong kiến và chiến tranh Trong cơn oằn mình của dân tộc đã có biết bao cuộc đời
bị xô đẩy, trôi dạt Đó là hoàng hậu Thánh Ngẫu công chúa Huy Ninh, là công chúa Lý Chiêu Hoàng, Trần Thị Dung, Hiển Từ Hoàng Hậu, là vợ vua…, nhưng lại bất hạnh trong cuộc hôn nhân vương giả Bà trở thành bà hoàng hậu khóc chồng khi chưa đầy hai mươi tuổi, rồi lại phải chứng kiến cảnh bi hài của con trai ba tuổi đã bị đặt lên ngai vàng Người phụ nữ ấy mơ ước về cuộc sống bình dị như những người dân thường mà không thể, bởi “đã sinh ra làm con gái vua chúa thì không còn số phận riêng nữa” Lý Chiêu Hoàng trong
Bão táp cung đình cũng bị đặt lên ngôi vua bởi cha không sinh được thái tử
Trang 33nối nghiệp Ngồi trên ngai vàng, nữ hoàng vướng víu trong bộ triều phục dài
và rộng quá khổ, lúng túng hệt như một đứa trẻ không thuộc bài Khi thiên hạ đang giành giật nhau ngôi báu, với Chiêu Hoàng, ngôi vua giống như một thứ
đồ chơi xấu xí “mẫu hậu ơi, sao cữu cữu ác thế, cứ bắt con phải làm vua Con
đã bảo để chị Thuận Thiên chị ấy làm có được không?” [tr 40] Với Trần Thị Dung – người góp phần dựng lên nhà Trần ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp và Hiển Từ Thái Hậu người góp phần đẩy cơ đồ nhà Trần sụp đổ một cách nhanh chóng đều có những nét đáng giận, đáng thương Trần Thị Dung làm dâu họ Lý, nhưng tái giá với kẻ khác hại chồng mình, lấy người cùng họ cùng xếp đặt để con gái lớn lấy em rể…Những việc bà làm, với nhà Trần, là công lớn, nhưng với nhà Lý bà lại mang trọng tội Bi kịch cuộc đời người phụ
nữ này ở chỗ bị chính con cái, người bà yêu thương hết lời nguyền rủa Trong
ý nghĩ của Chiêu Thánh, khuôn mặt đẹp của mẹ mình được tạo ra để che đậy một tâm hồn độc ác Với đất nước, bà là người ghi công đầu, nhưng với gia đình, bà không xứng đáng với nghĩa làm vợ, làm mẹ Lời kết tội của chồng và con tựa như mũi tên tẩm độc đâm thẳng vào tim bà, hủy diệt tinh thần, không nguôi ám ảnh tâm hồn người phụ nữ ấy Hiển Từ Thái Hậu lại mang bất hạnh riêng Tuy sống cuộc đời vương giả nhưng không ngày nào lòng bà được thanh thản Làm vợ vua Minh Tông, sinh ra Dụ Tông nhưng lại tận mắt chứng kiến việc làm bất nhân, bất nghĩa của hai cha con, lòng bà tự rỉ máu: bất hạnh thay ta đã lấy phải một con hổ hai chân, rồi lại sinh ra một con sói hai chân nữa Tiếc thay, chúng lại không có phần lông mà khoác hoàng bào, đội vương miện nên người đời khó nhận ra Vì nhân từ, vì mê muội mà chính bà đã đưa Nhật Lễ đứa con của phường chèo Dương Khương lên làm vua Một bậc mẫu nghi thiên hạ mà nhầm lẫn tới mức coi thiên hạ như của riêng mình, tùy tiện đem cho bất cứ ai cũng được Chính vì những lẽ đó vương triều Trần nhanh chóng bị sụp đổ
Trang 342.4.3 Những trí thức với thân phận dạt trôi, thất thế
Trong bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần đã miêu tả và thể hiện
những số phận éo le của người trí thức thời “thiên úy” (trời đất điên đảo) không được trọng dụng lại còn bị khinh rẻ Đó là cảnh đất nước lầm than mà nhân tài không được trọng dung bị bỏ phí, không nghe lời hiền tài thì ắt hẳn
người hiền tài bỏ đi Nếu như Thăng Long nổi giận hay Bão táp cung đình
xuất hiện hàng loạt các vị vua sáng, bên cạnh đó là những người trí thức dốc lòng khuông phò đất nước Đại Việt vượt qua vó ngựa của Mông – Nguyên Nhưng đến giai đoạn sau, khi triều đình đi vào suy sụp thì các chí sĩ và trí thức bỏ đi hết Đó là thầy giáo Chu Văn An treo ấn từ quan, bỏ triều phục vì vua không chịu lời can giáng chém bè lũ lộng thần Vua không nghe lời nói thẳng, lập tức Chu Văn An về núi Phượng Hoàng dạy học trong tâm trạng bất đắc chí tâm tư không thực hiện được Cũng trong cuốn tiểu thuyết này nhà văn đã nói về nỗi đau của người trí thức Trần Nguyên Đán luôn đau đáu hướng tới dân tới nước, về ở ẩn mang tiếng là thân nhàn mà tâm không nhàn
Là người trí thức dòng dõi nhà Trần, hậu duệ của Trần Quang Khải, là người chứng kiến cảnh vương triều Trần mục rỗng suy sụp, ông đau đớn dâng kế sách cho Nghệ Hoàng để hưng vượng đất nước nhưng Nghệ Hoàng đâu có nghe lời thỉnh cầu của ông Là người tổ chức và khởi xướng tập hợp tôn thất nhà Trần lật đổ mẹ con Dương Nhật Lễ, đưa Nghệ Hoàng lên ngôi, song những lời nói thật, tâm huyết với triều chính lại không được ông vua già Nghệ Tôn chấp nhận, Nguyên Đán về quê ở mà lòng đau như cắt luôn đau đáu hướng tới dân tới nước Nếu như đầu vương triều Trần là Thủ Độ - một con người không tư lợi riêng, qua câu chuyện tên câu đương một người họ hàng của Trần Thị Dung, đã thu hút được nhân tài trí thức về làm việc cho mình, thì giai đoạn 60 năm cuối nhà Trần những người trí thức hoặc trốn tránh hoặc cáo quan về quê ở ẩn, người tài bỏ đi đất nước sẽ sụp đổ mục rỗng là điều khó
Trang 35tránh Bởi người hiền hay nói thật, chính điều đó không được lòng vua chúa
Nguyên Đán trong Vương triều sụp đổ đã làm cả bài thơ để nói về sự trở về
của mình:
“Về đi thôi!
Hãy đoạn tuyệt giao du
Đời đã cùng lìa bỏ nhau Còn dùng lời suông hề! cầu chi nữa?” [tr 418]
Có thể thấy, trong cơn cuồng loạn của lịch sử Số phận những người trí thức như những cánh bèo lênh đênh không bến đỗ Việc nhà văn phản ánh quá khứ lịch sử dân tộc còn là bài học cho lịch sử xã hội hiện nay: cần phải trọng người hiền tài, có như vậy mới hưng thịnh được xã tắc Việc nhà văn đem cái nhìn vi mô để phải ánh lịch sử vĩ mô là cái nhìn đậm giá trị nhân sinh Nhờ cảm hứng thế sự mà tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải đã thể hiện được mọi khía cạnh chìm khuất trong tâm hồn con người - nơi mà ánh sáng chính sử không soi tới Cái nhìn từ góc độ đời tư của tiểu thuyết đã kéo những bậc thần thánh lại gần đời thường Thực ra đây không phải là thóc mách chuyện thâm cung bí sử của lịch sử mà là nhu cầu cần thiết phải phản ánh số phận các nhân vật, từ đó đưa ra cách đánh giá về các vấn đề của thời đại Nói tiểu thuyết là nghệ thuật có khả năng làm lung lay các xác tín, rung chuyển định kiến là vì thế
2.5 Kiểu nhân vật hư cấu
Khảo sát bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải
chúng tôi thấy bên cạnh xây dựng những con người có thật trong lịch sử, các tiểu thuyết của ông còn xây dựng kiểu nhân vật hoàn toàn hư cấu Đây là những con người không có tên trong lịch sử, do trí tưởng tượng của nhà văn tạo ra Nhân vật kiểu này hiện diện ít trong tác phẩm tiểu thuyết lịch sử thông thường, chủ yếu có mặt trong các sáng tác có sự hòa trộn giữa tiểu thuyết lịch
Trang 36sử với tiểu thuyết văn hóa, phong tục như trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh Nhưng trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải, nhà văn đã xây dựng được nhân vật hư cấu làm cái phông nền để trình bày quan niệm về những giá trị tốt đẹp trong quá khứ Chính điều này làm cho tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải hấp dẫn bạn đọc
Bão táp cung đình Hoàng Quốc Hải là tác phẩm mà ông đã xây dựng
được nhân vật hư cấu theo dụng ý của nhà văn Nhân vật Hoàng tiên sinh là một người hiền tài đã giúp Trần Thủ Độ những ngày đầu của vương triều Trần với kế sách dùng người và xây dựng triều chính của Thủ Độ Hoàng tiên sinh được nhà văn miêu tả giống như nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi
Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung nói về ba anh em Lưu, Quan,
Trương ba lần tam cố thảo lư vào núi mời Gia Cát Lượng xuống núi làm quân
Trang 37hề khoan giảm Giận bởi bậc quân trưởng ngu dốt, tham bẩn, và cũng biết vận
số nhà Lý đã hết, ông lên núi dựng lều đọc sách Sống chung lẫn với lâm tuyền, thảo mộc và muông thú, ông thấy yên tâm hơn là sống giữa cái xã hội nhầy nhụa để tránh xa với “bầy thú đội lớp người” Khi nói về gia cảnh của mình Hoàng tiên sinh chỉ nói vài nét: “Tôi vốn sống thanh bạch Vả lại hai thân đều đã khuất núi Nội tướng tôi cũng là người cần kiệm lại giữ nếp nhà”
“Tôi như cánh chim trời, nay đây mai đó, không thích tính chuyện lâu bền” Nên mọi việc mời mọc và biếu xén của Thủ Độ ông đều từ chối chỉ muốn đóng góp công sức của mình vào hưng vượng nước nhà chỉ ra con đường sáng khơi điều thiện, đức trong con người Thủ Độ
Trong con mắt của Thủ Độ, Hoàng tiên sinh “như một bậc quốc sĩ, bậc thầy, một vị quân sư tin cậy” nên vừa kính trọng vừa cố vời bằng được ra giúp sức làm môn khách cho mình, hết sức “trọng đãi” Hoàng tiên sinh là một ẩn
sĩ tránh thói thường và bả vinh hoa vật chất chốn quan trường lấy thú vui trồng cây thuốc và nghiên cứu về y lý dược lý chữa bệnh cứu người Hoàng biết tận tim gan, và cả những mưu mô của Thủ Độ Khi Thủ Độ cải trang là người vào núi hái thuốc để tìm tiên sinh, Hoàng nhìn vào mắt Thủ Độ mà nói:
“Có phải ông đang có một âm mưu lớn? Ông đang cần một vị quân sư? ” Thủ
Độ phải thốt lên “Quả là tiên sinh có con mắt xét đời của các bậc thánh” Trước mặt tiên sinh Thủ Độ luôn nhún nhường coi mình như là một học trò ngu dốt “Tự thấy bất tài, kém đức mà ngồi trên thiên hạ có khác nào ngồi trên
tổ kiến lửa Sớm tối chưa biết ra sao Mà trong nước giặc giã, trộm cướp, đói kém làm cho người dân trăm bề đau khổ, không biết làm thế nào để ổn cố được tình hình Phạm vào chốn rừng sâu, làm kinh động đến cuộc sống yên bình của tiên sinh, kẻ phàm tục này vô cùng đắc tội Xin tiên sinh rộng lòng tha thứ Mà nếu tiên sinh không chê kẻ này là hèn kém, bỉ lậu xin tiên sinh
Trang 38xuống núi giúp đời, trị nước, chỉ bảo cho lũ chúng tôi thấy đường sáng, bỏ đường tối” [tr 49]
Trước sự chân thành và khẩn khoản trọng người hiền của Thủ Độ, Hoàng giãi bày về con người mình: “Tôi trộm được ít kiến thức của thiên hạ, sao dám lạm dụng vào việc lớn quốc gia Vả lại trước quan ông, Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn cũng có qua đây mời gọi” Tiên sinh sớm nhận ra những kẻ ấy là những tên bất tài không làm nên nghiệp lớn “Cũng may các ông ấy đã sớm nhận ra tôi là kẻ bất tài, yếm thế nên bỏ đi ngay Gia dĩ tôi
đã tự hẹn với mình, thà cùng mục nát với cỏ cây còn hơn là thờ một đức vua điên Huệ tôn vô học, lại mất trí từ năm hăm ba tuổi tới nay, vì thế ngài
đã biến cả quốc gia này thành một lũ ăn mày, một lũ ma đói, nay mai hẳn Đại Việt ta sẽ trở thành một quốc gia điên” [tr 50] Thủ Độ đi lại tới non nửa năm trời, tiên sinh mới chịu xuống núi về làm môn khách của họ Trần Tiên sinh khảng khái từ chối mọi chức tước của triều đình mà Trần Thủ Độ
mơ, giống như một kẻ mù lòa nghênh ngang đi giữa chợ.” [tr 54] Trước tấm lòng thịnh tình của Thủ Độ đối đáp và trọng đãi mình bằng vàng ngọc Thoạt đầu là mâm bánh dầy, bánh cốm Mâm thứ hai gồm có năm tấm vóc, năm tấm gấm Mâm thứ ba có năm tấm vải, năm tấn lụa sồi Mâm thứ tư, chất đầy tiền
Trang 39đồng Mâm thứ năm gồm một trăm đĩnh bạc, hai chục nén vàng, nhìn những của cải mà thái sư trọng đãi mình, Hoàng tiên sinh không hề lộ nét vui buồn trên sắc mặt và thấy mình không xứng đáng với của cải đó Tiên sinh nói:
“nhưng tôi muốn được góp phần mình vào công quỹ quốc gia, trong lúc ngân khố nhà nước đang cạn kiệt” vì đất nước đang nghiêng ngả do hạn hán mất mùa, giặc phương Bắc đang lăm le nhòm ngó cần phải hưng thịnh đất nước Trước lời từ chối, khước từ lễ vật của Hoàng tiên sinh nhưng Thủ Độ hiểu
“Uy vũ ư, không bao giờ khuất phục nổi họ Danh vọng, phú quí chăng, họ coi không bằng chiếc dép cỏ” [tr 53] Đành phải nhượng bộ tiên sinh, nhưng
Trần Thủ Độ hậm hực cho rằng “bọn sĩ phu thuần là một lũ ngốc, đói rách
mặc kệ, cứ khư khư giữ lấy cái thứ đạo lý ương gàn”.[tr 56]
Việc đầu tiên Hoàng tham mưu với Thủ Độ là việc phải xây dựng luật pháp vì có như vậy mới khôi phục lại kỷ cương đất nước “Trong buổi nhiễu nhương giao thời này, luật pháp cần phải nghiêm từ người đứng đầu nhà nước trở đi, ngõ hầu mới khôi phục lại được kỷ cương, lễ luật.” [tr 56] Trong nghĩ suy của Hoàng tiên sinh không khỏi mừng thầm về những lời khuyên nhủ của ông, đã được Trần Thủ Độ tiêu hóa “Vậy là viên tướng này đã rèn được bản lĩnh” Với tài năng của Hoàng, Thủ Độ khéo léo dẫn dắt vào những công việc triều chính để Hoàng cho mình những lời khuyên nước bước trong cơn nước sôi lửa bỏng khi kỷ cương mục nát rường mối rối rắm,cương thường đảo lộn,
sự hung bạo tràn lan, con giết cha, tôi giết vua, cái ác nghiễm nhiên ở ngôi thì phải lấy việc trị quốc làm đầu Như nhìn thấu cả gan ruột Trần Thủ Độ, Hoàng tiên sinh đưa ra những lời khuyên chân thành của mình “Người hiền là tài sản vô giá của quốc gia Nước không có người hiền để treo gương đạo hạnh là nước suy Biết chùn tay trước khi đụng đến người hiền, ấy là dấu hiệu tốt của lương tri Thu phục được nhiều người hiền quy tụ, ấy là khả năng trì quốc đã ló rạng” [tr 61] và để làm được điều đó cần phải sửa mình và phải lấy
Trang 40đạo mà sửa mình “Có sửa được mình cho ngay chính, thì người hiền tài mới theo mà giúp mình Nhiều người hiền tài giúp mình thì việc chính trị mới có
cơ thành tựu” Tiên sinh có thái độ thẳng thắn, không tránh né mà có những lời nói thẳng, dù việc đó có thể mất lòng Thủ Độ “Nhưng đúng là quan ông còn phải sửa mình nhiều lắm, nếu không, việc lớn sẽ hỏng từ những tiểu tiết….Chừng nào quan ông còn muốn nghe lời chỉ trích không chỉ ở miệng bọn học giả, mà ngay từ miệng đám lê dân, chừng ấy quan ông còn sáng suốt” [tr 63] Hoàng tiên sinh đưa ra những lời nhận xét về Đoàn Thượng lại
là bài học quý giá cho Thái sư trong việc trị quốc an dân “Vừa đây, tôi mới nghe Đoàn Thượng giết một viên tướng giỏi Chỉ vì viên tướng kia không chịu tiến binh theo ý Thượng Trước tôi còn ngờ Thượng có thể đối địch được với quan ông Là vì y chiếm giữ suốt một dải châu Hồng giàu có, đất rộng, dân đông, y lại có sức khỏe hơn đời như Lã Bố, Trương Phi Nay thì rõ rồi Y chỉ là giặc cỏ, với lũ quân ô hợp, sớm tối tự tan Hoàng tiên sinh còn chỉ ra điểm mạnh của Thủ Độ như quyết đoán, không thiên kiến, trọng người hiền tài, không tham lợi nhỏ, không nghe lời gièm, và dũng lược nhưng điểm yếu
là nhỡn quan hẹp, tri thức hẹp, chưa có lòng bao dung, chưa thật bụng tin người, nặng bè đảng, tàn bạo và chưa hết lòng thương dân Chính những lời nhận xét làm cho Thủ Độ như người ngủ mê chợt tỉnh “Và bỗng nhiên, mồ hôi trán vã ra như người bị trúng độc” [tr 69] Để rồi những lời vừa là chỉ ra vừa như lời giáo huấn khiến cho Thủ Độ cảm động “Bẩm tiên sinh, quả là tiên sinh vừa cho tôi uống một liều thuốc tróc độc Mà đã tróc được độc, thì cơ thể không khỏi mỏi mệt Tôi toát hết cả mồ hôi, lạnh buốt cả xương sống sau mỗi điều tiên sinh nói Nếu không có tiên sinh là người sáng suốt và thẳng thắn vạch cho, tôi vẫn cứ ngỡ rằng mình thập phần hoàn hảo….Bẩm tiên sinh, nhờ tiên sinh tận tâm chỉ bảo, tôi như người mù vừa thấy lại mặt trời Mong tiên